TCLTCN vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2013

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 27 - 74)

5. Nội dung của khóa luận

1.2.2. TCLTCN vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 – 2013

Đồng bằng sông Hồng có nền công nghiệp phát triển sớm nhất nước ta, là một trong hai vùng có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất cả nước. Trong vùng tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu cả nước, nhất là về cơ khí chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, trong đó Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng.

Tỷ trọng trong tổng GDP ngành công nghiệp toàn vùng thì công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm 20,9%, công nghiệp nhẹ (dệt, may, da) chiếm 19,3%; sản xuất vật liệu xây dựng 17,9%; cơ khí, điện, điện tử 15,2%; hoá chất, phân bón, cao su chiếm 8,1%; còn lại 18,2% là các ngành công nghiệp khác.

Trong những năm qua, các KCN tập trung là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng

kinh tế của vùng. Nhiều tỉnh thuần nông trước đây nhờ phát triển các hình thức TCLTCN, đặc biệt các KCN đã trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương….

Đến nay trên địa bàn vùng đã hình thành một số khu, cụm công nghiệp có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội của vùng như các khu công nghiệp ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc,...

Số lượng các KCN tăng lên một cách nhanh chóng qua các năm. Nếu năm 2000, toàn vùng chỉ có 18 KCN thì đến năm 2009 số lượng các KCN đã tăng lên 61 KCN trong tổng số 156 KCN của cả nước.

Tuy nhiên TCLTCN của vùng không chỉ mắc phải những vấn đề tồn tại của TCLTCN cả nước nói chung mà còn một số các hạn chế sau:

Trình độ phát triển công nghiệp của vùng còn thấp nhiều so với trình độ phát triển công nghiệp của các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Tỷ trọng lao động công nghiệp của vùng chiếm 32% tổng lao động công nghiệp trong cả nước (2013) nhưng mới chỉ sản xuất ra hơn 22%giá trị công nghiệp của cả nước.

Thái Bình là một tỉnh thuộc vùng công nghiệp đồng bằng sông Hồng. Trước đó, năm 2000, Thái Bình còn là một tỉnh thuần nông, công nghiệp phát triển manh mún, nhỏ lẻ. Đến nay, các hình thức TCLTCN của tỉnh đã được quy hoạch chi tiết và đi lại hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2001, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 16,47% GDP. Qua 10 năm xây dựng và phát triển các hình thức TCLTCN, tỷ trọng đã tăng lên 30,98% chiếm 1/3 thu nhập nền kinh tế quốc dân của tỉnh. Đã sản xuất được một số các mặt hàng xuất khẩu như: thiết bị điện, điện tử,, vật liệu xây dựng….

Mặc dù vậy, trong phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình còn nhiều vấn đề bất cập. TCLTCN của tỉnh cũng mắc phải những hạn chế chung như TCLTCN vùng đồng bằng sông Hồng.

CHƢƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ THỰC TRẠNG TCLTCN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2013 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía Đông nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây nam. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía Đông bắc, Hà Nam ở phía Tây, Nam Định ở phía Tây và Tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.545.84km2. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã, 284 xã, phường, thị trấn.

Năm 2011, Thái Bình có 1.786.000 người với mật độ dân số 1.138 người/km2

.

Đến năm 2013 GDP toàn tỉnh đạt 37.188 tỷ đồng chiếm 1,46% GPD cả nước và 5,4% GDP vùng đồng bằng sông Hồng, GDP bình quân đầu người khoảng 26,1 triệu đồng.

Nhìn chung KT –XH tỉnh Thái Bình những năm vừa qua đã có chuyển biến tích cực song vẫn còn tồn tại một số hạn chế: nền kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc; một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch đề ra. Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế. Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, thu hút đầu tư vào tỉnh còn chậm, các dự án quy mô lớn còn ít. Nghề và làng nghề phát triển không đều và chưa vững chắc; công tác xử lý ô nhiễm môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề còn hạn chế. Chất lượng các hoạt động dịch vụ, hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển chưa cao.

2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến TCLTCN tỉnh Thái Bình

2.2.1. Các nhân tố tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa kinh tế

Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nói riêng, khu vực kinh tế đồng

bằng Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói chung, cho phép Thái Bình khả năng liên kết vùng để phát huy lợi thế của địa phương, đồng thời thu hút có hiệu quả các nguồn lực từ các địa phương trong nước và nguồn lực của nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chủ yếu thu hút triển công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các hình thức TCLTCN của tỉnh.

2.2.1.2. Tiềm năng khoáng sản

Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986, sản lượng khai thác bình quân mỗi năm đạt hàng chục mét khối khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thuỷ tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…thuộc khu công nghiệp Tiền Hải. Năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị cho việc khai thác khí ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đưa vào phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh (trữ lượng ước tính ban đầu khoảng 7 tỷ m3

).

Mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm với các nhãn hiệu nổi tiếng như nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.

Gần đây, vùng đất xã Duyên Hải huyện Hưng Hà đã thăm dò và phát hiện mỏ nước nóng 57Ao C ở độ sâu 178 m. Các mỏ nước này đang được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh cho nhân dân.

Trong lòng đất Thái Bình còn có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, được đánh giá có trữ lượng lớn (hơn 30 tỷ tấn) nhưng phân bổ ở độ sâu 600 – 1.000 m, hiện chưa đủ điều kiện để khai thác.

2.2.1.3. Tài nguyên nước a. Tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng

rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy...

Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng.

b. Tài nguyên nước ngầm

Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc sông - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.

Nhận xét: tài nguyên nước của Thái Bình rất đa dạng và phong phú như vậy sẽ thuận lợi trong việc cấp nước cho sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó việc cung ứng đủ lượng nước cho sản xuất nông nghiệp cũng góp phần cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

2.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

2.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Đến năm 2012 dân số Thái Bình khoảng 1787.4 nghìn người. Trong đó dân số nông thôn chiếm 94,2%, thành thị chiếm 5.8%, mật độ dân số là 1.183 người/km2

. Bình quân mỗi hộ gia đình có 3,75 người. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%/năm. Số người trong độ tuổi lao động là 1.012.000 người. Trong đó lao động trong khu vực nông lâm nghiệp chiếm 58,34%, công nghiệp và xây dựng chiếm 25,4%, khu vực dịch vụ, thương mại chiếm 16,26%.

Bảng 2.1. Dân số và nguồn lao động Thái Bình giai đoạn 2001 – 2012

2001 2005 2010 2011 2012 Dân số ( nghìn người) 1.814 1851 1.786 1.786,3 1787.4 Lao động đang làm việc ( nghìn người ) 939,7 945,9 1.005,5 1.010,1 1.012 Cơ cấu lao động (%)

- Nông – lâm – thủy sản - Công nghiệp – xây dựng - Dịch vụ 75,12 12,97 11,91 66,56 20,09 13,35 60,76 24,12 15,12 59,40 24,96 15,64 58,34 25,4 16,26 (Nguồn: niêm giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2007,2011,2012 và tính toán của tác giả) Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 23,5%. Số lao động lao động, hầu hết đều mong muốn được lao động để phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2.2.2. Trình độ khoa học – công nghệ

Trong những năm gần đây tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ.

Trong công nghiệp và dịch vụ, hỗ trợ cho 65 doanh nghiệp với tổng kinh khí gần 9 tỷ đồng (chiếm 45% tổng kinh phí đầu tư cho các đề tài) để nghiên cứu đổi mới công nghệ và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trình độ công nghệ của một số doanh nghiệp đã được nâng cao, điển hình là công nghệ sản xuất bia, chế biến thức ăn gia súc, dệt sợi, sản xuất sứ vệ sinh cao cấp,…

2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật a. Hệ thống các trung tâm kinh tế, đô thị

Mạng lưới các điểm dân cư đô thị tỉnh Thái Bình đang trong quá trình phát triển. Hệ thống đô thị của Thái Bình hiện nay bao gồm: thành phố Thái Bình và 9 thị trấn: Đông Hưng, Hưng hà, Hưng Nhân, Thanh Nê, Quỳnh Côi, An Bài, Diêm Điền, Tiền Hải, Vũ Thư. Trong đó thành phố Thái Bình thuộc đô thị loại II, là trung tâm kinh tế - văn hóa, chính trị của tỉnh.

Các đô thị trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ, có tính tự phát từ các tụ điểm dân cư nông thôn, bám theo các trục quốc lộ và tỉnh lộ. Tất cả các đô thị đều có tính chất chung là trung tâm hành chính, kinh tế – xã hội của địa phương. Một số đô thị có thêm các tính chất như: an ninh, quốc phòng, du lịch, nghỉ dưỡng, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ…

Về cơ bản, các đô thị ở Thái Bình đang trong quá trình phát triển. Đô thị lớn trong tỉnh là thành phố Thái bình có hình thái phát triển theo hướng vành đai đồng tâm, các đô thị khác theo hướng điểm, dải, chuỗi, theo trục giao thông và phân tán. Dân số đô thị đa số có thành phần xuất sứ từ nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Các đô thị của tỉnh còn nhỏ bé, chủ yếu là mang chức năng trung tâm hành chính, chính trị, các chức năng sản xuất, dịch vụ, thương mại còn chưa phát triển.

Như vậy, việc hình thành và phát triển các đô thị kéo theo việc hình thành và phát triển các hình thức TCLTCN trong tỉnh.

b. Hệ thống kết cấu hạ tầng

Thái Bình có hệ thống thông tin liên lạc thuận tiện, mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy khá phát triển; kết cấu hạ tầng nông thôn thuận lợi. Bình quân mật độ lưới đường bộ là 3,72 km/km2; tỷ lệ láng nhựa tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã đạt 100%. Theo quy hoạch, trong thời gian tới, Thái Bình có một số tuyến giao thông quan trọng chạy qua, như Quốc lộ ven biển là tuyến hành lang kinh tế của các tỉnh duyên hải Nam Đồng bằng sông Hồng; quốc lộ Thái Bình đi Hà Nam (đã khởi công); tuyến đường sắt, đường bộ cao tốc từ Nam Định qua Thái Bình sang Hải Phòng (quy hoạch sau năm 2020) sẽ thúc đẩy Thái Bình giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư.

Hiện Nhà nước đang xây dựng Cảng Cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) - là cảng container lớn nhất của cả nước. Công trình này cách Thái Bình khoảng 30 km.

c. Môi trường chính sách

Hiện nay UBND tỉnh Thái Bình đang thực hiện một số các giải pháp nhằm hoàn thiện và bổ sung hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp toàn diện như:

Chú trọng việc ứng dụng CNTT và thương mại điện tử trong việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và khai thác sử dụng công nghệ thông tin để phát triển ứng dụng thương mại điện tử.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại nhằm giải quyết khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động xúc tiến phải khắc phục tình trạng dàn trải. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

Môi trường chính sách của tỉnh ngày càng được cải thiện giúp cho việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển cũng như việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.

d. Thị trường và các mối quan hệ liên lãnh thổ

Thị trường

Năm 2012 với số dân là 1.786,3 nghìn người cung ứng một lượng lao động dồi dào cho tỉnh đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của tỉnh Thái Bình.

Bên cạnh đó các sản phẩm công nghiệp Thái Bình còn được bán rộng rãi trên thị trường của các tỉnh lân cận như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… Ngoài ra, tỉnh Thái Bình còn sản xuất được một số mặt hàng xuất khẩu như: dệt may, thiết bị điện tử, điện tử, vật liệu xây dựng….

Các mối quan hệ liên lãnh thổ

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt

Nam. Thành phố Thái Bình cách Hà Nội khoảng 110km, cách thành phố Hải

Phòng 70km và cách thành phố Nam Ðịnh 18km. Hệ thống cầu được xây dựng trên tất cả các tuyến đường chính gồm cầu Tân Ðệ, cầu Thái Bình, cầu Triều Dương.

Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (vịnh Bắc Bộ).

Như vậy Thái Bình có thể dễ dàng liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận trong đó Hà Nội và Hải Phòng là 2 trong 3 tỉnh, thành phố của tam giác tăng trưởng để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cũng như thị trường buôn bán.

2.2.3. Đánh giá chung

2.2.3.1. Thuận lợi

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thái Bình chịu tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội bên trong lãnh thổ cũng như các nhân tố về chính sách, thị trường, luồng vốn và các mối liên hệ liên vùng từ ngoài lãnh thổ. Mỗi một nhân tố có một ý nghĩa nhất định và tác động theo những mức độ khác nhau vào tổ chức không gian của ngành công nghiệp.

Dân cư, nguồn lao động, trình độ phát triển kinh tế, môi trường chính sách cùng kết cấu hạ tầng và khoa học công nghệ là những nhân tố có tính quyết định đối với việc hình thành TCLTCN. Trong đó, nhân tố dân cư tham gia vào quá trình này dưới hai vai trò là thị trường tiêu thụ và nguồn lao động. Thái Bình có một thị trường tiêu thụ nội tỉnh rộng lớn và nguồn nhân công dồi dào, rẻ, với chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Đây là yếu tố trực tiếp tham gia vào quá trình cấu trúc lãnh thổ với vai trò của người vận hành và điều tiết các quá trình sản xuất. Tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng nâng cao, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng là cơ sở và

Một phần của tài liệu tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh thái bình giai đoạn 2000 – 2013 (Trang 27 - 74)