So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 67)

6. Những đóng góp của đề tài

3.4.3. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh

Kết quả so sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh đƣợc thể hiện trong bảng 3.14 và hình 3.19.

Bảng 3.14. So sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh

Tuổi n Trí nhớ thị giác (1) Trí nhớ thính giác (2) X 1 -X 2 p (1-2) X ± SD X ± SD 12 124 6.22 ± 1.46 5.46 ± 1.34 0.76 < 0.05 13 120 6.66 ± 1.07 5.70 ± 1.35 0.96 < 0.05 14 115 7.09 ± 1.83 5.96 ± 1.56 1.13 < 0.05 15 122 7.94 ± 1.78 6.58 ± 1.75 1.36 < 0.05 16 114 8.04 ± 1.31 6.77 ± 1.13 1.27 < 0.05 17 121 8.15 ± 1.72 6.95 ± 1.47 1.21 < 0.05 18 114 8.37 ± 1.81 7.21 ± 1.36 1.17 < 0.05 Chung 830 7.49 6.37 1.12 < 0.05

Các số liệu trong bảng 3.14 cho thấy, điểm trung bình của trí nhớ thị giác là 7,49 điểm, điểm trung bình của trí nhớ thính giác là 6,37 điểm. Nhƣ vậy, điểm trung bình của trí nhớ thị giác cao hơn điểm trung bình của trí nhớ thính giác là 1,12 điểm. Điều này chứng tỏ, khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác.

Ở tất cả các độ tuổi, điểm trí nhớ thị giác đều lớn hơn so với trí nhớ thính giác khoảng 0,76 - 1,36 điểm. Mức chênh lệch giữa trí nhớ thị giác với trí nhớ thính giác lớn nhất lúc 15 tuổi (chênh lệch 1,36 điểm) và thấp nhất lúc 12 tuổi (chênh lệch 0,76 điểm). Mức chênh lệch này khá lớn và đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điều đó chứng tỏ răng trí nhớ thị giác của học sinh tốt hơn trí nhớ thính giác. Điều này phù hợp với kết quả

nghiên cứu của Mai Văn Hƣng [38], Tạ Thúy Lan và cs [56], Trần Thị Loan [63]. Chúng ta biết rằng, mọi loại trí nhớ đều đƣợc hình thành trên cơ sở của trí nhớ hình tƣợng [46]. Trong tri giác thì thị giác có vai trò quan trọng nhất. Nhờ mắt mà chúng ta không những có đƣợc hình ảnh trọn vẹn về sự vật hiện tƣợng mà còn biết đƣợc mối quan hệ giữa chúng. Cho nên khả năng lƣu giữ các hình ảnh của sự vật và hiện tƣợng trong não tốt hơn, giúp ta nhớ đƣợc nhiều hơn và lâu hơn so với khi ghi nhớ bằng âm thanh. Chính vì vậy mà trong dân gian mới có câu “Trăm nghe không bằng một thấy” hay “Thực mục sở thị”. Vì vậy, trong dạy học cần tăng cƣờng sử dụng dụng cụ trực quan nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời, tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh.

Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)