Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa để hình thành tư duy phê phán cho học sinh Thứ nhất, tranh biếm họa có khả năng thúc đẩy sự quan tâm, thích thú đặc biệt của học sinh đối với nhữn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển như vũ bãokéo theo những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội, khi mà thế giớiđang bước vào thời đại của toàn cầu hóa và phát triển bền vững thì ngành giáodục và đào tạo đang đứng trước những thách thức và vận hội mới Từ nhữngnăm 90, những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa đãđược tiến hành và trên thực tế nó đã tạo ra những cơ sở rất quan trọng cho việcđổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy – học địa lí nói riêng Nhưngđiều đáng tiếc là cho đến nay, việc đổi mới phương pháp dạy học còn diễn rachậm chạp, chưa đáp ứng những yêu cầu của cải cách giáo dục và làm cho chấtlượng dạy học vẫn chưa được nâng cao một cách đáng kể
Theo “Báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người - mục tiêu
có đạt được vào năm 2015” được UNESCO công bố ngày 3/11/2008, Việt Namđang đứng trước nguy cơ không đạt được sáu mục tiêu giáo dục cho mọi ngườiđến năm 2015 Cũng theo báo cáo này, Việt Nam đang đứng thứ 79 về chỉ sốphát triển giáo dục cho mọi người (EDI) trong tổng số 129 nước Điều nàyđồng nghĩa chỉ số phát triển giáo dục của Việt Nam tụt thêm 9 bậc so với năm2004
Như vậy, nhu cầu về đổi mới toàn diện giáo dục đã được đặt ra để giảiquyết những hạn chế hiện nay Một trong những khâu quan trọng của côngcuộc cải cách toàn diện giáo dục nước ta là đổi mới phương pháp dạy học
Đối với bộ môn địa lí ở trường THPT, việc đổi mới phương pháp dạyhọc trước hết được thể hiện ở sự đổi mới phong cách dạy của thầy và phongcách học của trò Phong cách dạy học mới thể hiện ở những đặc trưng hết sứcquan trọng như người thầy thiết kế các tình huống để học sinh tự khai thác, tựchiếm lĩnh và kiến tạo kiến thức và tạo ra các cơ hội để học sinh có thể suy
Trang 2nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm nhiều hơn đối với việchọc tập của mình “Mục tiêu cuối cùng của hệ thống giáo dục là chuyển giaocho cá nhân gánh nặng của việc học Chúng ta mới chỉ nghĩ về bộ óc như mộtnhà kho cần phải chứa đầy, trong lúc chúng ta nên nghĩ về nó như một công cụcần phải được sử dụng” (J.W.Garderner).
Địa lí không chỉ dừng lại là một môn học có tính môi trường mà nó còn
có tính không gian và tính thời sự Hiểu rõ những đặc trưng rất nổi bật đó, cácgiáo viên địa lí đã biết khai thác tối đa những tiện ích của khoa học công nghệ,của hệ thống tranh ảnh, bản đồ để làm cho bài giảng trở nên sinh động hơn.Trong những công cụ giảng dạy đó, bản đồ là một yếu tố đã được khai thác từlâu và nó được coi là quyển sách giáo khoa thứ hai của môn địa lí Tuy nhiên,cũng phải nhìn nhận rằng, khi những hiểu biết mà bản đồ mang đến chỉ dừnglại ở những đường biên giới, những địa danh và những sự vật địa lí khô khanthì tranh ảnh lại chuyên chở một giá trị đặc biệt của tính trực quan và tính hứngthú Tranh ảnh địa lí được coi là một trong những nhân tố tác động quan trọngnhất hình thành nên yếu tố động lực và cảm xúc đối với người học, là yếu tốquyết định khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm Qua thực tế giảng dạy, cóthể đánh giá được ý nghĩa to lớn của hệ thống tranh ảnh trong dạy học địa lí,đặc biệt là một hệ thống tranh ảnh khá mới mẻ - tranh biếm họa
Tranh biếm họa là một công cụ dạy học đã được sử dụng ở nhiều quốcgia phát triển như Anh, Đức, Hoa Kì,… và nó đã được khẳng định là mang lạicác giá trị to lớn vượt ra ngoài những mục tiêu mà nền giáo dục đặt ra Tuynhiên đối với nước ta, việc sử dụng tranh biếm họa trong quá trình dạy học cònkhá mới mẻ Thực tế giảng dạy địa lí cho thấy, những vấn đề phức tạp của kinh
tế - xã hội thế giới và các vấn đề về môi trường không được phán ánh đầy đủ vàsâu sắc trong hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường thì chúng lại được thể hiện
rõ nét trong tranh biếm họa, vì tranh biếm họa thực sự là tấm gương đầy đủphản chiếu các vấn đề đương đại theo các con đường tiếp cận văn hóa khácnhau Với sức mạnh biểu đạt riêng biệt của mình, tranh biếm họa còn có khả
Trang 3năng tác động đến thái độ, hành vi của người học, giúp người học định hướngđúng giá trị sống cho mình thông qua những góc khuất về cuộc sống mà tranhbiếm họa phản ảnh được.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng tranh
biếm họa trong dạy học địa lí phần khái quát nền kt – xh thế giới để phát triển tư duy phê phán cho học sinh lớp 11 - THPT” nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả của công tác giảng dạy địa lí trong nhà trường phổ thông
2 Thực trạng dạy và học địa lí hiện nay
2.1 Thực trạng
Môn địa lí là một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông, cũnggiống như nhiều môn học khác trong hệ thống giáo dục nước ta, việc dạy họcđịa lí đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầucủa cải cách giáo dục Bức tranh chung về dạy học địa lí ở các trường THPThiện nay là:
Phổ biến trong cách dạy hiện nay vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức, thầy nói nhiều mà không kiểm soát được công việc học của người học trò Trong nhiều giờ học địa lí, học sinh có ít cơ hội để
tự xây dựng nên kiến thức của mình Các em ít có điều kiện suyxét, thảo luận và sử dụng những ý tưởng nhằm tái sắp xếp cấu trúcnhững ý tưởng đó thành những ý nghĩa riêng và làm chủ những ýtưởng mà các em xử lí
Việc tạo động cơ, gây hứng thú cho học sinh và thực hiện các hình thức khen thưởng động viên khác nhau đã không được giáo viên quan tâm một cách thích đáng Trong một số lớp học, học sinh yếu
kém được giao những bài tập như các em học sinh khá, giỏi, bàitập khó đến mức các em không giành được thành công thực sự
Trong nhiều giờ học địa lí, xuất hiện hội chứng “nhàm chán”.
Trang 4trách nhiệm về việc học của bản thân mình và trở thành người họcthụ động Trong suy nghĩ của nhiều học sinh, môn địa lí là mônhọc của trí nhớ, môn học thuộc lòng chứ không phải là môn họccủa tư duy.
Như vậy, có thể nói, cách dạy và học địa lí nêu trên đã làm hại đến việcphát triển trí tuệ của học sinh, làm học sinh mất hết hứng thú khi học môn địa lí
và làm cho việc dạy học địa lí trở thành gánh nặng của cả thầy và trò Như vậy,một yêu cầu đặt ra là phải tiến hành đổi mới toàn diện phương pháp dạy – họcđịa lí ở trường phổ thông
2.2 Nguyên nhân
Sau khi tiến hành phân tích thực trạng kém hiệu quả trong dạy học mônđịa lí, tôi đã tiến hành một khảo sát nhỏ để tìm ra nguyên nhân của tình trạngtrên Đối tượng khảo sát là 245 học sinh tại trường, với cả 3 khối học và cáctrình độ khác nhau Phiếu điều tra được thiết kết với 4 câu hỏi nhằm vào 2 vấnđề: thứ nhất là tìm hiểu mục đích và thái độ của học sinh đối với môn địa lí, thứhai là tìm hiểu cách thức giảng dạy của giáo viên
Câu hỏi 1 Mục đích học tập môn địa lí của em là gì?
a Học để nâng cao hiểu biết: 73.6%
a Phương pháp giảng dạy đọc – chép:
b Giáo viên khuyến khích học sinh nêu câu hỏi và bày tỏ quanđiểm riêng về các vấn đề của bài học
c Giáo viên nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, tranh luận
Trang 5d Giáo viên cho học sinh tham gia thảo luận, làm việc nhómCâu hỏi 4 Các lí do học sinh chưa tích cực trao đổi trong các tiết học địa lí
a Thiếu sự chuẩn bị về những kiến thức cần thiết
b Thiếu tự tin vào bản thân
c Giáo viên không cởi mở, học sinh mang tâm lí e sợ
d Lớp học quá đôngThực tế cho thấy rằng, hầu hết các em vẫn coi môn địa lí là một môn họcphụ, nên đã có tới 73,6% các em cho rằng học môn địa lí để đi thi và hoànthành điểm số, như vậy chỉ còn 26,4% các em học môn địa lí là do hứng thúnhằm nâng cao hiểu biết của bản thân Bên cạnh đó, có 33,1% học sinh thấyhứng thú trong các tiết học địa lí, có tới 18,4% học sinh cảm thấy nhàm chán
Các câu hỏi thứ 3, 4 nhằm phần nào lí giải nguyên nhân của tình trạngtrên Dù đã có những đổi mới trong phương pháp giảng dạy, nhưng vẫn có tới55% học sinh cho rằng phương pháp đọc – chép vẫn được các giáo viên sửdụng thường xuyên trong các tiết học, trong khi đó, 21% học sinh khác lại chorằng mức độ này là rất thường xuyên Bên cạnh đó, có đến 49% học sinh chorằng giáo viên chỉ thỉnh thoảng cho học sinh tham gia thảo luận nhóm Khôngnhững thế, về việc giáo viên tương tác với học sinh, chỉ có 28% học sinh thamgia cuộc điều tra này cho rằng giáo viên thường xuyên nêu vấn đề để học sinhtrao đổi, thảo luận, và cũng chỉ có 13% học sinh thường xuyên được giáo viênkhuyến khích nêu câu hỏi và bày tỏ những quan điểm riêng của mình về bàihọc Con số này thực sự quá thấp so với những yêu cầu đặt ra trong phươngpháp dạy "lấy người học làm trung tâm” mà Việt Nam đang hướng đến
Trang 6Như thế, cũng có nghĩa là học sinh không có cơ hội nêu câu hỏi, trao đổi,thảo luận hoặc nêu những quan điểm, ý kiến riêng của mình về những vấn đềcủa bài học Học sinh không có cơ hội để tương tác với giáo viên, do đó giáoviên vẫn là người “thống trị” lớp học và học sinh vẫn chỉ là người biết lắngnghe và vâng lời
Lí luận dạy học hiện đại đã khẳng định con người phát triển trong hoạtđộng và bằng hoạt động Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học địa lí về thựcchất là quá trình phát huy mạnh mẽ các hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạocủa học sinh theo hướng tăng cường các hoạt động độc lập và các hoạt độngtương tác của học sinh Cụ thể là:
Trang 7 Phải làm sao để người học trở thành chủ thể hành động, tích cực,
tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để tự kiến tạo kiếnthức
Phải làm sao để tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực họctập mạnh mẽ
Phải phát triển ở học sinh khả năng tự đánh giá
Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học địa lí chỉ thành công khichúng ta đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa phương pháp dạy học địa lí, tổ chứcdạy học địa lí theo kiểu mới trên cơ sở tăng cường áp dụng các phương pháp,phương tiện, hình thức tổ chức dạy học hiện đại kết hợp với việc cải biến cácphương pháp dạy học truyền thống theo những định hướng mới nhằm nâng caochất lượng và hiệu quả dạy học địa lí
Trang 8PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: TRANH BIẾM HỌA – MỘT CÔNG CỤ DẠY HỌC HỮU ÍCH ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN CHO HỌC SINH
1 Khái quát chung về tranh biếm họa
1.1 Khái niệm về tranh biếm họa
Thuật ngữ “tranh biếm họa” có gốc la-tinh là “Carrus” và trong tiếng Ý
“caricare” nghĩa là “cường điệu” Lần đầu tiên, thuật ngữ này xuất hiện trong
các bức tranh của họa sĩ người Ý Carracci từ những năm cuối thế kỷ XVI Ở
Đức, thuật ngữ “karikatur” có nghĩa là “tranh biếm họa” xuất hiện muộn và
mãi sau mới được sử dụng rộng rãi vào giữa thế kỷ XIX Theo từ điển tiếng
Đức “tranh biếm họa” gồm 2 lớp nghĩa: thứ nhất là “những bức tranh hài hước, phóng đại hoặc tương tự về một người, một vật hay sự kiện này thông qua sự hài hước hoặc nhấn mạnh châm biếm bằng cách chú trọng vào một số tính chất, đặc trưng để chế giễu”, lớp nghĩa thứ hai, ở cấp độ mạnh hơn nghĩa
là “nhạo báng”.
Ở Việt Nam, tranh biếm họa được quan niệm“là một loại hình nghệ thuật có chính kiến rõ ràng dùng ngôn ngữ tạo hình đặc biệt vạch ra, biểu đạt một cách cường điệu, khuếch đại được các mâu thuẫn nội tại đối với các quan
hệ chính trị, xã hội, giá trị đạo đức,… trong sự hình thành và phát triển xã hội loài người” Nội dung mà tranh biếm họa chú trọng hướng tới là những vấn đề
xã hội có tính chất thời sự, những người nổi tiếng, những sự kiện, xu hướngphát triển của xã hội và những chủ đề, nội dung cần có ý kiến bình luận vàđánh giá Sức nặng của một bức tranh biếm họa hay có giá trị hơn nhiều các bàibình luận, các bài diễn văn dài lê thê, cho nên, biếm họa đã từng được coi là
“vũ khí sắc bén” trong nhiều lĩnh vực
(Tham khảo trang: hoangthinga.wordpress.com.)
Trang 9Sức mạnh và khả năng dẫn truyền thông tin của một bức tranh biếm họanằm ở khả năng hiện thực hóa những vấn đề phức tạp, rắc rối Điều đó giúp chongười đọc cảm thấy sự thú vị sâu sắc của những vấn đề mà trước đây trên cáckênh thông tin khác họ có thể chưa nắm được Tranh biếm họa chứng đựngmâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài hài hước và lối diễn đạt bên trong thâm thúy, sâusắc khiến người xem phải suy nghĩ, tìm hiểu.
1.2 Phân loại tranh biếm họa
Tranh biếm họa được phân loại khá phức tạp, mỗi nhà nghiên cứu dựatrên các tiêu chí khác nhau để phân chia, theo cách phân loại của Đức, thì cáchphân loại phổ biến nhất là quan điểm của Dietrich Grünewald và WolfgangMarienfeld
Theo Dietrich Grünewald, ông chia tranh biếm họa theo ba tiêu chí sau:– Xét trên tiêu chí lĩnh vực có: tranh biếm họa về chính trị; tranh biếm họa vềkinh tế; tranh biếm họa về quân sự; tranh biếm họa về văn hóa;…
– Xét theo cách trình bày có hai loại: tranh biếm họa hình ảnh và tranh biếmhọa có cả hình ảnh lẫn lời dẫn
– Xét theo mức độ thể hiện có bốn loại: tranh biếm họa vắn tắt; tranh biếm họa
kỳ cục – khó hiểu; tranh biếm họa tự nhiên và tranh biếm họa sống động
Theo Wolfgang Marienfeld, tranh biếm họa có thể được chia thành cácloại như sau:
– Theo cấu trúc thì có ba loại: tranh biếm họa về sự vật, sự việc; tranh biếm họamột nhóm người, một tổ chức, quốc gia… và tranh biếm họa cá nhân cụ thể.– Theo nội dung thì tranh biếm họa được chia như sau: tranh biếm họa về một
sự kiện lịch sử, tranh biếm họa về quá trình lịch sử và tranh biếm họa về trạngthái
(Tham khảo trang: hoangthinga.wordpress.com.)
Trang 10Theo cách phân loại phổ biến hiện nay ở Việt Nam, tranh biếm họa đượcchia làm 4 loại: tranh biếm họa chính trị, tranh biếm họa hài hước, tranh biếmhọa châm biếm và chùm tranh biếm họa vui.
1.2.1 Tranh biếm họa chính trị
Tranh biếm họa chính trị là những lời bình sâu sắc của tác giả, thông quanhững nét vẽ tạo hình để phán ánh những sự kiện chính trị nóng bỏng của thờiđại Chính yếu tố biếm họa, phóng đại trong bức tranh sẽ kích thích thái độ vàgiúp người xem nhìn nhận lại những giá trị hay sự kiện chính trị xảy ra trong xãhội
Tranh biếm họa chính trị còn mang
tính chất phê phán sâu sắc, tế nhị
những mặt trái của các vấn đề xã
hội hay những nhân vật nổi tiếng,
có tầm ảnh hưởng trên thế giới
Mục đích chính của tranh biếm họa
là sự khuyến khích người xem
đồng tình với những quan điểm,
cách nhìn của tác giả đối với vấn
- Trên mặt bàn: là hình ảnh các dụng cụ: thuốc nổ, dao, súng – đây là các lựa chọn cho việc giải quyết các vấn đề hạt nhân cho Iran: chiến tranh, một lệnh cấm vận hay sự thỏa hiệp và một lời trích dẫn: tất cả lựa chọn đều nằm trên bàn này.
Trang 11 Như vậy khi đưa ra bức tranh biếm họa này, tác giả đã thể hiện quan điểm
rõ ràng của mình về thái độ của Hoa Kì trong vấn đề hạt nhân của Iran rằng: Hoa Kì luôn coi vấn đề hạt nhân của Iran là một ván bài, trong đó người chơi bài là Hoa Kì, và Iran chỉ có 2 sự lựa chọn duy nhất: hoặc là chiến tranh, hoặc phải thỏa hiệp.
Chúng ta có thể sử dụng những bức tranh biếm họa chính trị để trang bịkiến thức và giúp học sinh có khả năng bình luận, đánh giá đối với những vấn
đề chính trị - xã hôi phức tạp diễn ra trên thế giới hay ở Việt Nam
1.2.2 Tranh biếm họa hài hước
Tranh biếm họa hài hước là những bức tranh nhỏ, phản ánh muôn màuđời sống xã hội, với cái nhìn hết sức hài hước, tác giả sẽ giúp người xem tranhđược giải trí thông qua nụ cười hóm hỉnh Nhưng ẩn chứa đằng sau yếu tố vui
vẻ mà bức tranh mang lại, chính các yếu tố phóng đại trong bức tranh sẽ giúpngười xem phải suy nghĩ sâu hơn về những sự kiện xã hội đang được bức tranhthể hiện
Thông qua đó, người xem tranh sẽ rút ra
được bài học cho mình
Bức tranh bên thể hiện một sự
phóng đại trong cách tham gia giao
thông của một bộ phận giới trẻ Việt Nam
hiện nay
- Bức tranh thể hiện hình ảnh một thanh
niên đang thực hiện một điệu múa ba lê
trên chiếc xe máy trong khi lưu thông
trên đường.
- Một dòng ghi chú nhỏ khá hài hước, thể hiện thông điệp của tác giả: thể hiện
là vào viện.
Trang 12 Đó là sự thể hiện quá mức cái tôi, sự cá tính dẫn tới sự nguy hiểm cho chính bản thân và người xung quanh Thông qua bức tranh này, tác giả muốn người xem nhìn nhận lại văn hóa tham gia giao thông của chính mình.
1.2.3 Tranh biếm họa châm biếm
Tranh biếm họa châm
biếm thường được minh họa
trên các sách báo Nó sử dụng
những yếu tố được phóng đại,
cường điệu hoặc bóp méo,
Tranh biếm họa châm biếm độc lập khác với những tranh biếm họa chínhtrị bởi một khía cạnh quan trọng: tranh biếm họa chính trị, ý tưởng đến trước vànhững tác phẩm nghệ thuật từ đó mới xuất hiện Còn tranh biếm họa châmbiếm thì là những nét vẽ thêm vào đối với chân dung của những nhân vật nổitiếng
Bức tranh trên là một sự châm biếm đối với vấn đề nợ của nước Mĩ
- Bức tranh khắc họa 2 nhân vật nổi tiếng đại điện cho Hoa Kì và Trung Quốc.
Đó là nhân vật chú Sam (đại diện cho Hoa Kì) đang còng lưng kéo chiếc xe kéo trên đó có chủ tịch nước Trung Quốc – Hồ Cẩm Đào đang đọc một bài báo
về khoản nợ của Hoa Kì.
Trang 13 Thông qua bức tranh này, tác giả giúp người xem có thể phần nào phán đoán được tương lai của nước Mĩ khi mà khoản nợ của nước này ngày càng tăng và chủ nợ của Hoa Kì không ai khác chính là Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai đang bám đuổi rất sát nền kinh tế Hoa Kì.
1.2.4 Chùm tranh biếm họa vui
Tranh biếm họa vui là một tập hợp những bức tranh rời nhau để minhhọa cho một câu chuyện Tranh biếm họa vui cũng có thể mang đến những nụcười thú vị, khoái trá và đôi khi chúng cũng có vai trò như tranh biếm họachính trị
Cả bốn loại tranh biếm họa đã nêu trên đều có khả năng sử dụng trongdạy học địa lí, mỗi loại có một đặc điểm riêng thích hợp với những bài học vàtừng nội dung học tập khác nhau Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng tranh biếmhọa chính trị và tranh biếm họa hài hước vì hai loại tranh này một mặt vừa kíchthích sự tò mò, tư duy phê phán, khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh đốivới các sự kiện mang tính chất thời sự và vừa sức đối với nhận thức của họcsinh, mặt khác nó tạo ra tiếng cười thú vị, sâu sắc làm cho không khí lớp họcsôi nổi
Đối với tranh biếm họa châm biếm và chùm tranh biếm họa mặc dù tínhphê phán của nó rất cao nhưng tương đối khó đối với nhận thức của học sinh
Để giải thích nội dung của tranh châm biếm họa đòi hỏi các em có một vốnhiểu biết tương đối rộng liên quan nhiều đến các nhân vật chính trị điển hình.Còn đối với chùm tranh biếm họa thì sẽ mất nhiều thời gian để học sinh có thểđưa ra ý nghĩa cuối cùng của toàn bộ chùm tranh Tuy nhiên, chúng ta vẫn cóthể sử dụng hai loại tranh này trong những buổi ngoại khóa hay thảo luận ngoàigiờ học
Giáo viên có thể tùy chọn từng loại tranh biếm họa sao cho phù hợp vớimục đích của mình cũng như nội dung của bài học để có thể mang lại nhữnghiệu quả cao nhất
Trang 142 Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học phát tiển tư duy phê phán cho học sinh
2.1 Khái quát chung về tư duy phê phán
Tư duy phê phán (critical thinking) là quá trình vận dụng tích cực trí tuệvào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quansát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định về sựviệc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân
Tư duy phê phán là nền tảng để phát triển tư duy độc lập, yếu tố khôngthể thiếu của sự thành đạt, khi con người thường xuyên đối diện với những vấn
đề đa dạng phải giải quyết trong cuộc sống Tư duy phê phán là bước đi thiếtyếu dẫn đến tư duy sáng tạo Phê phán khách quan giúp ta có một cái nhìn tíchcực tránh cái sai, cái xấu, cái lỗi thời và hướng đến cái mới tốt hơn, hoàn hảohơn, có ích hơn trên con đường không ngừng sáng tạo
Để có được tư duy phê phán chúng ta phải vận dụng cách nghĩ và lậpluận logic với các kỹ năng như: phân loại, so sánh, phân tích trình tự, nguyênnhân - tác động, phép diễn dịch, quy nạp, loại suy, tổng hợp, dự đoán, lập giảthuyết, đánh giá, ra quyết định, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề
Một điều đáng tiếc là phương pháp giáo dục hiện nay của chúng ta đangnặng về truyền đạt, nhồi nhét kiến thức và có phần áp đặt, theo mẫu, thiếu pháthuy suy nghĩ độc lập của học sinh Triết gia Pháp J.J Rousseau cho rằng: “Nếuchỉ nhào nặn con người theo duy nhất một trạng thái thì anh ta sẽ trở nên vôdụng trước mọi tình huống khác” Thật khó có thể đào tạo nên những conngười năng động, sáng tạo một khi học sinh luôn chịu áp lực rất lớn khôngnhững từ chương trình quá tải mà còn vì phải làm theo những bài mẫu, đáp ánmẫu, phải ghi nhớ những kiến thức và lý lẽ có sẵn trong bài giảng, bất chấp cóhoặc có còn phù hợp với thực tế cuộc sống và kiến thức của nhân loại haykhông Với quan điểm giáo dục lệch lạc so với thế giới hiện đại như vậy, tínhnăng động và năng lực tư duy sáng tạo sẽ bị thui chột dần và dễ tạo ra nhữngcon người dễ phục tùng, làm theo, nói theo, nhìn sự việc bằng con mắt của
Trang 15người khác, đánh mất tư duy độc lập, suy nghĩ và hành động bằng cái đầu củangười khác, rất xa lạ với yêu cầu cuộc sống.
Phương pháp dạy học bằng tư duy phê phán là phương pháp người dạyđưa ra các câu hỏi theo tiêu chí: sáng tỏ, độ tin cậy, sự đúng đắn, độ chính xác,hợp lý, không thiên vị Từ đó, yêu cầu người học phải tự suy nghĩ, tự tìm kiếmthông tin cho mình, tìm tòi những ý tưởng mới và tranh luận trong môi trường
học tập “Phát triển tư duy phê phán cho học sinh có thể đem lại lối học tập – suy nghĩ mở, nó có thể khiến học sinh am hiểu về một số các đề tài nhất định
mà họ được yêu cầu nghiên cứu hơn cả các thầy cô”.
2.2 Ý nghĩa của việc sử dụng tranh biếm họa để hình thành tư duy phê phán cho học sinh
Thứ nhất, tranh biếm họa có khả năng thúc đẩy sự quan tâm, thích thú đặc
biệt của học sinh đối với những vấn đề chính trị - xã hội, những sự kiện và xuhướng phát triển của xã hội từ đó sẽ kích thích trí tò mò của người học.Một trong những yếu điểm lớn nhất hiện nay của học sinh THPT là các emhọc sinh ít có những hiểu biết về các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước và quốc
tế Đây sẽ là một khó khăn rất lớn trong quá trình dạy học địa lí bởi nội dungchương trình môn địa lí (đặc biệt là địa lí lớp 11) có một phần nội dung khôngnhỏ đề cập đến các vấn đề có tính thời sự hàng ngày Do thiếu hụt những hiểubiết về các vấn đề đương thời nên khi tiếp cận với nội dung bài học các emthường tỏ ra lúng túng và không có hứng thú để tiếp thu bài học
Việc đưa tranh biếm họa vào trong dạy học sẽ góp phần quan trọng để hỗtrợ, tạo sự hứng thú để học sinh quan tâm tới những vấn đề chính trị - xã hộiđương thời Rất nhiều sự kiện, vấn đề có tính chất thời sự, chính trị khô khanlại được ngòi bút của các tác giả tranh biếm họa mô tả lại một các sinh động,hài hước và có thể thu hút sự chú ý của các em Chính sự quan tâm tới nhữngvấn đề mà tranh biếm họa thể hiện, các em sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánhgiá và rút ra cho mình những hiểu biết về thế giới đương đại và hình thành một
Trang 16kĩ năng phân tích, xử lí thông tin tốt hơn.
Thứ hai, tranh biếm họa có khả năng kích thích sự thảo luận và tranh luận
trong lớp học cũng như tạo ra một không khí học tập sôi nổi từ đó sẽ pháttriển được các kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình và giúp học sinh có cơ hộithể hiện chính kiến của bản thân
Có thể nói, không có một nội dung học tập nào lại có thể khiến các em thảoluận và tranh luận sôi nổi bằng tranh biếm họa Những cách nhìn khác nhau,những quan điểm trái chiều,… là những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi sửdụng tranh biếm họa Nhưng chính điều đó lại thúc đẩy học sinh của chúng taphải tranh luận cũng như đưa ra những những lập luận chặt chẽ để bảo vệ quanđiểm của mình Sự tranh luận và những tiếng cười có ý nghĩa và giá trị đối với
sự phát triển của trẻ là những nhân tố quan trọng để tạo ra một không khí học tậpsôi nổi Việc thu hút được sự chú ý, tạo được hứng thú học tập cho các em sẽmang lại những kết quả tốt đẹp ngoài ý muốn Những tiếng cười mà tranh biếmhọa mang lại cho các em là nền tảng của việc tiếp thu kiến thức một cách tích cực,
là biểu hiện của sự hứng thú trong học tập và là tín hiệu của những hành độngđúng
Thứ ba, bản thân tranh biếm họa cũng là một loại kênh hình, vì vậy, nó có
tính trực quan cao Bên cạnh đó, tranh biếm họa lại có yếu tố cường điệu, sựhài hước, lạ lẫm thu hút học sinh mà tranh ảnh đơn thuần không có được Vìvậy, với tranh biếm họa học sinh không đơn thuần chỉ quan sát tranh và liên hệđến nội dung kiến thức mà còn phải lý giải, phân tích, giải thích, đánh giá
những nội dung kiến thức được “cường điệu” trong tranh Mặt khác, tranh biếm họa cũng không “nặng nề”, không khô khan như bản đồ, lược đồ.
Trong quá trình học tập với tranh biếm họa, các em sẽ phải làm việc vớinhững bối cảnh khác nhau, những sự kiện chính trị - xã hội của thế giới, tiếpxúc với nhiều nhân vật và phải đưa ra các phán đoán, dự báo, thậm chí phảitranh luận để bảo vệ quan điểm của mình Từ việc được thực hành các kĩ năng
Trang 17đơn lẻ như vậy, theo thời gian các em sẽ được hình thành tư duy phê phán, nhìnnhận mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống dưới cái nhìn đa chiều hơn.
Thứ tư, mặc dù ít nhiều tranh biếm họa mang tính chủ quan của tác giả
nhưng nó cũng có có ý nghĩa sư phạm to lớn, đặc biệt trong việc dạy học địa lítrên cả ba mặt: kiến thức, thái độ và kỹ năng
Về mặt kiến thức, học sinh khi xem xét một bức tranh biếm họa, muốn
hiểu được những biểu hiện trong đó nói lên điều gì, buộc học sinh phảiđặt nó trong tổng thể kiến thức Bên cạnh việc phải phân tích, học sinhphải thiết lập các mối liên hệ, các giả thuyết giữa hình ảnh và nội dungbài học để phán đoán và kết luận Như vậy, khi sử dụng tranh biếm họa,học sinh được tái hiện một lần nữa những kiến thức liên quan đến hìnhảnh và qua quá trình suy luận, kiến thức dễ khắc sâu hơn rất nhiều so vớiviệc sử dụng các kênh hình thông thường
Về mặt thái độ, tranh biếm họa mang đến sự hấp dẫn và cuốn hút học
sinh bởi chính đặc thù của tranh biếm họa Học sinh dễ bị lôi cuốn vàoyếu tố hài hước, trào phúng hay sự thể hiện biếm họa độc đáo trong bứctranh Học sinh từ chỗ tò mò, hiếu kỳ về những yếu tố đặc biệt trongtranh, đi đến muốn tìm hiểu nội dung ẩn giấu trong bức tranh đó là gì Cómột số tranh biếm họa, khi mới nhìn học sinh có thể bật cười vì sự tràophúng của nó, nhưng sau tiếng cười sảng khoái đó, các em sẽ phân tích,tổng hợp kiến thức, liên hệ để giải thích sự ẩn dụ trong đó Sau cùng họcsinh sẽ bày tỏ được quan điểm và thái độ của mình: đồng tình hay phảnđối với vấn đề được đề cập
Về kỹ năng, việc sử dụng thích hợp các tranh biếm họa sẽ thúc đẩy học
sinh không thể làm việc đơn giản thông qua việc phân tích văn bản (kênhchữ) hay nghe giảng một cách đơn thuần mà nó đòi hỏi tổng hợp các kỹnăng: phân tích hình ảnh, đọc văn bản, liên hệ kênh chữ và kênh hình,phán đoán, liên hệ, suy xét và kết luận Quá trình vận dụng các kĩ năng
Trang 18tranh biếm họa càng đơn giản thì nó lại là sự mã hóa các sự kiện bằnghình ảnh ở mức cao nhất Khi giải mã bức tranh, tức là học sinh được lầnlượt thực hiện các kỹ năng nói trên, và khi lặp lại nhiều lần, các kỹ năngcủa học sinh sẽ trở nên thành thục Mặt khác, tư duy độc lập, sáng tạocủa học sinh được phát triển trong việc đánh giá tranh biếm họa Cáchình ảnh mang yếu tố trực quan đánh thức tư duy, đưa học sinh đi từ biếtđến hiểu sâu sắc kiến thức.
(Tham khảo trang: hoangthinga.wordpress.com.)
Sử dụng hợp lí tranh biếm họa trong dạy học địa lí có khả năng mang lạinhững giá trị và ý nghĩa giáo dục to lớn Nó không chỉ cung cấp cho học sinhmột khối lượng thông tin to lớn về các vấn đề chính trị - xã hội đương thời, mà
nó còn có thể rèn luyện khả năng tư duy logic, tư duy phê phán và định hướnghành động cho học sinh Tranh biếm họa sẽ là một công cụ dạy học hữu hiệu,nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong nhà trường phổ thônghiện nay
3 Những thuận lợi và khó khăn khi đưa tranh biếm họa vào trong dạy học địa lí
3.1 Những thuận lợi khi đưa tranh biếm họa vào trong dạy học địa lí
Về điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống thông tin phục vụ cho việc khai
thác và ứng dụng tranh biếm họa trong dạy học hiện nay: ta thấy, ở hầu hết cáctrường THPT đều đã có đầy đủ hệ thống các phòng nghe nhìn được trang bịmáy tính, máy chiếu, loa,… để đảm bảo cho các lớp học đều có thể tiếp cận tốithiểu 1 – 2 tiết học trong một tuần
Báo chí hiện nay có nội dung ngày càng đa dạng và sâu sắc phản ánhnhanh, kịp thời các vấn đề của xã hội Đặc biệt mảng tranh biếm họa cũng thấyphổ biến hơn trong các trang báo Đây chính là cơ hội tốt cho giáo viên và họcsinh có thể tiếp cận với kho tranh biếm họa để khai thác phục vụ cho việc dạy
và học
Trang 19Về trình độ nhận thức của học sinh THPT hiện nay: Các em học sinh
THPT ngày nay đã đạt tới một sự phát triển nhất định về thể chất và tư duy Dođược tiếp cận với công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông từ sớmnên các em đã thu nhận một khối lượng thông tin về cuộc sống xã hội lớn hơnrất nhiều, nên trong tư duy của các em đã hình thành phần nào kĩ năng phảnbiện trước các luồng thông tin mà các em được tiếp cận Chính vốn kinhnghiệm sống phong phú này sẽ giúp các em giải mã những thông điệp mà mỗibức tranh biếm họa mang đến một cách dễ dàng hơn và chủ động hơn
Ngoài ra chúng ta cũng thấy, học sinh THPT hiện nay tỏ ra tự tin, bảnlĩnh và rất cá tính Các em cũng tỏ ra quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề đươngđại, thích tranh luận để khẳng định các giá trị sống của bản thân Đây chính là lí
do chúng ta có thể kết hợp rất tốt tranh biếm họa với các phương pháp học tậptích cực khác để phát triển tư suy phê phán của học sinh
Ngoài ra, những định hướng đổi mới trong chương trình và sách giáo khoa cũng là cơ hội tốt để chúng ta đưa tranh biếm họa vào dạy học địa lí.
Những mục tiêu đổi mới của dạy học địa lí đòi hỏi phương pháp dạy học cũngphải có những thay đổi phù hợp Phương pháp dạy học địa lí hiện nay đòi hỏiphải thay đổi theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường các hoạt độngđộc lập của học sinh, giúp học sinh được làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiềuhơn Chính vì vậy, khi đưa tranh biếm họa trở thành công cụ dạy học đắc lựccho môn địa lí, chúng ta sẽ giúp học sinh được suy nghĩ, được tranh luận, thểhiện quan điểm bản thân từ đó tự xây dựng kiến thức cho mình Như vậy, việcđổi mới mục tiêu và phương pháp dạy học sẽ là cánh cửa thuận lợi để chúng tađưa hệ thống tranh biếm họa vào trong dạy học
3.2 Những khó khăn khi đưa tranh biếm họa vào trong dạy học địa lí
3.2.1 Thách thức đối với giáo viên
Thách thức lớn nhất đối với giáo viên khi đưa tranh biếm họa vào giảngdạy địa lí THPT là:
Trang 20- Đây là một hướng đi mới nên các giáo viên còn chưa hiểu sâu sắc kháiniệm tranh biếm họa, tranh biếm họa được áp dụng trong những bài học nào vàkhi áp dụng tranh biếm họa vào bài dạy của mình liệu học sinh có thể hiểuđược những ý tưởng mà giáo viên muốn truyền đạt các thông tin liên quan đếnbài học hay không Nhất là trong điều kiện mà tranh biếm họa không được đưavào trong nội dung chương trình sách giáo khoa.
- Tranh biếm họa thường gây khó khăn cho cả người dạy và người họckhi giải thích bức tranh biếm họa đó Chính giáo viên cũng gặp không ít khókhăn để phát hiện ra được những kiến thức cần phải khắc sâu cho học sinhtrong một bối cảnh không quen thuộc (trong tranh biếm họa bối cảnh bức tranhthường được cường điệu hóa hoặc phóng đại hơn so với thực tế), khiến cho họcsinh thụ động hơn rất nhiều so với các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
- Để phân tích và chỉ ra được ý nghĩa địa lí sâu sắc nhất được rút ra quamột bức tranh biếm họa có chủ đề địa lí, giáo viên mất rất nhiều thời gian vàviệc truyền đạt cho học sinh hiểu được ý nghĩa đó cũng là một nghệ thuật lớn
- Tranh biếm họa kích thích rất mạnh tới thái độ học sinh vì vậy việc tìmkiếm được một bức tranh biếm họa vừa phù hợp với nội dung bài học, vừa kíchthích được thái độ tích cực của học sinh là điều không dễ dàng Trong khi sốlượng các tranh biếm họa phù hợp với nội dung của bài học hiện nay rất hạnchế, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị rất công phu và vất vả
Chính những nguyên nhân trên làm cho nhiều giáo viên tỏ ra không hàohứng đối với việc sử dụng tranh biếm họa trong dạy học, và điều này càng khóthực hiện hơn đối với khu vực nông thôn và đặc biệt là miền núi
3.2.2 Thách thức đối với học sinh
Bối cảnh trong các bức tranh biếm họa thường được phóng đại, đôi khikhác nhiều so với thực tế đời sống đòi hỏi các em phải có vốn sống nhất địnhmới có thể phân tích và tìm ra thông điệp của bức tranh Tuy nhiên, do vốn kiếnthức của các em có hạn, nên khi lần đầu tiên được tiếp cận với tranh biếm họa
Trang 21các em cũng có nhiều bỡ ngỡ Quan trọng hơn cả là để hiểu được ý nghĩa sâusắc của tranh biếm họa là một việc khá khó, hầu hết các em học sinh giỏi mới
có khả năng hiểu được, còn lại đối với các em học sinh khá và trung bình thìviệc hiểu và bình luận được tranh biếm họa bằng các kiến thức địa lí là khókhăn Đây sẽ là khó khăn lớn nhất mà mỗi giáo viên khi đưa tranh biếm họavào phục vụ cho dạy học Giáo viên sẽ phải tính toán tầm hiểu biết của học sinh
và khả năng thấu hiểu bức tranh để sử dụng sao cho hợp lí
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ thấy một khó khăn rất lớn khi đưa tranh biếmhọa vào dạy học, đó là tranh biếm họa không có trong sách giáo khoa Hơn nữa,
hệ thống tranh biếm họa phục vụ cho dạy học hiên nay còn khá hạn chế, gâykhó khăn cho cả giáo viên và học sinh Có thể nói, đây là khó khăn lớn nhấtkhiến nhiều giáo viên e ngại khi đưa tranh biếm họa vào dạy học Đặc biệt ởmột số địa phương, các trường THPT vẫn chưa được trang bị đầy đủ cácphương tiện thông tin phục vụ cho dạy học, đặc biệt là các trường ở miền núi
và nông thôn
Những khó khăn trên sẽ là rào cản rất lớn để đưa tranh biếm họa vào ápdụng đại trà trong các trường THPT trong thời điểm hiện nay
Trang 22CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÍ PHẦN KHÁI QUÁT NỀN
KT – XH THẾ GIỚI LỚP 11 ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHÊ PHÁN
CHO HỌC SINH
1 Kĩ thuật khai thác và lựa chọn tranh biếm họa vào dạy học địa lí
1.1 Nguyên tắc lựa chọn tranh biếm họa
Tranh biếm họa có khả năng ứng dụng rất tốt trong dạy học địa lí, nhưngcũng phải khẳng định rằng: không phải tất cả tranh biếm họa đều phù hợp chogiảng dạy Khi đưa tranh biếm họa vào dạy học, cần đảm bảo các nguyên tắcsau:
Thứ nhất, cần đảm bảo phù hợp với nội dung địa lí Tranh biếm họa giúp
khắc sâu kiến thức, do đó, tranh biếm họa chỉ nên dùng khi kết hợp với các nộidung quan trọng, là phần trọng tâm muốn nhấn mạnh đến trong bài học, hạnchế sử dụng với mục đích minh họa cho nội dung kiến thức, gây phân tán sựchú ý của học sinh
Thứ hai, khi lựa chọn tranh biếm họa dùng trong dạy học cần đảm bảo tính vừa sức Vì tranh biếm họa có yếu tố cường điệu, phóng đại và có cả sự
khó hiểu nên khi lựa chọn cần chú ý lựa chọn tranh phù hợp với từng giai đoạnphát triển tư duy của học sinh Trong giai đoạn đầu, khi mới tiếp cận thì nênchọn những tranh biếm họa đơn giản, và có thể sử dụng loại tranh biếm họa kếthợp lời dẫn Đến khi học sinh đã được tiếp cận nhiều với tranh biếm họa, các
em đã có sự phát triển hơn về mặt tư duy thì có thể dùng tranh biếm họa phứctạp, tính khái quát và trừu tượng cao hơn Sử dụng một bức tranh biếm họa quáphức tạp có thể đưa đến sự kích thích tìm hiểu, nhưng có thể là một “gánhnặng” khi nó quá sức với học sinh, từ đó dẫn đến việc không đạt mục tiêu dạyhọc dự kiến cho nội dung đó
Thứ ba, tranh biếm họa phải đảm bảo được độ tin cậy Độ tin cậy của
tranh biếm họa thế hiện tính chân thực của nhân vật, sự kiện, hiện tượng đượcphản ánh trong tranh, giúp học sinh có đánh giá thấu đáo.Vì tranh biếm họamang trong nó tính chủ quan của người vẽ, đại diện cho sự đánh giá của một cá
Trang 23nhân, một tập thể, một giai cấp, một dân tộc nhất định nên khi đưa vào bài họccần chú ý ghi cụ thể các thông tin liên quan đến người vẽ, năm ra đời, được in
ấn ở đâu, xuất bản trên tạp chí hay tờ báo nào Từ những thông tin đó, kết hợpvới thông tin kênh chữ trong bài học, học sinh sẽ có cái nhìn toàn diện và chínhxác hơn về nhân vật và sự kiện trong sự đánh giá của mình
Thứ tư, khi đưa tranh biếm họa vào dạy học cần đảm bảo nguyên tắc hài hòa với các loại kênh hình khác như: tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng
thống kê Dù tranh biếm họa có thế mạnh trong việc hấp dẫn, cuốn hút họcsinh, nhưng cũng chỉ nên coi là một kênh minh họa cho một nội dung cụ thể,phản ánh một khía cạnh nhất định của bài học Do đó, trong bài học cần có đầy
đủ các loại kênh hình, bên cạnh tranh biếm họa để học sinh có thể hiểu thấuđáo nội dung và phát triển đầy đủ kỹ năng
Thứ năm, tranh biếm họa sử dụng trong dạy học cần đảm bảo tính rõ ràng về mặt hình thức, có tính thẩm mĩ cao Vì ngoài chức năng cung cấp thông
tin, giúp phát triển tư duy phê phán cho học sinh, việc sử dụng tranh biếm họacòn phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục về mặt thẩm mĩ, nhân văn cho họcsinh Những bức tranh phản cảm về mặt hình thức không những sẽ hạn chế tínhgiáo dục mà nó còn có thể gây tác dụng ngược
1.2 Kĩ thuật khai thác tranh biếm họa trong dạy học địa lí
Có nhiều cách để phân tích, giải mã một bức tranh biếm họa, nhưng điểmchung nhất là phải tuân thủ các bước: quan sát, mô tả, liên hệ kiến thức, giảithích và đánh giá
Để khai thác và vận dụng hiệu quả ý nghĩa của các tranh biếm họa vàodạy học, yêu cầu người giáo viên phải có những hiểu biết về các vấn đề mà bứctranh thể hiện và kỹ năng truyền tải tốt Đồng thời, giáo viên phải có kỹ thuật vàphương pháp khai thác tranh biếm họa thì mới có thể truyền tải hết được nhữngnội dung địa lí tích hợp trong đó đến với học sinh Dưới đây là 5 bước cơ bản để
có thể khai thác hiệu quả nội dung của 1 bức tranh biếm họa:
Trang 24- Bước 1: Mô tả các đối tượng và tình huống trong tranh.
+ Phát hiện và nắm bắt các điểm đặc biệt (biểu tượng) của bức tranh biếm họa,như: không gian, bối cảnh, tư thế, nét mặt, hình dáng, kích thước, màu sắc, hìnhkhối,…
+ Phát hiện ra các đối tượng được thể hiện trong tranh
- Bước 2: Đưa ra nhận xét, định hướng ban đầu về nội dung được đề cập trong
bức tranh
+ Mối liên hệ giữa các đối tượng và bối cảnh trong bức tranh
+ Xác định nội dung thể hiện mà bức tranh hướng tới
+ Rà soát kĩ hết các thông tin mà bức tranh ẩn chứa
- Bước 3: Đưa ra các phán đoán về nội dung thể hiện của bức tranh
Trong bước này, chúng ta sẽ sử dụng kiến thức đã biết, kết hợp vớinhững biểu tượng thể hiện trong bức tranh để tìm ra mối liên hệ giữa các đốitượng được thể hiện trong tranh biếm họa
+ Nhận biết và giải mã những biểu tượng được sử dụng trong tranh biếm họa.Những biểu tượng không chỉ đơn giản được nêu ra mà phải tìm hiểu được ýnghĩa của chúng
+ Tìm hiểu các lời dẫn (nếu có) trong tranh biếm họa và phân tích, tìm ra cáckhả năng mà bức tranh có thể thể hiện Các khả năng này là các giả thuyết khácnhau: có giả thuyết đúng, có giả thuyết sai và để tìm ra giả thuyết đúng nhất thìgiáo viên và học sinh phải dựa vào tư duy phân tích và phán đoán
- Bước 4: Mục đích thể hiện của bức tranh.
+ Chỉ ra mục đích thể hiện của tranh biếm họa là gì
+ Xem cá nhân, nhóm người nào, hay một vấn đề nào bị đưa ra phê phán
Trang 25+ Suy nghĩ xem có mâu thuẫn nào được đưa ra trong bức tranh không.
- Bước 5: đánh giá cuối cùng về nội dung thể hiện của bức tranh
Qua việc tổng hợp lại các chi tiết biểu hiện của bức tranh, kết hợp kiếnthức qua kênh chữ, sàng lọc, phân tích các giả thuyết và cuối cùng đưa ra đánhgiá về nội dung thể hiện qua bức tranh: đồng ý hay không đồng ý với ý kiếncủa tác giả hoặc rút ra thông điệp mà bức tranh muốn truyền tải
+ Đánh giá về quan điểm của tác giả
+ Kiểm tra xem sự phê phán có đúng và cập nhật không
+ Học sinh đưa ra nhận định và nhận xét của chính cá nhân hay nhóm củamình
+ Học sinh hoặc giáo viên đưa ra chủ đề hay ý nghĩa của tranh biếm họa đó
Ví dụ minh họa bức tranh: Con đường của EU
- Bước 1: Chỉ ra các thành tố
trong bức tranh
+ Một chiếc xe ôtô màu xanh
ghi dòng chữ: European
economy (nền kinh tế châu Âu).
+ Phía sau chiếc xe là hố sâu
ghi dòng chữ: Greece (Hy Lạp)
+ Phía trước chiếc xe: Con đường đầy ổ gà và một biển chỉ dẫn: Way out of crisis (con đường thoát khỏi khủng hoảng).
+ Người lái chiếc xe đang toát mồ hôi để lèo lái chiếc xe qua các ổ gà.
- Bước 2: Đưa ra định hướng ban đầu về nội dung của bức tranh:
+ Bức tranh nói về cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu mà quốc gia tiêu biểu nhất là Hy Lạp.
Trang 26+ Bức tranh cũng đề cập đến con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công
ở Châu Âu.
- Bước 3: Đưa ra các phán đoán
+ Phán đoán 1: Hy Lạp là trở ngại rất lớn để EU thoát khỏi khủng hoảng + Phán đoán 2: Châu Âu (EU) sẽ rất khó để thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay và sẽ dễ dẫn tới nguy cơ tan vỡ.
+ Phán đoán 3: Châu Âu (EU) sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhưng rất khó khăn.
- Bước 4: Mục đích của bức tranh
+ Tác giả muốn đề cập tới giai đoạn khủng hoảng khá trầm trọng hiện nay của EU.
+ Những trở ngại của EU để duy trì một ngôi nhà chung khi mà cuộc khủng hoảng hiện nay chính là bài thử cho khả năng gắn kết và hy sinh vì lợi ích chung của 28 quốc gia thành viên (mỗi quốc gia sẽ có một lợi ích dân tộc riêng).
+ Dự đoán về con đường đầy chông gai để duy trì một khối liên kết kinh tế chính trị - văn hóa – xã hội lớn nhất và thành công nhất thế giới hiện nay
Bước 5: Đánh giá cuối cùng về nội dung của bức tranh
Sau khi tổng hợp các thông tin của bức tranh, kết hợp kiến thức được học trong nội dung bài Liên minh Châu Âu (EU) và những hiểu biết về cuộc khủng hoảng kinh tế châu Âu, giáo viên và học sinh có thể rút ra kết luận về nội dung bức tranh: Phía sau là vực thẳm Hy Lạp, phía trước là vô vàn các ổ gà,… cỗ xe kinh tế EU vẫn toát mồ hôi mò mẫm trên đường ra khỏi khủng hoảng Con đường để thoát khỏi tình trạng hiện nay của EU là phải tạo được sự đồng thuận của tất cả 28 thành viên trong khối.
2 Kĩ thuật sử dụng tranh biếm họa trong dạy học địa lí
2.1 Sử dụng tranh biếm họa trong các khâu của quá trình dạy học
Để một bài dạy địa lí đạt hiệu quả cao, cũng như để việc sử dụng tranhbiếm họa trong bài học trở lên sinh động, hấp dẫn, chúng ta có thể sử dụng linh
Trang 27hoạt tranh biếm họa trong tất cả các khâu của quá trình lên lớp Chúng ta có thể
sử dụng tranh biếm họa trong các bước sau:
- Thứ nhất: Trong các bước lên lớp của một bài dạy địa lí, giáo viên có
thể sử dụng tranh biếm họa để vào bài nhằm thu hút học sinh và tạo hứng thúban đầu cho bài giảng
Ví dụ minh họa:
Trong bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) – tiết 2: Kinh tế (sách giáo khoa địa lí 11), để mở đầu bài học, chúng ta có thể sử dụng bức tranh biếm họa sau:
Ngay khi bắt đầu mở bài, giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh Học sinh sẽ quan sát và bắt đầu có những nhận định đầu tiên về bức tranh: bức tranh này thể hiện 3 đối tượng:
- Nhân vật ở trung tâm bức tranh là một con rồng to lớn, khoác trên mình là biểu tượng quốc kì của Trung Quốc.
- Nhân vật thứ 2: là hình ảnh một Sumô đã gục ngã và bên cạnh là một lá quốc
kì của Nhật Bản.
- Nhân vật thứ 3 trong bức tranh là hình ảnh chú Sam đang tỏ ra rất sợ hãi khi
bị nhân vật con rồng to lớn chỉ về phía mình và nói “you are next…” (tiếp theo
là bạn).
Sau khi đã học xong về Hoa Kì (bài 6) và Nhật Bản (bài 9), bây giờ khi được quan sát bức tranh này, học sinh sẽ hiểu được thông điệp mà giáo viên muốn gửi tới học sinh trước khi đi vào tìm hiểu về nền kinh tế Trung Quốc Đây sẽ là một ấn tượng khá mạnh đối với học sinh, giúp học sinh thấy thích thú
và tò mò ngay từ đầu bài học.
Trang 28Sau khi cho học sinh quan sát,
giáo viên có thể nói: Khi quan
sát bức tranh này, các em sẽ thấy
được tương quan sức mạnh kinh
tế giữa các cường quốc: Hoa Kì,
Nhật Bản và Trung Quốc Người
ta dự đoán đến năm 2020, kinh tế
Trung Quốc mới vượt được Nhật Bản, nhưng nhờ những thành tựu vượt bậc
mà kinh tế Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới chỉ sau Hoa Kì Và với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc đang thách thức với Hoa Kì để vươn lên vị trí số 1 thế giới Vậy hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nền kinh tế Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn như thế nào.
- Thứ hai: Sử dụng tranh biếm họa hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến
thức mới: biện pháp này được sử dụng chủ yếu trong giờ học bài mới Tranh
biếm họa sử dụng trong trường hợp này sẽ đi kèm với gợi ý của giáo viên, câuhỏi hoặc phiếu học tập như một định hướng kích thích tư duy và trí tưởngtượng của học sinh, giúp các em chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội kiếnthức, qua đó hiểu rõ nội dung bài học được phản ánh trong tranh biếm họa
Ví dụ minh họa:
Khi tìm hiểu mục III – một số vấn đề phát triển kinh tế (Bài 5 – tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi – sách giáo khoa địa lí 11) giáo viên có thể sử dụng bức tranh biếm họa sau:
Sau khi đã tìm hiểu xong tình hình phát triển kinh tế châu Phi, giáo viên đưa ra bức tranh biếm họa, yêu cầu học sinh tìm ra các nguyên nhân đã kéo tụt nền kinh tế châu Phi.
Học sinh sẽ tiến hành phân tích bức tranh:
- Nhân vật trung tâm của bức tranh là một người da đen, hình khối cơ thể của anh ta chính là hình khối châu Phi, với 2 bàn chân đã bị khóa chặt bởi xiềng xích.
Trang 29- Một bên chân bị khóa chặt bởi một khối nặng mang dòng chữ “debt” (món nợ).
- Một bên chân phải bị khóa chặt bởi “poverty” (nghèo), “AIDS” (dịch bệnh),
“hunger” (nạn đói) và “corruption” (tham nhũng).
Như vậy sau khi phân tích các
biểu tượng của bức tranh, học sinh
sẽ rút ra được các nguyên nhân
làm cho nền kinh tế châu Phi luôn
- Thứ ba: Sử dụng tranh biếm họa hướng dẫn học sinh tự học Tranh
biếm họa không đi vào cái đẹp hoa mỹ, hoàn chỉnh… mà luôn khái quát hóa,
cô đọng đến mức tối đa nhằm lột tả, nhấn mạnh ý tranh Những chi tiết rườm
rà, không cần thiết thường được gạt bỏ Tính khái quát, cô đọng của tranh biếmhọa giúp học sinh ôn tập kiến thức bài cũ hiệu quả, không mất nhiều thời gian
để học thuộc và ghi nhớ nội dung kiến thức Tính sinh động và hấp dẫn từ tranhbiếm họa còn kích thích học sinh tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài mới đểgiải mã tranh biếm họa Giáo viên có thể thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập,phiếu học tập kết hợp với việc sử dụng tranh biếm họa giúp học sinh tự ôn tập
và chuẩn bị bài mới ở nhà một cách hiệu quả
Ví dụ minh họa:
Đối với bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu – sách giáo khoa địa lí
11, để giúp học sinh học bài cũ tốt hơn giáo viên có thể đưa cho học sinh một
Trang 30chùm tranh biếm họa, và hướng dẫn học sinh phân tích, liên hệ thông điệp của các bức tranh để có thể học nhanh các nội dung bài học có liên quan.
- Giáo viên có thể gợi ý: mỗi bức tranh trên thể hiện cho một vấn đề mang tính toàn cầu mà hiện nay thế giới đang phải đối mặt, các em hãy phân tích, tìm ra chủ để của mỗi bức tranh.
- Học sinh có thể phân tích và rút ra chủ đề của mỗi bức tranh:
+ Bức tranh 1: vấn đề suy giảm đa dạng sinh vật.
+ Bức tranh số 2: biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ô dôn.
+ Bức tranh số 3: ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
+ Bức tranh số 4: chiến tranh.
Như vậy, quá trình học bài của học sinh sẽ thuận lợi hơn thông qua quá trình phân tích và tư duy bằng hình ảnh.
- Thứ tư: Sử dụng tranh biếm họa trong kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhưng cũng là khâu quan
Trang 31trọng nhất bởi lẽ nó không chỉ cho ta biết quá trình giáo dục có đạt được mụctiêu hay không, mà còn cung cấp thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ cáchoạt động xảy ra trước đó Tuy nhiên, hiện nay học sinh thường sợ bị kiểm tra.
Sử dụng tranh biếm họa trong kiểm tra là biện pháp hữu hiệu giảm bớt sự căngthẳng, nặng nề của học sinh khi đối diện với việc kiểm tra
Ví dụ minh họa:
Khi muốn kiếm tra kiến thức của
học sinh về các vấn đề môi
trường toàn cầu (Bài 3: Một số
vấn đề mang tính toàn cầu –
sách giáo khoa địa lí 11) giáo
viên có thể đưa ra bức tranh
biếm họa bên và hỏi: Dựa vào
bức tranh bên, em hãy phân tích
thực trạng môi trường thế giới
hiện nay?
- Thứ năm: Sử dụng tranh biếm họa để rèn luyện kĩ năng thực hành của
học sinh, ở đây là việc sưu tầm tranh biếm họa trên sách báo, tạp chí, trênInternet… phục vụ nội dung bài học; thiết kế sản phẩm học tập (ấn phẩm, bảntin, làm phim, dựng trang web…) về nhân vật, sự kiện, hiện tượng có sử dụngcác loại kênh hình nói chung và tranh biếm họa nói riêng Việc thực hành cóthể tiến hành trên lớp trong giờ học bài mới, tự học ở nhà, trong giờ ngoạikhóa,… Trong đó, giáo viên nên đa dạng nhiệm vụ, sản phẩm thực hành để họcsinh có thể lựa chọn theo sở thích và có động lực để hoàn thành Lưu ý, khôngphải tất cả tranh biếm họa đều phù hợp cho dạy – học vì vậy học sinh cần đượccung cấp các địa chỉ tin cậy, các tiêu chí rõ ràng để sưu tầm, lựa chọn và sửdụng tranh biếm họa
Trang 322.2 Sử dụng tranh biếm họa kết hợp với các phương pháp dạy học và các công cụ dạy học khác
Sự kết hợp của tranh biếm họa với các loại tranh ảnh giáo khoa khác, bản
đồ, biểu đồ, lược đồ,… sẽ làm phong phú hơn nội dung kênh hình trong sáchgiáo Cùng với hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa, tranh biếm họa gópphần mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh và hình thành giá trị sống chocác em
Tranh biếm họa có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học đều manglại những hiệu quả tích cực, đặc biệt là phương pháp động não và phương phápthảo luận nhóm Phương pháp động não là một chiến lược hướng dẫn sử dụng
để kích thích và phát triển các ý tưởng độc lập của học sinh, nó thường hiệuquả hơn khi kết hợp với phương pháp nhóm Do đó, với việc sử dụng haiphương pháp này chúng ta có thể có đưa tranh biếm họa vào sử dụng một cáchhiệu quả trong bài giảng, học sinh cũng suy nghĩ nhiều hơn, thảo luận nhiềuhơn và có thể trình bày theo quan điểm của chính mình, tạo ra một không khílớp học sôi nổi và hào hứng
2.2.1 Sử dụng tranh biếm họa kết hợp phương pháp làm vệc nhóm
2.2.1.1 Sử dụng tranh biếm họa kết hợp phương pháp làm việc nhóm độc lập
Kết hợp sử dụng tranh biếm họa với phương pháp làm việc nhóm, chúng
ta sẽ giúp học sinh có cơ hội được hợp tác, cùng tranh luận để cùng kiến tạo lênkiến thức cho bản thân mình Ở đây, chúng ta sẽ huy động được sự hiểu biếtcủa tất cả các em học sinh về vấn đề liên quan đến nội dung bài học, để các emcùng phân tích, đưa ra sự lí giải của bản thân, đóng góp vào sự hiểu biết chung,đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có trình độ yếu hơn được tham gia vàhọc hỏi nhều hơn
Trong phương pháp này, chúng ta sẽ cho tất cả các nhóm cùng làm việcvới một bức tranh có nội dung giống nhau Dựa theo sự hiểu biết của mỗi nhóm
Trang 33mà các em sẽ đưa ra được một kiến giải riêng, đôi khi đó là những kiến giải khábất ngờ và thú vị, vượt xa cả những dự đoán ban đầu của giáo viên Sau mộtthời gian tranh luận, các nhóm cử đại diện lên trình bày về những nội dung màcác em đã khai thác được từ bức tranh, sau đó cả lớp sẽ cùng tranh luận và tìm
ra kết quả cuối cùng
Ví dụ minh họa:
Đối với bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực – Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á, khi dạy đến mục 2: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố (thuộc mục II – Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á), giáo viên sẽ đưa ra bức tranh sau:
- Cho tất cả lớp quan sát bức tranh.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Nội dung làm việc: tất cả các nhóm
cùng thảo luận, đóng góp ý kiến để lí
giải nội dung của bức tranh bên.
- Thời gian làm việc: 5 phút
- Quy trình làm việc:
+ Tất cả các thành viên cùng tranh luận, đóng gớp ý kiến và sự hiểu biết của mình về nội dung bức tranh.
+ Một thư kí sẽ ghi lại ý kiến của tất các thành viên.
+ Sau khi đã huy động được kiến thức của tất cả các thành viên, cả nhóm sẽ cùng thống nhất để đi đến kết luận cuối cùng về nội dung và thông điệp của bức tranh.
+ Cử một thành viên có khả năng thuyết trình để trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Trang 34- Kết quả thu được:
+ Về kiến thức: Do đây là bức tranh biếm họa có nội dung chính trị nên cũng khá khó đối với học sinh, đòi hỏi các em phải có những hiểu biết xã hội nhất định về lịch sử, về mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, các phe phái chính trị ở khu vực Tây Nam Á,… Chính vì vậy, sau khi thảo luận, các nhóm chỉ mới nêu ra được một vài biểu tượng của bức tranh, còn thông điệp mà bức tranh truyền tải thì các nhóm đều chưa tìm ra.Chính vì vậy, bước cuối cùng là giáo viên cùng tất cả lớp cùng thảo luận và rút ra thông điệp của bức tranh + Về kĩ năng: Sau quá trình là việc, các em được trình bày ý kiến cá nhân, được tranh luận về ý kiến của các thành viên khác, đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của các thành viên khác Như vậy, các em sẽ được rèn luyện hai kĩ năng cơ bản: kĩ năng phản biện và kĩ năng hợp tác.
+ Bước đầu các nhóm cũng thu được một số kết quả cụ thể:
Nhân vật trung tâm của bức tranh là một người đàn ông đội một chiếc khăn kẻ caro (khăn keffiyeh) mà các thủ lĩnh của Hồi giáo hay sử dụng các em dự đoán đây là nhân vật cao cấp của nhà nước Palestine.
Hình ảnh một cánh cửa mở toang và phía trên là biểu tượng của Liên Hiệp Quốc (hai cành oliu ôm lấy Trái Đất) các em dự đoán đây là sự kiện Palestine được trở thành quan sát viên thường trực của Liên Hiệp Quốc.
Bên trái bức tranh là nhân vật người đàn ông mặc trang phục là quốc kì của Hoa Kì (chú Sam), bên phải cánh cửa cũng là một người đàn ông, bên vạt áo của ông ta có một ngôi sao (đây là ngôi sao David có trên quốc kì của Israel) – các em dự đoán đây là thủ tướng Israel Cả hai người đàn ông này đều đang ra sức đóng cánh cửa lại, ngăn không muốn cho người đàn ông ở giữa bước
Trang 35qua cánh cửa các em dự đoán đây là những rào cản đối với đất nước Palestine.
Sau khi đã phân tích và thống nhất nội dung thể hiện của các biểu tượng trong bức tranh, giáo viên gợi ý học sinh về các mối quan hệ của người Palestine và Israel trong lịch sử, về sự can thệp của các quốc gia phương tây nhằm làm cho mối quan hệ này trở lên phức tạp hơn Sau đó, kết hợp các biểu tượng vừa phân tích, các em rút ra được nội dung của bức tranh, đồng thời cũng là nội dung bài học.
Khu vực Tây Nam Á và Trung Á là nơi diễn ra sự xung đột dai dẳng của người Ả - rập và người Do Thái mà điển hình là cuộc xung đột giữa Israel và Paletine.
2.2.1.2 Sử dụng tranh biếm họa kết hợp phương pháp làm việc nhóm chuyên gia
Phương pháp nhóm chuyên gia là phương pháp cho các nhóm làm việcđộc lập với các nhiệm vụ khác nhau, sau đó, các nhóm sẽ trao đổi kết quả làmviệc của nhóm mình với các nhóm khác Như vậy, sau khi cùng làm việc vớinhau, học sinh sẽ hiểu nội dung công việc của nhóm mình, rút ra được kiếnthức cho bản thân mỗi thành viên trong nhóm, đồng thời, khi mang kết quả làmviệc của nhóm mình sang trình bày cho nhóm khác hiểu, các em vừa hình thànhcho mình thói quen chia sẻ tri thức, vừa tạo lập kĩ năng thuyết trình trước đámđông Cứ như vậy, các nhóm sẽ mang kết quả thảo luận của nhóm mình sangthuyết trình, giảng giải cho nhóm khác, hết một vòng tròn thì cũng là lúc cả lớp
sẽ hiểu được trọn vẹn nội dung bài học
Tuy nhiên, đối với phương pháp này đỏi hỏi 2 yêu cầu:
- Trình độ chung của cả lớp phải ở mức khá giỏi trở lên Các thành viên tronglớp phải được tiếp cận và làm việc thường xuyên bằng phương pháp nhómchuyên gia, từ đó các em có những kĩ năng cơ bản về tranh luận, phản biện,
Trang 36phải có kĩ năng thuyết trình tốt để có thể trình bày những kết quả của nhómmình cho các nhóm khác cùng hiểu.
- Giáo viên phải có khả năng khuyến khích các em hăng say thảo luận và chia
sẻ kiến thức Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra kết quả làm việc của từngnhóm để kịp thời điều chỉnh những thông tin chưa chính xác mà các em đưa ra.Như vậy, người giáo viên phải có khả năng tổ chức, quản lí và bao quát lớp thậttốt để cho moi hoạt động diễn ra nhịp nhàng, đúng kịch bản
Trang 37+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm tiến trình làm việc:
Bước 1: Các nhóm nhận tranh của nhóm mình, tiến hành thảo luận và tìm ra thông điệp của bức tranh (thảo luận trong khoảng 5 phút).
Bước 2: Sau khi các thành viên trong nhóm đã hiểu được nội dung bức tranh của nhóm mình, nhóm sẽ cử 3 đại điện có khả năng thuyết trình tốt nhất sang trình bày kết quả làm việc của nhóm mình cho 3 nhóm khác hiểu – Nhóm 1 sẽ mang tranh sang thuyết trình cho nhóm 2,3,4 hiểu, và
cứ lần lượt như vậy với nhóm 2, 3, 4– đây là bước làm việc chéo, giúp giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian (thời gian khoảng 5 phút).
Sau khi các nhóm làm xong nhiệm vụ của “một chuyên gia”, giáo viên
sẽ trình chiếu 4 bức tranh lên và tiến hành tổng kết nội dung bài học.
- Một số kết quả đạt được:
+ Về kiến thức:
Bức tranh số 1: Châu Phi đang phải đối mặt với rất nhiều dịch bệnh, trong đó đại dịch HIV – AIDS là nghiêm trọng nhất (Châu Phi tập trung tới 2/3 số người nhiễm HIV của thế giới) Ngoài ra học sinh có thể liên
Trang 38một đứa trẻ chỉ tay về phía một bộ xương và nói: It hasn’t done us any good (Nó đã không làm được như chúng ta) Tình trạng đói nghèo đang đe dọa cuộc sống của người dân châu Phi
Bức tranh số 3: Tình trạng bất bình đẳng và cả đói nghèo đang kìm chặt người dân châu Phi Bức tranh thể hiện một người đàn ông (ngực áo ông ta có dòng chữ: south Africa) đang bị cùm chặt đôi chân bởi đói nghèo (poverty) và bất bình đẳng (iequality) và bên cạnh là tượng đài mang dòng chữ: Mendela gelacy (di sản Mandela – Tổng thống Nam Phi
- người đấu tranh cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung) Châu phi đang đứng trước thách thức
về trình độ dân trí thấp kém, hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ.
Bức tranh số 4: Chiến tranh, xung đột và nội chiến Đại diện ở đây là cuộc nội chiến ở Ai Cập (hình ảnh trung tâm của bức tranh là Kim tự tháp bị lật ngược và đang phải đối mặt với 2 cỗ xe tăng của quân đội chính phủ và quân nổi dậy)
+ Về kĩ năng: ngoài các kĩ năng tranh luận, phê phán, hợp tác, nhờ sử dụng phương pháp nhóm chuyên gia này, giáo viên có thể hình cho học sinh cả kĩ năng thuyết trình cho học sinh – đây là những kĩ năng mềm rất cần thiết để các
em hoàn thiện bản thân.
Như vậy, sau khi kết thúc làm việc nhóm, giáo viên sẽ giúp học sinh định hình được thực trạng của xã hội Châu Phi: đói nghèo, dịch bệnh, hủ tục lạc hậu và xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến,… tất cả đã kéo tụt sự phát triển của lục địa đen Không cần những bảng số liệu với những con số khô khan, không cần thuyết trình bằng ngôn ngữ dài dòng dễ gây nhàm chán cho học sinh, bằng cách kết hợp sử dụng tranh biếm họa với làm việc nhóm, giáo viên
đã giúp học sinh được làm việc, được tự kiến tạo lên kiến thức cho mình Như vậy, kiên thức các em tự tìm ra sẽ được khắc sâu trong trí nhớ, dễ hiểu và cô đọng hơn.