1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công Nghệ làm tăng kết quả học tập cho học sinh lớp 10C2

28 3,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 345,5 KB

Nội dung

Trong các phương pháp dạy học hiện nay ở bậc THPT, đặc biệt là môn Công nghệ 10 thì phương pháp “thảo luận nhóm” là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề.

Trang 1

1.Tóm tắt:

Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (Luật Giáo dục, điều24.2)

Trong các phương pháp dạy học hiện nay ở bậc THPT, đặc biệt là môn Côngnghệ 10 thì phương pháp “thảo luận nhóm” là phương pháp được sử dụng rộng rãinhằm giúp cho học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập, học sinh có thểchia sẻ kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề

Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học mà theo đó học sinh được chia rathành nhiều nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một nội dung công việc cụthể hướng tới nội dung công việc lớn hơn Kết quả của mỗi nhóm sẽ được trình bàytrước tập thể để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng

Thông qua thảo luận rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, giao tiếp và bồidưỡng phương pháp tự học Trong quá trình thảo luận nhóm, giúp các thành viêntrong nhóm khắc phục tính nhút nhát, thụ động bằng cách nói lên những suy nghĩcủa mình về vấn đề được đặt ra, thấy mình cần học hỏi thêm điều gì Đây chính làquá trình học hỏi lẫn nhau để cùng tiến bộ của các thành viên trong nhóm chứkhông phải là sự tiếp nhận kiến thức một cách thụ động được truyền đạt từ phía giáoviên Với mục tiêu trên tôi quyết định chọn đề tài nhằm từng bước hoàn thiện nângcao năng lực chuyên môn để ngày càng phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục vàđào tạo

Phương pháp giảng dạy bộ môn Công nghệ 10 rất phong phú nhưng phạm vicủa đề tài được trình bày thể hiện giới hạn trong phạm vi chỉ sử dụng phương phápthảo luận nhóm thay vì sử dụng phương pháp truyền thống

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương thuộc khối 10 trườngTHPT Nguyễn Trung Trực – Tây Ninh Lớp 10C2 là nhóm thực nghiệm, lớp 10C1

là nhóm đối chứng Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy cácbài như sau:

 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng

 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng (Phụ lục 1)

Kết quả của thực nghiệm cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quảhọc tập của HS Lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng Điểm kiểm trađầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,86 còn lớp đối chứng là 6,41.Qua ttest (kiểm chứng) cho thấy p = 0,00004 < 0,05; nghĩa là có sự khác biệt lớngiữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng

Điều đó minh chứng rằng: “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy

học môn Công Nghệ có làm tăng kết quả học tập cho học sinh lớp 10C2”

Trang 2

2.Giới thiệu:

2.1.Hiện trạng:

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người trong quá trình làm việc phảihợp tác với nhau để đạt hiệu quả Thảo luận nhóm giúp các em tham gia chủ độngvào quá trình học tập Thông qua thảo luận nhóm, ý kiến, suy nghĩ cá nhân đượcbộc lộ Qua điều chỉnh, uốn nắn của tập thể các em ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thầngiúp đỡ, tương trợ cho cộng đồng sẽ làm cho học sinh trong nhóm quen dần với sựphân công hợp tác trong lao động xã hội sau này Vì vậy, bên cạnh hình thức họctập cá nhân việc học tập theo nhóm là một công việc cần thiết

Học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực thường học yếu kém môn Côngnghệ đặc biệt là Công nghệ 10

2.4.Vấn đề nghiên cứu:

Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công nghệ cólàm tăng kết quả học tập cho học sinh lớp 10C2 không?

2.5.Giả thuyết nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công Nghệ có làmtăng kết quả học tập cho học sinh lớp 10C2

3 Phương pháp

3.1 Khách thể nghiên cứu:

 Học sinh lớp 10C1, 10C2 và GV dạy môn Công Nghệ 10 của trường THPTNguyễn Trung Trực

 Hai lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số, giới tính, học chung một GV

bộ môn công nghệ Ý thức học tập tất cả các em đều tích cực, chủ động Cụ thể:

Bảng 1

3.2.Thiết kế nghiên cứu:

Chọn hai lớp nguyên vẹn: 10C2 là nhóm thực nghiệm, 10C1 là nhóm đốichứng Lấy kết quả môn học của bài kiểm tra giữa học kỳ I làm bài kiểm tra trước

