skkn phương pháp sử dụng bảng kiến thức trong dạy học địa lí 10

36 762 0
skkn phương pháp sử dụng bảng kiến thức trong dạy học địa lí 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN MỸ. Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Người thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục 1 Phương pháp dạy học bộ môn 1 Phương pháp giáo dục 1 Lĩnh vực khác: 1 Có đính kèm: 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học 2013 - 2014 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh 2. Năm sinh: 06/07/1979 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Xã Long Giao - Cẩm Mỹ - Đồng Nai 5. Điện thoại: 0914218081 6. Fax: E-mail: c3.xuanmy@dongnai.edu.vn 7. Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Mỹ II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Thạc sỹ lí luận và phương pháp giảng dạy Địa lí III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy - Số năm có kinh nghiệm: 12 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Phương pháp rèn luyện kĩ năng Địa lí 12 MỤC LỤC 2 Trang CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 5 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5 2. BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 6 2.1. Khái niệm bảng kiến thức 6 2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng bảng kiến thức trong dạy học địa lí 10 7 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 9 1. HỆ THỐNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10 9 2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 9 3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC 10 4. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 11 4.1. Sử dụng bảng kiến thức để kiểm tra bài cũ của học sinh 11 4.2. Sử dụng bảng kiến thức trong khâu giảng bài mới 13 4.3. Sử dụng bảng kiến thức để củng cố bài học 17 4.4. Thiết kế BKT từ kênh chữ 19 4.4.1. Vừa dạy vừa hình thành BKT 19 4.4.2 . Dạy xong hoàn thành sơ đồ và BKT 21 3 4.5. MẪU GIÁO ÁN MINH HỌA 22 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 2. HẠN CHẾ 3. KIẾN NGHỊ 4. HƯỚNG MỞ RỘNG ĐỀ TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 4 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Chữ nguyên nghĩa BKT Bảng kiến thức GV Giáo viên HS Học sinh HĐ Hoạt động KTXH Kinh tế - xã hội NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm 5 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với những thay đổi chương trình SGK, phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn địa lí nói riêng cũng đang có sự thay đổi theo hướng thích nghi dần với yêu cầu của xã hội. Điều 28 Luật Giáo dục đã qui định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Và một trong những thay đổi quan trọng trong SGK địa lí lần này là sự xuất hiện của phương tiện dạy học nói chung, bảng kiến thức nói riêng với mật độ dày và vai trò của nó được đề cao hơn. Bảng kiến thức trong sách giáo khoa Địa lí 10 là thành phần cơ bản trong hệ thống cung cấp nguồn kiến thức địa lí cho học sinh. Nó vừa làm nhiệm vụ là nguồn cung cấp, định hướng tri thức, vừa là phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh cách học, cách khai thác tri thức, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp thu được kiến thức vừa rèn luyện được các kĩ năng và nắm được các phương pháp học tập, tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực cho học sinh. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hiện nay, để thực hiện có hiệu quả yêu cầu đổi mới thì phương pháp sử dụng bảng kiến thức theo hướng tích cực hóa người học là việc làm không thể thiếu. Nhưng một thực trạng hiện nay xảy ra ở các trường phổ thông là giáo viên giảng dạy gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng bảng kiến thức.Vậy làm thế nào để sử dụng bảng kiến thức một cách có hiệu quả để phục vụ cho bài giảng. Chính vì vậy, đề tài “Phương pháp sử dụng bảng kiến thức trong dạy học địa lí 10” được chọn để nghiên cứu. 6 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Vấn đề sử dụng phương tiện dạy học nói chung, bảng kiến thức nói riêng trong dạy học đã và đang được quan tâm với một số tài liệu: - Phương pháp sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lí kinh tế xã hội của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, NXB Đại học Quốc gia, 1997. Trong tài liệu này mới chỉ trình bày các phương pháp sử dụng số liệu thống kê kinh tế xã hội (phân tích, cách thể hiện) mà chưa đề cập đến các số liệu thống kê và các biểu đồ về các hiện tượng tự nhiên, cũng như chưa đề cập đến cách thức sử dụng. - Rèn luyện kĩ năng địa lí của tác giả Mai Xuân San, NXB Giáo dục 1997. Tài liệu này đề cập chung về các kĩ thuật, quy trình rèn luyện các loại kĩ năng địa lí như: cách nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ; cách xác định phương hướng, tọa độ, khoảng cách, vị trí, độ cao và mô tả, phát hiện các mối liên hệ trên bản đồ; cách vẽ lát cắt và đọc lát cắt địa hình; kĩ năng đọc, phân tích, lập biểu đồ, bảng thống kê và sử dụng tranh ảnh bằng phương pháp đàm thoại. - Lí luận dạy học địa lí ( phần đại cương) của tác giả Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. Trong đó đã nêu khái quát phương pháp hướng dẫn chung cho học sinh khai thác tri thức địa lí từ bản đồ giáo khoa địa lí, bảng số liệu và biểu đồ nhưng chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể phương pháp sử dụng kênh hình cho học sinh. - Sử dụng bản đồ và phương tiện kĩ thuật trong dạy học địa lí của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, NXB Đại học Quốc gia, 2001. Tài liệu có đề cập đến một số quy trình và nguyên tắc sử dụng một số phương tiện dạy học, nhưng chưa đề cập cụ thể đến phương pháp sử dụng kênh hình như: Số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, lát cắt, sơ đồ… - Đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường trung học phổ thông của tác 7 giả Nguyễn Đức Vũ và Phạm Thị Sen – NXB Giáo dục, 2004. Trong tài liệu này các tác giả đã đề cập tới một số nội dung: Giới thiệu chung về cách sử dụng bản đồ trong dạy học: đặt câu hỏi, ra bài tập, bài thực hành, ra nhiệm vụ gắn với bản đồ nhưng chưa đưa ra cách làm cụ thể. Nêu khái niệm chung về các tài liệu, tranh ảnh, hình vẽ và cách thức hoạt động chung để khai thác chúng là sử dụng phương pháp đàm thoại. Nêu các yêu cầu về việc sử dụng bảng số liệu trong dạy học địa lí với các cách như: tạo biểu tượng về độ lớn của bảng số liệu, tính toán, so sánh các số liệu. Nêu các loại biểu đồ, sơ đồ và khái quát cách sử dụng như: giáo viên dùng sơ đồ để cho học sinh so sánh, phân tích. - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 10 của tác giả Lâm Quang Dốc và Nguyễn Quang Vinh, NXB Giáo dục,2007. Trong tài liệu này các tác giả đã đề cập tới một số nội dung: Phương pháp khai thác kênh hình Địa lí tự nhiên trong việc dạy học địa lí 10 Phương pháp khai thác kênh hình Địa lí kinh tế - xã hội trong việc dạy học địa lí 10 - Nhìn chung, các tác giả đã đưa ra các phương pháp, hướng dẫn về phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học chung cho học sinh. Tuy nhiên, việc phân loại hệ thống bảng kiến thức; xác định đặc điểm, ý nghĩa, những thuận lợi và khó khăn đối với phương pháp sử dụng bảng kiến thức trong sách giáo khoa địa lí 10 phù hợp với điều kiện thực tế thì chưa có một đề tài nào đề cập đến một cách cụ thể và hệ thống. Đây là đề tài hoàn toàn mới về phương pháp dạy học Địa lí 10. 2. BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 2.1. Khái niệm bảng kiến thức Bảng kiến thức là bảng ghi những kiến thức nhằm để thông báo, truyền 8 đạt cho mọi người. Trong dạy học địa lí 10, bảng kiến thức là những bảng được chia thành các hàng và các cột. Trong các hàng và cột đó là những ô kiến thức. Các kiến thức được trình bày dưới dạng kênh chữ một cách ngắn gọn, xúc tích. Ví dụ minh họa : Bảng 1.1 Các cây lương thực chính Cây lương thực Đặc điểm sinh thái Phân bố chủ yếu Lúa gạo - Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước - Đất phù sa và cần nhiều phân bón. - Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa. - Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Băng-la-đét, Thái Lan. Lúa mì - Ưa khí hậu ấm, khô, vào thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp. - Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón. - Miền ôn đới và cận nhiệt. - Các nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, LB Nga, Ca-na-đa, Ô- xtrây-li-a… Ngô - Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. - Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu. - Miền ôn đới cận nhiệt và cả ôn đới nóng. - Các nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Mê-hi-cô, Pháp… 2.2. Ý nghĩa bảng kiến thức trong dạy học địa lí 10 Trong dạy học địa lí 10, bảng kiến thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng : Bảng kiến thức vừa là nguồn cung cấp, định hướng tri thức, vừa là PTDH trong chương trình Địa lí 10. Sử dụng bảng kiến thức, GV tiết kiệm được thời gian lên lớp, tạo điều kiện để GV hướng dẫn HS làm việc nhiều hơn. Sử dụng bảng kiến thức, GV dễ dàng tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận, làm rõ các tri thức trong bảng. 9 Trong chương trình Địa lí 10, nội dung các bảng kiến thức thường được bố trí xen kẽ với lược đồ, tranh ảnh. Việc sắp xếp này đã làm cho bảng kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, tự lực khai thác tri thức của HS. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 10 [...]... những lí luận cơ bản BKT: khái niệm BKT, ý nghĩa của việc sử dụng BKT trong dạy học địa lí 10 - Nắm được tình hình thực tế của việc sử dụng BKT trong quá trình dạy học của GV THPT trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai - Nắm được các nguyên tắc và quy trình chung sử dụng BKT trong dạy học địa lí - Xác định được một số phương pháp sử dụng BKT cụ thể và phương pháp chung trong dạy học địa lí 10 - Đã... NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Để nâng cao hiệu quả sử dụng bảng kiến thức trong quá trình dạy học cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: 2.1 Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ Chỉ đưa bảng kiến thức vào lúc cần sử dụng đến nó, không đưa vào trước làm phân tán sự chú ý của HS, cũng như không nên để quá lâu khi đã sử dụng xong Phải đặt chỗ có đủ ánh sáng 2.2 Sử dụng bảng kiến thức phải... tổng kết, chuẩn hóa kiến thức 4 PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 4.1 Sử dụng bảng kiến thức để kiểm tra bài cũ của học sinh - Ý nghĩa: Việc sử dụng bảng kiến thức trong SGK để kiểm tra bài cũ của HS sẽ có tác dụng: + Thúc đẩy và luôn nêu cao ý thức làm bài tập và ôn bài của HS, tạo thói quen tự học, từ đó giúp các em rèn luyện kĩ năng và nhớ bài học một cách vững chắc... Nguyên tắc này đòi hỏi khi sử dụng bảng kiến thức đề cập đến nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp, vừa với trình độ tiếp thu và lứa tuổi của HS Từng loại bảng kiến thức có mức độ sử dụng khác nhau, không nên kéo dài việc trình diễn bảng kiến thức hoặc dùng lặp lại một loại bảng 11 kiến thức quá nhiều lần trong tiết giảng Theo lí luận dạy học địa lí, giáo viên nên sử dụng khoảng 5 phút cho... trên mỗi loại bảng kiến thức 2.3 Sử dụng bảng kiến thức phối hợp với các phương tiện dạy học khác, nhiều dạng khác nhau trong cùng một bài dạy học, không nên quá cường điệu một loại nào đó, sử dụng liên tục sẽ gây nhàm chán ở HS 2.4 Sử dụng bảng kiến thức để phát huy tính tích cực của học sinh Nguyên tắc này yêu cầu GV phải tổ chức, hướng dẫn HS tự khai thác tri thức có trong bảng kiến thức Luôn đề... dung thể hiện trong bảng kiến thức cùng nội dung kiểm tra bài cũ phải phù hợp và có mối quan hệ với nhau + Cuối buổi học của mỗi tiết học nếu bài học có bảng kiến thức thì ở phần dặn dò HS, GV nhắc nhở hay lưu ý các em chú ý tới các bảng kiến thức khi về nhà học bài Ví dụ minh họa: * Sử dụng bảng kiến thức để kiểm tra bài cũ của học sinh - Để kiểm tra kiến thức kiến thức về bài Địa lí ngành trồng... vận dụng được các PP sử dụng bảng kiến thức vào việc thiết kế một số giáo án và dạy thực nghiệm tại 3 trường trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai Kết quả thu được rất khả quan, giúp GV có định hướng tốt trong quá trình giảng dạy tiếp theo, HS khả năng sử dụng tốt các BKT, từ đó các em có hứng thú với việc học môn địa lí hơn 2 HẠN CHẾ Đề tài mới chỉ đưa ra PP sử dụng bảng kiến trong dạy học địa lí 10. .. nhận thức của mình, nắm được tri thức, phát triển được năng lực trí tuệ 2.6 Sử dụng bảng kiến thức phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mỹ; phải đáp ứng mục tiêu và phù hợp với nội dung của việc dạy học 3 QUY TRÌNH SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC Bước 1: Xác định mục đích, nêu câu hỏi của HS nghiên cứu Mục đích các nội dung kiến thức trong bảng ở Địa lí 10 chủ yếu ở 2 dạng: dạng so sánh nội dung kiến thức. .. ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: “PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị: trường THPT Xuân Mỹ Lĩnh vực: Quản lý giáo dục 1 Phương pháp dạy học bộ môn: 1 Phương pháp giáo dục 1 Lĩnh vực khác: 1 1 Tính mới - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đảm bảo tính khoa học 1 - Đề ra giải pháp thay thế... hiện tiết dạy Tuy nhiên do thời gian kiểm tra thường diễn ra ngắn nên việc sử dụng bảng kiến thức để kiểm tra bài cũ cần chú ý tới một số yêu cầu sau: + Chọn những bảng kiến thức mà HS đã được học trong những bài trước + GV nêu câu hỏi kiểm tra phù hợp với nội dung kiến thức đã học dựa trên những bảng kiến thức có trong bài học, đồng thời chú ý về mặt thời gian + Đối với những bảng kiến thức tương . LÍ 10 9 2. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 9 3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC 10 4. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 11 4.1. Sử dụng. việc sử dụng bảng kiến thức trong dạy học địa lí 10 7 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 9 1. HỆ THỐNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 5 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5 2. BẢNG KIẾN THỨC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 6 2.1. Khái niệm bảng kiến thức

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan