Muốn cảm thụ được cái hay, cái đẹp của ngôn từ trong văn chương thì bêncạnh sự tự học tập, chuẩn bị bài cũ của học sinh là vô cùng cần thiết thì người giáoviên phải có hệ thống câu hỏi r
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm
văn học theo thể loại - Ngữ văn 9
I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài.
I.1.1 Cơ sở lý luận:
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quantrọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh Đồng thời làmôn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các mônhọc khác Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác vàngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn này Điều đó đặt ra yêucầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức vớithực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trìnhbiên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập củahọc sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học
Trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp.Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu vănbản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nộidung Muốn cảm thụ được cái hay, cái đẹp của ngôn từ trong văn chương thì bêncạnh sự tự học tập, chuẩn bị bài cũ của học sinh là vô cùng cần thiết thì người giáoviên phải có hệ thống câu hỏi rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh,phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng cần thiết là điều không thể thiếu
I.1.2 Cơ sở thực tiễn
Trang 2Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội vì thế mà chấtlượng học văn có chiều hướng giảm sút Học sinh không say mê, yêu thích mônhọc mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tinhọc Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Ngữ vănphải tạo được giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học.Nói như vậy cũng có nghĩa là người giáo viên dạy văn cần phải xác định côngviệc đó là "Dạy văn là để làm gì và dạy như thế nào? ”
Dạy văn là để làm gì? Từ trước đến nay trong nhận thức người ta dễ dàng trảlời là để giáo dục, để mở rộng tâm hồn học sinh để mở rộng nhận thức về xã hội vàthực hiện những mục đích này, mục đích khác của chính trị, rồi nhận thức cái đẹpcủa con người…
Nhiều người yêu văn học nhưng không phải ai trong số đó cũng làm nghề dạyvăn Công việc dạy học văn phải định hướng được những rung động thẩm mỹ củahọc sinh Không phải ai trong số học sinh cũng thích môn nghệ thuật này Nhưngmôn Ngữ văn đã góp phần quan trọng hình thành trong tâm hồn người công dân -học sinh những hình ảnh: Dân tộc, đất nước, tiếng mẹ đẻ, lòng nhân ái, trí tuệ vàchính chúng sẽ luôn ngự trị trong tâm hồn các em ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứhoàn cảnh nào
Nhìn ở một góc độ như vậy rõ ràng người thầy giáo Ngữ văn với yêu cầu lýtưởng phải là một người đọc đặc biệt Từ ý định của một nền giáo dục xác địnhđược sự cảm thụ của mình, người thầy còn phải đoán định được ý đồ của tác giả, sựphát triển của hình tượng nghệ thuật trong sự cảm thụ của học sinh Chính vì lẽ đó
mà người thầy phải hình thành các hoạt động "nghiên cứu", hoạt động "xây dựng",hoạt động "tổ chức" và hoạt động giao tiếp Đặc biệt là còn phải hiểu đặc điểm cảmthụ nghệ thuật của các em ở các lứa tuổi để biến giờ văn thành những giờ “sángmắt, sáng lòng" Như vậy người thầy dạy văn là sự hiện hữu của nghệ thuật vàphương pháp Không một nghệ thuật, một phương pháp nào có thể thay cho ngườithầy thiếu tài năng, thiếu nhiệt tình và tri thức trong công việc dạy và học văn
Trang 3Nói như vậy cũng là để thấy được vai trò vô cùng quan trọng của các yếu tố:Người thầy, học trò, phương pháp nghệ thuật trong việc dạy tác phẩm vănchương và muốn dạy học có hiệu quả bộ môn nghệ thuật này người thầy cần đảmbảo nhiều yếu tố trong đó yếu tố mà tôi cho là quan trọng đó là việc vận dụng mộtcách bài bản lý thuyết về câu hỏi trong dạy văn theo loại thể để tránh được sự nêucâu hỏi một cách tuỳ tiện Có những câu hỏi quá khó hoặc mơ hồ khiến người họckhó nắm bắt để tư duy Bởi các thể loại văn học có đặc trưng khác nhau Tự sựkhác trữ tình, giân gian khác với hiện đại Nên việc nắm bắt lý thuyết về câu hỏitrong dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể để vận dụng trong giảng dạy là vôcùng quan trọng vì nếu nắm vững lý thuyết về câu hỏi thì sẽ phát huy tối đa tính tưduy độc lập của học sinh và một giờ dạy văn sẽ thu được kết quả như mong muốn
Vì vậy ở đây tôi muốn góp một phương pháp rèn luyện việc đặt câu hỏi chotác phẩm văn chương trong dạy học văn của thầy và trò những thành tựu của khoahọc, phương pháp và kinh nghiệm truyền thống Nếu vận dụng tốt thì sẽ thu đượckết quả cao Đó cũng là trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp khi đứng trước họcsinh, đứng trước một tác phẩm văn chương, sự trăn trở làm sao để các em cảm thụhết được vẻ đẹp đích thực của những tác phẩm đó
Vì lý do đó tôi mạnh dạn đưa đề tài này thành bài tập nghiên cứu khoa họcgiáo dục
I.2 Mục đích nghiên cứu.
