Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 29 - 31)

5. Nội dung của khóa luận

2.2.1. Các nhân tố tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa kinh tế

Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng, khu vực kinh tế đồng

bằng Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung, cho phép Thái Bình khả năng liên kết vùng để phát huy lợi thế của địa phương, đồng thời thu hút có hiệu quả các nguồn lực từ các địa phương trong nước và nguồn lực của nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chủ yếu thu hút triển công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các hình thức TCLTCN của tỉnh.

2.2.1.2. Tiềm năng khoáng sản

Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986, sản lượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chục mét khối khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…thuộc khu công nghiệp Tiền Hải. Năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị cho việc khai thác khí ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đưa vào phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh (trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m3

).

Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với các nhãn hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.

Gần đây, vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57Ao C ở độ sâu 178 m. Các mỏ nước này đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân.

Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600 – 1.000 m, hiện chưa đủ điều kiện để khai thác.

2.2.1.3. Tài nguyên nước a. Tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng

rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy...

Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng.

b. Tài nguyên nước ngầm

Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc sông - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.

Nhận xét: tài nguyên nước của Thái Bình rất đa dạng và phong phú như vậy sẽ thuận lợi trong việc cấp nước cho sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó việc cung ứng đủ lượng nước cho sản xuất nông nghiệp cũng góp phần cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)