SKKN Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở khối 6 trường THCS Định Tân

19 1.4K 4
SKKN Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở khối 6 trường THCS Định Tân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Chỉ thị số 30/1998 Bộ GD & ĐT chỉ rõ: “Môn giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông, Trung học Cơ sở có vị trí hàng đầu trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh”. Trên tinh thần ấy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông cơ sở ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách. Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh: cần phải đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về học tập của học sinh và chuẩn bị cho thời kì hội nhập trong khu vực và quốc tế. Các lớp bồi dưỡng về việc đổi mới phương pháp giảng dạy được triển khai trên quy mô cả nước, nhiều phương pháp dạy học tích cực được giới thiệu, bồi dưỡng song đáng chú ý hơn cả là phương pháp thảo luận nhóm trong lớp học. Theo ý kiến của nhiều nhà sư phạm và nghiên cứu giáo dục cho rằng phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của giáo viên ở trường có tầm quan trọng đặc biệt, dù giáo viên có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đến đâu đi nữa mà sử dụng không đúng phương pháp chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh bị hạn chế và kết quả đạt được sẽ không như ý muốn. Vì thế, cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy thay vì dạy học “lấy giáo viên là trung tâm” chuyển sang dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Cụ thể trong dạy học môn Giáo dục Công dân giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được hợp tác với giáo viên và hợp tác với nhau trong lớp học, trong nhóm nhỏ thông qua việc hướng dẫn cho các em thảo luận nhóm. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ, tính cách, năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, được uốn nắn, ý thức tổ chức tương trợ được phát triển. Học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, được nêu những băn khoăn, vướng mắc, đặt câu hỏi cho thầy cho bạn, được trao đổi 1 chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến. Việc học tập hợp tác sẽ làm tăng hiệu quả học tập nhất là lúc giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện những nhu cầu phối hợp thực sự giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác rất cần thiết đối với người công dân sống trong một thế giới phát triển với những hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia và xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Lớp học sẽ là môi trường giao tiếp giữa thầy - trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Đối với môn Giáo dục Công dân khối 6- đây là lớp đầu tiên của trường Trung học Cơ sở, dạy học môn Giáo dục Công dân ở lớp 6 phải góp phần thực hiện mục tiêu chung của bộ môn ở trường THCS và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6, tức là vừa phải đảm bảo tính thừa kế và phát triển kết quả dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học và chuẩn bị cho các em học lên lớp trên. Vậy làm sao vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy môn Giáo dục Công dân 6? Sẽ được tổ chức như thế nào? Mục tiêu của nó là gì? Cách thực hiện ra sao? Quả là vấn đề này đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục Công dân ở khối 6- trường THCS Định Tân” để nghiên cứu. II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 1. Thực trạng Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy là phù hợp với xu thế chung của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Song, qua nhiều năm giảng dạy môn giáo dục công dân tại trường THCS Định Tân, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy vẫn còn một số hạn chế sau: 2 - Đây là phương pháp dạy học mới được nói nhiều trong những năm gần đây cho nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng, nội dung kiến thức. - Giáo viên khó có thể đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh. - Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc thảo luận nhóm là sự máy móc, kém hiệu quả. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường có đổi mới nhưng chưa phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm. - Bên cạnh những nguyên nhân trên, chúng ta còn thấy những nguyên nhân xảy ra từ phía học sinh. Nhiều học sinh đến trường chưa chuẩn bị bài, tiếp thu kiến thức chậm và hầu như không có sự năng động sáng tạo trong học tập. Nhiều học sinh dù học khá môn Giáo dục Công dân, song không có đất để dụng võ (vì quan niệm môn Giáo dục Công dân là môn phụ). Học môn Giáo dục Công dân để bồi đắp tư tưởng, tình cảm, đạo đức, pháp luật để từ đó các em có hành vi đúng trong cuộc sống thì các em còn thấy mơ hồ. Xưa nay cũng hiếm có trường nào lại dự thi Giáo dục Công dân vào các trường Cao đẳng, Đại học, đó chính là hàng rào ngăn cản các em đến với môn Giáo dục Công dân. - Tâm lí của một số giáo viên sợ tổ chức thảo luận nhóm thì lớp sẽ ồn, đặc biệt đối với học sinh lớp 6 còn nhiều hiếu động, các em chưa quen với phương pháp học này, thời gian thảo luận nhóm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc truyền thụ kiến thức của phần khác. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học còn rất ít. Các bài giảng giáo viên vẫn thường chỉ sử dụng những phương pháp truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại… 2. Kết quả thực trạng Năm học 2009-2010, khi giáo viên chưa áp dụng thường xuyên phương pháp thảo luận nhóm vào các bài giảng thì số học sinh chưa hứng thú với bài 3 học rất cao. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát: hơn 100 học sinh khối 6 trường THCS Định Tân năm 2009- 2010 Bảng 1: Hứng thú học tập của học sinh khối 6 đối với môn Giáo dục Công dân Hứng thú học tập (%) Mức độ 6A 6B 6C Tổng Hứng thú thoải mái 47 36.6 26.2 37 Bình thường 44.1 42.2 52.8 46 Căng thẳng 8.9 21.2 21 17 Bảng 2: Mức độ hiểu bài của học sinh trong một giờ Giáo dục Công dân: Mức độ hiểu bài của học sinh trong một giờ Giáo dục Công dân (%) Mức độ 6A 6B 6C Hiểu bài hoàn toàn 12.5 10 8 Hiểu một số ý chính 83 76 84 Hoàn toàn không hiểu 4.5 14 8 Chính mức độ hiểu bài như vậy nên việc vận dụng tri thức môn giáo dục công dân vào thực tiễn rất ít, kết quả học tập của các em đối với bộ môn này thấp. Bảng 3: Kết quả học tập môn Giáo dục Công dân khối 6 năm 2009- 2010 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Tbình Yêú sl % sl % sl % sl % 6A 33 2 6,1 7 21,2 18 54,5 6 18,2 6B 37 1 2,7 8 21,6 20 54,1 8 21,6 6C 32 0 0 7 21,8 17 53,2 8 25 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện 1. Tìm đọc và nghiên cứu các tài liậu liên quan. 4 2. Tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong những năm giảng dạy môn GDCD. 3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn GDCD . 4. Dạy học các tiết theo phân phối chương trình môn GDCD 6. II. Biện pháp thực hiện 1. Khái niệm Theo quan điểm của A.T.FranCisCo (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập.” Về thực chất, phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho hcọ suinh tham gia một cách chủ động vào học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. 2. Cơ sở lí luận - Phương pháp thảo luận nhóm được hình thành từ môi trường Đại học của nhiều nước tiên tiến trong đầu thập niên 70 của thế kỉ trước. Dần dần phương pháp làm việc theo nhóm nhỏ được mang ra áp dụng không những ở cấp đại học mà cònh ở cấp Tiểu học và Trung học. Tại Việt Nam, một số giáo sư thuộc khoa tâm lí giáo dục của các trường đại học bắt đầu nghiên cứu và công bố các công trình của mình vào những năm 1990 và đem ra áp dụng tại các trường Sư phạm trong thời gian gần đây. - Khi thay sách giáo khoa lớp 6 (2001), phương pháp thảo luận nhóm được giới thiệu và bồi dưỡng cho các giáo viên cấp 2 và được áp dụng liên tục cho đến nay. - Học là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình đó là những kiên thức thông qua tương tác với các các nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Từ quan niệm về học, quan niệm về hoạt động dạy và phương pháp dạy học cũng thay đổi. Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tổ 5 chức và hướng dẫn hoạt động học của người học để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập. - Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảo luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay, tránh được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh. - Có thể nói mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho hcọ sinh cố gắng tìm hiểu và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm. - Khi thảo luận nhóm, hoạt động dưới sự giám sát của thầy cô giáo, những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung… ít nhiều sẽ bị loại trừ. Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằng nhau, trong nhóm sẽ có những học sinh học khá hơn những học sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau như tục ngữ có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Và khi được thầy cô tổng kết, giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn. Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm, một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, chủ động của học sinh, mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm các nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh. 3. Cách thực hiện 3.1 Những chuẩn bị cần thiết Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được 6 tình huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng có sự hợp tác từ học sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao. Vậy chuẩn bị của giáo viên và học sinh là gì? 3.1.1 Chuẩn bị giáo viên: Trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị: - Mục tiêu của hoạt động nhóm bài học này là gì? - Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì? - Nên chia lớp thành mấy nhóm? - Hoạt động này có phù hợp với số lượng học sinh trong nhóm không? - Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian? - Thiết bị cần dùng là những thiết bị gì? - Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết. - Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm. 3.1.2 Chuẩn bị của học sinh: - Thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Làm những bài tập của giờ học trước. - Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò 3.2. Cách thành lập nhóm - Việc phân chia nhóm thường dựa trên: + Số lượng học sinh. + Chủ đề của bài học. + Đặc điểm của học sinh. - Cách chia nhóm như thế nào cho hợp lí: Có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên, số lượng thành viên của mỗi nhóm có thể thay đổi tùy vào lứa tuổi, theo giới tính…. -Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một số cách chia nhóm sau đây: 3.2.1 Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận 7 Với cách này, giáo viên có thể chia theo chỗ ngồi hai bàn (4 học sinh) quay lại thành một nhóm nhỏ để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh về một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo luận, mỗi nhóm cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm sau không được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày). Ví dụ: Khi dạy bài 14: “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”, giáo viên cho các nhóm thảo luận vấn đề: Những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? Trong các nguyên nhân đó thì nguyên nhân nào là phổ biến? Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến nhưng ý kiến của nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước, sau đó giáo viên nhận xét kết luận. 3.2.2. Chia nhóm theo tổ Nhóm này được xây dựng trên cơ sở các tổ đã được chia sẵn trên lớp để cùng thảo luận vấn đề giáo viên giao cho các nhóm, thông thường trong lớp học có bốn tổ, giáo viên sẽ chia làm bốn nhóm thảo luận. Sau khi các nhóm thảo luận sẽ cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm cho cả lớp, sau đó các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến và cuối cùng giáo viên nhận xét kết luận ý kiến của từng nhóm. Ví dụ: Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề: “Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong các hoạt động xã hội” Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, yêu cầu các nhóm đọc câu chuyện “Điều ước của Trương Quế Chi” trong sách giao khoa và thảo luận theo các câu hỏi sau: Nhóm 1: Những tình tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Nhóm 2: Những tình tiết nào chứng minh rằng Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh. Nhóm 3: Em đánh giá bạn Trương Quế Chi là người bạn như thế nào? Có đức tính gì đáng học hỏi? 8 Nhóm 4: Động cơ nào giúp Trương Quế chi tích cực, tự giác như vậy? 3.2.3 Chia nhóm theo sở thích Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định, kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau. Ví dụ: sau khi học xong tiết 1 của bài 14 “Thực hiện trật tự an toàn giao thông”, giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với người tham gia giao thông. Nhóm 1: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người đi bộ. Nhóm 2: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người đi xe đạp. Nhóm 3: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người ngồi trên xe gắn máy. Nhóm 4: Tìm hiểu quy định về an toàn giao thông đối với người đi trên các phương tiện giao thông công cộng (ô tô, xe lửa ) 3.2.4 Chia nhóm đánh giá Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhó khác có trách nhiệm phê bình, đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá trình bày của nhóm kia. Ví dụ 1: để làm rõ biểu hiện của Siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động. Giáo viên cho các nhóm thảo luận các vấn đề sau: Nhóm 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập. Nhóm 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động. Nhóm 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động xã hội khác. Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung. 9 Các nhóm 1, 2, 3 lần lượt cử đại diện trình bày ý kiến và nhiệm vụ của nhóm 4 là đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến của từng nhóm; sau đó giáo viên nhận xét kết luận ý kiến của cả 4 nhóm. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Mục đích học tập của học sinh”, giáo viên chia nhóm để học sinh thảo luận hai vấn đề: Nhóm 1: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Nhóm 2: Nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả trình bày của nhóm 1. Nhóm 3: Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội? Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung ý kiến của nhóm 3. Giáo viên tổng kết nhận xét, đánh giá kết luận ý kiến của cả bốn nhóm. 3.2.5 “Giảng - viết- thảo luận” Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các phương án lựa chọn và yêu cầu học sinh giải thích tại sao phải lựa chọn phương án đó (cách này thực hiện sau mỗi bài học). Sau khi mỗi các nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với các học sinh khác sau đó giáo viên tổ chức thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí. Ví dụ: Sau khi học bài “Lễ độ”, để kiểm tra lại khả năng tiếp thu và hiểu bài của học sinh, giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi ngắn. Có quan niệm là: lễ độ chỉ là hình thức, không cần thiết. Quan trọng là hành vi, thái độ của con người. Theo em, quan niệm đó đúng hay sai? Giải thích vì sao? A. Đúng B. Sai 3.3. Quy định thời gian thảo luận và thời gian trình bày kết quả thảo luận Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm của lớp học. Ví dụ: Trong bài “Lịch sự, tế nhị” giáo viên chia lớp thành bốn nhóm thảo luận các câu hỏi sau: 10 [...]... bạn trong nhóm Như vậy, vai trò của nhóm trưởng rất quan trọng Nhóm trưởng vừa là người đạo diễn, vừa là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhóm Vì vậy, 12 trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là người quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận * Vai trò của thư kí Ở. .. thảo lụân nhóm Vì vậy, khi thực hiện, giáo viên phải linh hoạt trong cách chia nhóm và tổ chức thảo luận - Trong quá trình thảo luận nhóm, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh để có giải pháp kích thích quá trình thảo luận nhóm của học sinh - Đối với phương pháp này tốn nhiều thời gian nên giáo viên cần phân chia thời gian thảo luận cho hợp lí để khỏi ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong tiết... soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học Với phương pháp thảo luận nhóm, mặc dù đã được giáo viên sử dụng rộng rãi trong các nhà trường và cũng tạo ra được những chuyển biến tích cực trong nhà trường Đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động gây hứng thú trong học tập của học sinh và mang lại hiêu quả cao trong giảng dạy Tuy nhiên, khi vận. .. học - Đối với môn Giáo dục Công dân nói chung và môn Giáo dục Công dân lớp 6 nói riêng, có một số bài rất khó, trừu tượng và khô khan Vì vậy để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả giáo viên cần phải sử dụng các phương tiện dạy học để kích thích học sinh tham gia thảo luận Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đối tượng học sinh yêu cầu và mục tiêu của bài học mà giáo viên có... - Nhà trường phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị cho việc dạy và học môn Giáo dục công dân - Đối với học sinh cần tích cực chủ động và tự giác trong học tập, phải có ý thức vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống Tóm lại, dạy học môn Giáo dục Công dân theo phương pháp đổi mới là một vấn đề hết sức quan trọng Để có thể sử dụng một phương pháp có hiệu quả, việc làm trước tiên là... quản lí, đánh giá hoạt động học theo nhóm của học sinh trong phương pháp dạy học nhóm 14 C KẾT LUẬN I Kết quả thực hiện Phương pháp thảo luận nhóm có phê bình, đóng vai, tranh luận và nghiên cứu là một trong những phương pháp giảng dạy có hiệu quả cao nhằm khơi dậy sự nhiệt tình, tính năng động và sáng tạo của học sinh, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm và học sinh theo đó cũng có cơ hội... vận dụng phương pháp này giáo viên và học sinh cũng gặp không ít khó khăn nhất định và để dung hòa, giáo viên có thể thảo luận với nhóm để tìm ra cách làm việc tốt nhất 17 Trên đây là kết quả của sự tìm tòi, tự mày mò của bản thân trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục Công dân lớp 6 nhằm góp phần nhỏ bé của mình với các bạn đồng nghiệp còn đang trăn trở để tự tìm ra cho bản thân mình những phương pháp. .. tập môn Giáo dục công dan khối 6 kì I năm học 2010- 2011 Lớp 6A 6B 6C Sĩ số 33 37 32 Giỏi sl 6 4 3 % 18,2 10,8 9,3 Khá sl 10 9 8 % 30,3 24,3 25 Tbình sl % 16 48,5 21 56, 8 18 56, 3 Yêú sl 1 3 3 % 3,0 8,1 9,4 II Ý kiến đề xuất Để kinh nghiệm trên đây được sử dụng và đạt kết quả cao thì tôi có một số ý kiến đề xuất sau đây: - Cách bố trí bàn ghế như hiện nay chưa thuận lợi cho việc vận dụng phương pháp thảo. . .Nhóm 1: Thế nào là lịch sự? Nhóm 2: Thếo nào là tế nhị? Nhóm 3: Lịch sự, tế nhị biểu hiện như thế nào? Nhóm 4: ý nghĩa của lịch sự, tế nhị? Giáo viên quy định: +Thời gian thảo luận của các nhóm là 3 phút + Các nhóm cử đại diện trình bày trong 2 phút + Các nhóm bổ sung, giáo viên nhận xét và kết luận 3.4 Vai trò của giáo viên - Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ... trưởng” và “thư kí” * Vai trò của nhóm trưởng - Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung: phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng nhóm viên, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lí để các nhóm viên trình bày nội dung của mình - Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo . thân trong những năm giảng dạy môn GDCD. 3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn GDCD . 4. Dạy học các tiết theo phân phối chương trình môn GDCD 6. II. Biện pháp thực hiện 1 còn rất ít. Các bài giảng giáo viên vẫn thường chỉ sử dụng những phương pháp truyền thống như: thuy t trình, đàm thoại… 2. Kết quả thực trạng Năm học 2009-2010, khi giáo viên chưa áp dụng thường. dân. - Đối với học sinh cần tích cực chủ động và tự giác trong học tập, phải có ý thức vận dụng lý thuy t vào thực tiễn cuộc sống. Tóm lại, dạy học môn Giáo dục Công dân theo phương pháp đổi mới

Ngày đăng: 14/04/2015, 21:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan