Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 66 - 68)

5. Nội dung của khóa luận

3.2.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố quyết định để nâng cao vị thế cạnh tranh thu hút đầu tư cho tỉnh. Phải có đội ngũ cán bộ, công nhân đủ về số lượng và chất lượng bảo đảm cho việc tổ chức, triển khai và thực hiện thành công những chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển công nghiệp. Cơ cấu đội ngũ này phải đồng bộ, bao gồm cả cán bộ khoa học- kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ , cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật…

Đào tạo nguồn nhân lực vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài. Đào tạo nghề phải tăng nhanh về số lượng học viên, coi trọng chất lượng, hiệu quả để cung cấp lao động với cơ cấu hợp lý cho từng giai đoạn phát triển công nghiệp; xã hội hoá công tác đào tạo nghề; có chính sách thu hút sử dụng người tài phục vụ cho các thời kỳ phát triển công nghiệp.

Trước mắt, ưu tiên đào tạo nhân lực cho các ngành then chốt, các ngành sản xuất chủ lực, các ngành có xu hướng tăng trưởng nhanh trong tương lai. Song song với việc đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động công nghiệp và dịch vụ cần phải chú trọng đào tạo nghề cho lao động TTCN - làng nghề.

Thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động.

Từ nay đến năm 2020 phải phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng theo hai luồng sau để tạo tiền đề cho các năm sau:

Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ

thuật và công nghệ hiện đại. Theo hướng này sẽ củng cố và nâng cao các trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh.

Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Theo hướng này có các hình thức đào tạo như: Đào tạo nghề dịch vụ; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo các nghề truyền thống ở các làng nghề.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần được qua đào tạo tại trường quản lý hành chính nhà nước thường xuyên, định kỳ để được bổ túc đầy đủ về luật pháp và nắm bắt các thông tin về khoa học công nghệ, về thị trường trong nước và quốc tế nhất là các mặt hàng đang và sẽ được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Áp dụng chính sách tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển.

Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp và khuyến khích những người có năng lực đi đào tạo tại các nước phát triển.

Đến năm 2015 chú trọng xây dựng trường đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu đào tạo của tỉnh, của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, từng bước đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Ưu tiên đầu tư các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hiện có và hình thành các trung tâm mới đào tạo các nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, tăng tỷ lệ qua đào tạo.

Có chính sách khuyến khích thoả đáng để phát huy khả năng của đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi ở địa phương và thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài, nhất là đối với những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển ở địa phương mà lực lượng tại chỗ còn quá mỏng.

Đối với lao động trẻ hoặc học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, tỉnh nên có chính sách gửi đi đào tạo các trường trong nước, sau đó trở về làm việc cho tỉnh. Có chính sách đầu tư thêm cho các sinh viên người Thái Bình đang

theo học các trường đại học ở Hà Nội. Nên có hợp đồng cụ thể với các em có ý định trở về Thái Bình làm việc, cung cấp tài chính và sẵn sàng tiếp nhận.

Ngoài ra đối với người Thái Bình đang công tác ở các nơi muốn về quê hương làm việc tỉnh sẵn sàng tiếp nhận, tạo mọi điều kiện để cán bộ yên tâm làm việc.

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)