Hoàn thiện luật pháp về chính sách tài chính đối với báo chí

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (Trang 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Hoàn thiện luật pháp về chính sách tài chính đối với báo chí

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, nền báo chí Việt Nam đã và sẽ tiếp tục bị tác động nhiều chiều, nhiều mặt, cả tích cực lẫn tiêu cực nhất là khi đã hình thành nền kinh tế báo chí, nhiều cơ quan báo chí tự chủ về tài chính, có xu hướng thành lập tập đoàn báo chí, tập đoàn truyền thông. Do đó cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý, các chính sách về tài chính đối với báo chí cho phù hợp với tình hình mới, yêu cầu mới.

Luật Báo chí và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí – truyền thông dù đã sửa đổi, bổ sung đáng kể nhưng vẫn còn mang tính chung chung nhất là đối với các hoạt động kinh doanh của báo chí. Mức độ cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật về báo chí chưa đủ để giải quyết những vấn đề đa dạng, phức tạp trong thực tế hoạt động báo chí. Báo chí hiện nay hoạt động theo 3 cơ chế tài chính: được Nhà nước bao cấp hoàn toàn; Nhà nước bao cấp một phần; và tự trang trải – tự chủ tài chính nhưng trong nhiều vấn đề lại chịu chung một quy định, định hướng chung chung.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được tổ chức dựa trên những nguyên tắc, quy luật của nên kinh tế thị trường và trên cơ sở các nguyên tắc, bản chất của chủ nghĩa xã hội cho nên có đòi hỏi đặc thù đối với hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng như hoạt động báo chí. Cho nên, pháp luật về quản lý nhà nước với báo chí phải xây dựng phù hợp với cơ chế vận hành của báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Báo chí cũng như các ngành nghề khác trong xã hội cũng chịu những tác động không nhỏ từ thị trường như lạm phát, suy thoái kinh tế… Pháp luật phải tạo môi trường thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các cơ quan báo chí; điều chỉnh kịp thời những tác động của thị trường và quy luật cung cầu. Tức là tạo điều kiện cho báo chí đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của công chúng nhưng tránh dẫn đến khuynh hướng

thương mại hóa báo chí một cách tiêu cực, tràn lan và sự lũng đoạn của đồng tiền đối với báo chí.

Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, cơ quan báo chí là “cơ quan sự nghiệp có thu”, tức là vẫn coi báo chí như đơn vị công ích chứ không hoàn toàn là doanh nghiệp cho nên còn coi nhẹ các hoạt động kinh tế kinh doanh của báo chí, hạn chế khả năng tập trung vốn hay đầu tư, mở rộng của cơ quan báo chí. Cơ quan báo chí rất cần một cơ chế tài chính riêng phù hợp với đặc thù của cơ quan báo chí.

Hơn nữa, Nghị định số 43 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chung đối với tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập cho nên các cơ quan báo chí áp dụng theo nghị định này còn nhiều gò bó, bất cập khi tổ chức hoạt động kinh doanh, kinh tế báo chí. Hiện nay, Thông tấn xã Việt Nam đã được chính phủ cho phép thực hiện thí điểm (giai đoạn 2012 – 2014) cơ chế tài chính đặc thù, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, được vận dụng một số quy định của công ty nhà nước trong tổ chức hoạt động. Cơ chế thông thoáng hơn giúp đẩy mạnh các hoạt động kinh tế báo chí, tích lũy tiềm lực, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin.

Về vấn đề nhuận bút, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, quỹ nhuận bút gắn liền với tiền lương, thu nhập của cán bộ, phóng viên. Vì thế cần có quy định thông thoáng hơn đối với cơ quan báo chí có nguồn thu hoặc tự chủ tài chính cả về tỷ lệ phần trăm trích quỹ trên doanh thu. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất cho phép cơ quan báo chí được tính toàn bộ nhuận bút vào chi phí hợp lý, được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo con số thực chi; kể cả trường hợp có thể chi trả cao hơn, trên cơ sở có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Nhờ vậy, thu nhập để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp không tăng cao, báo chí không còn phải đóng số thuế Thu nhập doanh nghiệp lớn hơn so với các doanh nghiệp như trước đây.

Các cơ quan báo chí đã phải chịu áp dụng mức thuế suất cao nhất trong biểu thuế Thu nhập doanh nghiệp là 25% trong nhiều năm qua. Cho đến ngày 19/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in, kể cả quảng cáo trên báo in theo quy định của Luật Báo chí; thu

nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản được ưu đãi áp dụng thuế suất 10%. Phải đến năm 2014, những điều chỉnh về chính sách thuế trên với hoạt động báo chí mới có hiệu lực thi hành.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định: “Khi gánh nặng kinh tế được giảm bớt thì việc thực thi nhiệm vụ chính trị của mỗi tờ báo, cũng như chất lượng sản phẩm báo chí sẽ được nâng lên để phục vụ tốt hơn cho độc giả nói riêng”.

Không thể nhìn báo chí thuần túy là một doanh nghiệp bình thường để áp thuế, bởi hoạt động báo chí vì mục tiêu cao cả hơn là thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội được giao, tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước.15

Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội (kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII), so với các loại hình khác, hoạt động của báo in còn gặp nhiều khó khăn vì chi phí đầu vào ngày càng cao và phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chính trị, phục vụ vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Cho nên, trong bối cảnh hiện nay, luật mới chỉ giữ phạm vi ưu đãi cho báo in.

Tuy nhiên, theo quy định hiện hành các tờ báo đóng mức thuế giống nhau trong khi nội dung thông tin và đối tượng của mảng thương mại, giải trí với mảng thời sự, chính trị hoàn toàn khác nhau. Những tờ báo tuyên truyền thông tin chính trị đóng thuế giống với báo cung cấp thông tin dịch vụ giải trí là bất hợp lý. Chính vì vậy cần phân định rõ sự khác nhau trong việc đóng thuế giữa các báo, thuế suất áp dụng cho các báo thời sự, chính trị nên thấp hơn báo thương mại, giải trí.

Đối với hoạt động liên doanh liên kết, chưa có quản lý cụ thể về ở báo in. Hiện mới chỉ có thông tư 19/2009/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông quảng lý hoạt động liên doanh liên kết của phát thanh - truyền hình nhưng cũng còn chung chung, chưa theo kịp thực tiễn.

Nhìn chung, mối quan hệ giữa nhiệm vụ chính trị và mục đích kinh tế của hoạt động báo chí hết sức phức tạp nên cần có những quy định pháp lý cụ thể và sự quản lý hiệu quả của cơ quan chức năng. Hiện nay, việc xử phạt những vi

15

phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản thực hiện theo nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày 6/1/2011 của Chính phủ. Mới đây, Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014).

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)