Giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 70 - 74)

5. Nội dung của khóa luận

3.2.8. Giải pháp về bảo vệ môi trường

Phát triển công nghiệp theo đúng quy hoạch phân bố công nghiệp trên địa bàn để bảo vệ môi trường.

Tất cả các công trình công nghiệp đều phải xứ lý môi trường với công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi thải vào hệ thống chung.

Khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm áp dụng công nghệ sạch. Xây dựng và thực hiện các dự án cải tạo và bảo vệ môi trường. Trong qúa trình phát triển loại bỏ dần các công nghệ lạc hậu, các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường công tác quản lý môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường.

Các dạng ô nhiễm và tiêu chuẩn để xác định mức độ ô nhiễm môi trường ở Việt Nam được quy định trong Luật bảo vệ môi trường đã được Quốc Hội thông qua ngày 27/12/1999 và nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính Phủ.

Các tiêu chuẩn đánh giá mức độ gây ô nhiễm:

1.TCVN 5939/1995 Quy định về chất lượng không khí, tiêu chuẩn khí thải đối với chất vô cơ.

2. TCVN 5940/1995 Quy định về chất lượng không khí, tiêu chuẩn khí thải đối với chất hữu cơ.

3.TCVN 5945/1995 Quy định về chất lượng nước thải, tiêu chuẩn chất thải trong công nghiệp.

4.Tiêu chuẩn quy định về tiếng ồn tại các khu vực.

Đánh giá tác động môi trường các KCN hiện có, các cơ sở sản xuất bao gồm: đánh giá lượng ô nhiễm do phát thải công nghiệp, khí thải của xe cộ… Đánh giá tác động đến môi trường của tất cả các nhà máy sẽ xây dựng, nhất là đối với những nhà máy đã được cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường.

Tăng cường kiểm tra giám sát các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, xử lý bảo vệ môi trường của các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kiểm kê các nguồn gây ô nhiễm chính trong công nghiệp, định kỳ quan trắc, phân tích thành phần các chất thải độc hại. Hỗ trợ kỹ thuật cho công tác quan trắc, thanh tra và quản lý môi trường.

* Đối với các cụm công nghiệp tập trung

Trước khi triển khai xây dựng các cụm công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất cần lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đưa ra các phương án khống chế ô nhiễm môi trường và phải được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Không đưa vào khai thác, vận hành các dự án đầu tư khi chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Không xây dựng mới các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư. Kiên quyết di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra xa khu dân cư. Chỉ hoàn tất các thủ tục pháp lý về đất đai cho các cơ sở sản xuất khi đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan có thẩm quyền.

Vị trí các cơ sở sản xuất tập trung phải được bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu hành chính - dịch vụ, thương mại.

Trong cụm công nghiệp, những cơ sở gây ô nhiễm nặng phải được bố trí sau hướng gió so với các cơ sở ít ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất có lưu lượng nước thải lớn phải được bố trí ở gần trạm xử lý nước.

Cần xác lập độ rộng của vùng cách ly công nghiệp theo khoảng cách bảo vệ vệ sinh mà tiêu chuẩn nhà nước cho phép.

* Đối với KCN

Quy hoạch thoát nước thải cho KCN phải tính đến nơi thải nước cụ thể. Cần áp dụng 02 hệ thống xử lý nước thải theo tình hình thực tế hiện nay: Hệ thống xử lý nước tại chỗ cho nhà máy và hệ thống xử lý nước của KCN. Xác định công nghệ cụ thể để xử lý nước cho từng loại hệ thống.

Kiên quyết di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm lớn ra xa các khu dân cư và đầu tư xây dựng hệ thống thiết bị lọc bụi và hấp thụ khí độc trước khi thải vào môi trường không khí, áp dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả vào hệ thống sông ngòi, thu gom chất thải rắn và xử lý đúng quy phạm đảm bảo tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về môi trường.

Đối với khí thải từ các dây truyền sản xuất cần phải thường xuyên, định kỳ quan trắc mức độ ô nhiễm, phân tích thành phần khí thải, nước thải từ các nguồn thải và các điểm quan trắc, các khu vực dân cư lân cận. Nếu mức độ ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép cần có kế hoạch đình chỉ hoặc di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất phế thải, chất thải gây ảnh hưởng xấu tới môi trường bắt buộc phải có báo cáo đánh giá định kỳ tác động tới môi trường và các biện pháp xử lý khắc phục.

KẾT LUẬN

Tổ chức lãnh thổ kinh tế – xã hội nói chung, TCLTCN nói riêng là một trong những nội dung và định hướng chiến lược của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vấn đề TCLTCN đã và đang được quan tâm một cách rộng rãi. Thông qua việc nghiện cứu TCLTCN tỉnh Thái Bình, đề tài rút ra một số kết luận như sau : 1. Đề tài đánh giá những tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến TCLTCN tỉnh Thái Bình trên cơ sở phân tích những điều kiện tự nhiên và kinh tế –xã hội tỉnh Thái Bình. Bên cạnh đó đánh giá đâu là thế mạnh để giúp phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh, mặt nào còn hạn chế để có những giải pháp khắc phục

2. Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình, đề tài nghiên cứu và tổng kết hiện trạng TCLTCN tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi mới. Những năm gần đây công nghiệp tỉnh Thái Bình đã đạt được một số các thành tựu, đã sản xuất được một số các mặt hàng xuất khẩu, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp Thái Bình nói riêng, vùng đồng bằng sông Hồng nói chung. Các hạt nhân phát triển công nghiệp của tỉnh đã phát huy được vai trò và động lực.

Tuy nhiên TCLTCN tỉnh Thái Bình chưa tạo ra sự phát triển đồng đều trên phạm vi toàn lãnh thổ. Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, việc triển khai thực hiện còn thiếu đồng bộ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật còn chậm và nhiều vẫn đề cần giải quyết. Bên cạnh đó sản phẩm công nghiệp của tỉnh còn thiếu tính cạnh tranh so với một vài tỉnh lân cận và các nước khác về mẫu mã, giá cả cũng như chất lượng.

3. Cuối cùng, từ việc phân tích và đánh giá thực trạng TCLTCN tỉnh Thái Bình, đề tài nêu ra một số các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn TCLTCN của tỉnh, đem lại hiệu quả cao về kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực có lợi thế cạnh tranh để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh đến năm 2020.

2. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, “ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt nam”. Nhà xuất bản giáo dục – 2000.

3. Ngô Doãn Vịnh, “Bàn về phát triển kinh tế”. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, hà Nội – 2005.

4. Ngô Thúy Quỳnh, “ giáo trình tổ chức lãnh thổ kinh tế”. Nhà xuất bản chính trị quốc gia – 2010.

5. Sở công thương – tỉnh Thái Bình, quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2010.

6. Hoàng Trung Hải, Đoàn Trung Tuyến, Nguyễn Văn Kha, “ 60 năm công nghiệp Việt Nam”. Nhà xuất bản Lao động xã hội – 2005.

7. Vũ Huy Phúc, “Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam”. Nhà xuất bản khoa học xã hội – 1996.

8. Phan Tuấn Giang, “ Định hướng chính để phát triển khu công nghiệp”. Vụ quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Website khu công nghiệp Việt Nam.

9. Thủ tướng Chính phủ (19/8/2009), Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ban hành về“Quy chế quản lý cụm công nghiệp”.

10. Tổng cục thống kê tỉnh Thái Bình, Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007 và 2010.

11. Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình, quy hoạch phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

12. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020.

13. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p

14. Vũ Kim Đức (2008). Luận văn cao học ĐHSP I, “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Yên Bái”

15. Lương Thị Minh Thu (2010). Luận văn cao học trường đại học sư phạm Thái Nguyên, “ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc”

16. Lương Thị Thành Vinh (2005). Luận văn cao học ĐHSP I, “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An”

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)