1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng bảng kiến thức trong dạy học lịch sử trên phần mềm power point thpt tôn đức thắng

21 734 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 252 KB

Nội dung

và nhiều môn học khác đã mang lại những lợi thế không nhỏ cho giáo viên trong việc: khaithác kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản đồ,… Trong thực tế, nhiều giáo viên dạy môn

Trang 1

Sở GD-ĐT Ninh Thuận CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999)

Điều 28.2 của Luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy

được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện

kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thúhọc tập cho học sinh”

Như vậy, đổi mới PPDH là việc dạy học phải “lấy học sinh làm trung tâm” nhằm

mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩnăng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhâncách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc

2 Tình hình thực tế:

Một trong những biện pháp đổi mới PPDH là ứng dụng Công nghệ thông tin, đặc biệt

là sử dụng phần mền Power Point trong việc soạn - giảng Đây cũng là biện pháp đang đượcđông đảo giáo viên áp dụng trong dạy học ở các môn học ở trường phổ thông nói chung vàmôn Lịch sử nói riêng Việc sử dụng phần mền Power Point trong soạn - giảng môn Lịch sử

Trang 2

và nhiều môn học khác đã mang lại những lợi thế không nhỏ cho giáo viên trong việc: khaithác kiến thức, tranh ảnh, phim tư liệu, lược đồ, bản đồ,…

Trong thực tế, nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử đã tích cực soạn – giảng giáo ánPower Point nhưng một vấn đề đặt ra là: trong bối cảnh chương trình Sách giáo khoa mớinội dung tương đối “nặng” đối với cả giáo viên và học sinh, nhiều giáo viên tham kiến thức,đưa quá nhiều nội dung, nhiều sự kiện, nhiều thông tin vào giáo án bài giảng, khi đó vô hìnhchung, các em học sinh không thể xác định được kiến thức cơ bản và nắm kiến thức một

cách tràn lan không có hệ thống Như vậy, việc dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ

không còn tác dụng bởi lẽ học sinh chỉ chăm chú nhìn lên màn hình và lo chép bài

Thực tế, trong năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010, bản thân tôi nhận thấy mộttrong những biện pháp rất phù hợp với đặc trưng giảng dạy bộ môn Lịch sử khi soạn giảngtrên Power Point, đồng thời có thể giúp giáo viên tránh việc liệt kê quá nhiều sự kiện, nộidung kiến thức; tạo điều kiện cho các em học sinh được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn,năng động hơn, dễ nhớ và nắm bài hơn mà bản thân giáo viên lại không mất nhiều công sức,thời gian như soạn - giảng một tiết học truyền thống trong dạy học môn Lịch sử đó là: sửdụng Bảng kiến thức (BKT) Việc sử dụng BKT trong giảng dạy Lịch sử cũng có thể sửdụng một cách hiệu quả trong các tiết dạy truyền thống Trong nhiều bài học được soạngiảng trên Power Point của mình, tôi đã cố gắng lập và sử dụng BKT và cho kết quả tương

đối thành công Do vậy, tôi chọn đề tài: “Sử dụng Bảng kiến thức trong dạy học Lịch sử trên phần mềm Power Point” làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của mình

3 Phạm vi các yêu cầu

Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi chỉ đề cập tới các cách, các ví dụ cụ thể về việc

sử dụng BKT trong dạy học môn Lịch sử trên phần mềm Power Point nhằm trao đổi kinhnghiệm với các đồng nghiệp để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc ứng dụng Công nghệthông tin vào môn học Lịch sử

BKT có thể sử dụng theo mục đích dạy học của giáo viên: để kiểm tra bài cũ, đểgiảng dạy bài mới và để củng cố và ra bài tập về nhà; bản thân BKT lại được sử dụng dướinhiều hình thức khác nhau, như: bảng niên biểu, bảng thống kê kiến thức, bảng thống kê sốliệu, bảng hệ thống, bảng so sánh kiến thức, phiếu học tập,…

Việc sử dụng BKT trong dạy – học Lịch sử, chúng ta có thể áp dụng ở hầu hết các bài học,

từ các bài học bình thường đến các bài ôn tập, tổng kết và làm bài tập lịch sử

Trang 3

II/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1 Các bước xây dựng BKT:

Để sử dụng BKT có hiệu quả trong dạy học Lịch sử nói riêng và dạy học nói chung,giáo viên phải xây dựng được BKT theo mục đích và hình thức sử dụng Việc xây dựngbảng gồm các bước sau:

* Bước 1: Trước tiên, giáo viên phải chọn những kiến thức cơ bản, ngắn gọn nhưng phải

đảm bảo tính chính xác và phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Dựa vào SGK,SGV và đặc biệt là Chuẩn kiến thức)

* Bước 2: Giáo viên kẻ BKT phù hợp với mục đích và hình thức sử dụng bảng (Vào

Table/Insert/Table/ kẻ số cột và dòng tương ứng)

* Bước 3: Giáo viên đưa nội dung kiến thức vào bảng và điều chỉnh cho phù hợp với mục

đích và hình thức sử dụng bảng (Đánh nội dung kiến thức cần đưa vào bảng)

* Bước 4: Giáo viên trang trí, tạo hiệu ứng hoàn chỉnh cho bảng (Vào Fill Color (Font

Color) để tạo màu, nền cho bảng; vào Slide Show/Custom Animation/Add Effect/ chọn hiệuứng tùy ý để tạo hiệu ứng cho bảng)

2 Các cách sử dụng BKT

2.1 Sử dụng BKT trong phần kiểm tra bài cũ

- Giáo viên có thể sử dụng BKT ngay từ phần kiểm tra bài cũ để thay đổi không khí

cho những lần kiểm tra bài cũ chỉ đơn thuần là vấn đáp Như vậy, nếu giáo viên sử dụngBKT trong phần kiểm tra bài cũ cũng là một trong những biểu hiện của đổi mới phươngpháp dạy học, góp phần làm cho bài học thêm sinh động hơn Có thể thực hiện bằng cách:cho học sinh điền thời gian vào cột sự kiện tương ứng; xác định và nối cột thời gian với cột

sự kiện tương ứng; cho bảng niên biểu, BKT yêu cầu học sinh xác định xem dữ liệu giữa haicột đúng hay sai,…

- Ưu điểm: + Làm cho bài giảng thêm phong phú, đa dạng hơn, sinh động hơn.

+ Rút ngắn thời gian, tránh trường hợp HS không thuộc bài, kéo dài thờigian trả lời làm mất thời gian của tiết học

- Ví dụ 1: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9-1945

đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 – Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng

Trang 4

cách: yêu cầu ghi thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giành chínhquyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây:

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch

lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…

Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của

Đảng,…

Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.

Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến

về thị xã Thái Nguyên

Nhân dân Bắc Giang, Hà tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam giành chính quyền

Giải phóng HuếGiải phóng Sài GònĐịa phương cuối cùng là Đồng Nai Thượng và Hà Tiên được giải phóng

Giải phóng thủ đô Hà NộiBảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ Sau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau:

14-15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông qua kế hoạch

lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…

16-17/8/1945 Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của

Đảng,…

13/8/1945 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.

16/8/1945 Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến

30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ

- Ví dụ 2: Khi dạy bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày 2-9-1945

đến trước ngày 19-12-1946 (LS12 - Chuẩn), giáo viên có thể kiểm tra bài cũ học sinh bằng

cách: yêu cầu nối cột thời gian tương ứng với sự kiện trong cuộc Tổng khởi nghĩa giànhchính quyền trong cả nước ở CM tháng Tám theo bảng dưới đây:

Trang 5

Thời gian Sự kiện

a 13/8/1945 1 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông

qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…

b 14-15/

8/1945

2 Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng

khởi nghĩa của Đảng,…

c 16-17/

8/1945

3 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.

d 30/8/1945 4 Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ

Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên

e 28/8/1945 5 Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam

i 23/8/1945 9 Giải phóng thủ đô Hà Nội

k 25/8/1945 10 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổSau khi học sinh trả lời, giáo viên phản hồi bằng bảng sau:

a.13/8/1945 1 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào thông

qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa,…

b 14-15/

8/1945

2 Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương tổng

khởi nghĩa của Đảng,…

c 16-17/

8/1945

3 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1”.

d 30/8/1945 4 Đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ

Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên

e 28/8/1945 5 Nhân dân Bắc Giang, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Nam

i 23/8/1945 9 Giải phóng thủ đô Hà Nội

k.25/8/1945 10 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ

2.2 Sử dụng BKT trong phần giảng bài mới

a/ Sử dụng BKT nhằm rèn luyện kĩ năng tự học

Trang 6

- Đối với những bài học có dung lượng kiến thức quá nhiều trong khuôn khổ thờilượng nhất định, để không mất nhiều thời gian trong việc ghi chép và diễn giải kiến thứcmột cách tràn lan, giáo viên có thể trình bày những nét chính về sự việc, hiện tượng sau đóhướng dẫn các em học sinh về nhà tự hoàn thiện BKT

- Ưu điểm: + Rút ngắn được thời gian những phần kiến thức không trọng tâm và

giành cho những phần trọng tâm

+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng và ý thức tự học

- Ví dụ 1: Khi dạy về bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (LS12 – Chuẩn), do

nội dung của bài dài và để tránh việc giáo viên phải làm việc nhiều thì trong quá trình dạybài này, giáo viên có thể nhấn mạnh những sự kiện chính, rồi yêu cầu học sinh hoàn thànhbảng niên biểu về diễn biến cách mạng Lào và Campuchia:

STT Giai đoạn (niên đại) Nội dung lịch sử

- Ví dụ 2: Khi dạy bài10: Cách mạng khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu

hóa nửa sau thế kỉ XX, mục I - Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, giáo viên có thể

giới thiệu một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng rồi yêu cầu các em về nhà tự thống

kê các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ theo bảng mẫu sau:

Công nghệ sinh họcTTLL và GTVTChinh phục vũ trụCNTT

b/ Sử dụng BKT dưới dạng bảng phụ

- Đối với những bài có nội dung diễn biến của cuộc đấu tranh, cuộc chiến tranh,những thành tựu đạt được,… giáo viên xây dựng sẵn BKT hoàn chỉnh về nội dung (ngắngọn, cơ bản) Trong quá trình dạy, giáo viên chỉ đi sâu khai thác, nhấn mạnh một số nộidung, sự kiện chính và kết hợp trình chiếu bảng cho học sinh nắm

- Ưu điểm: + Giáo viên có thể giành thời gian để đi sâu khai thác hoặc nhấn mạnh

được những nội dung kiến thức, sự kiện chính, tiêu biểu nhất

Trang 7

+ Trình bày bài giảng ngắn gọn, súc tích giúp học sinh dễ nhớ, dễ nắmbắt kiến thức.

- Ví dụ 1: Khi dạy về bài: Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945)- LS11 –

Chuẩn), giáo viên chuẩn bị sẵn bảng niên biểu như sau:

Mặt trận Thời gian Diễn biến chính

lan rộng toàn thế giới

Khi dạy đến mục III - Chiến tranh lan rộng khắp thế giới, giáo viên treo lược đồ

chiến tranh thế giới thứ hai lên bảng kết hợp trình chiếu Bảng kiến thức lên màn hình vàtrình bày diễn biến của giai đoạn này

- Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến 1930, mục II: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, về nội dung: Cương lĩnh chính trị đầu

tiên của Đảng(LS12 – Chuẩn), sau khi thầy trò phân tích nội dung để thấy được tính đúng

đắn, sáng tạo của Cương lĩnh, giáo viên có thể trình chiếu BKT như dưới đây và yêu cầuhọc sinh nắm những vấn đề chiến lược của cương lĩnh đồng thời tạo cơ sở để so sánh với

nội dung của Luận cương chính trị tháng 10-1930 do Trần Phú soạn thảo sẽ học ở bài sau.

Tính chất Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: CM tư sản

dân quyền và CM thổ địa sau đó đi lên xã hội cộng sản

Là cương lĩnhgiải phóng dântộc sáng tạo vàđúng đắn, kếthợp đúng đắnvấn đề dân tộc vàgiai cấp, thấyđược khả năngcách mạng củacác tầng lớp, giai

Trang 8

c/ Sử dụng BKT dưới dạng phiếu học tập:

- Nhiều bài dạy, giáo viên có thể đưa ra 1, 2 hoặc nhiều BKT trống và đặt câu hỏiyêu cầu học sinh dựa vào sách giáo khoa, thảo luận, hoàn thành các đơn vị kiến thức theo tạilớp theo hướng dẫn của giáo viên

- Ưu điểm: + Học sinh được làm việc nhóm và phát huy khả năng tư duy sáng tạo để

tìm ra đáp án chung

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời được những kiến thức chuẩn,ngắn gọn, súc tích nhất dựa trên những gợi ý của giáo viên

- Ví dụ 1: Khi dạy bài 13: Việt Nam thời kì nguyên thủy, mục 3 - Sự ra đời của

thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước (LS10 – Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 6 nhóm

và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng sau:

Di tích văn hóa Địa bàn cư trú Công cụ lao động Hoạt động kinh tế Phùng Nguyên

Sa Huỳnh

Đồng Nai

+ Nhóm 1, 4: Trình bày hiểu biết về văn hóa Phùng Nguyên

+ Nhóm 2, 5: Trình bày hiểu biết về văn hóa Sa Huỳnh

+ Nhóm 3, 6: Trình bày hiểu biết về văn hóa Đồng Nai

Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên phản hồi bằng BKT hoàn thiện nhưdưới đây:

- Trao đổi với vùng phụ cận

Đồng Nai

ĐôngNam Bộ

Trang 9

- Ví dụ 2: Khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết

thúc (1953-1954), mục II: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954

(LS12-Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận và hoàn thành bảngkiến thức để thấy được quá trình phân tán lực lượng của Pháp và bước đầu phá sản của kếhoạch Na – va:

Chiến dịch Thời gian Kết quả Hoạt động đối phó

của Pháp Ý nghĩa Lai Châu

Trung Lào

Thượng Lào

Tây Nguyên

+ Nhóm 1: Chiến dịch Lai Châu?

+ Nhóm 2: Chiến dịch Trung Lào?

+ Nhóm 3: Chiến dịch Thượng Lào?

+ Nhóm 4: Chiến dịch Tây Nguyên?

+ Phần chung: Ý nghĩa của những thắng lợi ở các chiến dịch trên?

Sau khi đại diện các nhóm trình bày phần trả lời, giáo viên có thể kết hợp sử dụngLược đồ để trình bày nét chính về cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và kếthợp trình chiếu BKT hoàn chỉnh cho học sinh:

Buộc Phápphân tán lựclượng đốiphó với ta,làm cho kếhoạch Na -

va bước đầuphá sản

Trung

Lào

12/1953 Tiêu diệt nhiều sinh lực

địch, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp

Xavanakhet và Sê nô

Pháp tăng cường lực lượng cho Sê nô nơi tập trung quân lớn thứ

Pháp tăng cường cho Luông Pha Băng và Mường Sài nơi tập trung quân lớn thứ tư

Trang 10

d/ Sử dụng BKT dưới dạng bảng so sánh

- Khi muốn so sánh giữa đơn vị kiến thức này với đơn vị kiến thức khác ở trong cùngmột bài học hoặc giữa hai bài học khác nhau, giáo viên cũng có thể sử dụng BKT nhằm làmsáng rõ hơn một sự việc, hiện tượng lịch sử

- Ưu điểm: + Giúp học sinh dễ dàng thấy được điểm giống và khác biệt cơ bản nhất

giữa các đơn vị kiến thức khác nhau dựa trên gợi ý sẵn của giáo viên

+ Giáo viên cũng có thể lợi dụng những hiệu ứng nhấn mạnh để nhấnmạnh sự khác biệt

+ Giúp học sinh có thể hoạt động theo nhóm và phát huy tính tư duy,sáng tạo

- Ví dụ 1: Khi dạy bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, mục: Nhóm năm nước

thành lập Asean (LS12 – Chuẩn), giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yều cầu dựa vào nội

dung sách giáo khoa, thảo luận và hoàn thành BKT trống:

+ Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về chiến lược Hướng nội?

+ Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về chiến lược Hướng ngoại?

Sau khi đại diện các nhóm trình bày, giáo viên phản hồi bằng BKT hoàn thiện nhưdưới đây để học sinh thấy được điểm khác biệt cơ bản giữa hai chiến lược:

Thời gian Những năm 50-60 của TK XX Những năm 60-70 của TK XX

Mục tiêu Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc

hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ

Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và

kĩ thuật nước ngoài

Nội dung SX công nghiệp tiêu dùng nội địa

thay thế nhập khẩu

SX hàng hóa xuất khẩu, phát triển ngoại thương

Ngày đăng: 03/03/2015, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w