Dạy văn là để dạy người Chất lượng bộ môn là vấn đề cần phải được quantâm thích đáng Làm sao để học sinh yêu môn văn và hứng thú học tập bộ môn nàyphần lớn phụ thuộc ở người dạy Một giờ học văn khiến học sinh say sưa, sôi nổi,cảm thụ được hết cái hay, cái đẹp thì phải có phương pháp sư phạm tốt, phươngpháp rất đa dạng nhưng then chốt là hệ thống câu hỏi phải đảm bảo kích thích được
sự sáng tạo của học sinh
Trang 4Đề tài nghiên cứu nhỏ này của tôi không nằm ngoài mục đích, góp phần nângcao chất lượng và hiệu quả quá trình giáo dục mà cụ thể là nâng cao chất lượng dạyhọc văn trong nhà trường THCS.
I.3 Thời gian - địa điểm
I.3.1 Thời gian:
Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013
I.3.2 Địa điểm:
Trường Trung học cơ sở Đông Ngũ
I.3.3 Phạm vi đề tài:
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Một số phương pháp đặt câu hỏi trong giảng dạy tác phẩm văn học theo đặctrưng thể loại
I.3.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Trường Trung học cơ sở Đông Ngũ – Tiên Yên – Quảng Ninh
I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát:
Học sinh khối 9 trường Trung học cơ sở Đông Ngũ
I.4 Phương pháp nghiên cứu.
1 Phương pháp nghiên cứu về lý luận:
Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến phương pháp giảng dạy, nghiên cứusách giáo khoa, hướng dẫn giảng dạy các loại sách tham khảo có liên quan đến đềtài Tìm hiểu tài liệu phương pháp về lý thuyết đặt câu hỏi trong giảng dạy tácphẩm văn chương theo thể loại
2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong giờ văn đôi khi còn trầm chưatạo được không khí sôi nổi say sưa Học sinh còn thụ động Hệ thống câu hỏi củathầy còn đôi khi chưa phù hợp, khiến học sinh kém yêu thích bộ môn nghệ thuậtnày
Trang 5Quá trình nghiên cứu lý thuyết về câu hỏi của thầy đôi khi chưa sâu sắc, nắmbắt các loại hình câu hỏi để vận dụng vào việc dạy văn theo loại thể còn mơ hồ, nênviệc đặt câu hỏi cho phù hợp đôi khi còn khó khăn.
Điều tra một số lớp về trình độ chuyên môn văn cho thấy chất lượng chưathực sự đảm bảo, tỉ lệ học sinh học yếu kém bộ môn này chiếm nhiều, tỉ lệ học sinhkhá giỏi thấp
3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
- Về phía người dạy: hệ thống câu hỏi còn nghèo nàn, chưa phân biệt đượcđâu là câu hỏi cảm xúc, đâu là câu hỏi hình dung tưởng tượng, đâu là câu hỏi hiểubiết chủ yếu những câu hỏi có nội dung tốt là đều dựa vào sách hướng dẫn ít cóđược sự sáng tạo của học sinh địa phương của mình giảng dạy
- Về phía người học: tỉ lệ điểm khá giỏi rất thấp Điểm yếu kém chiếm nhiều.Đọc một số bài thấy rằng sự phát hiện và cảm thụ cái hay cái đẹp trong tác phẩmvăn chương của các em còn rất hạn chế, chỉ dừng lại ở nội dung đơn thuần hay tómtắt lại những nội dung ghi được khi thầy dạy trên lớp, các em viết bài rất ít cảmxúc, ít rung động và thậm chí còn lạc đề, không có những phát hiện mới nhữngsáng tạo của tác giả trong nghệ thuật cũng bị các em bỏ qua, thậm chí bỏ qua cảnhững chi tiết rất quan trọng và được coi là mấu chốt của tác phẩm
4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Với đề tài này tôi dự định thực nghiệm ở 3 lớp khối 9
I.5 Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi một mặt để giúp cho mình tìm ra phương phápgiảng dạy Ngữ văn hợp lí để học sinh thêm yêu thích học tập bộ môn Đồng thờicũng muốn đóng góp kinh nghiệm nhỏ bé của mình phục vụ cho mục đích giáo dụcchung của toàn xã hội
Trang 6II PHẦN NỘI DUNG
II.1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
II.1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề này đó là cuốn : “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theođặc trưng phương thức biểu đạt” của tác giả Trần Đình Chung Ngoài ra còn có một
số định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn 6,7,8,9
Qua những tài liệu này tôi nhận thấy rằng người biên soạn sách đã đưa ranhững hướng dẫn về phương pháp dạy Tuy nhiên đó mới chỉ là phương phápchung không thể áp dụng đối với tất cả các vùng miền khác nhau
II.1.2 Cơ sở lý luận của đề tài.
