Tổng quan tình hình phát triển công nghiệp tỉnh TB 31 Toc38828

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 37 - 58)

5. Nội dung của khóa luận

2.3.1. Tổng quan tình hình phát triển công nghiệp tỉnh TB 31 Toc38828

2.3.1.1. Quy mô và giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 2001, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 16,47% GDP. Qua 10 năm, đến năm 2011, tỷ trọng đã tăng lên 30,98% chiếm 1/3 thu nhập nền kinh tế quốc dân tỉnh Thái Bình tuy nhiên vẫn còn tăng chậm so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành qua các năm 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2001 2005 2007 2011 51.59 42.27 38.95 37.26 16.47 22.86 26.85 30.98 dịch vụ

công nghiệp - xây dựng nông - lâm - thủy sản

Năm %

Qui mô ngành công nghiệp của tỉnh còn bé, năm 2011 mới chiếm 1,3% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước (tính theo giá thực tế) trong khi dân số của tỉnh chiếm 2,03% dân số cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh theo giá so sánh 2010 đạt 28292 tỷ đồng năm 2011 (32749,6 tỷ đồng theo giá hiện hành), tăng 13,7 lần năm 2001 và tăng 5,88 lần năm 2005.

2.3.1.2. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu

Năm nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực được lựa chọn là: dệt may; nông sản, thực phẩm; thiết bị điện, điện tử; thuỷ tinh, gốm sứ, vật liệu xây dựng và hàng thủ công mỹ nghệ. Đây là những sản phẩm chiếm tỷ trọng 77,3% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt 742,9 triệu USD, chiếm 98,6% giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Hiện nay, số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.[1]

Những nhóm sản phẩm chủ lực này đã giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, chiếm 40% lao động sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của Thái Bình so với cả nước vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (0,68%), tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm chủ lực nhanh nhưng chưa thực sự vững chắc và có xu hướng chững lại, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ để tháo gỡ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhóm sản phẩm này. [1]

2.3.1.3. TTCN, làng nghề

Các nghề truyền thống vẫn được duy trì phát triển như: nghề thêu, dệt khăn, dệt chiếu cói, chế biến lương thực, thực phẩm; một số nghề mới du nhập đang có chiều hướng phát triển tốt như: đan hạt cườm, sản xuất lưỡi câu, làm lông mi giả xuất khẩu, móc sợi, chế tác đá mỹ nghệ, chiếu nilon… Thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 1.050.000 đồng/người/tháng. Riêng 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất khu vực làng nghề của Thái Bình đạt 140.079,4 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ, giải quyết việc làm cho khoảng 150.000 lao động.

Cùng với sự phát triển của các làng nghề, nhiều gia đình trong tỉnh đã thoát nghèo vươn lên làm ăn khấm khá. Nhiều người lao động rất phấn khởi vì những kết quả cụ thể từ các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đem lại.

Đến thời điểm này, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Thái Bình đạt trên 4.300 tỷ đồng, tăng 31,8% so với cùng kỳ. Trong đó, lĩnh vực kinh tế Nhà nước đạt 352 tỷ đồng, kinh tế ngoài Nhà nước đạt trên

3.200 tỷ đồng và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 752 tỷ đồng. Giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt 567 tỷ đồng. Nghề và làng nghề duy trì ổn định.

2.3.2. Các hình thức TCLTCN tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2000 - 2013

Công nghiệp tỉnh Thái Bình hiện đã và đang được sắp xếp, bố trí tổ chức ngày càng trở nên hợp lý và hiện đại. Có thể nói, với những chính sách tích cực, đang ngày càng được cải thiện cùng với biết tận dụng những lợi thế từ các nguồn lực, Thái Bình đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư đặc biệt là linh xvuwjc công nghiệp. Kéo theo đó là mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp mới hiện đại hơn ra đời.

Về mặt TCLTCN, các hình thức chủ yếu là: điểm công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, TTCN – làng nghề

2.3.2.1. Điểm công nghiệp

Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ phổ biến trong bức tranh phân bố công nghiệp Thái Bình. Có rất nhiều điểm công nghiệp được phân bố ở hầu hết các huyện, thị. Hầu hết các điểm công nghiệp của tỉnh đều có xu hướng phân bố dựa trên lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu.

Nhìn chung số lượng các nhà máy, xí nghiệp của các huyện trong tỉnh Thái Bình đã tăng nhưng còn ít và quy mô nhỏ. Tổng nhu cầu sử dụng đất để phát triển tại các điểm công nghiệp năm 2010 là 595 ha.

Bảng 2.2. Số lƣợng và nhu cầu sử dụng đất của các điểm công nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2005 và 2010 STT Huyện 2005 2010 Số điểm công nghiệp ( điểm) Tổng nhu cầu sử dụng đất (ha) Số điểm công nghiệp ( điểm) Tổng nhu cầu sử dụng đất (ha) 1 Hưng Hà 4 56 10 122 2 Thái Thụy 3 48 8 95 3 Vũ Thư 3 39 7 65 4 Kiến Xương 2 30 6 75 5 Quỳnh Phụ 3 40 6 78 6 Đông Hưng 4 54 7 105 7 Tiền Hải 3 30 6 55

Thị tứ là trung tâm tiểu vùng có quy mô khoảng 4 - 5 ngàn dân. Ðến năm 2010, cả tỉnh có 50 thị tứ. Nhằm thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, tại các khu vực này sẽ phát triển các cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, sửa chữa cơ khí, điện, dệt, may, dịch vụ ... là vệ tinh cho công nghiệp huyện và tỉnh, đồng thời để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tránh tình trạng công nghiệp ở nông thôn phát triển tự phát.

2.3.2.2. Cụm công nghiệp

Các ngành nghề đầu tư vào các cụm công nghiệp rất đa dạng, chủ yếu ưu tiên công nghiệp sau thu hoạch như: chế biến lâm sản, cơ khí sửa chữa… Mục tiêu của phát triển cụm công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế – xã hội địa phương. Nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển kinh tế chung trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.3. Các CCN của tỉnh Thái Bình tính đến năm 2010

STT Địa điểm Tên CCN

1 Thành phố Thái Bình Phong Phú

2 Huyện Hưng Hà Phương La

Đồng Tu Hưng Nhân Thái Phưng

3 Huyện Vũ Thư Garden Pals

Vũ Thư Minh Lãng Tam Quang

4 Huyện Đông Hưng Đông La

Gia Lễ

Cầu Nghìn

6 Huyện Thái Thụy Thụy Hà

Thái Thọ Mỹ Xuyên

7 Huyện Kiến Xương Vũ Quý

Vũ Ninh Cầu Bùi Nam Cao

8 Huyện Tiền Hải Trà Lý

Cửa Lân Nam Cường

(Nguồn: ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình) Tính đến năm 2013, toàn tỉnh có 29 cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích diện tích là 779,4 ha (chưa tính CCN Thụy Tân, huyện Thái Thụy), diện tích đất đã thu hồi 288,5 ha, đất đã cho thuê là 191,1 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 32,4 % đất công nghiệp cho thuê, 66,2 % diện tích đất thu hồi. Hiện có 224 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 3.646,2 tỷ đồng; hiện có 159 dự án đi vào sản xuất, 30 dự án đang xây dựng, 34 dự án chưa xây dựng; vốn đầu tư thực hiện là 2.351,8 tỷ đồng (đạt 64,5% vốn đăng ký).

Bảng 2.4. Một số cụm công nghiệp điển hình

STT Tên CCN Địa Điểm Quy mô

(ha) Ngành nghề SXKD

1 Gia Lễ Huyện Đông

Hưng 100 Chế biến nông sản thực phẩm. + May mặc Công nghiệp nhẹ. Công nghiệp khác.

2 Cầu Ngìn Huyện

Quỳnh Phụ 100

May mặc.

Công nghiệp chế biến nông sn thực phẩm.

Công nghiệp nhẹ.

Công nghiệp điện tử văn phòng.

3 Thái Phưng

Huyện Hưng

Hà 10,2

Các dự án sợi, tẩy, nhuộm. Các dự án dệt.

Các dự án may.

Dự án c khí và dịch vụ dệt may.

4 Nam Cao Huyện Kiến

Xương 5

Các sn phẩm sợi, tẩy, nhuộm. Các dự án sản xuất vi dũi. Các dự án dịch vụ phục vụ sản xuất vải dũi.

5 Minh Lãng Huyện Vũ Thư 4 Các cơ sở sản xuất mặt hàng thêu. Các cơ sở dịch vụ phát triển ngành thêu.

(Nguồn: tổng hợp của tác giả) 2.3.2.3. Khu công nghiệp

a. Tình hình phát triển các KCN

Việc hình thành các KCN không chỉ giúp tỉnh khai thác tiềm năng thế mạnh sẵn có về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực... mà còn góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng chục nghìn lao động địa phương.

Tháng 12/2002, KCN Phúc Khánh - KCN đầu tiên của tỉnh Thái Bình được Chính phủ cho phép thành lập với quy mô diện tích 120 ha.

Đầu năm 2002. UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp: Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Hải, Tiền Phong. Đã có 32 dự án và cơ sở sản xuất đăng ký thuê đất đầu tư vào các khu công nghiệp, trong đó Khu công nghiệp Phúc Khánh đã có 5 dự án.

Đến năm 2005 giá trị sản xuất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiếm 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (khoảng 700 -1.000 tỷ đồng). Lao động trong các khu công nghiệp khoảng 15.000 người.

Đến năm 2010 giá trị sản xuất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp chiếm 60% giá trị sản xuất toàn tỉnh (khoảng 2.500-3000 tỷ đồng). Lao động trong các khu công nghiệp từ 25.000 đến 30.000 người.

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động của các doanh nghệp KCN năm 2012

Kết quả năm 2012 Tăng so với năm 2011 (%) Giá trị sản xuất công nghiệp 4.325,962 tỷ đồng 13,5

Doanh thu 17.183,259 tỷ đồng 27,9

Giá trị xuất khẩu 287,89 triệu USD 59 Giá trị nhập khẩu 311,764 triệu USD 37 Nộp ngân sách nhà nước 409,672 tỷ đồng 4,7

(Nguồn: niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2012) Ngoài ra năm 2012, tại các KCN của tỉnh đã giải quyết việc làm cho

46.145 lao động.

b. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN

Nhờ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đưa ra nhiều cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư thông thoáng hấp dẫn, thời gian qua các KCN tỉnh ta trở thành địa chỉ đỏ thu hút khá đông các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ðến nay, 2 KCN Phúc Khánh và Nguyễn Ðức Cảnh đã lấp đầy 100% diện tích đất dành cho công nghiệp; KCN Gia Lễ đã cho thuê 64,5/68,8 ha đất dành cho công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đạt 93,75%; KCN Tiền Hải cho thuế hết 60ha theo quy định của Chính

phủ; các KCN còn lại đều thu hút ít nhất 3 dự án đầu tư với diện tích đất đã cho thuê từ 14 - 35ha.

Năm 2003 mới có 26 dự án đăng ký đầu tư vào KCN của tỉnh với số vốn 483,5 tỷ đồng thì đến hết năm 2013 các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút 138 dự án với tổng số vốn đăng ký lên tới 14.111 tỷ đồng. Trong đó 121 dự án đã hoàn thành xây dựng chính thức đi vào hoạt động với số vốn thực hiện đạt gần 13.000 tỷ đồng, chiếm 92% vốn đăng ký.

Ngoài các doanh nghiệp trong nước, các KCN đã thu hút được 34 dự án FDI (vốn đầu tư nước ngoài) với số vốn đăng ký đạt 5.858 tỷ đồng. Trong số các dự án đầu tư vào KCN có 32 dự án dệt may, 24 dự án cơ khí, 10 dự án về điện - điện tử, 27 dự án về thủy tinh - vật liệu xây dựng... Các doanh nghiệp đăng ký đầu tư cũng khá đa dạng về hình thức, với doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, với các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 68%) và công ty cổ phần (chiếm 29%). Lượng vốn đầu tư bình quân trên mỗi dự án cũng tăng nhanh qua các năm: Năm 2003 vốn đầu tư trung bình của 1 dự án là 18,5 tỷ đồng đến năm 2013 tăng lên 103 tỷ đồng.

c. Các KCN tỉnh Thái Bình

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Thái Bình đã quy hoạch chi tiết được 9 Khu công nghiệp với tổng diện tích 1.153 ha trong đó 6 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 979,8 ha; diện tích đất thu hồi là 636,1 ha, diện tích đã cho thuê 373,2 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 81,8% đất công nghiệp.