Trang 3

tác động Kết quả của bài này cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khácnhau Dùng phép kiểm chứng Ttest của bài này có kết quả:

Bảng 2: Kiểm chứng xác định sự tương đương

Từ bảng 2 ta có p = 0,911 > 0,05 như vậy sự chênh lệch giá trị trung bình củahai nhóm là không có ý nghĩa Vậy hai nhóm được coi là tương đương

Tôi sử dụng kiểu thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các

Thiết kế trên tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập

3.3.Quy trình nghiên cứu:

* Chuẩn bị bài giảng của GV:

 Lớp đối chứng tôi xây dựng kế hoạch bài học sử dụng phương pháp truyềnthống

 Lớp thực nghiệm tôi xây dựng kế hoạch bài học có sử dụng phương phápthảo luận nhóm (xem phụ lục 1)

* Tiến hành dạy thực nghiệm:

Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhàtrường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan

Bảng 4:

Sáu (26/10) Công nghệ 11 Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu

bệnh hại cây trồngSáu (09/11) Công nghệ 13 Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Trang 4

3.4.Đo lường và thu thập dữ liệu:

 Bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra giữa học kỳ I lớp 10 môn Côngnghệ

 Bài kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra học kỳ I lớp 10 môn Công nghệ

4.Phân tích dữ liệu và bàn luận:

4.1.Phân tích dữ liệu và kết quả:

Bảng 5: So sánh điểm trung bình sau tác động

nghiệm và đối chứng rất có ý nghĩa Kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm

đối chứng là không ngẫu nhiên mà có được là do tác động mà có

Mức độ ảnh hưởng (SMD) là 0,818 Theo tiêu chí Cohen: 0,8  SMD  1Vậy việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm có tác dụng và ảnh hưởng lớn

Vậy: giả thuyết của đề tài “Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng

dạy môn Công nghệ có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 10C2” đã được

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động

của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

Trang 5

P = 0,00004 < 0,05, phép kiểm chứng cho thấy kết quả ta thu được sau tácđộng không phải do ngẫu nhiên mà chính là do sự chủ động tác động của ta Nghĩa

là muốn có kết quả và hiệu quả cao thì các biện pháp được nêu trong đề tài là có giátrị và có ý nghĩa với kết quả học tập của HS

đa số các thành viên trong nhóm không tham gia thảo luận mà lại quan tâm đến vấn

đề khác …Trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganhđua quá mức

 Thường khó để đánh giá từng HS một cách công bằng và một vài em có thểcảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm

 HS phải học cách học trong môi trường nhóm, nhưng đôi khi không dễ chocác em khi đã quen với các phương pháp giảng dạy lấy GV làm trung tâm

5.2.1 Đối với các cấp quản lý:

 Cần đầu tư, trang bị thêm về cơ sở vật chất và trang thiết bị để phục vụ chophương pháp học nhóm và các phương pháp dạy học tích cực khác

 Có chính sách, chế độ để khuyến khích GV sử dụng phương pháy dạy họcmới vào giảng dạy

5.2.2.Đối với GV:

 Luôn tự tìm tòi và nâng cao khả năng sử dụng các phương pháp dạy học mới

để ứng dụng vào hoạt động dạy học phát huy tính tích cực của HS

 Có thể áp dụng đề tài vào các chủ đề khác hay các môn khác cũng sẽ có kếtquả, hiệu quả nâng cao kết quả học tập của môn học đó

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ GD&ĐT Dự án Việt – Bỉ Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Nhàxuất bản ĐHQG Hà Nội

2 Thái Duy Tuyên (GS.TSKH) Giáo dục hiện đại Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội

3 Nguyễn Hữu Châu (chủ biên) Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức

tổ chức dạy học trong nhà trường NXB ĐHSP Hà Nội

4 Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) Sách giáo khoa Công nghệ 10 Nhà xuất bản Giáodục

5 Nguyễn Văn Khôi (Chủ biên) Sách giáo viên Công nghệ 10 Nhà xuất bản Giáodục

6 Ngô Thu Dung Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp Tạp chíGiáo dục số 3

7 Nguyễn Thị Hồng Nam Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thứcthảo luận nhóm Tạp chí Giáo dục số 26

8 Vũ Thị Sơn Tương tác giữa học sinh trong dạy học theo nhóm Tạp chí TTKHGD, số 114

9 Mạng Internet:

thuvientailieu.bachkim.com; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com; giaovien.net; tintuc.hocmai.vn; tusach.thuvienkhoahoc.com

Trang 7

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Tiến trình dạy học theo nhóm.

Trên cơ sở phân tích khái niệm và những đặc trưng của việc tổ chức dạy họctheo nhóm trong giờ học và dựa vào lý thuyết về tổ chức, tôi cho rằng quy trình tổchức dạy học theo nhóm trong giờ học phải bao gồm ba bước cụ thể mà GV cần tiếnhành như sau:

1.Lập kế hoạch cho hoạt động nhóm khi soạn giáo án:

Đây là khâu đầu tiên, quan trọng GV cần chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành dạyhọc theo nhóm Ngay khi soạn giáo án chuẩn bị cho giờ học, GV đã cần thiết kế đầy

đủ các bước của hoạt động nhóm từ khâu xác định thời điểm tiến hành dạy họcnhóm trong tiết học, xác định nhiệm vụ, hình thức làm việc nhóm, phân công vaitrò, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá

1.1.Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy:

Việc xác định tường minh những mục tiêu mà HS cần đạt được, xác định rõnhững nội dung chính của bài và hình thành những câu hỏi cần trả lời là rất quantrọng cho việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và thời điểm sử dụng dạy họcnhóm trong giờ học

Lựa chọn hình thức dạy học nhóm phải được ưu tiên khi mục tiêu dạy học làhình thành kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể, hình thành phương pháp tổ chứchoạt động trong một nhóm Hoặc những nhiệm vụ học tập hay những câu hỏi không

có câu trả lời trực tiếp hay tương đối phức tạp đối với đa số HS trong lớp, nhữngnhiệm vụ đòi hỏi sự huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết của nhiều người, hoặc cần

tổ chức cho HS tranh luận, thảo luận về một vấn đề mà HS còn có nhiều cách hiểukhác nhau, đa dạng các ý kiến, v v

1.2.Xác định mục tiêu của hoạt động nhóm:

Mục tiêu của hoạt động nhóm phải bao gồm hai mục tiêu cơ bản: mục tiêu củabài học; mục tiêu cụ thể cho sự phát triển kĩ năng xã hội trong hoạt động nhóm Tuynhiên, không thể một lúc và đồng thời có thể giáo dục ở các em tất cả các kĩ năng

mà nên lựa chọn một vài kĩ năng cần thiết, phù hợp với nhiệm vụ, nội dung bài học,với trình độ thực tế của HS

Trên cơ sở những kĩ năng xã hội cơ bản cần cho HS khi làm việc nhóm, GVcần có kế hoạch cho toàn bộ quá trình hình thành kĩ năng làm việc nhóm ở HS; cần

có sự ưu tiên những kĩ năng nào hình thành ở HS trước, kĩ năng nào sau và có sựtheo dõi tiến bộ của từng HS để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời Trên cơ sở kếhoạch tổng thể đó, GV lựa chọn một hay hai kĩ năng cho một bài học khi chuẩn bịcho dạy học theo nhóm

1.3.Thiết kế các nhiệm vụ cho hoạt động nhóm:

+ Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau

Trang 8

+ Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kĩ năng và khả năng của HS

+ Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các nhóm và các thành viên + Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân

1.4.Dự kiến cách thức đánh giá, cho điểm nhóm:

Vấn đề này GV cũng cần phải nghĩ đến ngay từ khâu chuẩn bị, thiết kế nhómlàm việc Vì cách thức đánh giá như thế nào cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tráchnhiệm cá nhân, đến sự tham gia tích cực của mọi thành viên trong nhóm Vì thế cầnxây dựng phương án đánh giá cụ thể để sự cố gắng của mỗi cá nhân trong nhóm đều

có ý nghĩa trong thành tích của nhóm và thành tích của các thành viên trong nhóm

Có một số cách hình thành nhóm học tập như sau:

+ Hình thành nhóm theo nhiệm vụ học tập

+ Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên

+ Phân chia nhóm theo bàn hoặc một số bàn học gần nhau, hoặc dùng đơn vị

 Kích cỡ nhóm: Kích cỡ nhóm phụ thuộc vào bài tập mà GV thiết kế Tuynhiên một điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế quy mô nhóm là nhóm phải huyđộng được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phảitạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm

 Bố trí chỗ ngồi cho HS làm việc nhóm: Bố trí chỗ ngồi cho HS phải phù hợpvới họat động nhóm cũng như kích cỡ nhóm làm việc Việc bố trí chỗ ngồi cho HSphải đảm bảo thuận lợi cho HS khi làm việc cũng như khi di chuyển, đồng thời đảmbảo sự tương tác giữa các HS trong nhóm cũng như giữa các nhóm được thuận lợi

2.2.Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm:

Trang 9

 Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu

 Yêu cầu các nhóm diễn giải lại nhiệm vụ của nhóm mình để đảm bảo chắcchắn là HS hiểu những gì GV yêu cầu

 Trình bày cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào là tốt nhất

GV có thể xây dựng một số dạng bài tập sau để giao cho các nhóm: So sánh;phân tích; Phân loại (phân chia các yếu tố theo từng loại; sắp xếp theo thứ tự (Sắpxếp theo trình tự các bước tiến hành một thí nghiệm, ); Nhớ lại (nhớ lại các kháiniệm, định nghĩa, họat động này dùng trong ôn tập); Lựa chọn; Ghép đôi (nối kếthai cột thông tin cho sẵn A và B); Mô phỏng (sau khi GV cho ví dụ, HS phải cho ví

dụ khác tương tự); Chuẩn bị (cho HS chuẩn bị một số bài tập, thí nghiệm, các bướctrình bày một vấn đề); Cải tiến (GV cho bài tập sai, hoặc thiếu dữ kiện, yêu cầu HSsửa lại)

2.3.Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm:

 Giúp nhóm phân công vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên: Trước tiêncác thành viên trong nhóm cần cùng nhau bầu nhóm trưởng, thư kí và các vai tròkhác nếu cần thiết GV cần theo dõi, giám sát để tránh việc một em nào đó luôn giữvai trò nhóm trưởng, thư kí Nên gợi ý để có sự luân phiên các vai trò trong nhómvới nhau để mỗi HS đều được trải nghiệm vị trí lãnh đạo nhóm

 Theo dõi, hướng dẫn HS các kỹ năng làm việc nhóm thông qua các tương tác

đa chiều, trực diện trong nhóm: Sự tương tác trực tiếp này thể hiện ở chỗ: Trongmột nhóm, phải tạo ra các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận trực tiếp giữacác thành viên khi giải quyết một công việc, một nhiệm vụ học tập cụ thể của nhóm.Giữa các nhóm với nhau, sự tương tác trực tiếp cũng thể hiện ở chỗ phải tạo ranhững cuộc trao đổi, tranh luận giữa những ý kiến của các nhóm Sau khi các nhómxem xét, cân nhắc, trao đổi, đánh giá và sau đó phải cùng thống nhất một kết luậnchung, trong đó có xem xét, bảo lưu cả những ý kiến trái ngược hợp lý

Tương tác giữa GV và HS chủ yếu được thực hiện thông qua nhóm, chỉ trongnhững trường hợp đặc biệt mới cần có tác động trực tiếp giữa GV với HS

2.4.Quan sát, kiểm soát hoạt động nhóm, bao gồm:

+ Kiểm soát các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa + Kiểm soát quá trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm + Kiểm soát kết quả công việc của các nhóm

Trong quá trình quan sát, kiểm soát hoạt động nhóm, nếu phát hiện thấynhóm nào có những thành viên không chịu phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, GVcũng không nên dừng nhóm lại ngay cả khi nhóm yêu cầu Hãy để cho nhóm tự họccách giải quyết với những tương tác giữa các thành viên không hợp tác

3.Đánh giá kết quả làm việc nhóm:

Đánh giá như thế nào để khuyến khích HS làm việc theo nhóm, đảm bảo sựcông bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất quan trọng

3.1.HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm:

Trang 10

Cần tạo cơ hội để các thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việccủa nhóm mình Điều trước tiên cần lưu ý khi để HS tự đánh giá là GV phải hướngcác em vào việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làmviệc (sự tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiếncủa nhau, giải quyết bất đồng, v.v )

3.2.Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:

Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, GV yêu cầu từng nhóm cửđại diện lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình Tiếp theo mỗi nhóm lại cửđại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kếtquả làm việc của nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 4, nhóm 4 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm

1, v.v

3.3.GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm:

Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữacác nhóm với nhau GV nên cùng HS kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm cóđúng không Chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớp biết sai ở đâu

và vì sao sai

Kết quả làm việc của nhóm có thể được GV sử dụng để cho điểm các thànhviên trong nhóm Về cách thức cho điểm như thế nào đối với kết quả làm việc nhómthì vẫn đang có những tranh luận khác nhau Một vài người đã đánh giá cho cùngđiểm số như nhau đối với mọi thành viên trong nhóm khi cùng thực hiện nhiệm vụnhóm Họ cho rằng nếu đánh giá từng HS thì vô tình chung sẽ dẫn đến sự ganh đuatrong nhóm với nhau và như vậy phá hỏng những lợi ích của làm việc theo nhóm.Một số khác cho điểm theo sự đóng góp của mỗi em dựa trên các điểm số bài kiểmtra của mỗi em hoặc dựa trên sự đánh giá của nhóm về công việc của từng thànhviên

Tuy nhiên, khi đánh giá cho điểm HS, GV cần tính đến tính đa mục đích củadạy học theo nhóm: thứ nhất là đánh giá kiến thức hay nhiệm vụ đã hoàn thành mà

HS thu được sau khi làm việc nhóm Thứ hai là kĩ năng cần thiết để làm việc nhóm Tóm lại, dạy học theo nhóm là một công việc phức tạp, đòi hỏi GV cũng như

HS phải có sự chuẩn bị và có thời gian để làm quen dần dần Tuy nhiên nếu đã quenvới cách dạy theo nhóm thì sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức của GV và HShọc được một cách thức làm việc hữu ích cho sau này khi bước vào cuộc sống

Trang 11

PHỤ LỤC 2: Kế hoạch bài học

TiÕt 11

SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Giáo viên: Bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận

2.Học sinh: Bảng phụ để ghi nội dung thảo luận

III.NỘI DUNG HỌC TẬP:

Bài gồm 4 phần:

I Nguồn sâu bệnh hại

II Điều kiện khí hậu đất đai

III Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc

IV Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch

Trọng tâm của bài dàn đều trong cả 4 phần

IV.TIẾN TRÌNH:

1.Ổn định lớp: Điểm danh, kiểm tra tác phong và vệ sinh lớp của học sinh

2.Kiểm tra bài cũ:

a.Câu hỏi:

 Trồng cây trong dung dịch có mấy bước ?

 Khi trồng cây trong dung dịch cần bố trí bộ rễ như thế nào trong bình đựngdung dịch Knốp

b.Đáp án:

 Có 5 bước

 Cần bố trí bộ rễ 2/3 trong nước còn 1/3 để trên mặt dung dịch để cây hút ôxi

Trang 12

3.Giảng bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học

trung bình, yếu đều nhau (GV dựa vào

điều tra tình hình, phân loại đối tượng

đầu năm mà phân chia)

+ Nhiệm vụ nhóm trưởng: tổ chức

cho thảo luận, lấy ý kiến từ các bạn,

thống nhất ý kiến của nhóm

+ Nhiệm vụ thư kí: là HS viết chữ

nhanh để ghi nhận kết quả thảo luận

nhóm

GV sắp xếp cho HS ngồi xoay

vòng để HS nhìn rõ nhau tạo điều

kiện HS trao đổi chia sẻ kiến thức và

thảo luận nhóm đạt kết quả cao Cụ

thể các bàn 1, 3, 5 của mỗi dãy sẽ

quay xuống các bàn 2, 4, 6

GV giao công việc cụ thể cho 4

nhóm bằng cách treo bảng phụ có ghi

4 câu hỏi và phân công cho 4 nhóm

+ Nhóm 1: Để ngăn ngừa sâu, bệnh

phát triển thì cần áp dụng biện pháp kĩ

thuật gì? Em hãy cho biết tác dụng của

từng biện pháp đó?

+ Nhóm 2: Điều kiện khí hậu có ảnh

hưởng như thế nào đến sự phát sinh,

phát triển của sâu bệnh hại cây trồng?

Cần làm gì để hạn chế ảnh hưởng của

yếu tố này?

+ Nhóm 3: Chế độ chăm sóc có ảnh

hưởng như thế nào đến sự phát sinh,

phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?

Cho ví dụ minh họa

+ Nhóm 4: Nêu điều kiện để sâu,

bệnh phát triển thành dịch Làm gì để

I.Nguồn sâu, bệnh hại:

1.Nguồn sâu, bệnh:

 Có ở đồng ruộng từ vụ trước: Trứng,nhộng sâu hại, bào tử nấm, vi khuẩngây hại, tiềm ẩn trong đất, bờ ruộng,bụi cây cỏ

 Hạt, cây giống có nhiều sâu, bệnh

2.Biện pháp ngăn ngừa:

 Xử lí đất, bờ ruộng, vệ sinh đồngruộng để diệt trừ nguồn sâu bệnh hại,làm mất nơi cư trú và gây khó khăncho sự phát triển của sâu, bệnh hại

 Xử lí hạt giống, chọn giống sạch

II.Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, đất đai đến sự sinh trưởng, phát triển của sâu, bệnh:

1.Điều kiện khí hậu:

a.Nhiệt độ: Mỗi loại côn trùng, vi

sinh vật chỉ phát triển trong giới hạnnhất định, nhiệt độ phù hợp, hoạt độngsinh sản mạnh Ngoài giới hạn này thìsâu, bệnh ngừng hoạt động, thậm chí

bị chếtb.Độ ẩm và lượng mưa:

 Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phátdục của côn trùng Lượng mưa và độ

ẩm phù hợp thì côn trùng phát triểnmạnh Ngược lại côn trùng có thể bịchết

 Độ ẩm có ảnh hưởng gián tiếp đếnphát sinh, phát triển của sâu, bệnhthông qua ảnh hưởng từ nguồn thức ăn

* Khi gặp điều kiện khí hậu không

thuận lợi: cần điều chỉnh thời vụ thíchhợp, chọn giống phù hợp, mật độ gieotrồng vừa phải và thăm đồng thườngxuyên để có biện pháp xử lí kịp thời

Trang 13

ngăn ngừa dịch bệnh phát triển?

 HS làm việc nhóm theo phân công

của GV trong 15 phút Nhóm trưởng

điều hành và chỉ định từng thành viên

trong nhóm trình bày ý kiến, thống

nhất và thư kí ghi chép vào bảng phụ

 GV quản lí hướng dẫn, theo dõi

cung cấp thông tin hỗ trợ cho các

nhóm

 Hết thời gian qui định GV thông

báo cho lớp ngưng thảo luận, các

nhóm treo bảng phụ lên bảng

GV gọi bất kì HS của nhóm để

phát biểu nội dung câu trả lời của

nhóm mình sau đó mời HS nhóm khác

cho ý kiến Như vậy, GV nhận được

thông tin phản hồi nhận thức của mỗi

nhóm và mỗi cá nhân (15 phút)

GV tổng kết nội dung bài học và

cho các em ghi vào tập (5 phút)

2.Điều kiện đất đai:

 Đất thiếu, thừa hay mất cân đối chấtdinh dưỡng, đặc tính lí, hóa kém làmcây phát triển kém, dễ bị sâu, bệnh

III.Điều kiện về giống cây trồng và chế độ chăm sóc:

 Giống nhiễm sâu, bệnh sẽ là nguồngây, phát triển sâu, bệnh

 Chế độ chăm sóc mất cân đối giữanước, phân bón làm cho sâu, bệnh pháttriển mạnh

IV.Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

 Bắt đầu từ những ổ dịch Nếu ngặpđiều kiện thuận lợi: đủ thức ăn, nhiệt

độ, độ ẩm thích hợp thì sâu, bệnh sẽsinh sản mạnh

 Sử dụng giống có khả năng chốngchịu kém

 Chăm sóc không tốt sẽ phát triểnthành dịch

Trang 14

II.Nguyên lí cơ bản phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.

III.Các biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng

Trọng tâm của bài là phần II và III

IV.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1.Ổn định tổ chức:

 Quan sát tổng quát trên lớp

 Kiểm tra sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ:

 Em hãy tìm hiểu ở gia đình hoặc địa phương em đã làm gì để hạn chế sâubệnh gây hại?

 Theo em sâu bệnh phát triển phụ thuộc vào điều kiện nào?

Giáo viên nhận xét hai câu trả lời trên và bổ sung đặc biệt là câu 2 và vào bàimới

3.Bài mới:

Ngày đăng: 28/11/2014, 06:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu. - SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công Nghệ làm tăng kết quả học tập cho học sinh lớp 10C2
Bảng 3 Thiết kế nghiên cứu (Trang 3)
Bảng 2: Kiểm chứng xác định sự tương đương - SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công Nghệ làm tăng kết quả học tập cho học sinh lớp 10C2
Bảng 2 Kiểm chứng xác định sự tương đương (Trang 3)
PHỤ LỤC 4: Bảng điểm - SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Công Nghệ làm tăng kết quả học tập cho học sinh lớp 10C2
4 Bảng điểm (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w