sử dụng bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm power point

24 1.8K 2
sử dụng bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm power point

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point Sở GD-ĐT Ninh Thuận CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đề tài: SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ TRÊN PHẦN MỀM POWER POINT Họ và tên: Trịnh Duy Hùng Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận: Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999). Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, đổi mới PPDH là việc dạy học phải “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Tình hình thực tế: Một trong những biện pháp đổi mới PPDH là ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng phần mền Power Point trong việc soạn - giảng. Đây cũng là biện Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 1 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point pháp đang được đông đảo giáo viên áp dụng trong dạy học ở các môn học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Việc sử dụng phần mền Power Point trong soạn - giảng môn Lịch sử và nhiều môn học khác đã mang lại những lợi thế không nhỏ cho giáo viên trong việc: khai thác kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản đồ,… Trong thực tế, nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử đã tích cực soạn – giảng giáo án Power Point nhưng một vấn đề đặt ra là: trong bối cảnh chương trình Sách giáo khoa mới nội dung tương đối “nặng” đối với cả giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên tham kiến thức, đưa quá nhiều nội dung, nhiều sự kiện, nhiều thông tin vào giáo án bài giảng, khi đó vô hình chung, các em học sinh không thể xác định được kiến thức cơ bản và nắm kiến thức một cách tràn lan không có hệ thống. Như vậy, việc dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ không còn tác dụng bởi lẽ học sinh chỉ chăm chú nhìn lên màn hình và lo chép bài. Thực tế, trong năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010, bản thân tôi nhận thấy một trong những biện pháp rất phù hợp với đặc trưng giảng dạy bộ môn Lịch sử khi soạn giảng trên Power Point, đồng thời có thể giúp giáo viên tránh việc liệt kê quá nhiều sự kiện, nội dung kiến thức; tạo điều kiện cho các em học sinh được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn, năng động hơn, dễ nhớ và nắm bài hơn mà bản thân giáo viên lại không mất nhiều công sức, thời gian như soạn - giảng một tiết học truyền thống trong dạy học môn Lịch sử đó là: sử dụng Bảng kiến thức (BKT). Việc sử dụng BKT trong giảng dạy Lịch sử cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả trong các tiết dạy truyền thống. Trong nhiều bài học được soạn giảng trên Power Point của mình, tôi đã cố gắng lập và sử dụng BKT và cho kết quả tương đối thành công. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình. 3. Phạm vi các yêu cầu Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ đề cập tới các cách, các ví dụ cụ thể về việc sử dụng BKT trong dạy học môn Lịch sử trên phần mềm Power Point nhằm trao Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 2 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào môn học Lịch sử BKT có thể sử dụng theo mục đích dạy học của giáo viên: để kiểm tra bài cũ, để giảng dạy bài mới và để củng cố và ra bài tập về nhà; bản thân BKT lại được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, như: bảng niên biểu, bảng thống kê kiến thức, bảng thống kê số liệu, bảng hệ thống, bảng so sánh kiến thức, phiếu học tập,… Việc sử dụng BKT trong dạy – học Lịch sử, chúng ta có thể áp dụng ở hầu hết các bài học, từ các bài học bình thường đến các bài ôn tập, tổng kết và làm bài tập lịch sử. II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Các bước xây dựng BKT: Để sử dụng BKT có hiệu quả trong dạy học Lịch sử nói riêng và dạy học nói chung, giáo viên phải xây dựng được BKT theo mục đích và hình thức sử dụng. Việc xây dựng bảng gồm các bước sau: * Bước 1: Trước tiên, giáo viên phải chọn những kiến thức cơ bản, ngắn gọn nhưng phải đảm bảo tính chính xác và phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Dựa vào SGK, SGV và đặc biệt là Chuẩn kiến thức) * Bước 2: Giáo viên kẻ BKT phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Vào Table/Insert/Table/ kẻ số cột và dòng tương ứng) * Bước 3: Giáo viên đưa nội dung kiến thức vào bảng và điều chỉnh cho phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Đánh nội dung kiến thức cần đưa vào bảng). * Bước 4: Giáo viên trang trí, tạo hiệu ứng hoàn chỉnh cho bảng (Vào Fill Color (Font Color) để tạo màu, nền cho bảng; vào Slide Show/Custom Animation/Add Effect/ chọn hiệu ứng tùy ý để tạo hiệu ứng cho bảng). 2. Các cách sử dụng BKT 2.1. Sử dụng BKT trong phần kiểm tra bài cũ - Giáo viên có thể sử dụng BKT ngay từ phần kiểm tra bài cũ để thay đổi không khí cho những lần kiểm tra bài cũ chỉ đơn thuần là vấn đáp. Như vậy, nếu giáo viên sử dụng BKT trong phần kiểm tra bài cũ cũng là một trong những biểu hiện của Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 3 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point đổi mới phương pháp dạy học, góp phần làm cho bài học thêm sinh động hơn. Có thể thực hiện bằng cách: cho học sinh điền thời gian vào cột sự kiện tương ứng; xác định và nối cột thời gian với cột sự kiện tương ứng; cho bảng niên biểu, BKT yêu cầu học sinh xác định xem dữ liệu giữa hai cột đúng hay sai,… - Ưu điểm: + Làm cho bài giảng thêm phong phú, đa dạng hơn, sinh động hơn. + Rút ngắn thời gian, tránh trường hợp HS không thuộc bài, kéo dài thời gian trả lời làm mất thời gian của tiết học - Ví dụ 1: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 – Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách: yêu cầu ghi thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây: Thời gian Sự kiện Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,… Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng,… Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên. Nhân dân Bắc Giang, Hà tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính quyền. Giải phóng Huế Giải phóng Sài Gòn Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng Giải phóng thủ đô Hà Nội Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau: Thời gian Sự kiện 14-15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,… 16-17/8/1945 Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng,… 13/8/1945 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. 16/8/1945 Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 4 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point tiến về thị xã Thái Nguyên. 18/8/1945 Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính quyền. 23/8/1945 Giải phóng Huế 25/8/1945 Giải phóng Sài Gòn 28/8/1945 Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng 19/8/1945 Giải phóng thủ đô Hà Nội 30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ - Ví dụ 2: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9- 1945 đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 - Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng cách: yêu cầu nối cột thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây: Thời gian Sự kiện a. 13/8/1945 1. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,… b. 14-15/ 8/1945 2. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng,… c. 16-17/ 8/1945 3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. d. 30/8/1945 4. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên. e. 28/8/1945 5. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính quyền. f. 16/8/1945 6. Giải phóng Huế g. 18/8/1945 7. Giải phóng Sài Gòn h. 19/8/1945 8. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng i. 23/8/1945 9. Giải phóng thủ đô Hà Nội k. 25/8/1945 10. Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau: Thời gian Sự kiện a.13/8/1945 1. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,… b. 14-15/ 2. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 5 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point 8/1945 tổng khởi nghĩa của Đảng,… c. 16-17/ 8/1945 3. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”. d. 30/8/1945 4. Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên. e. 28/8/1945 5. Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính quyền. f. 16/8/1945 6. Giải phóng Huế g. 18/8/1945 7. Giải phóng Sài Gòn h. 19/8/1945 8. Địa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng i. 23/8/1945 9. Giải phóng thủ đô Hà Nội k.25/8/1945 10. Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ 2.2. Sử dụng BKT trong phần giảng bài mới a/ Sử dụng BKT nhằm rèn luyện kĩ năng tự học - Đối với những bài học có dung lượng kiến thức quá nhiều trong khuôn khổ thời lượng nhất định, để không mất nhiều thời gian trong việc ghi chép và diễn giải kiến thức một cách tràn lan, giáo viên có thể trình bày những nét chính về sự việc, hiện tượng sau đó hướng dẫn các em học sinh về nhà tự hoàn thiện BKT - Ưu điểm: + Rút ngắn được thời gian những phần kiến thức không trọng tâm và giành cho những phần trọng tâm. + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng và ý thức tự học. - Ví dụ 1: Khi dạy về bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (LS12 – Chuẩn), do nội dung của bài dài và để tránh việc giáo viên phải làm việc nhiều thì trong quá trình dạy bài này, giáo viên có thể nhấn mạnh những sự kiện chính, rồi yêu cầu học sinh hoàn thành bảng niên biểu về diễn biến cách mạng Lào và Campuchia: STT Giai đoạn (niên đại) Nội dung lịch sử …… ………… …………………. …… ………… …………………. - Ví dụ 2: Khi dạy bài10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX, mục I - Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, giáo Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 6 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point viên có thể giới thiệu một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng rồi yêu cầu các em về nhà tự thống kê các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ theo bảng mẫu sau: Lĩnh vực Ngành Thành tựu Khoa học cơ bản Toán, lí, hóa, sinh Công nghệ Công cụ sản xuất mới Nguồn năng lượng mới Vật liệu mới Công nghệ sinh học TTLL và GTVT Chinh phục vũ trụ CNTT b/ Sử dụng BKT dưới dạng bảng phụ - Đối với những bài có nội dung diễn biến của cuộc đấu tranh, cuộc chiến tranh, những thành tựu đạt được,… giáo viên xây dựng sẵn BKT hoàn chỉnh về nội dung (ngắn gọn, cơ bản). Trong quá trình dạy, giáo viên chỉ đi sâu khai thác, nhấn mạnh một số nội dung, sự kiện chính và kết hợp trình chiếu bảng cho học sinh nắm. - Ưu điểm: + Giáo viên có thể giành thời gian để đi sâu khai thác hoặc nhấn mạnh được những nội dung kiến thức, sự kiện chính, tiêu biểu nhất. + Trình bày bài giảng ngắn gọn, súc tích giúp học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt kiến thức. - Ví dụ 1: Khi dạy về bài: Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945)- LS11 – Chuẩn), giáo viên chuẩn bị sẵn bảng niên biểu như sau: Mặt trận Thời gian Diễn biến chính Mặt trận 22/6/1941 Phát xít Đức tấn công Liên Xô 12/1941 Hồng quân phản công và buộc Đức phải chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam Mặt trận Bắc Phi 10/1942 Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En A-la-men (Ai Cập) Mặt trận CA-TBD 9/1940 Phát xít Nhật tấn công Đông Dương 7/12/1941 Phát xít Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu cảng chiến tranh lan rộng toàn thế giới Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 7 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point Khi dạy đến mục III - Chiến tranh lan rộng khắp thế giới, giáo viên treo lược đồ chiến tranh thế giới thứ hai lên bảng kết hợp trình chiếu Bảng kiến thức lên màn hình và trình bày diễn biến của giai đoạn này. - Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930, mục II: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, về nội dung: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng(LS12 – Chuẩn), sau khi thầy trò phân tích nội dung để thấy được tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh, giáo viên có thể trình chiếu BKT như dưới đây và yêu cầu học sinh nắm những vấn đề chiến lược của cương lĩnh đồng thời tạo cơ sở để so sánh với nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930 do Trần Phú soạn thảo sẽ học ở bài sau. Vấn đề Nội dung Ý nghĩa Tính chất Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: CM tư sản dân quyền và CM thổ địa sau đó đi lên xã hội cộng sản Là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo và đúng đắn, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, thấy được khả năng cách mạng của các tầng lớp, giai cấp Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản động Lực lương CM Công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức. Lợi dụng hoặc trung lập đối với trung nông, trung tiểu địa chủ và tư sản Lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân. Quan hệ QT Trở thành một bộ phận và có quan hệ khăng khít với CMTG c/ Sử dụng BKT dưới dạng phiếu học tập: - Nhiều bài dạy, giáo viên có thể đưa ra 1, 2 hoặc nhiều BKT trống và đặt câu hỏi yêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa, thảo luận, hoàn thành các đơn vị kiến thức theo tại lớp theo hướng dẫn của giáo viên - Ưu điểm: + Học sinh được làm việc nhóm và phát huy khả năng tư duy sáng tạo để tìm ra đáp án chung. Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 8 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point + Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được những kiến thức chuẩn, ngắn gọn, súc tích nhất dựa trên những gợi ý của giáo viên. - Ví dụ 1: Khi dạy bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy, mục 3 - Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước (LS10 – Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng sau: Di tích văn hóa Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế Phùng Nguyên Sa Huỳnh Đồng Nai + Nhóm 1, 4: Trình bày hiểu biết về văn hóa Phùng Nguyên + Nhóm 2, 5: Trình bày hiểu biết về văn hóa Sa Huỳnh + Nhóm 3, 6: Trình bày hiểu biết về văn hóa Đồng Nai Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên phản hồi bằng BKT hoàn thiện như dưới đây: Di tích văn hóa Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế Phùng Nguyên Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ - Đồ đá - Đồ tre, gỗ,xương - Sơ kì đồng thau - N/N trồng lúa nước - Chăn nuôi gia súc, gia cầm - Làm gốm bằng bàn xoay - Dệt vải. Sa Huỳnh Nam Trung Bộ - Đồ đá - Đồng thau - Sơ kì đồ sắt - N/ N trồng lúa và các cây khác - Dệt vải, làm gốm - Đồ trang sức bằng đá quý, vỏ ốc, vàng, thủy tinh - Trao đổi với vùng phụ cận Đồng Nai Đông Nam Bộ - Đồ đá - Đồng thau - Đồ sắt - N/N trồng lúa và cây LT khác - Khai thác sản vật rừng - Làm gốm; đồ trang sức bằng đá, vàng, - Ví dụ 2: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954), mục II: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 (LS12-Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 9 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point và hoàn thành bảng kiến thức để thấy được quá trình phân tán lực lượng của Pháp và bước đầu phá sản của kế hoạch Na – va: Chiến dịch Thời gian Kết quả Hoạt động đối phó của Pháp Ý nghĩa Lai Châu Trung Lào Thượng Lào Tây Nguyên + Nhóm 1: Chiến dịch Lai Châu? + Nhóm 2: Chiến dịch Trung Lào? + Nhóm 3: Chiến dịch Thượng Lào? + Nhóm 4: Chiến dịch Tây Nguyên? + Phần chung: Ý nghĩa của những thắng lợi ở các chiến dịch trên? Sau khi đại diện các nhóm trình bày phần trả lời, giáo viên có thể kết hợp sử dụng Lược đồ để trình bày nét chính về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953- 1954 và kết hợp trình chiếu BKT hoàn chỉnh cho học sinh: Chiến dịch Thời gian Kết quả Hoạt động đối phó của Pháp Ý nghĩa Lai Châu 10/12/ 1953 Loại 24 đại đội địch, giải phóng Lai Châu Pháp điều 6 tiểu đoàn lên Điện Biên Phủ nơi tập trung quân lớn thứ hai Buộc Pháp phân tán lực lượng đối phó với ta, làm cho Trung Lào 12/1953 Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhet và Sê nô Pháp tăng cường lực lượng cho Sê nô nơi tập trung quân lớn thứ ba Thượng Lào 1/1954 Giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì Pháp tăng cường cho Luông Pha Băng và Mường Sài nơi tập Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 10 [...]... 4 A - Trong hai tiết dạy tham gia “Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh” năm học 2009 – 2010, tôi đều sử dụng BKT trong việc soạn - giảng trên phần mềm Power Point và được Ban giám khảo Hội thi đánh giá cao IV/ KẾT LUẬN Như vậy, hiệu quả của việc sử dụng BKT trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point đã rõ Nếu sử dụng và khai thác tốt BKT trong soạn giảng môn Lịch sử trên phần mềm Power Point thì... thời gian mà việc sử dụng lại linh hoạt, có thể sử dụng ở nhiều trường hợp khác nhau (như phàn trình bày trên đây) - Sử dụng BKT góp phần làm cho các tiết học Lịch sử trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn; kiến