2.1 Khái niệm Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học xuất hiện từ những năm 70của thế kỷ 20, ở trường Đại học Sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từmôn học “Năng động tập thể”
Trang 1STT Nội dung Trang
6 2.Một số vấn đề chung của phương pháp đạy học theo nhóm 6
7 3 Thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào
dạy Sinh học ở trường THPT hiện nay
10
8 4 Ứng dụng dạy học thảo luận nhóm vào thiết kế phiếu học tập
trong dạy học Sinh học 10
12
Trang 2Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do lựa chọn SKKN
Sự phát triển của xã hội ở cuối thế kỉ thứ XX và đầu thế kỉ thứ XXI đòi hỏicon người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làmviệc nhóm, năng lực làm việc thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra,năng lực hợp tác năng lực thích ứng…Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dụcphải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và của cánhân, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dụcthích hợp hơn
Theo quan điểm tâm lí học lịch sử, L X Vưgôtxki cho rằng các chứcnăng tâm lí bậc cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cánhân trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong Chính vì vậy theoông trong một lớp học cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tựkhám phá Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho họcsinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúphọc sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn Ông bà ta đã dạy rằng:
‘ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.’’
Nhưng làm sao tổ chức được một giờ dạy sinh học tốt khi vận dụngphương pháp thảo luận nhóm? Thảo luận nhóm là một trong những phươngpháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mớiphương pháp dạy học hiện nay Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều,lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp,phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó
có phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp này giúp người học tự giác, tíchcực, chủ động tiếp thu kiến thức Với cách dạy học này, học sinh có nhiều điềukiện bộc lộ những suy nghĩ của mình, tạo không khí học tập sôi nổi, kích thíchtất cả học sinh tham gia vào quá trình học tập; đồng thời đáp ứng mục tiêu giáo
dục đề ra: “lấy học sinh làm trung tâm” Vận dụng phương pháp thảo luận
nhóm vào dạy học Sinh Học 10 cũng là tìm đến một phương pháp dạy học mới
Trang 3để giờ học Sinh Học đạt hiệu quả phát huy tính chủ động của học sinh, góp phầnnâng cao chất lượng dạy – học Trên đây là những lý do khiến tôi quyết địnhnghiên cứu Sáng Kiến: ‘Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy họcsinh học 10.’’
2 Thời gian thực hiện và triển khai SKKN
Sáng kiến được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014
Trang 4Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận
Với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rẳng: Trong khi tươngtác cùng nhau , mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cânbằng về nhận thức giữa mọi người, Các cuộc tranh luận được diễn ra liêntục và được giải quyết Trong quá trình dó những lí lẽ lập luận chưa đầy đủ
sẽ được bổ sung và điều chỉnh Như vậy học là một quá trình xã hội, trongquá trình đó con người luôn đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức.Hay như PGS TS Nguyễn Hữu Châu đã khái quát học là quá trình cá nhân
tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông quatương tác với những cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có, Từ quanniệm về việc học, quan niệm về hoạt động dạy và phương pháp dạy họccũng thay đổi Hoạt động dạy học là hoạt động cuả giáo viên nhằm tổ chức
và hướng dẫn hoạt động học của người học, để họ tự khám phá và thực hiệnnhiệm vụ học tập Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức xãhội văn hoá,liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng hoạt động
đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra các tổ chức đa dạng như: Tácđộng nhận thức cá nhân( Tự phát hiện tìm tòi,tự lĩnh hội) tác động xã hội,văn hoá( như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể với bối cảnh văn hoá xãhội, thời đại), phải tạo ra tác động tâm lí( Sự hợp tác gắn kết, chia sẻ tráchnhiệm và lợi ích)
Trong số phương pháp dạy học đang được sử dụng, phương pháp dạy họcnhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện nay Hơnnữa triết lý dạy học của phương pháp dạy học nhóm xuất phát từ những quanniệm mới về bản chất học tập nói chung và việc tổ chức học tập nói riêng Mộthọc giả đã nói:( Nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo chúng ta trao đổi chonhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi cómột ý tưởng chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng) Tuynhiên bên cạch việc đề cao sự hợp tác phối hợp trong học tập thì phương pháphọc tập nhóm lại đề cao thực chất học tập là một hoạt động cá nhân có tính tích
Trang 5cực cao những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không phải chỉ là kết quảhoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhậnđược thông qua quá trình cọ sát, chia sẻ và hợp tác Nếu không có quan hệ,không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con ngườikhông có động lực để học Còn sự cạnh tranh đấu tranh giữa những nhận thứctrái ngược đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lí của mỗi cá nhân, thúcđẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình Như vậy phương pháp dạy họcnhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của ngườihọc Mặt khác lại chú trọng sự phối hợp hợp tác cao giữa các chủ thể đó trongquá trình học tập Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lự hợp tác ởngười học Để sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học nhóm, giáo viên cần phảichú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm Xây dựng vị thếcủa mỗi người học trong nhóm, và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhómcho học sinh.
2.Một số vấn đề chung của phương pháp dạy học theo nhóm.
2.1 Khái niệm
Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học xuất hiện từ những năm 70của thế kỷ 20, ở trường Đại học Sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từmôn học “Năng động tập thể” (Group dynanies) - một môn học dạy cho sinhviên kỹ năng làm việc tập thể Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ nănglàm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên phương pháp thảo luận trong dạy học
ở tất cả các cấp học Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trongdạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI
Theo tác giả Nguyễn Văn Cường “Dạy học nhóm là một hình thức xã hộicủa dạy học, trong đó học sinh của lớp học được chia thành các nhóm nhỏtrong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụhọc tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhómsau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.” [1, 98] Tác giả Phan
Trọng Ngọ cũng cho rằng: “Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm
lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong
Trang 6lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiếnchung của nhóm mình về vấn đề đó.” [6, 223] Thống nhất với các quan điểm
trên, Nguyễn Trọng Sửu trong công trình “Dạy học nhóm – phương pháp dạy
học tích cực” viết: “Dạy học nhóm là một hình thức của xã hội học tập, trong
đó học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thờigian nhất định, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sởphân công và hợp tác làm việc, kết quả làm việc của nhóm sau đó được trìnhbày và đánh giá trước lớp.”[7, 21]
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể đi đến kết luận: thảo luận nhóm làmột phương pháp dạy học hiện đại, lấy người học làm trung tâm.Với phươngpháp này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi mộtthành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ họctập trong một khoảng thời gian nhất định dưới sự hướng dẫn, lãnh đạo của giáoviên
2.2 Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm
Mục đích chính của thảo luận nhóm là thông qua cộng tác học tập, nhằmphát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của học sinh: trong thảo luân nhóm, họcsinh phải tự giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cácthành viên; đồng thời, các thành viên cũng có trách nhiệm về kết quả làm việccủa mình
Phát triển năng lực cộng tác làm việc của học sinh: học sinh được luyện tập
kỹ năng cộng tác, làm việc với tinh thần đồng đội, các thành viên có sự quantâm và khoan dung trong cách sống, cách ứng xử…
Giúp cho học sinh có điều kiện trao đồi, rèn luyện khả năng ngôn ngữthông qua cộng tác làm việc trong nhóm, phát triển năng lực giao tiếp, biết lắngnghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác Đồng thời, các em biết đưa ranhững ý kiến và bảo vệ những ý kiến của mình
Giúp cho học sinh có sự tự tin trong học tập, vì học sinh học tập theo hìnhthức hợp tác và qua giao tiếp xã hội - lớp học, cho nên các em sẽ mạnh dạn vàkhông sợ mắc phải những sai lầm
Trang 7Hình thành phương pháp nghiên khoa học cho học sinh: thông qua thảoluận nhóm, nhất là quá trình tự lực giải quyết các vấn đề bài học, giúp các emhình thành dần phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện và phát triển nănglực khoa học trong mọi vấn đề cuộc sống
Tăng cường tri thức, hiệu quả trong học tập: qua học nhóm, học sinh có thểnắm bài ngay trên lớp, hình thành những tri thức sáng tạo thông qua sự tự tư duycủa mỗi thành viên Áp dụng phương pháp này sẽ khích thích học sinh tìm kiếmnhững nguồn tri thức có liên quan đến vấn đề thảo luận Trên cơ sở đó, các em
sẽ thu lượm những kiến thức cho bản thân thông qua quá trình tìm kiếm tri thức
2.3 Nhiệm vụ của giáo viên và học sinh trong giờ thảo luận nhóm
a.Nhiệm vụ của giáo viên:
Trước khi tiến hành thảo luận nhóm, giáo viên trước hết cần chuẩn bị vấn
đề thảo luận Vấn đề phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm là vấn đề có tínhchất tranh luận Một vấn đề có tính tranh luận là vấn đề có nhiều cách lí giải, suytưởng, đôi khi có mâu thuẫn Sự thành công của thảo luận nhóm là giáo viên đưa
ra được các vấn đề thú vị, thách thức học sinh trả lời, buộc học sinh cùng nhauhợp tác để tìm ra câu trả lời Tiếp theo, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và đọctài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận Tài liệu bao gồm sách giáo khoa và cáctài liệu khác sách tham khảo, phim ảnh…Sau cùng, giáo viên tiến hành phânnhóm Việc thành lập nhóm (số lượng nhóm và thành viên trong nhóm) dựa trên
số lượng học sinh trong lớp và nội dung bài học Số lượng thành viên trongnhóm tối ưu là từ 4 đến 7 người Cách chia nhóm có thể hoàn toàn ngẫu nhiên,hoặc tùy theo tiêu chuẩn của giáo viên
Khi học sinh thảo luận nhóm, giáo viên di chuyển chung quanh cácnhóm, im lặng quan sát các nhóm làm việc Khi học sinh gặp khó khăn, bế tắchay tranh luận ngoài đề, giáo viên kịp thời can thiệp, hướng dẫn nhóm ra khỏi
bế tắc hoặc quay lại vấn đề đang thảo luận Hướng dẫn ở đây là đưa ra vài chitiết liên quan đến giải pháp, đặt lại câu hỏi cho sáng rõ hơn chứ không đưa ragiải pháp Nếu nhóm im lặng quá lâu do hết ý hay không ai có ý kiến, giáoviên tìm hiểu lí do và đặt câu hỏi cho học sinh trả lời Trường hợp trong nhóm
Trang 8có thành viên “ngôi sao” hoặc có thành viên quá nhút nhát, giáo viên khéo léogiải quyết vấn đề bằng cách cho rằng ý kiến của thành viên nổi trội là đángghi nhận nhưng giáo viên muốn nghe ý kiến của học sinh nhút nhát.
Cuối buổi thảo luận, nhiệm vụ của giáo viên là nhận xét, bổ sung, địnhhướng đúng vấn đề, ghi nhận đóng góp của nhóm, cho điểm
b Nhiệm vụ của học sinh
Học sinh phải chuẩn bị ý kiến cho vấn đề thảo luận, tham gia thảo luận.Nếu ý kiến trùng với ý kiến của bạn đã đề cập trước thì học sinh cần phải bổ túcthêm hay đưa ra một ý khác Học sinh bảo vệ ý kiến của mình bằng những dẫnchứng thuyết phục nếu ý kiến của bản thân khác với ý kiến của cả nhóm và phảichấp nhận ý kiến đúng đắn Trong khi thảo luận, học sinh cần ghi chép những ýkiến thảo luận trên vở nháp Cuối buổi thảo luận, học sinh nhóm trưởng có tráchnhiệm trình bày ý kiến của nhóm trước lớp
2.4 Các bước tiến hành thảo luận nhóm
Có 4 bước tiến hành thảo luận nhóm:
Bước 1: Sau khi chia nhóm, giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấpthông tin, định hướng cho việc thảo luận và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.Bước 2: Thảo luận nhóm: từng nhóm ngồi từng cụm với nhau để dễ dàngtrao đổi ý kiến, giáo viên dẽ dàng quan sát, động viên hoặc gợi ý nếu cấn trongkhi cả nhóm đang thảo luận Nhóm trưởng có nhiệm vụ thu thập các ý kiến trongnhóm để báo cáo trước lớp
Bước 3: Thảo luận lớp: các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm cóthể thảo luận với nhau để đi đến kết luận
Bước 4: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả bài học
2.5 Ưu điểm, nhược điểm của dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm
Bất cứ một phương pháp dạy học nào cũng đều có những ưu điểm vànhược điểm của nó Phương pháp thảo luận nhóm cũng không ngoại lệ
a Ưu điểm
Trang 9Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữacác thành viên trong nhóm và mở rộng giao lưu với các học sinh khác, góp phầntích cực trong quá trình xây dựng nội dung bài học
Giáo viên rèn luyện dần phương pháp học tập, nghiên cứu và thái độ họctập tập thể, trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt cho các em học tập cao hơn
Rèn luyện vốn ngôn ngữ cho các em trong giao tiếp, kết chặt tình bạn bèqua những lời nói sẻ chia, thông cảm và yêu thương
Giúp các em tự tin qua những lần thảo luận, thuyết trình, đồng thời rènluyện năng lực tư duy và phát hiện vấn đề
Thảo luận nhóm là cơ hội tốt cho các em học tập, trao đổi với nhau Các em
sẽ góp nhặt những kiến thức của nhau mà hoàn chỉnh dần kiến thức của mình
b Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, thảo luận nhóm cũng có những nhược điểm cầnphải khắc phục:
Thời gian học tập trên lớp bị bó hẹp ở tiết học (45 phút/ tiết), nên giáo viên
sử dụng không khéo sẽ không cung cấp hết nội dung bài học vì phương phápnày rất mất thời gian
Do phải tập hợp học sinh thành những nhóm, giáo viên không nói rõ cáchchuẩn bị nhóm trước thì lớp học sẽ rối loạn hoặc mất trật, bị lãng phí nhiều thờigian
Nếu trình độ học sinh trong nhóm không đều nhau thì những học sinh giỏi,khá sẽ lấn lướt những học sinh trung bình, yếu Các em trung bình, yếu sẽ không
có những điều kiện nói lên ý kiến riêng của mình Từ đấy, các em sẽ mặc cảm,bất mãn, lơ là và không chú ý vào buổi thảo luận
Số lượng học sinh trong lớp quá đông (mỗi lớp khoảng 45 HS) cũng gâynhững khó khăn cho việc vận dụng thảo luân nhóm vào việc dạy và học
3 Thực trạng của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào dạy Sinh học ở trường THPT hiện nay.
Trong những năm gần đây, phương pháp thảo luận nhóm được giáo viêntrên cả nước sử dụng trong nhiều giờ dạy Sinh học ở các trường trung học phổ
Trang 10thông Khi dự giờ các tiết học có sử dụng phương pháp này, chúng tôi thấy cónhững tiết dạy thành công do giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp dạyhọc trong đó có phương pháp thảo luận nhóm Song cũng có một số tiết dạychưa thật sự thành công khi vận dụng phương pháp này.
3.1 Về phía giáo viên
Khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên còn lúng túng ở một
số thao tác sau:
Thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận: việc lựa chọn vấn đề thảo luận chưamang tính chất tranh luận, hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính tích cực của học sinh.Việc lựa chọn vấn đề thảo luân là khâu then chốt quyết định sự thành bại củaphương pháp này Vấn đề không hay, quá dễ hoặc quá khó không phù hợp vớitrình độ học sinh sẽ không huy động, thu hút được học sinh tập trung thảo luân,nếu có thì cũng chỉ mang tính chất đối phó
Thao tác chia nhóm: có trường hợp chia nhóm quá lớn hoặc quá nhỏ, khôngphù hợp với vấn đề cần thảo luận và đặc điểm của lớp học Việc chia nhóm cònđơn điệu, chủ yếu chia theo bàn (2 bàn/nhóm)
Thao tác chọn nhóm trưởng: nhóm trưởng không do nhóm tự bầu hoặc luânchuyển giữa các thành viên trong nhóm mà do giáo viên chọn một học sinh khátrong nhóm chuyên trách Điều này khiến cho các học sinh khác trong nhóm mất
đi cơ hội thể hiện mình cũng như cơ hội rèn luyện năng lực trình bày vấn đềtrước nhóm và tập thể lớp
Thao tác quan sát, hỗ trợ học sinh khi thảo luận: thông thường, các lớp đều
có số lượng học sinh khá đông (trên 40 em) Một số giáo viên khi giao nhiệm vụxong thường ngồi tai chỗ nên không quan sát, bao quát hết được học sinh tronglớp làm gì trong thời gian thảo luận, dẫn tới tình trạng có học sinh làm việcriêng, nói chuyện trong thời gian này Giáo viên cũng không nắm bắt đượcnhững khó khăn, lúng túng của học sinh trong quá trình thảo luân để có sự gợi ý,
hỗ trợ kịp thời
Thao tác tổng kết: sau khi viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy,
nhóm trưởng thay mặt nhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng
Trang 11Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, bổ sung và kết luận Thao tác này đượclặp đi lặp lại khá đơn điệu, nhàm chán.
3.2 Về phía học sinh
Trong thời gian thảo luận, chỉ có số ít học sinh làm việc thật sự (nhómtrưởng và HS khá, giỏi trong nhóm), còn lại các em thường ngồi chơi, nóichuyện, làm việc riêng Một số học sinh không ý thức được sự cần thiết phảihợp tác để chiếm lĩnh tri thức nên nhiều khi các em biến hoạt động thảo luậnthành cơ hội để tán gẫu, lãng phí thời gian, gây ồn ào, ảnh hưởng tới lớp khác.Câu trả lời của học sinh thường lặp lại những kiến thức trong sách giáokhoa, thiếu sức sáng tạo
Vì những hạn chế trên mà phương pháp thảo luận nhóm thường được vậndụng mang tính hình thức, đối phó, chủ yếu trong các giờ hội giảng, hầu như rất
ít được vận dụng trong những giờ học bình thường Mặt khác, thảo luận nhóm
là phương pháp mất nhiều thời gian mà quỹ thời gian dành giờ dạy lại hạn chế
và số lượng học sinh trong lớp quá đông cũng là nguyên nhân dẫn đến việc giáoviên ít vận dung phương pháp này
4 Ứng dụng dạy học thảo luận nhóm vào thiết kế phiếu học tập trong dạy học Sinh học 10
Thiết kế phiếu học tập cho hoạt động dạy học thảo luận để dạy bài số 3
đến bài số 6 SGK sinh học 10 Do trình độ nhận thức của học sinh ở các lớp là
không đồng đều nhau, do đó trong quá trình giảng dạy giáo viên cần lưu ý:Cách thiết kế phiếu học tập cho hoạt động thảo luận nhóm phù hợp với đốitượng học sinh Để bài giảng thu được kết quả cao nhất Sau đây tôi xin đưa ramột số mẫu phiếu thảo luận trong dạy học chương I phần II sinh học tế bào -sinh học 10 cơ bản cho hai đối tượng học sinh trung bình( Tb) - yếu và trungbình khá - khá
4.1 Thiết kế phiếu học tập cho bài số 3- Các nguyên tố hóa học.
Phần II- Nước và vai trò của nước trong tế bào sống
a Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb - yếu:
Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
Trang 12Phân tử nước được cấu tạo từ….(1)…Ôxi liên kết với …(2)…Hiđrô bằngliên kết… (3)… ; Do đôi elêchtron dùng chung lệch về phía … (4)… nênphân tử nước có tính phân… (5)…
b Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb khá- khá:
Đọc sách giáo khoa và vận dụng kiến thức bản thân trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu cấu tạo của phân tử nước? Giải thích tại sao nước có tính phân cực? Câu 2: Tại sao nước đá nổi trên nước thường? Cho biết hậu quả khi cho tế bào
sống vào ngăn đá tủ lạnh?
Câu 3: Giải thích tại sao con nhện lại chạy được trên mặt nước?
4.2 Thiết kế phiếu học tập cho bài số 4- Cacbonhiđrat và Lipit.
a Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb - yếu:
Hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thành phiếu học tập sau:
- Nêu cấu tạo chung của cacbonhiđrat?
- Thế nào là đường đơn? Đường đôi? Đường đa?
b Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh tb khá- khá: Đọc SGK và hoàn thiện
Hoặc GV có thể sử dụng phiếu học tập sau:
Mỡ
Photpholipit
Sterôit
Sắc tố và vitamin
4.3.Thiết kế phiếu học tập cho bài số 5: Prôtêin
Phiếu thảo luận nhóm giành cho học sinh Tb-Yếu
Hãy đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập sau:
Phiếu số 1
Prôtêin có cấu tạo theo nguyên tắc… (1)…., các đơn phân là các… (2)
… Liên kết với nhau tạo thành … (3)… Sự đa dạng của prrotêin do sự
Trang 13khác nhau về… (4)… và … (5)… các axit amin Do vậy chúng có … (6)
… và … (7)… khác nhau Ph i ếu số 2
- Cấu trúc bậc một của prôtêin gồm….(1) chuỗi polipeptit dạng mạch… (2)…
- Cấu trúc bậc hai của prôtêin gồm…(3)… chuỗi polipeptit dạng mạch (4)…
- Cấu trúc bậc ba của prôtêin gồm….(5)… chuỗi polipeptit dạng mạch (6)…
- Cấu trúc bậc bốn của prôtêin gồm….(7)… chuỗi polipeptit dạng mạch (8)…
c Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb khá- khá: Đọc sách giáo khoa và hoàn thiện bảng sau: Nội dung Prôtêin bậc 1 Prôtêin bậc 2 Prôtêin bậc 3 Prôtêin bậc 4 Số chuỗi polipeptit ………
………
………
………
………
………
………
………
Kiểu soắn ………
………
………
………
………
………
………
………
Các liên kết ………
………
………
………
………
………
………
………
4.4.Thiết kế phiếu học tập cho Bài số 6 - Axitnuclêic.
a Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb -yếu:
Đọc sách giáo khoa và hoàn thiện phiếu học tập sau:
1 ADN cấu tạo theo nguyên tắc (1)… Mỗi đơn phân là một (2)…Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 phần là: ….(3) , …(4)… và ….(5) Bazơ nitrơ gồm 4 loại A, T, G, X, các nuclêôtit chỉ khác nhau về (6) Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo thành chuỗi….(7)…
2 Phân tử ADN gồm mấy chuỗi? Liên kết bổ xung thể hiện nh− thế nào?
c Phiếu thảo luận nhóm cho học sinh Tb khá- khá:
1 Quan sát hình 6.1 SGK hãy mô tả cấu trúc của phân tử ADN?
2 Đọc sách giáo khoa và hoàn thiện bảng sau:
Axit nuclêic
Số mạch, đặc điểm mạch