Giải pháp về vốn và thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 63 - 65)

5. Nội dung của khóa luận

3.2.1. giải pháp về vốn và thu hút vốn đầu tư

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển công nghiệp cần huy động từ nhiều nguồn khác nhau.

3.2.1.1 Huy động vốn đầu tư trong nước a. Huy động vốn trong các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp muốn đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất phải tự huy động vốn, vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất. Vốn từ ngân sách chủ yếu dành cho các doanh nghiệp phục vụ lợi ích công cộng.

Các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách vay của cán bộ, công nhân để thực hiện đầu tư theo chiều sâu dây chuyền thiết bị sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

b. Huy động vốn trong dân

Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về huy động vốn nhàn rỗi của

nhân dân.

Khuyến khích tư nhân trong và ngoài tỉnh, Việt Kiều ở nước ngoài bỏ vốn đầu tư dưới hình thức liên doanh, góp cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp. Đây là lượng vốn rất lớn trong dân, tỉnh cần huy động tối đa nguồn vốn này.

Phát hành tín phiếu trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi để thu hút vốn trong dân.

Bán cổ phiếu của doanh nghiệp

3.2.1.2. Huy động vốn đầu tư nước ngoài

Xây dựng cơ chế thông thoáng, cơ chế một cửa, giải quyết thủ tục thật nhanh chóng, nhiệt tình với nhà đầu tư để thu hút dự án đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc.

Huy động các nguồn vốn khác.

Sử dụng một phần vốn ODA của các quốc gia vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn…

3.2.1.3 Huy động vốn bằng nhiều hình thức khác

Thực hiện đúng và nhanh chóng luật doanh nghiệp để khuyến khích nhân dân đầu tư vào sản xuất, nhất là TTCN - Làng nghề.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để thu hút được nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Công bố quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các điểm, cụm, KCN. Nên dành riêng khoảng 2 đến 3 KCN lớn ( Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, ..) cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chính sách một cửa, nhanh chóng giải quyết mọi thủ tục của nhà đầu tư.

Bán đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho các điểm, cụm và KCN.

Tổ chức hội thảo giới thiệu và mời chào các doanh nghiệp đầu tư vào các điểm, cụm, KCN tỉnh Thái Bình.

Xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm, KCN tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư.

Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề với các mức ưu đãi cao nhất trong khung pháp lý chung của nhà nước. Đồng thời, thể hiện một số ưu đãi riêng của tỉnh, chú trọng các hình thức đầu tư mới, gắn quyền lợi với trách nhiệm của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)