Với đề tài này, theo tôi cần tập trung vào một số thuật ngữ sau:
- Kinh nghiệm: từng trải, đã xông pha, đã thử
- Thể loại: là các tác phẩm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, kịch, phóng sự…
- Tác phẩm văn học: là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của quá trình sángtạo nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá nhân nhà văn hoặc kết quả của quá trìnhsáng tác tập thể
II.2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1: Thực trạng của việc học Ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở.
1 Về phía giáo viên
Trang 7Hiện nay đội ngũ giáo viên THCS chiếm số lượng khá nhiều, hầu hết đã đạtchuẩn và trên chuẩn, hàng năm thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ Tuy nhiên, năng lực của giáo viên không đồng đều Một số ít giáo viên chưasay mê nghề nghiệp, chưa có ý thức tự trau dồi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,chưa chịu khó tìm tòi tham khảo sưu tầm thêm tài liệu nên kiến thức ngày càng maimột Thêm vào đó là không có phương pháp thực sự phát huy tính tích cực khảnăng tư duy của học sinh Một số ít giáo viên năng lực diễn đạt chưa tốt, câu hỏiđặt ra lủng củng, khó hiểu không nắm bắt được kiến thức trọng tâm Chính vì vậycũng ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ của học sinh Nhiều giáo viên coi nhẹ cácphương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đóng vai nên không phát huy đượchết khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương của học sinh
2 Về phía học sinh
Một số học sinh chưa hứng thú, thậm chí có tâm lí ngại, sợ học văn học Nhiều
em chỉ coi trọng những môn tự nhiên, không thích các môn xã hội Nhiều em khảnăng cảm thụ văn học còn yếu, năng lực diễn đạt còn hạn chế đặc biệt là các emcòn lười trong khâu chuẩn bị bài, ngại trả lời các câu hỏi bài tập trong sách giáokhoa, năng lực diễn đạt hạn chế Phần đông học sinh là con nông dân nên thiếu sựquan tâm của gia đình, ít tài liệu tham khảo
II.2.2 Đánh giá thực trạng
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:
- Thứ nhất là: sự nhiệt tình của một số giáo viên chưa cao trong việc dạy học.Việc nghiên cứu bài giảng qua loa chính là nguyên nhân khiến cho hệ thống câuhỏi vụn vặt, rời rạc Hơn nữa hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin cũngkéo theo sự chây lười, ỷ lại của một số giáo viên, họ copy lại bài soạn của ngườikhác,
- Thứ hai: việc tiếp thu văn bản văn học có sự chênh lệch
Trang 8Vì vậy, muốn xây dựng được tình huống có vấn đề trước hết lại phải biết xâydựng một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề Nên hệ thống câu hỏi cần phải đảm bảonhững yêu cầu có tính nguyên tắc sau đây:
- Câu hỏi nói chung nhất thiết phải vạch ra được (hoặc định hướng) và mốiliên hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài văn
- Câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục
- Câu hỏi phải sát hợp với tác phẩm và khêu gợi hứng thú của bản thân họcsinh
- Câu hỏi ngoài tính chất rõ ràng phải có màu sắc văn học, có khả năng khêugợi tình cảm, xúc động thẩm mỹ cho học sinh
- Câu hỏi phải vừa sức học sinh, thích hợp với khuôn khổ một giờ học trênlớp, vừa có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ tìm tòi sáng tạo cho học sinh
- Câu hỏi không tuỳ tiện, vừa được xây dựng thành một hệ thống lôgíc có tínhtoán giúp học sinh từng bước đi sâu vào tác phẩm như một chính thể
- Cần kết hợp cân đối loại câu hỏi cụ thể tổng hợp gợi vấn đề
- Câu hỏi phải căn cứ vào đặc điểm nội dung và nghệ thuật của bài văn
Những yêu cầu trên rất cần thiết nhưng bằng cách nào để thoả mãn đượcnhững yêu cầu đó là vấn đề mà người làm chuyên môn thường xuyên nghĩ tới
II.3 CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
II.3.1 Các phương pháp
Trong cuốn "Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương" Tiến sỹ NguyễnViết Chữ đã đưa ra 6 nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩmvăn chương như sau:
1 Câu hỏi phải đạt mục đích kích thích sự cảm thụ của người đọc với tác phẩm.
Để thực sự đưa học sinh về vị trí chủ thể phải tạo điều kiện cho học sinh (cũng
là người đọc) trực tiếp xác định được, thể hiện quá trình nhận thức thẩm mỹ của
Trang 9mình trong quá trình tiếp xúc với tác phảm nghệ thuật, người thày tham gia chủ đạođược quá trình ấy, tác động, kích thích phải xác định rõ mục đích của việc đặt câuhỏi.
2 Câu hỏi phải xác định được cảm xúc và rung động thẩm mỹ có tính chất trực giác của người đọc.
Đây là yêu cầu để kiểm tra ấn tượng ban đầu của người đọc với hình tượngnghệ thuật Xác định sự cảm nhận nội dung và nghệ thuật ban đầu của bản thân đểtìm ra sự nhạy cảm của nghệ thuật
3 Việc đưa ra câu hỏi phải xác định được bức tranh toàn cảnh có diện và
có điểm để giờ học văn có trọng tâm, những điểm sáng thẩm mỹ phải được khai thác sâu sắc hơn, khắc phục được giờ văn bàng bạc, nhạt nhẽo.
Xác định được bức tranh nghệ thuật của toàn cảnh và trọng tâm là xác định cáilogic vận động của hình tượng nghệ thuật (cảm xúc trong thơ hay nhân vật trongvăn xuôi) Từ lúc nảy sinh vận động đến cao trào và kết thúc câu hỏi phải kíchthích học sinh hình dung được tái hiện ra điều đó và chính sự tưởng tượng sinhđộng gây được sự thú vị và là điểm để kết hợp liên môn trong dạy học môn văn.Hướng sự cảm thụ của các em vào trọng tâm của tác phẩm nghệ thuật
4 Câu hỏi xác định sự hiểu biết của người đọc theo mức độ từ dễ đến khó.
Mức thấp nhất của tiểu tác phẩm là kể được chuyện thuộc được thơ, mức caonữa là lý giải các sự kiện biến cố và mức cao nhất là có thái độ quan điểm riêngchân thực trước hình tượng nghệ thuật
Việc phát triển được thái độ cá nhân chân thực trong nhận thức thẩm mỹ làđiều hết sức cần thiết Chỉ có như vậy thì người học sinh trong dạy học văn mớicảm thấy tư cách chủ thể của mình được tôn trọng và có hứng thú, có khát vọngchiếm lĩnh nghệ thuật
Thông qua việc trả lời, người dạy biết được để diều chỉnh và định hướng
Trang 105 Câu hỏi phải giúp cho người đọc phát hiện được chi tiết nghệ thuật có giá trị và toàn bộ cấu trúc tác phẩm.
Ơ đây phải xét trên dạng tổng thể và cá biệt kế thừa ở phương pháp dạy văntruyền thống, khai thác cạn kiệt những chi tiết đặc sắc để khắc phục tình trạng võđoán chung chung Bên cạnh những chi tiết vụn vặt tản mạn lại có một cái nhìn hệthống toàn diện
6 Mã hoá lượng thông tin một cách đơn giản phù hợp sát thực với thể loại, nội dung cụ thể và tâm lý lứa tuổi.
Khi đặt câu hỏi cố tình tìm một hình thức thích hợp nhất để tránh tình trạngdài quá hoặc tối nghĩa không thích hợp với lứa tuổi Có thể cùng một nội dung thểhiện dưới nhiều hình thức cho thầy hoặc trò
Từ 6 nguyên tắc trên ta có thể xây dựng hệ thống câu hỏi sau đây:
II.3.1.1 Xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy học tác phẩm văn chương
ở nhà trường THCS.
II.3.1.1.1 Hệ thống câu hỏi cảm xúc.
Là hệ thống câu hỏi tìm ra cái phản ứng trực giác của người đọc bị tác độngbởi một nội dung và hình thức của tác phẩm ở mức độ ấn tượng ban đầu của ngườiđọc Nó đi sâu vào cảm xúc thẩm mỹ, trả lời hệ thống câu hỏi này người đọc xácđịnh được cảm xúc của mình khi đọc xong tác phẩm, thể hiện được ấn tượng banđầu trước hình thức nghệ thuật hay nội dung trực tiếp có tính chất vật chất của tácphẩm
* Câu hỏi cảm xúc vật chất:
Loại câu hỏi này thiên về những rung động vật chất của người đọc trước sự tácđộng của số phận nhân vật trong văn xuôi và mâu thuẫn, tính chất xã hội trongxung đột của số phận cá nhân và xã hội Loại câu hỏi này tồn tại ở nhiều dạng khácnhau nhưng người trả lời phải bộc lộ được trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sướng,khổ, yêu thích, căm ghét, sợ hãi ở dạng trực giác
Trang 11VD: Sau khi đọc truyện ngắn "Sống chết mặc bay" (Phạm Duy Tốn - Ngữ văn
7 tập 2) em hãy cho biết:
- Tâm trạng của em như thế nào?
- Em thương nhân vật nào nhất?
- Ghét nhân vật nào nhất?
- Nhân vật quan phụ mẫu gợi cho em ấn tượng gì?
Thông qua sự trả lời của học sinh, thầy có thể phát hiện ngay sự mẫn cảm củatrò Ở những học sinh khá giỏi có thể bổ sung câu hỏi tại sao?
Nhiều người cho rằng không thể nào lại đưa câu hỏi cảm xúc ngay được màphải hiểu rồi mới cảm Nhưng ở đây đưa câu hỏi này vào trước là thiên về xác địnhcảm xúc ban đầu của người đọc còn đi sâu vào tình cảm sâu sắc ở giai đoạn sau.Các hệ thống câu hỏi không phải cố định trong lôgíc giờ học mà hỏi vào lúc nào thì
có ít nhiều thay đổi, bổ sung trong tiết học
* Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật:
Loại câu hỏi thường hướng về những rung động ban đầu bởi những tác độngcủa những hình thức nghệ thuật của tác phẩm đến người đọc, ngữ điệu nhạc tínhtrong thơ, tiết tấu đặc biệt của nó hoặc cấu trúc độc đáo trong văn xuôi
VD: Khi dạy bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" (Minh Huệ) Ngữ văn 7 tập II.Tôi có thể hỏi học sinh một số vấn đề sau:
- Sự lặp lại một số khổ thơ, dòng thơ trong bài gợi cho em ấn tượng gì?
- Nhạc điệu, vần điệu của bài thơ để lại cho em các cảm giác đặc biệt không?
II.3.1.1.2 Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng.
Hệ thống câu hỏi này thiên về sự hình dung của người đọc Những câu hỏigiúp người đọc xác nhận hình dung của mình dưới tác động của hình tượng vănhọc Hệ thống này gồm 2 loại: Tái hiện và tái tạo
* Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện:
Đòi hỏi học trò và thầy tự xác định bức tranh nghệ thuật trong tâm hồn mìnhkhi đọc tác phẩm hoặc khêu gợi trí tưởng tượng trong và sau khi đọc
Trang 12VD: Sau khi học xong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, giáo viên cóthể đặt câu hỏi cho học sinh như sau:
- Trong suốt cuộc đời nhân vật Thuý Kiều, giai đoạn nào gợi ở em ấn tượngmạnh nhất, hãy minh hoạ bằng lời?
- Em hình dung thế nào về bóng dáng nhà thơ ở đầu và cuối bài? Hãy rhể hiệnbằng lời nói của mình cho các bạn nghe?
* Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo:
Loại câu hỏi này đi vào những bức tranh nghệ thuật bộ phận sắc sảo tinh tế cótính chất phát hiện sáng tạo, có thể gợi ý định hướng trong những chi tiết cuộc đờinhân vật trong những thời điểm mang nhiều thông tin và dụng ý nghệ thuật
Trả lời được những gợi ý, những câu hỏi, minh hoạ được, tả lại được nhữngcảnh tượng hình dung ra những cái đó thể hiện sự rung động cảm thụ của người đọc
và cũng phản ánh cái mạnh, yếu của trò để có thể điều chỉnh hoặc để cho bạn nhậnxét về nhau cũng có thể bồi dưỡng được:
VD: Sau khi học xong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” (Trích Dế Mèn
phiêu lưu kí) của Tô Hoài, có thể hỏi học sinh như sau:
- Em hình dung như thế nào về cái chết của Dế Choắt? Hãy tả lại?
- Em hãy hình dung cảnh Dế Mèn đứng trước mộ Dế Choắt và tưởng tượngxem Dế Mèn đã nói gì?
- Hãy tưởng tượng nếu Dế Choắt không chết thì Dế Mèn có thay đổi cách suynghĩ, lối sống của mình không? Vì sao?
II.3.1.1.3 Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức của tác phẩm.
a Hệ thống câu hỏi hiểu biết nội dung của tác phẩm văn học nghệ thuật (có 3mức độ trong hệ thống câu hỏi):
* Kể lại được: mức độ này đòi hỏi phải nhớ đối với văn xuôi hoặc thơ có cốttruyện phải thuộc đối với thơ Mức độ này đơn giản bước đầu của hiểu nội dung.VD: Em hãy kể tóm tắt cuộc đời của nhân vật Dế Mèn trong "Dế mèn phiêuliêu ký" của Tô Hoài?
