SKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCSSKKN Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCS
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU:
I.Lý do chọn đề tài :
Trong nửa thế kỷ qua nền giáo dục nước ta đã trải qua nhiều lần cải cách, đổi mới để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước Hiện nay giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, trong đó có bộ môn Tiếng Anh đang được đổi mới thực sự nhằm phục vụ có hiệu quả công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Từ đổi mới nội dung, yêu cầu dạy học theo mục tiêu của bộ môn, nội dung SGK mới được biên soạn nhằm khắc phục một số hạn chế trong phương pháp dạy học cũ và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập
Từ trước tới nay việc dạy học ở trường THCS đã có rất nhiều phương pháp , đặc biệt là sau khi thực hiện chương trình đổi mới SGK , có nhiều phương pháp nhằm khắc phục tình trạng “thầy giảng ,trò ghi” bằng những phương pháp dạy học có tính sáng tạo để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập ở lớp, ở nhà và nhiều hoạt động ngoại khóa khác,bằng cách hướng dẫn việc tổ chức học tập của các em Như vậy để đạt được mục tiêu của bài học, ngoài việc vận dụng tính ưu việt của nhiều phương pháp cần phải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vì đó là một trong những phương pháp hay, nó giúp học sinh phát triển được óc sáng tạo của mình, tự rút ra được cho mình về những kiến thức của bài học thông qua ý kiến của các bạn trong nhóm
Với lý do trên tôi chọn đề tài: “ Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh THCS”
II Mục đích nghiên cứu:
- Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bất kì một người nào giảng dạy
bộ môn Tiếng Anh cũng cần phải suy nghĩ là làm thế nào để tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm tạo được sự hứng thú học tập cho người học và mang lại hiệu quả tối ưu nhất
- Thông qua việc nghiên cứu này,bản thân tôi sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học bằng phương pháp thảo luận theo nhóm
- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong gìơ học Tiếng Anh, đặc biệt trong việc thảo luận nhóm
- Giúp học sinh có được những kĩ năng trong phương pháp học tập nhóm và biết cách phối hợp với nhau, phân công nhiệm vụ trong phương pháp học tập theo nhóm
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Trong giới hạn phạm vi cho phép đối với một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, tôi chỉ nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm môn Tiếng
Trang 2Anh THCS, để đưa ra phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập thảo luận nhóm
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu
Mô tả thực trạng về đặc điểm của môn học đưa ra phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực của học sinh,của chương trình Tiếng Anh THCS
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Tìm đọc tài liệu,tổng hợp tài liệu nghiên cứu
- Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
B NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở pháp lý :
Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ được tiến hành cùng với
sự đổi mới nội dung ,song công việc này đồi hỏi sự nỗ lực tiến hành một cuộc cách mạng thực sự mà người giáo viên phải thực hiện nhằm thay đổi những quan điểm thói quen không phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay
Mục tiêu của môn Tiếng Anh ở trường THCS là hình thành cho học sinh
hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình lớp 6-9 và một khối lượng từ vựng và các cấu trúc cơ bản được thể hiện qua các kĩ năng Nghe Nói -Đọc - Viết.Từng bước hình thành các khả năng giao tiếp cho học sinh
Để đạt được mục tiêu của bài học người giáo viên phải vận dụng nhiều biện pháp có hiệu quả trong hoạt động dạy và học trên lớp.Trong đó phương pháp dạy học thảo luận nhóm không thể thiếu trong mỗi giờ học ngoại ngữ
2.Cơ sở lý luận:
Đất nước và xã hội ta đang đổi mới vì thế giáo dục cũng đang đổi mới Việc dạy Tiếng Anh trong nhà trường cũng đang được đổi mới.Đổi mới để có kết quả thiết thực hơn, đáp ứng nhu cầu để việc đổi mới trong giảng dạy Tiếng Anh THCS có kết quả tốt.Phương pháp thảo luận nhóm là tập thể hóa mục tiêu đối tượng,tiến trình học tập của học sinh
Trang 3Trong phương pháp này các hoạt động của mỗi cá nhân được tổ chức phối hợp để đạt được mục đích chung
Phương pháp thảo luận nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia
sẻ những kinh nghiệm ,hiểu biết, nói ra những điều đang nghĩ, mỗi em có thể nhận xét về trình độ hiểu biết của mình về chủ đề thầy nêu ra,thấy mình cần học hỏi thêm những gì,bài học trở thành quá trình tự học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên
3 Cơ sở thực tiễn:
