Đánh giá chung

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 35 - 37)

5. Nội dung của khóa luận

2.2.3.Đánh giá chung

2.2.3.1. Thuận lợi

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thái Bình chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội bên trong lãnh thổ cũng như các nhân tố về chính sách, thị trường, luồng vốn và các mối liên hệ liên vùng từ ngoài lãnh thổ. Mỗi một nhân tố có một ý nghĩa nhất định và tác động theo những mức độ khác nhau vào tổ chức không gian của ngành công nghiệp.

Dân cư, nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế, môi trường chính sách cùng kết cấu hạ tầng và khoa học công nghệ là những nhân tố có tính quyết định đối với việc hình thành TCLTCN. Trong đó, nhân tố dân cư tham gia vào quá trình này dưới hai vai trò là thị trường tiêu thụ và nguồn lao động. Thái Bình có một thị trường tiêu thụ nội tỉnh rộng lớn và nguồn nhân công dồi dào, rẻ, với chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Đây là yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình cấu trúc lãnh thổ với vai trò của người vận hành và điều tiết các quá trình sản xuất. Tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng là cơ sở và tiền đề cho việc tái cấu trúc không gian công nghiệp. Môi trường chính sách của tỉnh ngày càng thông thoáng và linh hoạt cùng cơ chế quản lí có nhiều tiến bộ sẽ tạo ra những thành công mới cho việc TCLTCN.

Kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện và đồng bộ tạo bộ khung vững chắc cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp với việc hình thành các nút hội tụ, các tuyến lực trọng điểm là cơ sở cho việc bố trí các điểm, khu, cụm công nghiệp. Nhiều công trình lớn được đầu tư cùng với những tiến bộ về khoa học công nghệ sẽ hình

thành nên những hạt nhân tạo vùng quan trọng cho tổ chức không gian công nghiệp của tỉnh.

Vị trí địa lý của tỉnh thuận lợi, nằm trong vùng phát triển của đồng bằng sông Hồng. Thái bình nằm gần với thủ đô Hà Nội và giáp với Hải Phòng – là 1 trong 3 tỉnh của tam giác tăng trưởng nên có nhiều thuận lợi trong liên kết, trao đổi giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động....

Khoáng sản tạo ra những điểm nhấn nổi bật trên bản đồ bố trí sản xuất với qui mô và chất lượng của một số loại khoáng đạt tiêu chuẩn để hình thành những ngành công nghiệp khai thác có qui mô lớn như khoáng sản vật liệu xây dựng. Tài nguyên nước không chỉ đáp ứng đầy đủ cho các hoạt động sản xuất mà với trữ năng thủy điện dồi dào còn làm phong phú thêm cấu trúc không gian công nghiệp trong tương lai bằng những điểm công nghiệp quan trọng của ngành thủy điện.

Các nhân tố bên ngoài lãnh thổ có tác động mạnh mẽ đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là mối quan hệ liên lãnh thổ sẽ tạo ra những nhân tố mới cho bức tranh phân bố công nghiệp. Những chính sách và định hướng phát triển của nhà nước, bối cảnh quốc tế cùng các luồng vốn và công nghệ từ bên ngoài sẽ góp phần hoàn thiện và thúc đẩy tổ chức lãnh thổ công nghiệp ngày càng hợp lí và hiệu quả.

2.2.3.2. Những khó khăn, thách thức

Lực lượng lao động, nhất là đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật yếu về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, công nhân lao động tay nghề, tác phong công nghiệp lớn còn rất hạn chế. Thiếu đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật đầu ngành. Người Thái Bình được đào tạo khá nhiều, nhiều người có trình độ chuyên môn cao. Nhưng phần đông lại ít trở về quê hương công tác, do điều kiện làm việc thiếu, đời sống thu nhập thấp đã và đang là một hạn chế rất lớn đối với phát triển TCLTCN Thái Bình.

Cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, thủ tục hành chính của Thái Bình so với một số địa phương khác chưa thật sự thông thoáng, hấp dẫn để thu hút đầu

tư từ bên ngoài vào. Đây cũng là vấn đề hạn chế không nhỏ đối với phát triển công nghiệp ở Thái Bình.

Các vùng nguyên liệu trồng tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến đang trong quá trình hình thành. Nhân dân chưa quen lối sản xuất nguyên liệu hàng hóa. Thị trường nội tỉnh bị hàng hóa nhập lậu tràn lan cạnh tranh chèn ép, sức mua của cư dân giảm sút, thị trường bên ngoài bị thu hẹp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hóa của tỉnh.

Ở Thái Bình chủ yếu là công nghiệp vừa và nhỏ, chưa nhiều cơ sở công nghiệp có qui mô lớn

Vị trí địa lý bên cạnh những thuận lợi cũng tạo ra những hạn chế khi so sánh tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thái Bình với tổ chức lãnh thổ công nghiệp của các địa phương lân cận.

Thái Bình có nhiều khoáng sản nhưng hầu hết các khoáng sản đều có qui mô nhỏ với trữ lượng không đáng kể nên gây khó khăn cho việc hình thành các điểm công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản có qui mô lớn. Mặt khác, hiện trạng khai thác khoáng sản thiếu sự quản lí chặt chẽ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như hiện nay sẽ cản trở việc tái TCLTCN một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 35 - 37)