Trang 13- Có mấy sự kiện trong đời của Dế Mèn đáng lưu ý? Đó là những sự kiện nào?
- Tóm tắt nỗi oan của Vũ Nương?
- Trong cuộc đời Thuý Kiều có mấy sự kiện đáng ghi nhớ?
* Phân tích, lý giải: loại câu hỏi này ở mức độ cao hơn Người cảm thụ đã tìm
ra những mối tương quan của sự kiện, sự việc những biến cố của văn xuôi, kịchhoặc những biến đổi của nhân vật trữ tình trong thơ Người cảm thụ đi tới nhữngđối chiếu, so sánh, quy nạp, phân tích được ít nhiều dã có sự suy diễn đối lập
VD: - Tại sao Phạm Duy Tốn đã đặt tên truyện ngắn của mình là "Sống chếtmặc bay"?
- Sự kiện đê vỡ ở cuối truyện "Sống chết mặc bay" có làm em ngạc nhiênkhông? Vì sao?
- Em hiểu gì về hình ảnh “con đường” trong tác phẩm “Cố hương”?
* Phát biểu quan niệm: bước thứ ba này thường tiến hành gợi câu hỏi nhữnglớp học sinh lớn, những câu hỏi này khai thác được mức độ cao hơn ở người đọc.Trả lời câu hỏi này người đọc thể hiện được khiếu thẩm mỹ của mình
VD: - Những thể lực nào gây nên những nỗi bất hạnh của cuộc đời ThuýKiều?
- Ai là người có lỗi trong cuộc đời của Vũ Nương, Nhuận Thổ,
* Câu hỏi chi tiết hình thức: là hệ thống câu hỏi thiên về những chi tiết củahình thức nghệ thuật của tác phẩm Chú ý đặt trưng loại thể của tác phẩm mà đặtcâu hỏi
VD: - Trong những lời độc thoại của lão Hạc có câu nào đáng nhớ?
Trang 14- Trong lời đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt có câu nào đáng nhớ?
* Câu hỏi về cấu trúc hình thức của tác phẩm: khám phá cấu trúc tác phẩm là
đi tìm mối liên hệ của các chi tiết, các cấu trúc độc đáo trong logic nghệ thuật củatác phẩm mà nó đóng góp thật sự trong việc hình thành ý nghĩa hay tư tưởng chủ đềcủa tác phẩm và của lứa tuổi học sinh mà đặt câu hỏi vừa sức và có trí tuệ
VD: Kết cấu ở đầu và cuối bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên có khác nhaukhông? Phân tích sự khác nhau đó?
II.3.1.2 Vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ vào các loại tác phẩm văn chương trong nhà trường THCS.
II.3.1.2.1: Phương thức sử dụng hệ thống câu hỏi.
Như trên đã nêu Trong quá trình vận dụng hệ thống này vào quả trình giảngdạy phải hết sức linh hoạt Thứ tự của các câu hỏi có thể không cố đ định Cùngcâu hỏi cảm xúc nhưng có thể hỏi ở đầu hoặc ở cuối Mục đích của loại câu hỏi này
là để nhận ra sự thay đổi tình cảm của các em, của chính bản thân người đọc trongquá trình tiếp xúc với tác phẩm
Khi đặt câu hỏi không tuyệt đối hoá ranh giới giữa các câu mà có câu mangtính chất tổng hợp của một hai loại Tiết học đòi hỏi không chờ một học sinh phátbiểu mà khi hỏi thì bất kỳ ai cũng phải tham gia
Số lượng từng loại nhiều, ít phụ thuộc vào từng tác phẩm, từng loại thể thậmchí cả tình hình cụ thể của thầy cô, của tiết học, lứa tuổi học sinh yêu cầu không có(giáo án cháy) mà chỉ kích thích phản ứng vào những điểm sáng thẩm mỹ
II.3.1.2.2: Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc dạy học 2 thể loại: Tự sự và trữ tình.