thức được giáo viên trình bày một cách chọn lọc, giúp học sinh dễ nắm Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 22 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point - Thông qua... kết lịch sử là những bài khái quát lại những kiên thức đã được học trong cả một thời kì, một giai đoạn lịch sử dài Việc nhắc lại toàn bộ những kiến thức đã học sẽ là điều không thể và nếu giáo viên làm như vậy sẽ làm cho bài Lịch sử trở nên khô khan, nhàm chán và học sinh sẽ không hứng thú học Một trong Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 18 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm. .. một trong những biện pháp đổi mới PPDH rất tích cực và mang lại hiệu quả cao Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 23 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point Tôi cho rằng: muốn sử dụng có hiệu quả BKT trong soạn giảng môn Lịch sử, bản thân giáo viên ít nhất phải có các yếu tố sau: - Là người sử dụng thành thạo phần mềm Power Point - Biết kết hợp tốt các thao tác trong. .. pháp dạy học trong dạy học môn Lịch sử nói riêng và trong dạy học nói chung - Việc lập và sử dụng BKT trên Power Point giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian trong việc soạn - giảng Trong 1 tiết dạy truyền thống, giáo viên mất nhiều thời gian cho việc kẻ BKT trên giấy Rô-ki, A0 hay trên bảng đen, nhưng việc sử dụng BKT đó lại không linh hoạt Còn nếu giáo viên lập Bảng trên Power Point. .. (nghìn 2.3 Sử dụng BKT trong phần sơ kết bài học a/ Sử dụng BKT để củng cố kiến thức bài học: - Phần củng cố bài học, giáo viên sẽ phải hệ thống lại những kiến thức trọng tâm của bài học, do vậy giáo viên cũng có thể sử dụng các BKT để củng cố bài học Như vậy, việc sử dụng các BKT trong phần củng cố, nó sẽ có chức năng hệ thống lại kiến thức cơ bản nhất, nên sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được kiến thức cơ...Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point 2/1954 Tây Nguyên Giải phóng toàn tỉnh trung quân lớn thứ tư Pháp tăng cường lực Kon Tum, uy hiếp lượng cho Plâycu Plâycu nơi tập trung quân lớn thứ 5 d/ Sử dụng BKT dưới dạng bảng so sánh - Khi muốn so sánh giữa đơn vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác ở trong cùng một bài học hoặc giữa hai bài học khác nhau,... kì mới của lịch sử thế giới Trên đây là một số biện pháp, ví dụ cụ thể về việc sử dụng BKT trong soạn giảng bộ môn Lịch sử bằng phần mềm Power Point Giáo viên có thể sử dụng tương tự BKT ở hầu hết các bài học Lịch sử ở trường phổ thông III/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 1 Đánh giá chung: Qua hai năm học vừa qua, tôi nhận thấy việc sử dụng BKT trong các bài soạn giảng bằng phần mền Power Point là một trong những... cách mạng của các giai cấp, tầng lớp còn lại… e/ Sử dụng BKT nhằm cung cấp tư liệu tham khảo Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 13 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point - Trong quá trình soạn Sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo môn Lịch sử, các nhà biên soạn cung cấp nhiều bảng số liệu có giá trị, đặc biệt là trong Sách giáo viên, mà bản thân nó là những số... Mĩ là cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta và là thất bại lớn nhất trong lịch sử nước Mĩ thì giáo viên có thể trình bày Bảng thống kê thời gian, chi phí chiến tranh Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 14 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point và số lính chết, bị thương, bị bắt của Mĩ trong các cuộc chiến tranh mà họ tham gia như dưới đây để chứng minh cho điều . việc sử dụng BKT trong dạy học môn Lịch sử trên phần mềm Power Point nhằm trao Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 2 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point đổi. một tiết học truyền thống trong dạy học môn Lịch sử đó là: sử dụng Bảng kiến thức (BKT). Việc sử dụng BKT trong giảng dạy Lịch sử cũng có thể sử dụng một cách hiệu quả trong các tiết dạy truyền. biệt là sử dụng phần mền Power Point trong việc soạn - giảng. Đây cũng là biện Người thực hiện: Trịnh Duy Hùng 1 Đề tài: Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm Power Point pháp

Ngày đăng: 20/12/2014, 07:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan