Môn Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối của Đảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang 1MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG
DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC THPT
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn rangày càng mạnh mẽ, kéo theo đó giáo dục cũng phát triển không ngừng Để đápứng kịp thời những yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì giáodục và đào tạo có vai trò to lớn trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lựccon người Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú
về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực và mục tiêu của công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Chính vì vậy, trong văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Giáo dục vàđào tạo phải xác định rõ mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình đổi mới phươngpháp giáo dục, đào tạo, lựa chọn, những nội dung có tính cơ bản, hiện đại Tăngcường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê - nin và tưtưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc vănhóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước.Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quátrình đào tạo ”
Đến đại hội X vẫn tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện, đổi mới tổ chức, nội dung, phương pháp và dạy học ”
Quán triệt nhiệm vụ đó, là một giáo viên, tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, sángtạo để làm thế nào cho học sinh có hứng thú trong học tập nhất là bộ môn Giáodục công dân
Môn Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, gắn với đường lối củaĐảng, cùng với các bộ môn khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa cótri thức vừa có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm với giađình, xã hội, có phương pháp suy nghĩ, hành động phù hợp với điều kiện hoàn
Trang 2cảnh xã hội, lịch sử đất nước và nhân loại Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
ở trường THPT, củng cố, phát triển học sinh lý tưởng sống cao đẹp, những phẩmchất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
Nhưng trong thực tế hiện nay, học sinh không hứng thú với môn khoa học
xã hội, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, các em còn mang tính ỷ lại trong họctập và học theo cách đối phó Thậm chí sẵn sàng buông xuôi luôn để dồn thời gianvào học các môn thi tốt nghiệp, đại học sau này Bên cạnh đó, một số giáo viênchưa có nhận thức đúng vị trí của môn Giáo dục công dân thậm chí chỉ coi là môn
bổ trợ, môn phụ vì không phải thi tốt nghiệp, đại học Giáo viên dạy bộ môn này
có thể thiếu tự tin, thiếu nhạy cảm, sáng tạo, thậm chí mặc cảm trong việc giảngdạy bộ môn và sẽ dẫn đến tình trạng coi lên lớp là một nghĩa vụ, không thực hiệnđầy đủ chương trình, không quán triệt “học đi đôi với hành” Từ đó dẫn đến hậuquả là: Nhiệm vụ của bộ môn không thể được thực hiện tốt, không bảo vệ, pháttriển được chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước trong điều kiện mới Nhất là hiện nay chúng tađứng trước một tình trạng: Nền kinh tế phát triển nhưng những giá trị đạo đứcchân chính lại bị coi thường
Xuất phát từ những lý do trên và nhằm nâng cao chất lượng dạy và họcmôn Giáo dục công dân trong trường THPT, để học sinh nhận thức về môn Giáodục công dân một cách hiệu quả hơn Nên trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụngnhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau trong đó có phương pháp dạy họcthảo luận nhóm Với phương pháp này, phát huy tính chủ động, sáng tạo, năng lựcdiễn đạt, hợp tác, làm việc theo nhóm của học sinh Đó là một phấm chất quantrọng của người công dân trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa ngày nay
Bằng những kinh nghiệm của bản thân và thu nhận một số ý kiến đóng góp
từ quý thầy cô trong tổ bộ môn cùng với việc tham khảo ở đồng nghiệp về chất
lượng học tập của học sinh nên tôi đã thực hiện đề tài: “Một số kinh nghiệm khi
Trang 3sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục công dân bậc THPT”.
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận của đề tài
1 Những vấn đề chung về dạy học
1.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp dạy học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
“Methodos”, có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mụcđích
Có khá nhiều khái niệm về phương pháp dạy học, tuy nhiên dù ở nhữngphạm vi quan niệm khác nhau tất cả đều cho rằng:
- Phương pháp dạy học phản ánh hình thức vận động của nội dung dạy học
- Phương pháp dạy học phản ánh sự vận động quá trình nhận thức của học sinh nhằm đạt được mục đích học tập
- Phương pháp dạy học phản ánh cách thức hoạt động, thao tác, trao đổi thôngtin, dạy học giữa thầy và trò
1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp mà trong đó học sinh đượcchủ động tham gia vào bài học, được làm những việc cả về các hoạt động trí tuệlẫn các hoạt động chân tay, miễn là các hoạt động đó phù hợp với nội dung bài học
và đặc biệt là các hoạt động chứa đựng nhiều các hoạt động tư duy nhằm kíchthích phát triển trí óc của học sinh trở thành những con người năng động sáng tạo
1.1.3 Các định hướng trong quá trình dạy học tích cực
Trong chương trình hành động của ngành giáo dục nhằm triển khai thựchiện nghị quyết hội nghị lần 6 của BCH TW về chiến lược phát triển giáo dục
2001 - 2010 đã xác định: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu củangành giáo dục hiện nay là tập trung cải tiến phương pháp dạy và học theo hướngphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường thực hành,
Trang 4thực tập ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và các thành tựu khác của khoahọc công nghệ vào việc dạy và học”.
Sau đây tôi sẽ giới thiệu các định hướng trong quá trình dạy học tích cựccủa Lê Phước Lộc (2002) trong cuốn “Lý luận dạy học” (trang 52 - 69) đã nêu 5định hướng đó là:
Định hướng 1: Tạo bầu không khí học tập tích cực
Trong mỗi giờ học cả học sinh và giáo viên đều căng thẳng do trải quanhiều hoạt động dạy và học cùng với các thao tác tư duy Vì vậy, nếu tạo bầukhông khí lớp học thoải mái, thân thiện, với sự nhận thức của học sinh về một nộidung bổ ích, khả thi, học sinh sẽ có tâm thế sẵn sàng hợp tác Bầu không khí nàyđược tạo nên bao gồm tác động của ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh,mùi vị
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này của tác giả Nếu học sinh học trongmột không gian ồn ào bởi tiếng chợ búa, tiếng sắt thép - bê tông từ công trình kếbên đang xây dựng, tiếng ve kêu sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoạt động học tập vàgiảng dạy của học sinh và giáo viên Thế nhưng bầu không khí thân thiện đượctạo nên qua quan hệ thầy trò thì lại rất quan trọng
Ví dụ: Nếu người giáo viên bước vào lớp với gương mặt vui vẻ, thân thiện,
giọng nói tự nhiên, có cách mở bài giảng lôi cuốn, phù hợp, sáng tạo sẽ tạo chohọc sinh bầu không khí học tập tích cực, làm cho khoảng cách giữa thầy và tròđược rút ngắn lại, từ đó tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc học tập và hợp tác
sẽ tốt hơn Tất cả điều này quyết định một giờ giảng có triển vọng thu được kếtquả tốt Ngược lại, nếu giáo viên bước vào lớp trong một tâm trạng bực tức hayquát mắng học sinh hoặc dạy học trong sự áp đặt học sinh vào những khuôn khổgắt gao mà giáo viên đưa ra sẽ tạo cho học sinh tâm lý học tập không tốt, việc học
sẽ kém hiệu quả
Định hướng 2: Tổ chức việc tiếp thu kiến thức và nối kết với các kiến thức
đã có
Trang 5Khi tham gia vào quá trình học tập có 2 loại kiến thức mà học sinh phải tiếpthu đó là kiến thức thông báo và kiến thức quy trình.
- Kiến thức thông báo(kiến thức khái niệm): giáo viên cần làm cho học sinh trảlời được câu hỏi “Nó là cái gì ?” Như vậy, để trả lời được câu hỏi này học sinhcần biết và hiểu Điều này cần học sinh phải liên kết với những kiến thức thông tin
đã biết (đi từ cái chưa biết thành cái đã biết)
- Kiến thức qui trình (kiến thức kỹ năng)
Nếu như kiến thức thông báo giúp học sinh hình thành những khái niệm về những vấn đề cần tiếp thu thì kiến thức qui trình sẽ giúp cho học sinh hình thànhnhững kiến thức kỹ năng
Với kiến thức qui trình sẽ trả lời cho câu hỏi “làm cái đó như thế nào ?” Kiếnthức này giúp học sinh hành động (trí tuệ và tay chân) để thực hiện một nội dung
có liên quan tới chuyên môn một cách khoa học, hoàn thành kỹ năng làm việc Đểtrả lời được câu hỏi giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức nội dung,phương pháp dạy học cho học sinh
Định hướng 3: Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến
thức
Cái đích của việc học là học sinh hiểu sâu sắc các kiến thức quan trọng saocho học sinh có thể vận dụng chúng ở trường và trong cuộc sống, như vậy việchọc mới có kết quả Khái niệm mở rộng và tinh lọc kiến thức được hiểu ngắn gọn
là quá trình làm cho người học biến kiến thức giáo khoa được mở rộng bằng cácquá trình tư duy thành tri thức của riêng mình Học sinh có thể phát biểu kiến thức
ấy bằng ngôn ngữ của mình, có thể sử dụng nó như công cụ của mình
Định hướng 4: Phát triển tư duy bằng việc sử dụng kiến thức có ý nghĩa.
Với định hướng 3, giáo viên làm cho học sinh tinh lọc và mở rộng kiếnthức Tuy nhiên, khi có kiến thức rồi thì phải biết cách áp dụng chúng như thếnào? Ở định hướng 4 này, hướng giáo viên làm cho học sinh luôn bận rộn với việchọc tập của mình, luôn phải suy nghĩ, phải lập luận
Trang 6Nếu học sinh tham gia giải quyết vấn đề nhiều ở lớp thì các em sẽ nhanh,nhạy với những giải quyết sự việc hằng ngày Và khi giải quyết những vướng mắctrong thực tế thì kích thích mạnh trong học tập, đó chính là sử dụng kiến thức có ýnghĩa.
Định hướng 5: Thói quen tư duy
Định hướng 5 này có thể xem như một cái đích phải tới hay sản phẩm củaquá trình dạy học Khi học sinh phát triển thói quen tư duy sẽ có hai cái lợi Một làphát triển thói quen tư duy sẽ làm cho học sinh có khả năng học tốt hơn nội dungtri thức khoa học trong sách giáo khoa Hai là, thói quen tư duy sẽ hỗ trợ tốt chohọc sinh trong tương lai Điều này rất quan trọng vì cái đi theo cuộc đời của mỗingười làm công tác khoa học chính là phương pháp làm việc bằng trí tuệ, bằngthói quen tư duy của mình
Tóm lại: Các định hướng 2, 3 và 4 vạch ra cho giáo dục một chiến lược làm
việc về nội dung bài giảng đối với học sinh Tuy nhiên, các định hướng khôngdừng lại ở những điều đã nói mà ẩn phía sau một đòi hỏi rất cao đối với ngườigiáo viên, đó là dạy học và phát triển tư duy Vì vậy, định hướng 5 đã nêu rõ dạyhọc phải đạt kết quả cuối cùng là học sinh biết tư duy năng động và tư duy có hiệuquả Nếu coi các định hướng 2, 3, 4 là những việc của thầy và trò trong một chiếnlược dạy học mới, định hướng 5 hướng những hiệu quả của chiến lược ấy thì địnhhướng 1 là mở đầu cho chiến lược dạy học mà ta đang nói tới Một chiến lược hoạtđộng tư duy sẽ thành công nếu như học sinh cảm nhận được tốt khi bắt đầu chiếnlược ấy
1.2 Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân
Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả: Phan Trọng Ngọ “ Thảo luận nhóm làphương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cảcác thành viên ở trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc và trao đổi về một chủ
đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”
Trang 7Thảo luận nhóm là phương pháp để trao đổi ý kiến với người khác về một vấn
đề nào đó nhằm phát hiện ra mọi khía cạnh của vấn đề với mục đích cuối cùng lànhóm đạt được một cách hiểu thống nhất về điều đó
Phương pháp thảo luận nhóm có sự phát triển của phương pháp thảo luận trênlớp, phương pháp này hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở tất cả các môi trườngTHPT , trong đó có môn Giáo dục công dân
Mục đích của phương pháp này là làm tăng tối đa cơ hội để học sinh làm việc
và khả năng của mình, được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ý kiến để giải quyết
một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học
Đây là phương pháp dạy học hợp tâm lý con người mọi cá nhân từ nhỏ đếnlớn đều có xu hướng thích sinh hoạt quan hệ và làm việc trong nhóm nhỏ.Trong
đó, cá nhân không những thoải mãn được nhu cầu giao tiềp, có cảm giác an toàn
mà còn xuất hiện những hứơng khởi làm tăng hiệu xuất làm việc do có sự tươngtác mặt đối mặt giữa các thành viên, có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực
và trách nhiệm phải giải thích vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm và kĩ năng
xử lí tình huống trong nhóm
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tínhtích cực, tính chủ thể của người học; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp táccao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập Cần kết hợp tốt giữa năng lụccạnh tranh và năng lực hợp tác của người học.Để sự dụng hiệu quả phương phápnày, giáo cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm,xây dựng vị thế cuả người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làmviệc nhóm trong học sinh
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Để đổi mới phương pháp đào tạo là một vấn đề cấp bách đang được sự chú
ý và quan tâm của dư luận toàns xã hội Trong lĩnh vực đào tạo về con người thìnhu cầu này càng trở nên bức thiết hơn
Phương pháp giải dạy truyền thống với vai trò người thầy làm trung tâmphát thông tin và học sinh bị động tiếp nhận thông tin đã trở nên lạc hậu trước yêu
Trang 8cầu về đào tạo con người mới của xã hội, khi các giá trị được kì vọng từ các nhàquản lí tương lai là năng lực tư duy sáng tạo và khả năng tiếp thu cái mới hay caohơn nữa là khả năng tự hoàn thiện.
Những bài học về khoa học xã hội càng có điều kiện dễ dàng khi tiến hànhcác phương pháp dạy học tích cực trong đó có phương pháp thảo luận nhóm
Với phương pháp này không đòi hỏi gì nhiều về vật chất, tiền của, thiết bịnhưng nó đòi hỏi người thầy phải biết các tổ chức, hướng dẫn thảo luận Đồng thờiđòi hỏi người học phải luôn có sự sáng tạo và một sự năng động trong tự học
Để vận dụng phương pháp thảo luân nhóm trong dạy học hiệu quả thì:
2.1 Giáo viên cần phải tìm hiểu đặc điểm của phương pháp thảo luân nhóm
- Thảo luận là phương pháp trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa giáo viên và họcsinh cũng như giữa học sinh với nhau
- Mục đích của thảo luận là để khuyến khích sự phân tích một vấn đề hoặc các
ý kiến khác nhau của học sinh và trong những trường hợp nhất định, nó mang lại
sự thay đổi thái độ của những người tham gia
2.2 Giáo viên cần phải biết hiểu rõ ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm
- Giúp học cho sinh mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sởnhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích lí lẽ, có dẫn chứng minh họa, phát triểnđược tư duy khoa học
- Giúp học sinh phát triển được kĩ năng nói, giao tiếp, tranh luận, bồi dưỡng cácphương pháp nghiên cứu một cách vừa sức như: các phương pháp tìm đọc tài liệutham khảo, phương pháp quan sát và ghi chép ngoài thực địa, trong sách giáokhoa, sách có liên quan…
- Thông qua tài liệu có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở các sựkiện, thông tin một cách có logic từ các học sinh trong nhóm, lớp
- Quá trình trảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo ra mối quan hệhai chiều giữa học sinh và học sinh, giúp cho giáo viên nắm được hiệu quả giáodục về các mặt nhận thức, thái độ, quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh
Trang 92.3 Định hướng cách tiến hành phương pháp thảo luận nhóm ở môn Giáo dục công dân
Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Theo tôi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu việt và khả năng thựcthi tương đối cao so với các phương pháp dạy học khác Để sử dụng có hiệu quảphương pháp này trong dạy học môn Giáo dục công dân theo tôi giáo viên cầnphải:
Thứ nhất: Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình thảo luận
nhóm, bao gồm:
- Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế
- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
Thứ hai: Xây dựng quy trình phương pháp thảo luận nhóm.
Theo tôi, quy trình này có một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn và 10 bước vàđược thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Trang 10Sơ đồ: Tích hợp quá trình dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm)
1 Xác định mục tiêu bài
học
Lập kếhoạch thảoluận
Xácđịnh nhiệm vụbài học
2 Xây dựng, thiết kế
nội dung bài học
Nghiên cứu nộidung bài học
3 Lựa chọn phương
pháp, phương tiện
Lựa chọn phươngpháp, phương tiện
4
Thành lập nhóm, giaonhiệm vụ
Thực hiện
Gia nhập nhóm,nhận nhiệm vụ, tựnghiên cứu
5 Tổ chức thảo luận
theo cặp
Hợp tác với bạncùng bàn
Trang 11nội dungthảo luận
6 Tổ chức thảo luận
trong nhóm
Hợp tác với bạntrong nhóm
Tự kiểm tra, đánhgiá
9 Tổng kết, nhận xét,
đánh giá chung
Tóm tắt rút ra kếtluận, kinh nghiệm
10 Giao nhiệm vụ cho
bài học mới
Tiếp nhận nhiệm vụcủa bài học
Thứ ba: Những chuẩn bị những điều kiện cần thiết.
Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sựchuẩn bị của giáo viên và học sinh Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được tìnhhuống xảy ra và có nhiều biện pháp xử lý kịp thời cũng như có sự hợp tác từ họcsinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao Vì vậy, trước khilên lớp, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị tốt các nội dung sau:
a Những chuẩn bị của giáo viên:
- Mục tiêu của hoạt động nhóm bài học này là gì?
- Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?
- Nên chia nhóm ra làm mấy nhóm?
- Hoạt động này có phù hợp với học sinh trong nhóm không?
- Hoạt động này cần thảo luận bao nhiêu thời gian?
- Tất cả học sinh tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này không?
- Thiết bị dạy học cần dùng là những thiết bị nào?
- Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết
- Học sinh phải chuẩn bị những gì?
- Soạn giáo án phù hợp với việc thảo luận nhóm
Trang 12- Chuẩn bị những phương án dự bị….
b Những chuẩn bị của học sinh.
- Học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới
- Làm những bài tập của tiết học trước mà giáo viên đã dặn dò
- Chuẩn bị những thứ cần thiết giáo viên đã dặn
2.4 Những yêu cầu cơ bản của mỗi khâu trong quá trình thảo luận
Để việc thảo luận đạt kết quả tốt, giáo viên cần phải quan tâm đến các khâu quan
trọng như sau:
* Đối với giáo viên:
a Chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Trước tiên giáo viên cần lựa chọn chủ đề thảo luận thích hợp cho học sinh
thảo luận: Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản, trọng tâm, đồng thời lànhững tình huống có vấn đề, hướng dẫn buộc học sinh phải động não
Ví dụ: Hãy chỉ ra yếu tố siêu hình trong truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi”?Cần phải nhìn sự vật như thế nào để không siêu hình như 5 thầy bói trong truyệnnày? ( GDCD - 10 )
Hay: Hãy thảo luận để giải thích vì sao cả thế giới chọn vàng làm vật ngang giáchung nhất mà lại không chọn các kim loại khác? ( GDCD - 11 )
Vấn đề thảo luận môn Giáo dục công dân tập trung vào hai khía cạnh:
+ Những khái niệm hạt nhân
+ Những tình huống có vấn đề trong thực tiễn
- Giáo viên cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận là phải xem xét, nghiên cứu xemhọc sinh biết gì về chủ đề đã nêu ra
- Khi đã chọn được chủ đề thảo luận đúng yêu cầu, giáo viên cần thông báo chohọc sinh chuẩn bị ý kiến (viết thành văn bản) để tham gia thảo luận
- Từ đó học sinh ý thức được yêu cầu nội dung của chủ đề, các nguồn tài liệuchính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của nhóm mình cũng như của từng cánhân
Trang 13- Để đảm bảo chất lượng của quá trình thảo luận cũng như chất lượng của giờlên lớp, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc trước bài học và những vấn đề cầnlưu ý Điều đó sẽ giúp học sinh chủ động hơn trong thảo luận.
b Chia nhóm và chọn nhóm trưởng.
- Việc phân chia nhóm thường dựa trên: Số lượng học sinh của lớp học, đặc
điểm học sinh và chủ đề của bài học
- Cách chia nhóm như thế nào là hợp lí: Có thể theo một tiêu chuẩn nào đó củabài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc có thể theo sổđiểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi…
Trong một tiết dạy giáo viên nên áp dụng linh hoạt các hình thức chia nhóm(lưu ý tùy theo đặc điểm của lớp và nội dung bài học)
+ Chia nhóm ngẫu nhiên: Học sinh đếm 1,2,3,4,5,6….rồi cùng trở lại, khi
đếm đến số nào thì nhóm ấy Giáo viên cũng có thể chia theo chỗ ngồi 2 bàn (8học sinh) quay lại thành một nhóm nhỏ để thảo luận Hình thức chia nhóm này íttốn thời gian khi học sinh di chuyển thành nhóm và được áp dụng khi nhiệm vụthảo luận của nhóm giống nhau và thảo luận khác nhau thì cũng ít có sự chênhlệch về độ khó Sau thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiếncủa nhóm trước lớp Đây là hình thức chia nhóm phổ biến nhất
Thảo luận theo nhóm nhỏ( Có thể áp dụng ở những lớp có sĩ số học sinh đông).