TCLTCN ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 25 - 27)

5. Nội dung của khóa luận

1.2.1. TCLTCN ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013

Trong giai đoạn vừa qua, quá trình phát triển công nghiệp đã tạo ra những nét cơ bản cho bức tranh TCLTCN Việt Nam, trong đó có những mảng đẹp và những điều còn hạn chế cần phải điều chỉnh.

1.2.1.1. Thành tựu

Số lượng các KCN tăng lên qua các năm: năm 2000 cả nước có 52 KCN, KCX, đến năm 2007 số lượng đã tăng thêm 77 KCN. Đến nay, nước ta có tất cả 289 KCN. Tổng diện tích các KCN trên cả nước là 52.838 ha. Diện tích đã cho thuê 23,77 ha đạt 45%. Các khu thu hút 10.538 dự án (5.075 dự án đầu tư nước ngoài, 5.463 dự án đầu tư trong nước). Giá trị sản xuất chiếm 39% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

Hình thành nhiều trung tâm công nghiệp ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Một số trung tâm quan trọng là:

Việt trì (Phú Thọ) với chức năng chính là hóa chất cơ bản và nổi lên như trung tâm hóa chất của miền Bắc.

Hồng Gai – Cẩm Phả với chức năng chủ yếu là khai thác than và công nghiệp năng lượng.

Hải Phòng với chức năng chính là dệt và kèm theo nó là cơ khí dệt, cơ khí nông nghiệp….

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp, nước ta được phân thành 6 vùng công nghiệp. Sự phân bố công nghiệp có nhiều chuyển biến và ngày càng trở nên hợp lý hơn. Trong đó vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ trọng cao nhất, với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như luyện kim, công nghiệp điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất….

Vùng Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều nhất các xí nghiệp công nghiệp so với các vùng khác trong nước với đủ các ngành. Trong vùng hình thành các KCN lớn tạo mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ngành công nghiệp là thế mạnh của vùng; sản xuất công nghiệp của vùng chiếm gần 20% giá trị sản lượng công nghiệp trên toàn đất nước. Trong vùng có hai trung tâm công nghiệp lớn là thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm công nghiệp Biên Hòa ( Đồng Nai).

Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng các xí nghiệp sản xuất lớn nhất cả nước với 80% giá trị sản lượng công nghiệp là hàng tiêu dùng. Nhiều xí nghiệp có quy mô lớn và tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao bao gồm cả các mặt hàng xuất khẩu như các KCN Tân Bình, Tân Tạo….

Trung tâm công nghiệp Biên Hòa ( Đồng Nai): có quy mô trên 300ha, bao gồm các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng: giấy, đường, thủy tinh…. Đây là trung tâm công nghiệp quan trọng, tận dụng những ưu điểm sẵn có là nguồn nhân lực dồi dào có tay nghề, thuận lợi về giao thông vận tải và gần Sài Gòn ( trung tâm khoa học – kỹ thuật – kinh tế và thương mại lớn của Việt nam). Chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương cũng tạo điều kiện cho việc hình thành các điểm công nghiệp ở miền Bắc, trong đó nổi bật là Thanh Hóa, Ninh Bình, Vinh, Thái Bình….

1.2.1.2. Vấn đề còn tồn tại

Mặc dù trong thời gian qua TCLTCN Việt Nam đã khẳng định những thành công và đóng góp đáng kể vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Tuy

nhiên, vẫn còn những mặt tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển các hình thức TCLTCN.

Chất lượng quy hoạch chưa cao. Việc xây dựng quy hoạch phát triển KCN, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trên cả nước chưa gắn kết với nhau, chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Chất lượng lao động trong các ngành công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn hạn chế. Nhà ở, chế độ bảo hộ cho người lao động trong các KCN, KCX còn hạn chế.

Công tác phát triển, sử dụng, lấp đầy KCN còn gặp nhiều khó khăn do: công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn, quy hoạch chồng chéo, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Theo Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường, hiện nay có khoảng 30% trong gần 200 KCN, 40% trong gần 900 CCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung. Gần 50% làng nghề ô nhiễm nặng.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)