Đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại: ● Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho người học Trong phương pháp tổ chức, người học là đối tượng của hoạt động dạy đồng thờ
Trang 1SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG TƯ DUY CỦA HỌC SINH
QUA NHÓM BÀI: “CÔNG DÂN VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI”
TRONG GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn rangày càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng Để đápứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáodục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lựccon người Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Giáo dục vàđào tạo phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phươngpháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn, những nội dung có tính cơ bản, hiện đại Tăngcường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê - nin và tưtưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc vănhóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quátrình đào tạo ”
Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp và dạy học ”
Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần phải tăng cường nhiều hơn nữaviệc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học , bậc học, cần phải nghiêncứu và triển khai việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡngcho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề
Môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò đối với việc hình thành, phát triểnnhân cách học sinh THPT, đó là trực tiếp trang bị thế giới quan, nhân sinh quan,giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh Tuy nhiên, ở các trường THPT hiệnnay chưa đánh giá đúng vai trò của bộ môn này dẫn đến việc thiếu quan tâm củagia đình, nhà trường, xã hội cũng như ý thức học tập của học sinh về bộ môn nàychưa cao Bên cạnh đó, việc học tập của học sinh còn mang nặng tích chất đối phóvới các kỳ thi, chạy theo bằng cấp mà ít chú ý đến việc phát triển nhân cách toàndiện cũng như năng lực vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn Đối vớicấp THPT, vấn đề này càng nặng nề vì tâm lý chung của học sinh là muốn học lênđại học, trong khi đó chỉ tiêu vào học hàng năm chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng sốhọc sinh tốt nghiệp THPT Từ đó dẫn đền xu hướng học lệch, học tủ, nhằm mục
Trang 2đích đối phó với các kỳ thi, các em chỉ đầu tư thời gian, tâm huyết vào các mônchính hay các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này Đó là lý do các em bỏ qua hayhọc đối phó môn Giáo dục công dân là một thực trạng đang diễn ra ở trườngTHPT Trong khi đó các kỳ thi diễn ra chỉ giới hạn ở một số môn học, cũng nhưkhông kiểm tra toàn diện tri thức và có những hạn chế trong việc kiểm tra năng lựcvận dụng tri thức một cách sáng tạo trong các tình huống gắn với thực tiễn Thực
tế học lệch, chạy theo điểm số đối với một số học sinh hiện nay cho thấy nhậnthức của không ít phụ huynh, học sinh về tầm quan trọng của việc trang bị thế giớiquan, nhân sinh quan, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh đang bị xem nhẹ
Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là thế hệ trẻ được đào tạo trong trườngphổ thông mang tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vậndụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống Đặc biệt các
em chưa có hiểu biết đủ về các vấn đề chính trị - xã hội, đường lối chủ trương,chính sách củ Đảng, Nhà nước; chưa có ý thức tạo dựng niềm tin, đóng góp vàoviệc giải quyết các vấn đề này Điều đó có nghĩa là giáo dục chưa đáp ứng đầy đủmục tiêu đặt ra là “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sángtạo ”
Xuất phát từ những lý do trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mônGiáo dục công dân trong trường THPT, để học sinh nhận thức về môn Giáo dụccông dân một cách hiệu quả hơn Và nhằm nâng cao hiểu biết về công cuộc xâydựng CNXH ở nước ta hiện nay và một số chính sách của nhà nước nhằm giảiquyết một số vấn đề trong xã hội Bên cạnh đó học sinh rèn luyện được những kĩnăng như tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số vấn đề trong đời sống chính trị - xãhội, phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa nhà nước XHCN với các nhà nướctrước kia, biết thực hiện các quyền dân chủ XHCN và tham gia tuyên truyền chínhsách của Nhà nước Để từ đó các em tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hình thành ý thức, trách nhiệm củacông dân đối với việc xây dựng, bảo vệ nhà nước chế độ XHCN Chính vì vậy nêntrong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực khácnhau trong đó có phương pháp dạy học thảo luận nhóm Với phương pháp này,giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực diễn đạt, hợp tác, làm việc theonhóm của học sinh Đó là một phấm chất quan trọng của người công dân trong xuthế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay
Bằng những kinh nghiệm của bản thân và thu nhận một số ý kiến đóng góp
từ quý thầy cô trong tổ bộ môn cùng với việc tham khảo ở đồng nghiệp về chất
lượng học tập của học sinh nên tôi đã thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp
Trang 3thảo luận nhóm nhằm phát huy tính tích cực trong tư duy của học sinh qua nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội trong GDCD lớp 11”.
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Cơ sở lý luận
1.1 Quan niệm mới về tính chất dạy học, chức năng của người dạy và học
Có 2 quan niệm khác nhau về tính chất dạy học, chức năng của người dạy
và người học Theo quan niệm dạy học truyền thống các tri thức từ sách giáo khoađược người giáo viên chuyển hóa trực tiếp đến học sinh bằng phương pháp thuyếttrình, đàm thoại và diễn giảng người học tiếp thu một cách thụ động Trong khi đótheo quan niệm dạy học hiện đại người giáo viên truyền thụ kiến thức không chỉtrong SGK mà còn từ nhiều nguồn khác như: Internet, sách tham khảo…Kết hợpvới sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và thiết bị công nghệ hỗ trợ Kếtquả là tri thức tác động đến học sinh thông qua nhiều đối tượng, nhiều nguồn trithức trở nên phong phú, sinh động
● Dạy học theo quan niệm truyền thống:
Tri thức Giáo viên Học sinh
(Chủ yếu từ SGK)
Giáo viên là người truyền thụ kiến thức, người học tiếp thu kiến thức
● Dạy học theo quan niệm hiện đại:
(Đặc biệt chú ý công nghệ thông tin)
1.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại:
● Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho người học
Trong phương pháp tổ chức, người học là đối tượng của hoạt động dạy đồng
thời là chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáoviên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ,chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Đượcđặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiêp quan sát, thảoluận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình từ đóvừa nắm được kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được phương pháp làm ra kiếnthức, kỹ năng đó, không đi theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huytiềm năng sáng tạo
Trang 4● Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học cho người học trong quá
trình dạy học
Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập chongười học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mộtmục tiêu dạy học
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh chóng với sự bùng nổ thông tin,khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vàođầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho họcsinh phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc cao hơn càng phảiđược chú trọng
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyệncho học sinh có được phương pháp, kỹ năng , thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo chohọc sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực có trong mỗi con người, kết quả học tập
sẽ được nhân gấp bội Vì vậy, xu hướng ngày nay là nhấn mạnh mặt hoạt độnghọc trong quá trình học; nỗ lực tạo sự chuyển biến từ học tập thụ động sang họctập chủ động; vấn đề phát triển năng lực tự học cho người học không chỉ tự học ởnhà sau bài lên lớp mà còn tự học trong mỗi bài học có sự hướng dẫn của giáoviên và tự học suốt đời
● Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồngđều khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa
về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết
kế thành một chuỗi công tác độc lập
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều đượchình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giaotiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên conđường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể,
ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nângmình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệmcủa mỗi giáo viên
Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là trong lúc phải giải quyếtnhững vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân đểhoàn thành những nhiệm vụ chung
Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cáchnăng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổchức, tinh thần tương trợ…Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống họcđường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong laođộng xã hội
Trang 5Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện hợp tác xuyên quốc gia; năng lựchợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị chongười học.
● Kết hợp đánh giá của giáo viên với sự đánh giá của người học
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của học sinh, mà còn đồng thời tạo điềukiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên
Trước đây, giáo viên giữ độc quyền đánh giá người học Trong phương phápdạy học tích cực, giáo viên phải hướng dẫn người học phát triển kỹ năng tự đánhgiá để tự điều chỉnh cách học Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo điều kiệnthuận lợi để người học được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá và điềuchỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mànhà trường phải trang bị cho người học
Theo hướng phát triển các phương pháp dạy học để đào tạo những con ngườinăng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá khôngthể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã có mà phảikhuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huốngthực tế
Với sự trợ giúp của các thiết bị kỹ thuật, kiểm tra, đánh giá sẽ không còn là mộtcông việc nặng nhọc đối với giáo viên mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn đểlinh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vaitrò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn trở thành người thiết kế, tổchức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để người học tự lựcchiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độtheo yêu cầu của chương trình Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có
vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn bài, giáo viên đã phải đầu tư công sức,thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động, mới có thể thực hiện bài lênlớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạtđộng tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của người học, giáo viên phải có trình độchuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướngdẫn các hoạt động của người học mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến củagiáo viên
1.3 Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân
Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả: Phan Trọng Ngọ “ Thảo luận nhóm làphương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cảcác thành viên ở trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc và trao đổi về một chủ
đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”
Trang 6Thảo luận nhóm là phương pháp để trao đổi ý kiến với người khác về một vấn
đề nào đó nhằm phát hiện ra mọi khía cạnh của vấn đề với mục đích cuối cùng lànhóm đạt được một cách hiểu thống nhất về điều đó
Phương pháp thảo luận nhóm có sự phát triển của phương pháp thảo luận trênlớp, phương pháp này hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các môi trườngTHPT , trong đó có môn Giáo dục công dân
Mục đích của phương pháp này là làm tăng tối đa cơ hội để học sinh làm việc
và khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết
một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học
Đây là phương pháp dạy học hợp tâm lý con người mọi cá nhân từ nhỏ đếnlớn đều có xu hướng thích sinh hoạt quan hệ và làm việc trong nhóm nhỏ.Trong
đó, cá nhân không những thoải mãn được nhu cầu giao tiềp, có cảm giác an toàn
mà còn xuất hiện những hứơng khởi làm tăng hiệu xuất làm việc do có sự tươngtác mặt đối mặt giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
và trách nhiệm phải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm và kĩ năng
xử lí tình huống trong nhóm
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tínhtích cực, tính chủ thể của người học; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp táccao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập Cần kết hợp tốt giữa năng lụccạnh tranh và năng lực hợp tác của người học Để sử dụng hiệu quả phương phápnày, giáo cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm,xây dựng vị thế cuả người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làmviệc nhóm trong học sinh
2 Cơ sở thực tiễn
Trong khi đánh giá về chất lượng lao động Việt Nam, chủ tịch hiệp hội
Doanh nghiệp Nhật tại Việt nam, ông Atsushi cho rằng đó là “Khi làm việc theo nhóm, tập thể, tính hợp tác rất kém” Như vậy, lao động Việt Nam qua đào tạo tại
trường chưa hình thành được những kĩ năng cần thiết để làm việc, đặc biệt là kĩnăng hợp tác trong làm việc nhóm
Muốn đạt được các mục đích mà UNESCO đề ra và khắc phục thực trạng yếukém về kĩ năng làm việc nhóm, bản thân các em phải hứng thú say mê trong họctập, rèn luyện kĩ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường Để làm được điều
đó, bản thân giáo viên phải kích thích năng lực tư duy sáng tạo của học sinh quacác bài học bằng phương pháp mới Chính vì vậy, tôi đã chọn phương pháp thảoluận nhóm làm đề tài nghiên cứu của mình
Theo nghiên cứu của dự án phát triển giáo dục phổ thông và Chiến lược pháttriển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia, các tác giả đềukhẳng định vai trò tích cực của việc đổi mới phương pháp dạy học Bên cạnh đó
Trang 7một số tác giả như: TS Nguyễn văn Cường, GS.TSKH Bernd Meier…đều đưa racác phương pháp dạy học tích cực, có đề cập đến phương pháp thảo luận nhómtrong quá trình dạy học.
Ngoài ra còn nhiều tác giả khác cũng bàn về phương pháp dạy học tích cực.Tuy nhiên, chưa có tác giả nào bàn về việc ứng dụng cụ thể phương pháp thảoluận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục công dân nhóm bài: “Công dân với cácvấn đề chính trị - xã hội” Trong chuyên đề tôi chỉ giới hạn ở việc tiến hành tìmhiểu và sử dụng phương pháp thảo luận nhóm nhằm giảng dạy theo hướng trên.Đây là công việc tương đối mới về phương pháp dạy học Giáo dục công dân ởtrường THPT Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú nội dung bài học vàđáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học trong nhà trường hiện nay
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Những giai đoạn cơ bản của dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm: Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản.
● Giai đoạn 1: Xây dựng nhiệm vụ cho các nhóm:
Một nhiệm vụ mang tính cộng tác là nhiệm vụ mà người học không thể giải
quyết một mình mà cần thiết phải có sự cộng tác thực sự giữa các thành viên trongnhóm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên Hơn nữa, giáoviên cần phải có yêu cầu rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữacác học sinh
Một nhiệm vụ càng gần với kinh nghiệm cá nhân hoặc với công việc sau nàycủa người học sẽ có nhiều cơ hội khích lệ người học tham gia hơn Nhiệm vụ nhưvậy cần phải có các đặc trưng sau:
- Phát huy tinh thần trách nhiệm của người học bằng cách trao cho họ quyềnđược chọn nhiệm vụ
- Phải thích đáng trên bình diện cá nhân, xã hội và nghề nghiệp
- Thể hiện sự thách thức đối với người học
- Cho phép người học có thể trao đổi thông tin qua lại lẫn nhau
- Được tiến hành trong một khoảng thời gian vừa đủ
Trang 8sinh trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước của giáoviên.
● Giai đoạn 2: Chia nhóm và giải quyết vấn đề:
Số lượng người học trong một nhóm thường vào khoảng từ 5 đến 10 (con số
này có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhiệm vụ của nhóm, cơ sở vật chất hiện có,trình độ của người học, thời gian giành cho nhiệm vụ, …) Thực tế thì mục tiêucủa học tập cộng tác là giúp người học thảo luận, trao đổi ý kiến và chất vấn nhau.Nếu như có quá ít người trong một nhóm thì chúng ta không chắc là sẽ thu thậpđược các quan điểm đa dạng và khác nhau Ngược lại, nếu số lượng học sinh trongnhóm quá lớn thì khó có thể cho phép từng thành viên tham gia trình bày quanđiểm của mình hoặc khó có thể quản lý được các ý kiến khác nhau.Vì vậy, việcchia nhóm là một vấn đề cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng để tránh các hạn chế trên Một nhóm lý tưởng là nhóm cho phép mọi thành viên tham gia diễn đạt ý kiếncủa mình, bình luận và chất vấn ý kiến của người khác Sự không đồng nhất giữacác thành viên trong nhóm cũng là một chỉ tiêu đáng được quan tâm, nó cho phépsản sinh ra nhiều ý kiến đa dạng hơn một nhóm đồng nhất Sự không đồng nhấtbiểu hiện ở các khía cạnh sau: đặc trưng của từng cá nhân (tuổi, giới tính, đạo đức
xã hội,…), học lực, khả năng nhận thức, tư duy, tổng hợp, kiến thức hiểu biết về
xã hội
Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên ápdụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học Sau đây là một số cách chia nhómtheo các tiêu chí khác nhau:
- Các nhóm gồm những người tự nguyện, cùng hứng thú
Cách chia này dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp, vì vậy cách tạolập nhóm như thế này không nên là khả năng duy nhất Bằng cách đếm số, phátthẻ, bắt thăm, sắp xếp theo màu sắc,…các nhóm luôn luôn mới sẽ đảm bảo là tất
cả các học sinh đều có thể học tập chung nhóm với tất với tất cả các học sinh khác
- Các nhóm ngẫu nhiên
Việc chia nhóm ngẫu nhiên có nguy cơ trục trặc sẽ cao Tuy nhiên, học sinhphải sớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy là bìnhthường
- Các nhóm cố định trong một thời gian dài theo chỗ ngồi
Sau khi đã quen nhau một thời gian dài thì việc lập các nhóm mới sẽ khó khăn.Những học sinh khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn vàđảm nhận trách nhiệm của người hướng dẫn Tất cả đều được lợi, những học sinhgiỏi đảm nhận trách nhiệm, những học sinh yếu được giúp đỡ
- Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu
Trang 9Ngoài việc mất nhiều thời gian thì chỉ có ít nhược điểm, trừ khi những học sinhgiỏi hướng dẫn sai Những học sinh yếu hơn sẽ xử lý các vấn đề cơ bản, nhữnghọc sinh suất xắc sẽ nhận được thêm những bài tập bổ sung Học sinh có thể tựxác định mục đích của mình.
- Nhóm với các bài tập khác nhau
Ví dụ, trong khuôn khổ một dự án một số học sinh sẽ kiểm tra tình trạng ônhiễm nước của một con sông, một số khác khảo sát số lao động ở địa phương…Tạo điều kiện cho học sinh học tập theo kinh nghiệm đối với những gì đặc biệtquan tâm Thường chỉ có thể được áp dụng trong khuôn khổ một dự án lớn
- Phân chia học sinh nam và nữ
Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc trưng cho con trai và con gái, ví
dụ trong giảng dạy về tình dục, chủ đề lựa chon nghề nghiệp,…Nhưng nếu bị lạmdụng sẽ dẫn đến mất bình đẳng nam nữ
Sau khi chia nhóm, giao nhiệm vụ xong giáo viên không nên can thiệp quá sâuvào nội dung mà chỉ giữ vai trò chỉ dẫn thực sự trong các nhóm về các vấn đề sau:
tổ chức lấy ý kiến, hướng dẫn thảo luận, cung cấp những thông tin cần thiết, theodõi ý kiến, quan điểm của mỗi một thành viên, duy trì hướng đi cho các nhóm theođúng nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng có học sinh làm việc riêng, nói chuyệntrong thời gian này Đồng thời giáo viên cũng nắm bắt được những khó khăn, lúngtúng của học sinh trong quá trình thảo luận để có sự gợi ý, hỗ trợ kịp thời
● Giai đoạn 3: Giai đoạn hệ thống hóa kiến thức:
Sau khi viết phương án trả lời ra bảng hoặc ra giấy, nhóm trưởng thay mặtnhóm đọc kết quả thảo luận trước lớp hoặc viết lên bảng Giáo viên gọi học sinhkhác nhận xét, bổ sung Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh và đưa rakết luận cuối cùng Chỉ ra những kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội, đặt vấn đềcho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo trong bài
2 Vị trí, nhiệm vụ nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong môn Giáo dục công dân lớp 11
GDCD là một môn học, chương trình nội dung các bài được sắp xếp theo một
cấu trúc logic chặt chẽ, được thực hiện theo quy trình tổ chức của quá trình dạyhọc GDCD là một môn học đặc biệt, là một bộ phận của quá trình giáo dục cácgiá trị nhân cách (đạo đức, pháp luật, lối sống…) vì mục tiêu của môn học chính làthực hiện mục tiêu của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Ở chương trình GDCD lớp 11 các em học 2 phần: phần 1 là “Công dân vớikinh tế”; phần 2 là “Công dân với các vấn đề chính trị xã hội” Chính vì vị trí quantrọng của môn GDCD mà nội dung phần 2 có ý nghĩa rất quan trọng trong quátrình phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin, nâng cao nhận thức xã hội ở học sinh,
Trang 10tạo ra động cơ đúng đắn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, thói quen trong hoạtđộng và cuộc sống hàng ngày của các em.
Nhiệm vụ của nhóm bài này là nhằm nâng cao hiểu biết về công cuộc xâydựng CNXH ở nước ta hiện nay và một số chính sách của Nhà nước nhằm giảiquyết một số vấn đề trong xã hội Bên cạnh đó học sinh rèn luyện được những kỹnăng như tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số vấn đề trong đời sống chính trị - xãhội, phân biệt sự khác nhau về bản chất giữa nhà nước XHCN với các nhà nướctrước kia, biết thực hiện các quyền dân chủ XHCN và tham gia tuyên truyền chínhsách của Nhà nước Để từ đó các em tin tưởng và thực hiện tốt đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hình thành ý thức, trách nhiệm củacông dân đối với việc xây dựng, bảo vệ nhà nước chế độ XHCN
3 Một số nguyên tắc khi dạy học nhóm bài: “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong môn Giáo dục công dân lớp 11
Nguyên tắc dạy học có tác dụng chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy học, tức là chỉ
đạo cả hoạt động của thầy và cả hoạt động học của trò một cách hợp quy luật, nóicách khác, chúng chỉ đạo việc lựa chọn và vận dụng nội dung, phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học nhằm thực hiện được tốt nhất các nhiệm vụ dạy học phùhợp với mục đích dạy học Để đạt kết quả cao trong dạy học môn GDCD phần
“Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” cần phải đảm bảo các nhuyên tắc sau:
● Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính
giáo dục.
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải trang bị cho học sinh hệ
thống những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực xã hội và chính trịthông qua hệ thống khái niệm, quy luật,…phải giúp học sinh tiếp cận với nhữngphương pháp học tập, nhận thức và phương pháp nghiên cứu khoa học ở nhữngmức độ khác nhau, hình thành được thói quen và suy nghĩ, làm việc một cáchkhoa học, nghiêm túc thông qua việc thảo luận nhằm giải quyết các vấn đề chínhtrị - xã hội ở nước ta hiện nay Thông qua đó mà dần dần hình thành cơ sở của thếgiới quan khoa học, tình cảm, niềm tin vào Đảng, vào chế độ, hình thành nhữngphẩm chất đạo đức cao quý của con người XHCN
Như vậy có nghĩa là bằng bản thân những tri thức khoa học chân chính, chínhxác, bằng phương pháp và tổ chức nắm những tri thức đó, chúng ta bồi dưỡng chohọc sinh một cách có hệ thống những quan điểm đối với tự nhiên, xã hội và tưduy, những phẩm chất đạo đức như ý thức làm chủ tập thể, ý thức lao động, lòngyêu nước, tinh thần quốc tế vô sản và những tình cảm trong sáng…Ngược lại,chính những quan điểm, phẩm chất, tình cảm này một khi đã đi vào học sinh thìchúng ta sẽ có tác dụng thúc đẩy các em hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập
Trang 11Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong giảng dạy làđảm bảo sự thống nhất giữa hai mặt phẩm chất và năng lực trong nhân cách họcsinh
● Nguyên tắc thứ 2 là trong khi dạy học môn GDCD phải đảm bảo sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn (nguyên tắc này xuất phát từ Lý luận nhận
thức của Chủ nghĩa Mác – Lênin)
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên trong quá trình dạy học phải tổ chức, điềukhiển học sinh nắm vững chắc hệ thống tri thức lý thuyết khoa học, thấy được tácdụng của những tri thức này đối với thực tiễn đồng thời hình thành cho học sinh
kỹ năng vận dụng tri thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn
Để thực hiện nguyên tắc này trong dạy học nhóm bài: “Công dân với các vấn
đề chính – trị xã hội”, cần phải:
- Khi soạn giáo án, cần khai thác thực tiễn địa phương để làm phong phú bàigiảng như: số liệu mới nhất về dân số ở nước ta, các con sông, các nhà máy tại địaphương bị ô nhiễm…
- Về nội dung dạy học, cần làm cho học sinh thấy rõ các khoa học nảy sinh là
do nhu cầu của thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn Chỉ ra sau khi học các bàinày các em có thể nêu ra những hành động cụ thể mà bản thân em đã thực hiện tạigia đình, địa phương, nhà trường
Ví dụ: Sau khi học xong bài: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chính sách quốc phòng và an ninh Học sinh có thể nêu ra được những hành động
cụ thể mà bản thân đã thực hiện để bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia…
● Thứ 3, nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác,
tích cực, độc lập của học sinh dưới tác động chủ đạo của giáo viên.
Xuất phát từ tính quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy và học, nguyên tắc
này đòi hỏi trong hoạt động dạy học phải phát huy tính tự giác, tính tích cực, tínhđộc lập của học sinh dưới tác dụng chủ đạo của giáo viên trong một khâu của quytrình dạy học Ba phẩm chất nói trên liên quan mật thiết với nhau: tính tự giác là
cơ sở để hình thành tính tích cực; tính tích cực phát triển đến mức nào đó thì làmnảy sinh tính độc lập Như vậy tính độc lập chứa đựng trong nó tính tích cực vàtính tự giác Chúng được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng chủ đạo củagiáo viên
Vai trò chủ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học được thể hiện ở sự tổchức, điều khiển, hướng dẫn học sinh học tập chứ không làm thay hoạt động họctập nhận thức của học sinh Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Giáo dục học sinh ý thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, nhiệm vụ học tập, từ đó cóđộng cơ, thái độ học tập đúng đắn Việc khen thưởng, phê bình, khiển trách cũng
có tác dụng lớn đối với nhóm có kết quả thảo luận tốt hoặc cá nhân học sinh trình
Trang 12bày ý kiến của nhóm hay, suất xắc Vì vậy cần phải sử dụng phương pháp này kịpthời, đúng mức, có tác dụng sâu sắc.
- Cá nhân được trình bày suy nghĩ của mình, được ghi nhận ý kiến và được phátbiểu ý kiến trước tập thể lớp Đặc biệt, ở những câu hỏi thảo luận chung để giảiquyết các vấn đề chính trị - xã hội
Đảm bảo toàn bộ các nguyên tắc dạy học hợp lại thành một hệ thống có lienquan mật thiết với nhau, thâm nhập vào nhau và hỗ trợ lẫn nhau, sẽ giúp cho giáoviên dạy học môn GDCD phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” đạthiệu quả cao
4 Một số đặc điểm giáo viên cần lưu ý khi áp dụng phương pháp thảo luận
nhóm để giảng dạy nhóm bài “Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” trong môn GDCD lớp 11.
- Về lựa chọn chủ đề thảo luận: Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản,
trọng tâm, đồng thời là những tình huống có vấn đề, hấp dẫn buộc học sinh phảiđộng não
Ví dụ: Khi dạy bài 11 và bài 12: Chính sách dân số và giải quyết việc làm (GDCD – 11) và bài: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD – 11) Giáo viên có thể nêu chủ đề cho học sinh thảo luận như sau: “Nếu là đại biểu quốc hội em sẽ có đề xuất ý kiến như thế nào để giảm tỷ lệ gia tăng dân số và nâng cao chất lượng dân số hoặc tạo ra nhiều việc làm ở nước ta hiện nay”; “Hãy thảo luận nhóm để giải thích vì sao tài nguyên và môi trường ở nước ta hiện nay đang
bị cạn kiệt và ô nhiễm”.
- Để đảm bảo chất lượng của quá trình thảo luận cũng như chất lượng của giờ
lên lớp, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc trước bài học và những vấn đề cầnlưu ý, nếu cần có thể giao bài tập nhóm về nhà để các em có thời gian chuẩn bịtrước
- Khi xây dựng câu hỏi thảo luận cần lưu ý tới tính chất thực tế của vấn đề,không nên tham nhiều nội dung bởi nếu kết hợp nhiều nội dung trong một câu hỏithảo luận sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian hoặc có thể vấn đề không đượcgiải quyết triệt để sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng
- Câu hỏi thảo luận không quá đơn giản nhưng cũng không mang tính chấtthách đố học sinh, môi trường học tập phải tạo ra được sự thoải mái ngay từ đầugiữa học sinh và giáo viên
- Giáo viên khi thực hiện điều phối lớp học phải là người có nhiều kinhnghiệm thực tế và chắc về lý luận để có thể tóm lại vấn đề Khi nội dung có khảnăng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, giáo viên cần phải sử dụng câu hỏi hướng họcsinh quay trở lại nội dung Đôi khi mâu thuẫn trong thảo luận có thể dẫn đến xungđột cá nhân, lúc này giáo viên phải đóng vai trò là người hòa giải, mời các cá nhân
Trang 13này ra góc riêng và ghi lại những ý kiến của từng em để có thể giải quyết triệt để
và tiếp tục nội dung theo kế hoạch định sẵn
- Giáo dục công dân là một môn học có tính thực tiễn cao, ứng dụng rất nhiềutrong các lĩnh vực của đời sống Do đó, trong quá trình dạy học giáo viên khôngnên chỉ trình bày lý thuyết một chiều mà cần nêu các vến đề, đặt ra các câu hỏi,tình huống để học sinh vận dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân họcđược từ lý thuyết, từ thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề đặt ra Ngoài raviệc giảng dạy môn Giáo dục công dân không dừng ở mức độ hiểu mà còn phảigiúp các em vận dụng các kiến thức để giải thích các hiện tượng, khái niệm, phạmtrù, quy luật, nguyên nhân…hay vận dụng cho chính bản thân mình trong trongthực tế Để làm được những điều này, tôi thiết nghĩ việc áp dụng phương pháp dạyhọc tình huống là cần thiết
Phương pháp này đòi hỏi không gian rộng nhưng trên thực tế thì ở các trườngTHPT hiện nay, việc sử dụng phương pháp này còn nhiều hạn chế, đồng thời dothời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lí và họcsinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả Cần nhớ rằng, tronghoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quantrọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viêntrong nhóm Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng
tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất cho đổi mới phương pháp dạyhọc và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổimới
Thực hiện phương pháp này mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành cuộcthảo luận Vì vậy, giáo viên dạy cần phải cân nhắc giữa việc bảo đảm mục tiêu bàihọc với thời gian quy định
Như vậy, thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực,được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiệnnay Phương pháp này, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lực diễn đạt, hợptác, làm việc theo nhóm của học sinh - một phẩm chất quan trọng của người côngdân trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay Tuy nhiên, đây là một phươngpháp khó và để vận dụng thành công phương pháp này, giáo viên cần nắm vữngkiến thức, có quy trình thảo luận khoa học cùng với nghệ thuật sư phạm Bên cạnh
đó, cần phải có điều kiện về cơ sở vật chất thuận lợi và sự kết hợp linh hoạtphương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp dạy học khác
Trên đây là một số đặc điểm cần lưu ý khi áp dụng phương pháp thảo luậnnhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và dạy học môn Giáo dụccông dân nhóm bài “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội” nói riêng Nhằmnâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân trong trường THPT Mỗi
Trang 14thầy cô giáo sẽ có sự lựa chọn phương pháp dạy học riêng tùy theo nội dung, yêucầu bài học Lựa chọn và kết hợp phương pháp đúng sẽ mang lại kết quả cao choquá trình dạy và học Để làm được điều này đòi hỏi năng lực sư phạm của thầy cô,tất yếu mỗi thầy cô phải không ngừng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện tri thức, đạođức, năng lực giảng dạy; thường xuyên đổi mới phương pháp, nội dung để dạy họcmôn Giáo dục công dân đạt chất lượng cao.
5 Thiết kế một số bài giảng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong Giáo dục công dân lớp 11 phần “ Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội”
- Hiểu được thực trạng tài nguyên, môi trường; phương hướng và biện pháp
cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài
nguyên và bảo vệ môi trường
2.Về kĩ năng
- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và
bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân
- Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trongviệc thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh ảnh minh hoạ tình hình tài nguyên thiên nhiên, môi trường
- Sơ đồ, bảng biểu minh hoạ cho việc tài nguyên thiên nhiên và môi trườngđang bị phá huỷ
- Máy tính, máy chiếu
III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, giảng giải, trực quan
- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm
IV/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC BÀI HỌC
- Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi
trường
Trang 15- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
V/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra kiến thức bài cũ
Câu 1: Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước
ta hiện nay?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến việc làm là sự
gia tăng dân số” Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
3 Giảng bài mới
Giáo viên chiếu cho học sinh xem 2 đoạn phim ngắn nói về thực trạng tàinguyên rừng và môi trường Sau khi xem song GV gọi HS nhận xét về đoạn phimđó
GV nhận xét vào bài
Tài nguyên, môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi conngười và sự phát triển của xã hội Trên thế giới cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môitrường đã trở thành vấn đề nghiêm trọng Cứu lấy trái đất nhiệm vụ chung củanhân loại
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh đọc thêm.
Và để HS nắm được nội dung mục tiêu, phương
hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo
vệ môi trường thì GV nêu khái quát về tình hình
tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay
GV kết luận: Tài nguyên, môi trường nước ta
phong phú, thuận lợi cho việc phát triển đất nước
Nhưng đáng lo ngại hiện nay là tài nguyên đang
có nguy cơ bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm,
ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội và sức
khỏe của con người
GV chuyển ý:
Để giải quyết những vấn đề trên, Đảng Nhà
nước ta đã đề ra những mục tiêu, phương hướng
để bảo vệ tài nguyên, môi trường như thế nào?
Hoạt động 2
GV tổ chức cho học sinh thảo luận lớp
Câu hỏi: Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề
khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi
trường trong điều kiện nước ta còn khó khăn,
đang thực hiện CNH – HĐH đất nước?
1.Tình hình tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay.
- Bảo vệ môi trường
- Bảo tồn đa dạng sinh học
Trang 16HS thảo luận và trả lời
GV nhận xét, chốt ý
Để thực hiện CNH – HĐH đất nước chúng ta
cần phải có nhiều nguyên liệu cho các ngành
công nghiệp, kể cả xuất khẩu để có vốn cho đầu
tư phát triển…nhưng do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan ở nước ta hiện nay, tài
nguyên suy giảm, môi trường ô nhiêm nên phải
áp dụng công nghệ hiện đại, khai thác, sử dụng có
kế hoạch, tiết liệm, hiệu quả để bảo vệ tài nguyên,
môi trường và phát triển bền vững
GV hỏi: Em hiểu thế nào là bảo tồn đa dạng sinh
học?
Đa dạng hóa sinh học là sự phong phú về nguồn
gen, giống loài động thực vật và hệ sinh thái
GV phân tích nội dung và kết luận
GV chuyển ý:
Để đạt được những mục tiêu trên thì nhà nước ta
đã đưa ra những phương hướng cơ bản nào?
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
Nhóm 1: Hãy nêu những hình thức giáo dục
tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ
tài nguyên môi trường cho mọi người?
Nhóm 2: Nhà nước đã áp dụng những biện pháp
gì để phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện
môi trường, bảo tồn thiên nhiên?
Nhóm 3: Khoa học và công nghệ có tác động như
thế nào đối với môi trường?
Nhóm 4: Hãy nêu một vài biện pháp nhằm khai
thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên
nhiên?
HS tiến hành thảo luận (thời gian 5 phút)
Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày kết
quả, nhóm khác nhận xét (nếu có)
GV nhận xét, giải thích thêm
- Nhà nước tạo điều kiện để mọi người dân tiếp
nhận thông tin về môi trường, xây dựng nếp sống
vệ sinh tiết kiệm, đẩy mạnh các phong trào quần
chúng tham gia bảo vệ môi trường Đây là
phương hướng quan trọng nhất vì nó có tác động
- Từng bước nâng cao chất lượng môi trường
- Góp phần phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân
b Những phương hướng cơ bản
- Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước
- Thường xuyên giáo dục, tuyêntruyền xây dựng trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho nhân dân
Trang 17trực tiếp vào ý thức của người dân, làm cho họ
hiểu rằng bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ
chính cuộc sống của mình , vì vậy mà họ sẽ có ý
thức bảo vệ môi trường
- Đó không phải là vấn đề của riêng một nước
nào mà là vấn đề có tính chất toàn cầu Chính vì
vậy mà các quốc gia phải hợp tác, liên kết với
nhau cùng giải quyết các vấn đề môi trường
- Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường thì nhà nước ta cũng phải đề ra các
biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm, nâng cao chất
lượng môi trường như:
+ Phủ xanh đất trống đồi núi trọc để tăng độ che
phủ rừng
+ Bảo vệ động thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng (xây dựng vườn quốc gia, khu bảo
tồn…)
+ Khai thác thủy hải sản phải nuôi trồng giống
mới…
- Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng khai thác
bừa bãi gây lãng phí tài nguyên rừng, suy thoái tài
nguyên đất, thường xuyên cải tạo nguồn nước và
khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường…
- Để xử lí rác thải,khai thác tài nguyên thiên
nhiên và các hậu quả do việc ô nhiễm môi trường
gây ra thì con người không ngừng phát minh ra
những phương tiện kĩ thuật hiện đại.Chính như
vậy mới có thể sử dụng tiết kiệm nguồn tài
nguyên và làm cho môi trường xanh sạch đẹp
GV kết luận, chuyển ý:
Trên đây là những phương hướng cơ bản của
chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để
thực hiên chính sách này có hiệu quả thì phụ
thuộc rất nhiều vào trách nhiêm cuả công dân
Chúng ta đi vào phần tiếp theo
Hoạt động 3:
HS thảo luận lớp
Câu hỏi: Hãy kể những hoạt động bảo vệ tài
nguyên và môi trường mà em biết hoặc trực tiếp
tham gia? Cho biết ý nghĩa của hoạt động đó?
HS trình bày ý kiến cá nhân
GV liệt kê ý kiến lên bảng phụ để HS tiện theo
dõi
- Coi trọng nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợptác quốc tế, khu vực
- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên
- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiếtkiệm tài nguyên thiên nhiên
- Áp dụng công nghệ hiện đại
để khai thác tài nguyên và sử lý chất thải
3.Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
- Chấphành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Tích cực tham gia các hoạt