KCN Sông Trà

Diện tích : 109 - 400 ha

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp TBS Sông Trà

Địa chỉ giao dịch: KCN Sông Trà, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Vị trí: xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh: là KCN đa ngành, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ cao, hiện đại, vật liệu xây dựng, dệt may, da giầy, điện tử và công nghiệp sạch và một số ngành công nghiệp khác.

Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: Trạm điện; trạm cấp nước sạch; trung tâm điều hành; hệ thống thoát nước xử lý nước thải; đường giao thông nội bộ; các dịch vụ tư vấn đầu tư, bưu chính, tài chính, ngân hàng, hải quan, bảo vệ...

KCN Gia Lễ

Địa điểm: Khu công nghiệp Gia Lễ - Huyện Đông Hưng - tỉnh Thái Bình. - Cách TP. Thái Bình 5 Km - Cách Hải Phòng 65 Km

Diện tích: 84,43 ha

Bảng 2.6. Các dự án đầu tƣ trong KCN Gia Lễ

Mã dự

án Tên dự án Chủ đầu tư

GL001 C.ty cổ phần cấp nước

Hoàng diệu

GL002

Nhà máy SX đèn Led chiếu sánh và đèn trang trí, đèn sân khấu và đèn mini truyền thống

C.ty TNHH phát triển NEO-NEON Việt nam

GL003 Nhà Máy sợi DAMSAN 2 C.ty cổ phần dệt sợi Dam san

GL004 Nhà máy may mặc XK và sản xuất đệm bảo vệ

C.ty TNHH PS Vina

GL005 C.ty TNHH SX TM

Thịnh phú

GL006 Nhà máy thép hình và cơ khí băc việt C.ty cổ phần công nghiệp Bắc việt

GL007 Nhà máy SX lắp ráp các sản phẩm điện máy, điện lạnh

C.ty TNHH thương mại Thiên an

KCN Cầu Nghìn

Diện tích: 214.22ha

Chủ đầu tư: Công ty TNHH một thành viên Phát triển đô thị và KCN IDICO (Công ty IDICO - URBIZ).

Địa chỉ giao dịch: KCN Cầu Nghìn, thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Vị trí: Xã An Thanh và thị trấn An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Diện tích đất quy hoạch: 214,22 ha.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh: là KCN đa ngành, ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường bao gồm: sản xuất cơ khí chế tạo, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm và một số ngành công nghiệp khác. Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: Trạm điện; trạm cấp nước sạch; trung tâm điều hành; hệ thống thoát nước xử lý nước thải; đường giao thông nội bộ; các dịch vụ tư vấnđầu tư, bưu chính, tài chính, ngân hàng, hải quan, bảo vệ...

KCN Tiền Hải

Diện tích: 250 – 400ha

Chủ đầu tư: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Bình. Địa chỉ giao dịch: KCN Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Vị trí: xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

Diện tích đất quy hoạch: 250 ha.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh: là KCN đa ngành bao gồm: sản xuất công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng, gốm sứ, thuỷ tinh, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu vàmột số ngành công nghiệp khác.

Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ: Trạm điện; trạm cấp nước sạch; trung tâm điều hành; hệ thống thoát nước xử lý nước thải; đường giao thông nội bộ; các dịch vụ tư vấnđầu tư, bưu chính, tài chính, ngân hàng, hải quan, bảo vệ...

KCN Nguyễn Đức Cảnh

Địa chỉ : Khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh - Xã Phú Xuân - Phường Tiền Phong - Thành phố Thái bình

Diện tích quy hoạch : 101.89 ha Ranh giới lập quy hoạch chi tiết :

Phía Bắc giáp khu dân cư xã Phú Xuân Phía Nam giáp đường Nguyễn Đức Cảnh Phía Tây giáp sông Bạch

Phía Đông giáp đường Lý Bôn

Tính chất và ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp :

Tính chất KCN : Là khu công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, bố

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 37 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)