Có thể nói về phương diện tiếp nhận cả 2 loại đều cần đến các nhóm câu hỏi
đã nêu nhằm kích thích người đọc Nhưng trên đại thể thì ta có thể nói rằng: Loại tự
sự cần nhiều loại câu hỏi hiểu, loại trữ tình cần nhiều loại câu hỏi cảm xúc và hìnhdung tưởng tượng
Trang 15a Vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học các loại tác phẩm văn học tự
sự dân gian
- Với thần thoại, truyền thuyết, để kích thích sự hình dung tưởng tượng mạnh
mẽ của người đọc chúng ta phải đi sâu vào loại câu hỏi thứ hai (hình dung, tưởngtượng) Với loại thần thoại cần sự tái hiện nhiều hơn loại truyền thuyết do 2 xu thế
"Lịch sử hoá thần thoại" hoặc "Thần thoại hoá lịch sử" nên mỗi truyền thuyết vẫn
có những điểm mấu chốt, bên cạnh những câu hỏi tái hiện nên tăng câu hỏi tái tạo
Ở Việt Nam thần thoại và truyền thuyết thường gắn với những nội dung yêunước, chống thiên tai, chống ngoại xâm nó như những chương khúc của một sửthi dài Trong những câu hỏi hiểu thì câu hỏi "quan điểm" và "phân tích" nên đượcchú ý
- Cổ tích giàu chất thơ, thường hướng về tương lai tương sáng Nên khốilượng câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện và tái tạo cần được chú ý
Nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng, tính cách đơn nhất giàu chất lý tưởnglãng mạn Câu hỏi hiểu chỉ cần sử dụng ở câu hỏi hiểu đơn giản Câu hỏi phân tíchcần ít nhưng tinh tế Câu hỏi quan điểm cần có, để người đọc thể hiện được thái độriêng của mình Ngày nay trong quan điểm mới về "Tấm Cám" về "Thạch Sanh" như có nhiều điểm khác với truyền thống cũng là những tìm tòi về tinh thần côngdân trong quá trình hiện đại hoá dân tộc, chủ thể học sinh có điều kiện, cần pháthuy năng lực chủ động sáng tạo
b Vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học các thể loại truyện ký hiện đại.Dạy học truyện ký hiện đại nhìn chung với một tinh thần dạy học tác phẩmtrọn vẹn Đưa đoạn này, khác chỉ là minh hoạ cho việc dạy toàn bộ tác phẩm chứkhông "trích giảng" như trước đây Làm việc này chính là quán triệt tinh thần củadạy học phát triển đi từ khái quát đến cụ thể Và việc dạy học này đưa học sinh vàomôi trường với tư cách là chủ thể tiếp nhận Việc phân tích theo ý, lấy ý chungchung làm mục tiêu, dễ dàng tạo điều kiện cho người dạy và người học thoát ly vănbản không còn phù hợp nữa
Trang 16Mặt khác các loại thể hiện đại cũng phát triển theo rất nhiều khuynh hướngkhông hoàn toàn tách bạch một cách tuyệt đối Vì vậy vai trò chủ đạo của ngườithầy khi đặt câu hỏi là một công việc tinh tế và linh động.
Câu hỏi quan trọng nhất với truyện là giúp cho học sinh nhớ được diễn biếncủa truyện theo các biến cố của cuộc đời nhân vật Loại câu hỏi hình dung tái hiệngiúp mức thấp của sự hiểu được hình thành Sau đó là những câu hỏi phân tíchquan điểm với một đối tượng lớn lượng lớn hơn Những câu hỏi về chi tiết nghệthuật cũng phải được chú ý Trên cơ sở từ dễ đến khó với một hệ thống câu hỏi kíchthích học sinh chiếm lĩnh từng tầng nghĩa từ ; cảm đến hiểu một cách sâu sắc, chủđộng, trình bày được sự cảm thụ của mình
Ký thường là sự "nhức nhối trí tuệ" khi dạy học loại thể này câu hỏi hiểu vẫn
là chính, đặc biệt là câu hỏi phân tích và quan điểm, câu hỏi chi tiết nghệ thuật Vớiloại ký trữ tình thì lượng câu hỏi không nhiều mà tuỳ nội dung hình thức cụ thể đểgợi nhớ kích thích
c Vận dụng hệ thống câu hỏi vào việc dạy học thơ trữ tình hiện đại
Sự khác nhau cơ bản của thơ trữ tình hiện đại và thơ trữ tình dân gian là thơtrữ tình hiện đại được cá thể hoá cao độ chủ yếu thể hiện bằng giai điệu thanh âm
và hình ảnh nó chỉ được bắt đầu khi vang lên tâm hồn người đọc như một sự độcthoại bên trong để giúp học sinh cảm nhận được thơ trữ tình cần sử dụng các câuhỏi: Cảm xúc, hình dung tưởng tượng, hiểu, phân tích đều được sử dụng Nhưnghỏi để các em cảm thụ được thơ, mức thấp nhất của dạy và học thơ là thuộc được,hiểu được thể hiện sự cảm thụ Việc xây dựng câu hỏi dạy thơ không nhiều nhưngrất khó bởi vì đòi hỏi sự tinh tế
Tuy nhiên liều lượng câu hỏi còn phụ thuộc vào thể loại cụ thể của từng bàithơ
Từ những vấn đề về lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương theo loạithể, theo quan điểm của tiến sỹ Nguyễn Viết Chữ (NXB - ĐHQG - Hà Nội - 2001)
Trang 17Tôi đã tiến hành thức nghiệm ở lớp 9A (lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy môn Ngữvăn năm học 2010 - 2011) như sau:
Mục đích: Vận dụng hệ thống câu hỏi theo thể loại nhằm nâng cao chất lượngcảm thụ văn học ở học sinh
Nội dung: Chọn một bài thử nghiệm hệ thống câu hỏi và giảng trên lớp với
bài: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).
Hệ thống câu hỏi như sau:
- Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được gợi ý từ việc gì? Mạch cảm xúc củabài thơ diễn biến như thế nào? (Câu hỏi hiểu biết nội dung và nghệ thuật)
- Những hình ảnh gì chứng minh vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời vàmùa xuân đất nước? (Câu hỏi cảm xúc chất vấn)
- Qua bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì, ước nguyện gì của tác giả? (Câuhỏi hiểu biết về nội dung)
- Em cảm nhận như thế nào về ước nguyện đó của tác giả được thể hiện trongbài thơ (Câu hỏi cảm xúc + hình dung tưởng tượng)
- Bài thơ làm theo thể 5 tiếng, mang đậm âm hưởng dân gian, giàu nhạc điệu
Em có nhận xét gì về cách gieo vần, về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ? (Câu hỏihiểu biết về hình thức)
- Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ (Câuhỏi cảm xúc chất vấn)
II.3.2 Kết quả thực nghiệm
Sau một năm học nghiên cứu và tiến hành áp dụng, tôi nhận thấy kết quả họctập của học sinh đã có sự chuyển biến Số học sinh chưa đạt yêu cầu giảm hẳn,nhiều học sinh vươn lên khá, giỏi bộ môn
Phát huy tư duy sáng tạo, khơi dậy hứng thú, kích thích trí tò mò, ham hiểubiết của học sinh, giúp các em tích cực tham gia vào hoạt động học tập ở trên lớp,
tự giác học bài ở nhà, giờ học sôi nổi hơn, nội dung bài giảng có chiều sâu hơn
Trang 18Giúp các em có thể tự rút ra những kết luận phù hợp với nội dung và yêu cầu củabài học.
Kết quả cụ thể như sau:
a Về phía học sinh
Qua kết quả quá trình thực nghiệm vận dụng hệ thống câu hỏi giảng dạy tácphẩm văn chương theo loại thể - nếu mà đúng sẽ đạt kết quả với tỉ lệ tăng trungbình về mặt chất lượng là 5%
b Đối với giáo viên.
Chất lượng giảng dạy tăng lên rõ rệt:
III PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 19III.1 Kết luận
- xây dựng một hệ thống câu hỏi và phương hướng chung vận dụng nó vàoviệc dạy học văn là cấp thiết Chúng ta hết sức linh hoạt tôn trọng những nguyêntắc Đồng thời là người giáo viên đứng lớp, chúng ta cần chủ động sáng tạo bổ sungthêm những câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với trình độ vùngmiền với những biện pháp thích hợp, đi đúng đặc trưng là môn nghệ thuật này pháthuy được chủ thể học sinh trong phản ứng với tác phẩm văn chương Nhằm làm sao
để cả thầy, trò, nhà văn đều xoay quanh khám phá được cái chân, thiện, mỹ trong
sự phát triển của hình tượng văn học ở mỗi thời đại, mỗi cá nhân một cách hiệu quảnhất Công việc giải mã thông tin trong mỗi văn bản của thầy và trò thú vị nhưngcũng vô cùng khó khăn Vì thế đòi hỏi rất lớn ở lương tâm trách nhiệm nghềnghiệp ở người thầy cũng như sự cố gắng nỗ lực vươn lên trong công việc giảngdạy và ở đó rất cần sợ sáng tạo và linh hoạt
III.2 Kiến nghị
* Đối với phòng giáo dục
- Tổ chức những hội thảo trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối
ưu, tích cực nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn
* Đối với nhà trường
- Chuyên môn tích cực tổ chức các chuyên đề cấp trường, cấp huyện để giáoviên trao đổi học hỏi kinh nghiệm
* Đối với địa phương
- Quan tâm hơn nữa đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vậtchất phục vụ cho việc dạy và học, phối hợp hiệu quả với trường về giáo dục họcsinh
* Đối với phụ huynh
- Quan tâm đến việc học của con em mình
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với nhà trường, với giáo viên Ngữ văn đểtìm hiểu, nắm bắt kịp thời việc học tập của con