1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Sử dụng phương pháp tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh

27 4,1K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Như ta đã thấy trong mỗi tiết học có rất nhiều sự kiện Lịch sử vì vậy giáoviên phải biết lựa chọn sự kiện nào là cơ bản để khắc sâu cho học sinh.Những sự kiện đó đủ để vẽ nên bức tranh q

Trang 1

có những đặc thù riêng Thật vậy bộ môn Lịch sử giúp học sinh hiểu sự pháttriển hợp quy luật của tự nhiên trong xã hội, biết vận dụng sáng tạo nhữnghiểu biết ấy vào hoạt động thực tiễn cuộc sống Muốn vậy cần phải cung cấpcho học sinh những kiến thức cơ bản của môn học Với bộ môn Lịch sử nắmvững kiến thức Lịch sử là tiền đề để hiểu đúng hiện thực Lịch sử một cáchkhoa học rút ra từ quá khứ những bài học kinh nghiệm cho hiện tại và tươnglai.

Trong dạy học Lịch sử không thể cung cấp và tiếp thu mọi tri thức củakhoa học Lịch sử mà chỉ làm cho học sinh nắm vững kiến thức cơ bản Đó lànhững kiến thức của khoa học Lịch sử và là những kiến thức tối ưu cần thiếtcho sự hiểu biết của học sinh về Lịch sử Muốn đạt được mục đích đó giáoviên phải không ngừng tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong đó đặcbiệt phải chú trọng sử dụng phương pháp tạo biểu tượng trong giờ học Lịch

sử để đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy

Như ta đã thấy trong mỗi tiết học có rất nhiều sự kiện Lịch sử vì vậy giáoviên phải biết lựa chọn sự kiện nào là cơ bản để khắc sâu cho học sinh.Những sự kiện đó đủ để vẽ nên bức tranh quá khứ một cách chân thật, sinhđộng để học sinh phân biệt được Lịch sử cụ thể của các thời kì cũng như cácquốc gia khác nhau, phản ánh được quy luật phát triển của xã hội

Từ đó cho thấy sử dụng phương pháp tạo biểu tượng trong dạy học Lịch

sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh là một việc làm rất quan trọng nó làđiều kiện cơ bản để hình thành khái niệm, giúp khôi phục lại bức tranh củaquá khứ như nó đã từng tồn tại, để học sinh thêm yêu môn Lịch sử Tấtnhiên không thể dựng lại quá khứ một cách đầy đủ và chi tiết vì điều đó làkhông thể bởi “Lịch sử chỉ có thể lặp lại chứ không thể lập lại được”

Nhưng để sử dụng phương pháp này như thế nào cho học sinh tiếp thubài tốt, khắc sâu được kiến thức cơ bản cho các em Để từ đó học sinh cóhứng thú, yêu thích học môn Lịch sử là điều tôi băn khoăn và đó cũng chính

là lí do để tôi chọn đề tài này:

“Sử dụng phương pháp tạo biểu tượng trong dạy học Lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh.”

Trang 2

PHẦN II NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Hướng đến mọi đối tượng học sinh, kết hợp với đồ dùng , thiết bị dạy học,nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên sinh động và hấp dẫn hơn Đây làmột trong những cơ sở quan trọng giúp học sinh nhận thức, ghi nhớ sự kiệnlịch sử một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất

-Giúp giáo viên dạy Lịch sử hay hơn

-Giúp giáo viên bộ môn có thể tham khảo một số cách thức, biện pháp trongviệc tạo biểu tượng cho học sinh trong giờ học Lịch sử

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

-Đối tượng : Học sinh THCS lớp 6,7,8,9

-Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Thanh Xuân Nam

-Thời gian thực hiện: 2012- 2013

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1-Đọc các tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học và phát huy tính tíchcực, chủ động học tập của học sinh

2-Nghiên cứu và vận dụng vào bài giảng phương pháp tạo biểu tượng Lịch

sử sao cho phù hợp có tác dụng phát huy trí lực của học sinh

3-Thực nghiệm có đối chứng

4-Khảo sát kết quả, bài học kinh nghiệm

5-Dự giờ đồng nghiệp để có so sánh đối chiếu

6- Chú trọng sinh hoạt nhóm để trao đổi kinh nghiệm

Trang 3

B.PHẦN NỘI DUNG

I.KHẢO SÁT THỰC TẾ

1)Về phía giáo viên

Hiện nay một số giáo viên trong thực tế đã biến bài giảng thành bài tóm tắtnội dung sách giáo khoa Giáo viên nói và viết tất cả những gì sách giáokhoa có Điều này làm cho học sinh không biết đâu là trọng tâm của bài, đâu

là sự kiện cần ghi nhớ trong bài, bởi vậy học sinh sẽ cảm thấy không hứngthú học tập Lịch sử Đó cũng là nguyên nhân làm giảm uy tín của giáo viên

Có những giáo viên lại sa đà vào những chi tiết không cơ bản khêu gợi sự tò

mò, hiếu kì (Đôi lúc có hại) làm học sinh có những suy nghĩ lệch lạc làmphản tính giáo dục

Có những giáo viên do đọc ít sách báo, tài liệu tham khảo nên mức độ hiểubiết về sự kiện, nhân vật Lịch sử còn hạn chế, thậm chí nhận thức còn chưađúng đắn nên khi dạy chỉ lướt qua hoặc không đề cập đến Điều này cũnglàm cho học sinh khó hiểu, khó hình dung về các sự kiện Lịch sử, nhân vậtLịch sử

Lại có những giáo viên không chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng dạy học( tranh ảnh, bản đồ, hiện vật phục chế ) Họ không biết rằng chính những

đồ dùng trực quan này đã giúp học sinh tái tạo quá khứ Giờ học chỉ có lýthuyết đơn điệu, tẻ nhạt dẫn tới học sinh hiểu một cách hời hợt, nông cạn,thậm chí là thờ ơ với bộ môn này Đó là nguyên nhân dẫn tới học sinh khôngnắm được các sự kiện Lịch sử và không yêu môn Lịch sử

2) Về phía học sinh

-Do những sự kiện Lịch sử thuộc về thời quá khứ , xa lạ với đời sống hiệnnay, với hiểu biết của các em, nên phần lớn các em chưa thật hứng thú tronghọc tập môn Lịch sử Các em cho rằng học Lịch sử là dài, khó nhớ các sựkiện, dễ nhầm lẫn các sự kiện, các mốc thời gian

-Một số học sinh khi học Lịch sử mới chỉ dừng lại ở mức độ chăm chỉ họcthuộc lòng ghi nhớ máy móc các sự kiện chứ chưa hiểu sâu, hiểu kĩ về các

sự kiện Lịch sử, nhân vật Lịch sử; chưa biết cách nhận xét, đánh giá về các

sự kiện lịch sử, nhân vật Lịch sử; chưa có ý thức vận dụng sáng tạo kiếnthức Lịch sử vào thực tiễn cuộc sống

-Cấu trúc chương trình SGK Lịch sử 6,7,8,9 là các sự kiện Lịch sử được sắpxếp theo thứ tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại Học sinh học Lịch sử khótri giác được quá khứ , nhiều học sinh trong quá trình học Lịch sử dễ bị

“hiện đại hóa” Lịch sử

Trang 4

3) Điều tra tổng quát

Để nắm bắt được tình hình học tập và chất lượng học tập bộ môn Lịch sửcủa học sinh toàn trường tôi tiến hành cho các khối làm bài kiểm tra khảo sátvới các câu hỏi sau và kết quả đạt được là:

*Khối 6:

2,5đ

0-Yếu3-4đ

TB5- 6đ

Khá6,5-7,5 đ

Giỏi8- 10 đ

0-Yếu3-4đ

TB5- 6đ

Khá6,5-7,5 đ

Giỏi8- 10 đ

1/ Em biết gì về Lý

Thường Kiệt, Trần

Hưng Đạo, Lê Lợi?

2/Theo em tại sao Lý

Thường Kiệt lại chọn

sông Như Nguyệt để

làm nơi xây dựng

phòng tuyến chống

quân xâm lược Tống?

3/Hãy thuật lại trận

Chi Lăng -Xương

Trang 5

Giang (10/1427)?

Từ kết quả khảo sát thực tế học sinh trong trường học tôi nhận thấy kiếnthức của học sinh về bộ môn chưa sâu, chưa kĩ và chưa có tính hệ thống.Đặc biệt là các em thờ ơ, thiếu hứng thú và xem nhẹ bộ môn này Học sinhchưa có các kĩ năng trình bày, nhận xét đánhgiá về các sự kiện và nhân vậtLịch sử.Vì thế nhiều giờ học đã mất đi tính sôi nổi, tích cực của trò, giáoviên phải làm việc quá nhiều do phải làm cả phần việc của học sinh

Để giờ học Lịch sử trở nên cuốn hút, hấp dẫn và đem đến những kiến thức

bổ ích cho học sinh giúp các em có những kiến thức vững vàng, phát huytính tích cực chủ động sáng tạo của mình Với 12 năm kinh nghiệm đứngtrên bục giảng và gắn bó với bộ môn Lịch sử tôi đã tiến hành phương pháptạo biểu tượng trong giờ học Lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh từlớp 6 đến lớp 9

II NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Từ thực tế trên, là một giáo viên lịch sử , bản thân tôi luôn nghĩ đến tráchnhiệm của mình đối với bài dạy Cho nên trong những giờ lên lớp tôi luônđịnh hướng cho mình các phương pháp giảng dạy thích hợp sao cho phù hợpvới từng loại bài, phù hợp với thực tế nhận thức của học sinh trong đó cóphương pháp “ Tạo biểu tượng trong dạy học Lịch sử để khắc sâu kiến thứccho học sinh”, để bài giảng đạt hiệu quả cao

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là giáo viên nên tạo biểu tượng lịch sử nào? Và làmthế nào để tạo được biểu tượng lịch sử được tốt tránh hai khuynh hướng sailầm thường mắc phải Đó là:

1 Chỉ cung cấp những sự kiện lịch sử , nhận thức hời hợt và phiến diện

2 Chỉ nêu khái quát lý luận làm cơ sở dẫn đến nhận thức chủ quan

Do đó bằng lý luận dạy học và kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi đã rút ramột số biện pháp sau:

1 Về khâu chuẩn bị bài giảng

a) Với giáo viên:

-Đọc trước bài học trong sgk, sgv và sách chuẩn kiến thức bộ môn Lịch sử

để tìm hiểu nội dung kiến thức, tìm những nội dung trọng tâm, nắm vữngcác thuật ngữ Lịch sử, nội dung các khái niệm mới được sử dụng trong bàigiảng

-Nắm vững phương pháp đặc trưng bộ môn Đây là cơ sở giúp giáo viên biếtlựa chọn kiến thức, phương pháp dạy học thích hợp

-Xác định được loại biểu tượng lịch sử cần trình bày trong bài, lựa chọn cáchthức để làm sống lại các biểu tượng Lịch sử

-Đọc các tài liệu liên quan đến nội dung bài học: Trong dạy học Lịch sửngoài sgk Lịch sử tôi thường tham khảo các tài liệu có liên quan như : Tài

Trang 6

liệu Văn học, địa lý, tài liệu Lịch sử, Âm nhạc, Mĩ thuật, GDCD kết hợpvới lối diễn đạt sẽ giúp học sinh hình dung quá khứ, tái tạo quá khứ để rồilàm “sống lại quá khứ”

-Tìm những đồ dùng dạy học có liên quan đến nội dung bài học để tạo mộtbiểu tượng lịch sử nào đó cho học sinh( Có thể là tranh vẽ, hình vẽ, hiện vật,

đồ phục chế, bản đồ, sơ đồ ).Như thế tôi sẽ khắc sâu kiến thức trọng tâmcho học sinh và học sinh sẽ lĩnh hội tối ưu nhất các kiến thức cơ bản tronggiờ học, từ đó chủ động , tích cực trong học tập Các em sẽ hứng thú tìmhiểu bài và yêu thích, say mê môn Lịch sử hơn

-Thông thường trong dạy học lịch sử, tôi thường chú ý tạo các loại biểutượng lịch sử sau:

+Biểu tượng về đại danh lịch sử, về một nền văn hóa vật chất

+Biểu tượng về sự kiện chiến tranh

+Biểu tượng về những nhân vật lịch sử cụ thể

+Biểu tượng về đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội

+Biểu tượng về những đại diện điển hình của các giai cấp trong xã hội.+Biểu tượng về những mối quan hệ của con người trong xã hội

-Giáo viên chọn cho mình một giọng trình bày thích hợp với loại biểu tượng

mà giáo viên cần tái hiện cho học sinh

Tác dụng: Qua các bước chuẩn bị trên tôi hoàn toàn tự tin về kiến thức vàphương pháp của mình để tổ chức các hoạt động học cho học sinh đạt hiệuquả cao nhất

b)Với học sinh

Để cho quá trình dạy và học được tốt, có sự phối hợp nhịp nhàng giữagiáo viên và học sinh Tôi tiến hành hướng dẫn học sinh đọc SGK theo cácbước:

*Đọc và tự ghi tóm tắt ngắn gọn những vấn đề cơ bản của bài

*Ghi lại những nội dung khó hiểu trong bài, đặc biệt là các thuật ngữ, kháiniệm lịch sử mới

*Tập quan sát tranh ảnh, bản đồ, lược đồ có trong bài

*Xem xét các biểu tượng về sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài và hìnhdung về các sự kiện nhân vật đó

*Đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về các sự kiện Lịch sử, nhân vật Lịch sửquan trọng có trong bài học

*Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học

Tác dụng: Với những sự chuẩn bị trên giúp học sinh tiếp cận với bài họcnhanh nhất và hiệu quả nhất Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức đồng thờiphát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ học Đậy chính

là cách học theo phương diện đổi mới

2 Quá trình tạo biểu tượng lịch sử trong giờ học

SGK được biên soạn chủ yếu giành cho học sinh nhưng đối vớigiáo viên SGK vẫn là chỗ dựa quan trong đáng tin cậy trong giảng dạy Mỗibài học lịch sử trong SGK học sinh sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh về những

Trang 7

sự kiện lịch sử hoặc nhân vật lịch sử hay hoàn cảnh địa lý v.v Chúngthường được biểu đạt bằng một đoạn văn, hoặc vài dòng chú thích nhỏ vì thế

mà giáo viên cần tái tạo hình ảnh, biểu tượng để giúp cho học sinh từ biếtLịch sử đến hiểu Lịch sử, biết không đầy đủ, biết hời hợt đến hiểu biết đầy

đủ sâu sắc, có tính hệ thống

Vì vậy trên cơ sở cung cấp những kiến thức trọng tâm của bài học chohọc sinh, tôi chú ý đến việc tạo biểu tượng Lịch sử xen kẽ với nội dung bàihọc để bài dạy phong phú, hấp dẫn hơn, đồng thời gây hứng thú học tập chohọc sinh và để giờ học lịch sử đạt kết quả cao

Trong các bài học Lịch sử tôi bắt gặp rất nhiều loại biểu tượng( như đãtrình bày ở trên), song trong phạm vi đề tài này tôi xin được đề cập tớiphương pháp tạo các loại biểu tượng lịch sử sau:

*Tạo biểu tượng về địa danh lịch sử

*Tạo biểu tượng về sự kiện chiến tranh

*Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử cụ thể

a) Tạo biểu tượng về địa danh lịch sử

Trong nhiều bài học lịch sử ở trường THCS ta bắt gặp biểu tượng về địadanh lịch sử Có bài có một địa danh nhưng có bài lại có 3, 4 thậm chí là 5địa danh Có bài có hình ảnh về địa danh cụ thể nhưng có bài chỉ là mộtđoạn văn giới thiệu địa danh, hay chỉ là một cụm từ nhắc tên địa danh

Tuy nhiên không phải địa danh nào tôi cũng tái tạo cho học sinh Nếu táitạo tất cả sẽ làm cho học sinh dễ nhàm chán, làm cho bài giảng kém sức hấpdẫn Bằng sáng tạo của mình tôi lựa chọn trong số đó những địa danh tiêubiểu nhất, quan trọng nhất trong bài để tại tạo cho học sinh giúp các em hìnhdung về một địa danh lịch sử có liên quan đến nội dung bài học

Có hai cách có thể tạo biểu tượng về địa danh lịch sử cho học sinh

*Thứ nhất : Đối với những địa danh Lịch sử đã được thể hiện trêntranh vẽ hoặc vị trí trên bản đồ, tôi tiến hành vừa kết hợp ngôi sao,vòng trònmàu để diễn tả địa danh trên bản đồ Trong quá trình tạo biểu tượng tôiluôn kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra chuỗi hình ảnh đẹpmắt, sinh động, hấp dẫn Lúc này tôi sử dụng phương pháp trình bày miệngmiêu tả để làm sống lại địa danh lịch sử trong quá khứ

VD: Khi dạy bài 19- Lịch sử 7: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427)- mụcIII phần 2 trong khi giảng về trận Chi Lăng Tôi đã đặt câu hỏi nêu vấn đề:Tại sao nghĩa quân Lam Sơn lại chọn ải Chi Lăng làm nơi quyết chiến vớiLiễu Thăng?

Sau đó tôi mời học sinh quan sát hình ảnh :

Trang 8

và miêu tả ải Chi Lăng như sau: ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầudục Chiều dài Bắc –Nam khoảng 4 km, chỗ rộng nhất là 1 km xung quanhbốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ảiChi Lăng như một trận đồ hiểm ác ngăn bước quân thù.

Ải Chi Lăng có 2 cửa: Cửa phía Bắc gọi là Quỷ Môn Quan ( Tức là cửa ảicon quỷ vì bọn giặc phương Bắc tràn sang nước ta qua của con quỷ này);Cửa phía Nam gọi là ngõ thề vì ông cha ta xưa kia đã thề xả thân giết giặccứu nước, không cho chúng lọt qua của ải này.Ải Chi Lăng có những tên gọi

cũ là Giáo Khẩu, Lao Thứ, Lê Kinh( nay thuộc xã Chi Lăng huyện Chi Lăngtỉnh Lạng Sơn cách biên giới Việt- Trung 60 km)

Và như vậy mặc dù chưa được đến Lạng Sơn, chưa được tận mắt chứng kiến

di tích Chi Lăng nhưng với lời giới thiệu cụ thể, hình ảnh sinh động tôi sẽgiúp học sinh hình dung ra ải Chi Lăng là cửa ải có vị trí hiểm yếu, quantrọng như thế nào trong các cuộc kháng chiến của ta chống quân xâm lược

và cũng để giải đáp những thắc mắc cho học sinh “Tại sao ải Chi lăng lại trởthành chốn kinh hoàng của quân xâm lược” Tại sao nghĩa quân Lam Sơn lạichọn địa danh đó để nhử địch vào? Một cách nhanh chóng, dễ dàng Các em

sẽ thích thú và ghi nhớ kiến thức sâu hơn, cũng từ đó học sinh thấy được sựthông minh, nhạy bén và tài quân sự độc đáo của Lê Lợi – Nguyễn Trãi Từ

đó các em trầm trồ thán phục, tự hào về mảnh đất và nhân vật lịch sử làmnên chiến công đó

*Thứ hai: Tôi có thể dùng những vần thơ, hay những lời nói , lời nhận xétcủa các tác giả hay nhân vật lịch sử nói về các địa danh lịch sử để minh họacho học sinh

VD: Khi dạy Bài 17 : Cuộc Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)-SGK Lịch

sử 6 tôi tạo biểu tượng về của sông Hát(Hát Môn-Hà Tây) bằng hai câu thơtrích trong sách Thiên Nam ngữ lục:

Hát Môn có thế dụng binh

Trang 9

Sông sâu làm cứ, rừng xanh làm nhà”

Học sinh có thể hình dung được vì sao Hai Bà Trưng chọn Hát Môn làmcăn cứ Nơi đây có địa thế hiểm trở, có sông sâu, có rừng núi rất thuận lợicho việc phục binh đánh giặc Sau đó giáo viên có thể liên hệ so sánh vớinhững địa danh lịch sử khác gắn với những cuộc khởi nghĩa đã học để thấyviệc chọn căn cứ là vô cùng quan trọng góp phần tạo nên chiến thắng

b) Tạo biểu tượng về sự kiện chiến tranh

Trong chương trình Lịch sử 6,7,8,9 THCS có rất nhiều bài liên quan đến cáccuộc chiến tranh( có chiến tranh các nước trên thế giới,có các cuộc đấu tranhcủa nhân dân ta chống lại bọn đô hộ, có chiến tranh bảo vệ chủ quyền củanhân dân ta chống lại kẻ thù xâm lược v.v )nhưng điều dễ nhận thấy là họcsinh không tận mắt chứng kiến, không thể hình dung ra sự ác liệt ,tàn khốc

và hủy diệt của chiến tranh như thế nào

Việc tạo biểu tượng về diễn biến cuộc chiến tranh, dựng lại chiến trườngmột cách sống động giàu hình ảnh đúng như nó tồn tại quả thực là một điềukhông dễ dàng chút nào, không phải ai cũng làm được

Có rất nhiều cách để tạo biểu tượng lịch sử về chiến tranh Qua quá trìnhgiảng dạy tôi đã thực hành lựa chọn 4 cách mà tôi cho là tối ưu nhất để tạobiểu tượng lịch sử về chiến tranh như sau:

*Thứ nhất: Tạo biểu tượng thông qua bản đồ, lược đồ

Bản đồ, lược đồ là những phương tiện trực quan đắc lực cho việc giảngdạy Lịch sử nói chung và các nội dung liên quan đến chiến tranh nói riêng.Thông thường trong dạy học Lịch sử khi tường thuật diễn biến một cuộcchiến tranh hay diễn biến một trận đánh người ta thường tường thuật dựatrên bản đồ hoặc lược đồ Điều này sẽ gây sự chú ý và làm tăng sức hấp dẫncủa bài giúp cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ

-Trước hết tôi giới thiệu các ký hiệu quan trọng ở trong lược đồ( Đặc biệtlàm nổi bật các mũi tên thể hiện hướng tiến quân của ta và địch hay giữa haibên tham chiến: ký hiệu những trận thắng lớn )

-Sau đó vừa ứng dụng công nghệ thông tin tạo hiệu ứng tôi vừa tường thuậtdiễn biến giúp cho học sinh sống lại sự kiện đã xảy ra trong quá khứ Thôngthường tôi tường thuật cuộc chiến với 3 phần

1.Mở đầu cuộc chiến; 2 Cuộc chiến lên đến đỉnh cao; 3 Cuộc chiến kếtthúc

VD : Khi dạy bài 27- Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938- SGKLịch sử 6 tôi đã tường thuật nội dung sự kiện trên lược đồ có ứng dụng côngnghệ thông tin như sau:

Trang 10

Sau khi bố trí xong trận địa cọc ngầm ở vùng cửa sông Bạch Đằng và choquân mai phục ở những vị trí đã định, Ngô Quyền cử một số thuyền ra khiêuchiến đón đánh địch ở Vịnh Hạ Long

Khi Thủy quân Nam hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy hùng hổ kéo vàovùng biển nước ta đến Vịnh Hạ Long thì gặp thuyền khiêu chiến của ta Haibên dàn quân bố trí trận chiến Vào một ngày mưa rét giữa mùa đông năm

938, trận chiến bắt đầu Quân ta tuy ít hơn và thuyền nhỏ hơn nhưng đã dũngcảm lao vào đội hình của giặc và đánh rất hăng, vừa đánh vừa rút dần để nhửđịch vào trận địa đã bày sẵn Quân giặc không chút nghi ngờ ra sức đuổitheo quân ta Lúc này đang lúc nước thủy triều lên che kín bãi cọc Quângiặc vượt qua trận địa cọc ngầm mà không hay biết gì.Lúc này Ngô Quyềnđang chỉ huy một lực lượng lớn ở phía thượng nguồn đã khôn khéo độngviên quân sĩ cầm cự để chờ nước triều rút

Khi nước thủy triều rút Ngô Quyền huy động toàn bộ lực lượng tấn công

từ thượng nguồn xuống, từ các diểm mai phục hai bên bờ sang quân tađánh kịch liệt khiến cho quân Hán không kháng cự được cứ phải quay đầutháo chạy ra biển Ra đến gần của sông đúng lúc nước thủy triều rút mạnhbãi cọc ngầm nhô lên, quân ta dồn sức tấn công quyết liệt, thuyền của ta nhỏnhẹ dễ luồn lách trong bãi cọc, thuyền của giặc to cồng kềnh nên không saothoát nổi cọc, nhiều chiếc va phải cọc sắt bị thủng, vỡ đắm Đội hình địchtrở nên rối loạn, quân ta xông vào đánh giáp lá cà

Nhiều tên địch hốt hoảng nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuốiđến quá nửa Hoàng Tháo bỏ mạng giữa đám loạn quân Vua Nam Hán dẫnđoàn quân tiếp viện kéo sang thì nghe tin đại bại trên sông Bạch Đằng.Hoàng Tháo đã chết nên hốt hoảng vội thu quân về nước

Trang 11

Sau khi tường thuật bằng lược đồ xong , học sinh đã thấy được khí thếhào hùng của trận đánh Tôi cho học sinh quan sát bức tranh “ Trận chiếntrên sông Bạch Đằng” :

vừa kết hợp học sinh quan sát, và tự miêu tả, giáo viên đặt câu hỏi : “ Vì saonói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại củadân tộc ta?”để học sinh trả lời Tôi thấy học sinh làm việc đó rất hào hứng vàghi nhớ kiến thức nhanh và khắc sâu kiến thức đã học cho học sinh

* Thứ hai : Tạo biểu tượng thông qua các tài liệu lịch sử

Để tạo biểu tượng lịch sử về chiến tranh tôi có thể sử dụng những tài liệulịch sử có liên quan như : + Lịch sử thế giới (cổ đại, Trung đại, Cận đại,Hiện đại)

+ Các nền văn minh thế giới

+ Các mẩu chuyện lịch sử thế giới

+ Tiến trình lịch sử Việt Nam

+ Các triều đại Việt Nam

+ Các giai đoạn lịch sử

Biểu tượng lịch sử không đơn thuần là hình ảnh mà có thể là một đoạn văn,đoạn thơ, khúc hát Nên việc sử dụng tài liệu lịch sử được tiến hành trongtrường hợp này là để cụ thể hoá các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học

Trang 12

Nhằm tạo cho học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể có hình ảnh, tăng thêmtính chất sinh động gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú cho việc học tậpcủa học sinh Tài liệu được sử dụng là những đoạn trích ngắn có nội dungsúc tích, đơn giản, giàu hình tượng, học sinh có thể tiếp thu một cách dễdàng không cần giải thích gì thêm.

VD : Khi dạy bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lậpnước Việt Nam dân chủ cộng hòa – SGK Lịch sử 9 , tôi đã đọc cho học sinhnghe “Lệnh tổng khởi nghĩa”; cho học sinh xem đoạn băng tư liệu Bác Hồđọc Tuyên ngôn Độc lập 02-9-1945

Sau khi được nghe những tài liệu đó và tận mắt xem tư liệu học sinh cónhững hiểu biết rõ ràng, cụ thể và tường tận hơn, không hiểu biết, nắm bắtkiến thức một cách phiến diện, mơ hồ, hời hợt

*Thứ ba : Tạo biểu tượng về chiến tranh thông qua các tài liệu văn học,ngoài tài liệu lịch sử, trong khi tạo biểu tượng lịch sử về chiến tranh tôi chú

ý sử dụng các tài liệu văn học như : Văn học dân gian, tác phẩm văn học rađời vào thời kỳ xảy ra sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử Tôi đưa vào bàigiảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ cho những sự kiện đanghọc, làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động,hay dùng một đoạn trích để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra một kết luận khái quátgiúp học sinh có thể hình dung và hiểu sâu sắc sự kiện

VD : Khi dạy bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm 1930 –1935+ SGK Lịch sử 9 Nói đến Xô viết Nghệ Tĩnh tôi đã trích bài thơ “Vịnhcách mạng” (1930 – 1931) in trong hợp tuyển văn thơ yêu nước :

“Xô viết phong trào dậy tứ tung

Biểu tình sôi nổi Bắc Nam Trung

Nông thôn trống giục ầm ầm dậy ”

Hoặc tôi trích một đoạn trong bài thơ “Bài ca cách mạng” của Đặng Chánh

Kỳ như sau :

Trang 13

“Kìa bến Thuỷ đứng đầu dậy trước

Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên

Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên

Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi ”

Sau khi trích dẫn những câu thơ trên, tôi đã đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì

về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh qua những vần thơ đó? Học sinh dã thấyngay sự sôi nổi của phong trào, tinh thần oanh liệt của nhân dân ta

Hoặc khi dạy bài 25 “Phong trào Tây Sơn” – (Mục IV) SGK Lịch sử 7 tôiminh hoạ bằng bài thơ của Ngô Ngọc Du nói về cuộc kháng chiến chốngquân Thanh (Điển hình là trận Ngọc Hồi Đống Đa và chiến thắng lẫy lừngcủa nghĩa quân Quang Trung

“Giặc đâu tàn bạo điên cuồng

Quân vua một trận oai bốn phương

Thần tốc đuổi dài sông thẳng tới

Nhìn trên trời xuống ai dám đương

Một trận rồng lửa gặc tan tành

Bỏ thành cướp đò chốn cho nhanh

Ba quân đội ngũ chỉnh tể tiến

Trăm họ chặt đường vui tiếp nghênh

Mây lạnh mù tan trời lại sáng

Đầy thành già trẻ mặt như hoa

Chen vai sát cánh cùng nhau nói

Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”

Ngày đăng: 25/12/2014, 20:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w