0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Các nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 (Trang 31 -35 )

5. Nội dung của khóa luận

2.2.2. Các nhân tố kinh tế-xã hội

2.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Đến năm 2012 dân số Thái Bình khoảng 1787.4 nghìn người. Trong đó dân số nông thôn chiếm 94,2%, thành thị chiếm 5.8%, mật độ dân số là 1.183 người/km2

. Bình quân mỗi hộ gia đình có 3,75 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%/năm. Số người trong độ tuổi lao động là 1.012.000 người. Trong đó lao động trong khu vực nông lâm nghiệp chiếm 58,34%, công nghiệp và xây dựng chiếm 25,4%, khu vực dịch vụ, thương mại chiếm 16,26%.

Bảng 2.1. Dân số và nguồn lao động Thái Bình giai đoạn 2001 – 2012

2001 2005 2010 2011 2012 Dân số ( nghìn người) 1.814 1851 1.786 1.786,3 1787.4 Lao động đang làm việc ( nghìn người ) 939,7 945,9 1.005,5 1.010,1 1.012 Cơ cấu lao động (%)

- Nông – lâm – thủy sản - Công nghiệp – xây dựng - Dịch vụ 75,12 12,97 11,91 66,56 20,09 13,35 60,76 24,12 15,12 59,40 24,96 15,64 58,34 25,4 16,26 (Nguồn: niêm giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007,2011,2012 và tính toán của tác giả) Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 23,5%. Số lao động lao động, hầu hết đều mong muốn được lao động để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2.2.2. Trình độ khoa học – công nghệ

Trong những năm gần đây tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ.

Trong công nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ cho 65 doanh nghiệp với tổng kinh khí gần 9 tỷ đồng (chiếm 45% tổng kinh phí đầu tư cho các đề tài) để nghiên cứu đổi mới công nghệ và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ công nghệ của một số doanh nghiệp đã được nâng cao, điển hình là công nghệ sản xuất bia, chế biến thức ăn gia súc, dệt sợi, sản xuất sứ vệ sinh cao cấp,…

2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật a. Hệ thống các trung tâm kinh tế, đô thị

Mạng lưới các điểm dân cư đô thị tỉnh Thái Bình đang trong quá trình phát triển. Hệ thống đô thị của Thái Bình hiện nay bao gồm: thành phố Thái Bình và 9 thị trấn: Đông Hưng, Hưng hà, Hưng Nhân, Thanh Nê, Quỳnh Côi, An Bài, Diêm Điền, Tiền Hải, Vũ Thư. Trong đó thành phố Thái Bình thuộc đô thị loại II, là trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của tỉnh.

Các đô thị trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, có tính tự phát từ các tụ điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục quốc lộ và tỉnh lộ. Tất cả các đô thị đều có tính chất chung là trung tâm hành chính, kinh tế – xã hội của địa phương. Một số đô thị có thêm các tính chất như: an ninh, quốc phòng, du lịch, nghỉ dưỡng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…

Về cơ bản, các đô thị ở Thái Bình đang trong quá trình phát triển. Đô thị lớn trong tỉnh là thành phố Thái bình có hình thái phát triển theo hướng vành đai đồng tâm, các đô thị khác theo hướng điểm, dải, chuỗi, theo trục giao thông và phân tán. Dân số đô thị đa số có thành phần xuất sứ từ nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Các đô thị của tỉnh còn nhỏ bé, chủ yếu là mang chức năng trung tâm hành chính, chính trị, các chức năng sản xuất, dịch vụ, thương mại còn chưa phát triển.

Như vậy, việc hình thành và phát triển các đô thị kéo theo việc hình thành và phát triển các hình thức TCLTCN trong tỉnh.

b. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Thái Bình có hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy khá phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn thuận lợi. Bình quân mật độ lưới đường bộ là 3,72 km/km2; tỷ lệ láng nhựa tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã đạt 100%. Theo quy hoạch, trong thời gian tới, Thái Bình có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua, như Quốc lộ ven biển là tuyến hành lang kinh tế của các tỉnh duyên hải Nam Đồng bằng sông Hồng; quốc lộ Thái Bình đi Hà Nam (đã khởi công); tuyến đường sắt, đường bộ cao tốc từ Nam Định qua Thái Bình sang Hải Phòng (quy hoạch sau năm 2020) sẽ thúc đẩy Thái Bình giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư.

Hiện Nhà nước đang xây dựng Cảng Cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) - là cảng container lớn nhất của cả nước. Công trình này cách Thái Bình khoảng 30 km.

c. Môi trường chính sách

Hiện nay UBND tỉnh Thái Bình đang thực hiện một số các giải pháp nhằm hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp toàn diện như:

Chú trọng việc ứng dụng CNTT và thương mại điện tử trong việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và khai thác sử dụng công nghệ thông tin để phát triển ứng dụng thương mại điện tử.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm giải quyết khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động xúc tiến phải khắc phục tình trạng dàn trải. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Môi trường chính sách của tỉnh ngày càng được cải thiện giúp cho việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển cũng như việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.

d. Thị trường và các mối quan hệ liên lãnh thổ

Thị trường

Năm 2012 với số dân là 1.786,3 nghìn người cung ứng một lượng lao động dồi dào cho tỉnh đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của tỉnh Thái Bình.

Bên cạnh đó các sản phẩm công nghiệp Thái Bình còn được bán rộng rãi trên thị trường của các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… Ngoài ra, tỉnh Thái Bình còn sản xuất được một số mặt hàng xuất khẩu như: dệt may, thiết bị điện tử, điện tử, vật liệu xây dựng….

Các mối quan hệ liên lãnh thổ

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt

Nam. Thành phố Thái Bình cách Hà Nội khoảng 110km, cách thành phố Hải

Phòng 70km và cách thành phố Nam Ðịnh 18km. Hệ thống cầu được xây dựng trên tất cả các tuyến đường chính gồm cầu Tân Ðệ, cầu Thái Bình, cầu Triều Dương.

Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

Như vậy Thái Bình có thể dễ dàng liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 trong 3 tỉnh, thành phố của tam giác tăng trưởng để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cũng như thị trường buôn bán.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 (Trang 31 -35 )

×