- Đối với tổ chuyên môn có thể phổ biến đề tài này cho các giáo viên trong tổ áp dụng.
- Đối với trường THPT:
+ Nên tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, khuyến khích giáo viên có thể tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn.
+ Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, tạo điều kiện về phương tiện dạy học có liên quan đến giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực.
+ Để hình thành kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh được tiến hành một cách thuận lợi, nhà trường cần xem xét giảm sĩ số học sinh trong một lớp học (khoảng 30 - 35 học sinh), bởi lớp học mà quá đông học sinh thì hiệu xuất học tập và giảng dạy sẽ giảm.
- Đối với giáo viên:
+ Cần trau dồi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm để sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm một cách hiệu quả nhất. Để hình thành kĩ năng thảo luận nhóm cho học sinh, giáo viên cần có sự đầu tư về nội dung, chuẩn bị thật chu đáo về mặt phương pháp và phương tiện giáo dục.
+ Tiếp tục thiết kế các bài giảng theo phương pháp dạy học thảo luận nhóm để có thể triển khai áp dụng cho việc giảng dạy trong môn giáo dục công dân.
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy với mong muốn quý thầy cô có thể sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm một cách dễ dàng, hiệu quả, chất lượng hơn và học sinh có thể tiếp thu bài học tốt hơn, có khả năng tự rèn luyện và hoàn thiện bản thân qua các kiến thức đã học được.
Để hoàn thành tốt một đề tài và mang tính hiệu quả cao không phải là một việc dễ dàng. Chính vì vậy, có thể sẽ còn những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý thầy cô để tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu và hoàn thiện hơn về phương pháp giảng dạy của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cẩm Mỹ, Ngày 14 tháng 05 năm 2012
Lại Thị Ngọc Xuyến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Cảnh Toàn (2001). Tuyển tập các tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam. NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Kỳ (1995). Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. NXB Quốc Gia Hà Nội.
3. Nguyễn An (1996). Lý luận dạy học. NXB Giáo dục.
4. Phan Long (2004). Giáo trình môn phương pháp giảng dạy. Trường Đại học Sư Phạm TPHCM.
5. Trần Bá Hoành (2003). Dạy học lấy người học làm trung tâm - Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm. Tạp chí Thông Tin Khoa Học Giáo dục, số 96, trang 1. 6. Nguyễn Thùy Vân (2006). Phương pháp dạy học tình huống trong công tác
đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Tạp chí Giáo dục, số 152, trang 18. 7. Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD – 10,11 (2006). NXB Giáo dục. 8. Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, 11, 12. NXB