Phương pháp dạy học thảo luận nhóm có một vai trò rất quan trọng trong giờ học ngoại ngữ nhưng trong thực tiễn chưa được quan tâm đúng mức ,xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau ,từ phía giáo viên cũng như học sinh Sau đây là số liệu điều tra chất lượng bộ môn tiếng Anh của những năm trước để minh chứng cho điều trên
- Năm học 2013 - 2014
Do đó tôi thấy đây là một đề tài rất quan trọng mà mỗi người giáo viên phải quan tâm và nghiên cứu để đưa ra biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong việc thảo luận nhóm và đạt được mục tiêu của giờ học
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Khái quát phạm vi:( Địa bàn nghiên cứu)
Trường nằm ở vùng nông thôn
Học sinh đã được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ bậc tiểu học và 13 năm thay SGK ở THCS do đó kiến thức về bộ môn đã có
2 Thực trạng và nguyên nhân của dề tài nghiên cứu:
Đã là năm thứ 13 thực hiện chương trình cải cách ,nên đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy và học
Các em chưa phát huy hết tính tích cực nỗ lực trong học tập và khả năng tư duy sáng tạo
Khả năng phát âm của các em còn nhiều hạn chế ,do học sinh nông thôn
Trang 4Các em chưa có tính ham học.Do đó trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc cho người dạy cũng như người học
Nói chung thực trạng chất lượng về đề tài chưa cao,về việc học các kĩ năng
Giáo viên chưa phân công kĩ cho các em về nhà chuẩn bị nội dung thảo luận
Học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp,nên khi thảo luận cònmất nhiều thời gian Chính vì thế nên trong thời gian hạn định của một tiết học giáo viên không thể đi sâu hướng dẫn cho học sinh phân tích kĩ nội dung thảo luận của từng nhóm
Một số học sinh còn ỷ lại trông chờ vào những bạn trong nhóm nên không tích cực thảo luận
PHẦN III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP
1.Cơ sở đề xuất giải pháp :
Trong phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thảo luận theo nhóm nói riêng việc phát huy tính tích cực của học sinh là hết sức quan trọng
Để đạt được mục tiêu của bài học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng Thông qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn trên lớp tôi đưa ra các giải pháp thảo luận nhóm sau:
2 Các giải pháp chủ yếu:
Ở nhà : Sau khi kết thúc bài học ở tiết trước giáo viên yêu cầu học sinh
về nhà đọc trước bài mới và đưa ra một số câu yêu cầu để chuẩn bị thảo luận cho tiết sau và học sinh có sự chuẩn bị trước
Ở trên lớp: Hình thức thảo luận thích hợp nhất là chia lớp theo nhóm:
Từ 2-3 hay 4 nhóm( mỗi nhóm có từ 10 đến 15 em, hay mỗi nhóm là một tổ hay 2 tổ), mỗi nhóm có một nhóm trưởng ,một nhóm phó và một thư ký
Mỗi nhóm được giao một hay một số vấn đề cụ thể có yêu cầu về thực hiện nội dung, về thời gian và cách làm.Trong khi học sinh thảo luận giáo viên phải quán xuyến lớp học xem các nhóm thảo luận như thế nào
Sau khi thảo luận song giáo viên cho thảo luận toàn nhómbằng cách:
Mỗi nhóm cử đại diện để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (hoặc giáo viên có thể gọi bất kỳ em nào trong nhóm) sau đó cho các nhóm khác bổ sung, hoặc đặt câu hỏi liên quan Cuối cùng giáo viên tổng kết các vấn đề được đưa ra rồi kết luận đúng hay sai và cho lớp ghi
Thảo luận xong giáo viên biểu dương những nhóm thảo luận tốt và cho điểm một số em nỗi bật, nhắc nhở các nhóm chưa hoàn thành tốt Đây là một cách để khuyến khích các em trong việc chuẩn bị ở nhà và tích cực thảo luận
Trang 5Trên đây là các giải pháp chủ yếu để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc thảo luận nhóm
3 Tổ chức ,triển khai thực hiện:
Từ các giải pháp trên tôi tiến hành tổ chức triển khai vào bộ môn
Chương trình cơ bản Với thời gian một tiết học chúng ta không thể đưa ra thảo luận hết nội dung của bài học ,mà chúng ta chỉ thảo luận những nội dung quan trọng của bài học Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ 1 Grade 8: Unit 3: At home Leson2: Speak – English 8
Aim: Miêu tả vị trí của các đồ vật trong nhà
Phân ra 4 bước trong quá trình thảo luận:
Bước1: Chuẩn bị cho thảo luận
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài mới, đặc biệt chú ý đến những:
- Giới từ chỉ nơi chốn ; in,on,at,……
- Tên gọi của các đồ vật có trong các phòng: phòng khách , phòng
bếp…
Nhóm 1: Miêu tả vị trí của các đồ vật trong phòng khách
Nhóm 2: Miêu tả vị trí của các đồ vật có trong phòng bếp
Nhóm 3: Miêu tả vị trí của các đồ vật có trong phòng ngủ
Nhóm 4 : Miêu tả vị trí của các đồ vật có trong phòng tắm
Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận
Bước này diễn ra sau khi học xong phần while speaking
Giáo viên giao phiếu thảo luận cho các nhóm (bảng phụ), theo yêu cầu như ở bước 1
Giáo viên cho câu hỏi thảo luận:
- Where is the……… ?/ Where should we put…………?
Cho các nhóm thảo luận: yêu cầu thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự
Bước 3: Tiến hành thảo luận (5 phút)
Hoạt động của học sinh : mỗi nhóm thảo luận theo hình thức từng cá nhân phát biểu ý kiến ( hoặc mỗi cá nhân làm 2 câu), sau đó nhóm trưởng tổng kết, sắp xếp lại thành ý kiến chung của nhóm, thư ký ghi vào bảng phụ (yêu cầu đúng cấu trúc ngữ pháp)
Hoạt động của giáo viên: bao quát cả lớp học để nắm tình hình thảo luận của nhóm, giáo viên có thể gợi ý định hướng giúp học sinh thảo luận đúng trọng tâm của yêu cầu đề ra
Bước 4: Tổng kết thảo luận:
Giáo viên ổn định lại lớp và gọi bất kỳ một em đại diện cho cả nhóm mình (treo bảng phụ của mỗi nhóm lên bảng)
Trang 6Giáo viên và các nhóm nhận xét,bổ sung, và đặt câu hỏi.
Ví dụ 2: Grade 8: Unit 3: At home Leson4: Read – English 8
Nội dung: Discuss about safety precaution Bước1: Chuẩn bị cho thảo luận:
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài mới , đặc biệt chú ý đến phần sắp thảo luận
Giáo viên phân lớp ra thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
Nhóm 1: ( tổ1, tổ2): Discuss about dangerous things in the home for
children
( Thảo luận về các đồ vật nguy hiểm trong nhà đối với trẻ em)
Nhóm 2: (tổ 3, tổ 4): Discuss about safe things in the home for children
( Thảo luận về sự an toàn trong nhà đối với trẻ em)
Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận
Sau phần while reading Giáo viên phát phiếu thảo luận (bảng phụ) Cho các nhóm (yêu cầu theo bước 1), sau đó các nhóm thảo luận dưới hình thức thi đua nhóm nào có nhiếu câu đúng thì sẽ thắng
Bước 3: Tiến hành thảo luận ( 5 phút)
Hoạt động của học sinh: Các cá nhân phát biểu ý kiến, sau đó nhóm trưởng sắp xếp thành ý kiến chung của mỗi nhóm, thư kí ghi vào bảng phụ Giáo viên bao quát lớp để nắm tình hình của mỗi nhóm
Bước 4: Tổng kết thảo luận
Giáo viên ổn định lại lớp, gọi một em mang bảng phụ của nhóm treo lên bảng
Các nhóm khác bổ sung và đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày (nếu có) Giáo viên tổng kết và kết luận
Vídụ 3: Grade8: Unit4 :Our past/ Leson2: Speak – English 8
Aim: Write the difference between the life in the past and now
Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị từ vựng nói về những thứ ở trong quá khứ và bây giờ
Bước1:
Giáo viên chia sẵn lớp làm 2 nhóm lớn và giao vấn đề thảo luận cho mỗi nhóm
Nhóm 1: Discuss and write 5 sentences you used to do last year and
now
( Hãy thảo luận và viết 5 câu về những thứ mà năm ngoái các bạn thường làm và bây giờ.)
Trang 7Nhóm 2: Discuss and write 5 sentences you didn’t use to do last year
and now
( Hãy thảo luận và viết 5 câu mà các bạn thường không làm ở năm ngoái và bây giờ)
Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận
Sau khi học xong phần While speaking Giáo viên yêu cầu 2 nhóm thảo luận rồi viết vào bảng phụ của mỗi nhóm
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm
Bước 3: Tiến hành thảo luận (4 phút)
Từng cá nhân phát biểu ý kiến, sau đó nhóm trưởng tổng kết, thư ký ghi vào bảng phụ
Giáo viên quán xuyến lớp học để nắm tình hình thảo luận của mỗi nhóm Giáo viên có thể định hướng giúp học sinh thảo luận và viết đúng các câu
Bước 4: Tổng kết thảo luận
Nhận xét, bổ sung ( nếu có)
G 1: Last year, I used to get up late, Now, I get up early and do morning exercises
………
………
G 2: Last year, I didn’t use to go to school late, Now I often go to school late ……… ………
Ví dụ 4: English 9/ period 16: Corect the test.
Nội dung: Chữa bài kiểm tra số 1 Tìm và sữa những lỗi thuộc về kiến thức đã học trong bài 1 và 2 của sách giáo khoa Tiếng Anh 9
(Đây là một loại bài học mà nếu giáo viên không khéo lựa chọn phương pháp
sẽ rơi vào dạng thuyết trình và mất rất nhiều thời gian)
Bước1: Giáo viên chuẩn bị trước ở nhà khoảng 4 hoặc 6 bài kiểm tra đã
chấm mà mắc nhiều lỗi nhất
Bước 2: Giao nhiệm vụ thảo luận cho mỗi nhóm là đọc lại bài đã làm của
bạn và tìm ra nhưng lỗi sai ( giao cho mỗi nhóm một bài)
Bước 3: Học sinh tiến hành thảo luận( cho 8 phút)
Bước 4: Tổng kết thảo luận: Giáo viên cho nhóm 1 nêu lên những lỗi sai
Các nhóm còn lại bổ sung thêm qua bài của các em( nếu lỗi nào trùng nhau rồi thì không nêu nữa) Sau đó giáo viên giúp các em cùng sửa lỗi, và nhấn
Trang 8mạnh lại những lỗi đó thuộc về nội dung nào của bài học nhằm khắc sâu nội dung đã học cho các em
Riêng phần cách sữa lỗi cho một tiết chữa bài kiểm tra tôi hẹn sẽ viết cụ thể hơn trong một đề tài khác Đề tài này chỉ giới hạn trong nội dung tổ chức thảo luận nhóm sao cho có hiệu quả
C KẾT QUẢ KHẢO SÁT.
Sau khi áp dụng đề tài này tôi đã thu được kết quả khảo sát như sau:
- Năm học 2013 - 2014
D KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận :
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong thảo luận nhóm, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị từ hai phía, giáo viên và học sinh
- Trước hết đối với giáo viên:
Phải xác định được trọng tâm của bài học để chọn nội dung thảo luận phù hợp, sau đó có kế hoạch rõ ràng như: hướng dẫn về nhà kĩ,có phiếu giao việc (nội dung cần thảo luận) và phải quán xuyến bao quát lớp học tốt
Cần khuyến khích học sinh bằng cách cho điểm, động viên khen ngợi kịp thời
Tránh ngắt lời học sinh để sữa lỗi
- Đối với học sinh cần phải chuẩn bị kĩ trước ở nhà,chủ động thảo luận Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên chắc chắn sẽ phát huy tính tích cực của học sinh trong thảo luận nhóm
2 Kiến nghị :
Để phương pháp này đạt hiệu quả cao hơn điều đầu tiên phải có cơ sở vật chất tốt, đồ dung trực quan đầy đủ , tranh ảnh sinh động để cho giáo viên
có thời gian đầu tư vào sáng kiến mới và chuẩn bị cho tiết dạy đạt kết quả tốt hơn
- Đối với nhà trường: cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất đầy đủ, có phòng học riêng để khi học sinh thảo luận tránh làm ồn đến các lớp
Trang 9khác Có đủ đồ dung dạy học như: bảng phụ được làm bằng nhựa mềm
để sử dụng nhiều lần và dễ gắn lên bảng lớn, bút dạ viết bảng trắng
- Đối với giáo viên cần soạn bài chu đáo, nghiên cứu kĩ giáo án để áp dụng cho các lớp khác nhau
Mặc dù đã rất cố gắng song đề tài không tránh khỏi nhưng thiếu sót Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đông nghiệp Xin cảm ơn!