Tổ chức lại hệ thống báo in

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (Trang 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Tổ chức lại hệ thống báo in

Việc quy hoạch, tổ chức lại hệ thống báo in trong cả nước đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ra chủ trương tiến hành do thực trạng có quá nhiều cơ quan báo in nhưng hoạt động phân tán, kém hiệu quả. Mỗi cơ quan chủ quản đều muốn có một hoặc nhiều cơ quan báo chí phục vụ công tác thông tin tuyên truyền của mình nên số cơ quan báo in và lượng ấn phẩm báo chí vẫn còn lớn. Làm cho hệ thống báo in nước ta mạnh về số lượng nhưng chất lượng chưa xứng tầm. Hậu quả là báo in nước ta khó quản lý và định hướng nhất quán về nội

dung thông tin tuyên truyền, nguồn lực tài chính và nhân sự bị phân tán.

Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh về thông tin giữa các cơ quan báo chí luôn tồn tại. Hiện nay đang tồn tại một thực trạng đó là thị trường báo in so với các loại hình báo chí khác đi xuống, trong khi số lượng các đầu báo vẫn tăng thêm đáng kể. Thị trường và doanh thu những năm gần đây của báo in giảm và khá chênh lệch so với truyền hình.

Cụ thể, số bản báo phát hành trên thị trường trong năm 2013 giảm 14 triệu bản so với năm 2012. Cơ quan chủ quản của hai tạp chí Thế giới mới Khoa học Tổ quốc xin phép tự giải thể vì không đủ điều kiện hoạt động. Trong khi đó, số lượng cơ quan báo in, số ấn phẩm báo in, tạp chí vẫn tiếp tục tăng thêm.

Tháng 3/2012, cả nước có 786 cơ quan báo in với 1.060 ấn phẩm thì đến tháng 2/ 2013 đã tăng lên 812 cơ quan báo in với 1084 ấn phẩm. Tức là trung bình mỗi tháng có thêm 2 cơ quan báo in được thành lập với 2 ấn phẩm mới được ra đời. Thực trạng phổ biến đang diễn ra là một cơ quan báo chí sản xuất thêm nhiều ấn phẩm phụ; ở nhiều tòa soạn, ấn phẩm phụ lại thu hiệu quả, lợi nhuận cao hơn cả lợi nhuận mà ấn phẩm chính mang lại.

Ngoài ra, nhiều tờ báo do chưa xác định rõ đối tượng phục vụ cho nên thông tin tràn lan, trùng lặp lẫn nhau, dẫn tới báo dư thừa. Những tờ báo lớn có lịch sử, thương hiệu cũng phải chia sẻ một số lượng độc giả với những tờ báo nhỏ “ăn theo” về nội dung làm giảm lượng phát hành, giảm nguồn thu, ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính.

Do vậy, hệ thống báo in cần có sự sắp xếp, tổ chức lại một cách khoa học, xác đáng. Những trường hợp trùng lặp nhau về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, nội dung thông tin giải quyết theo mô hình giảm số đầu mối cơ quan báo chí, quy tụ một vài ấn phẩm báo chí trong một cơ quan báo chí.

Quản lý chặt chẽ việc đăng ký, cấp mới, cấp lại giấy phép hoạt động cho cơ quan báo in: xác định tính hợp pháp, sự phù hợp của tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, có điều kiện tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm cho xuất bản, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, và phục vụ được đối tượng đã quy định.

Ngoài các quyết định hành chính của Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách kinh tế đồng bộ, hợp lý mới có thể tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo in.

Mặc dù đã có chủ trương xóa bỏ bao cấp nhưng đến nay hệ thống báo chí, báo in nước ta còn phân thành 3 loại: tự trang trải hoàn toàn về tài chính, trang một phần về tài chính và hoạt động hoàn toàn bằng ngân sách Nhà nước. Như vậy cũng có nghĩa chủ trương xóa bỏ bao cấp vẫn chưa thực hiện được triệt để. Đôi khi còn chưa phân định rõ ràng giữa tự chủ tài chính và bao cấp. Hậu quả là một số cơ quan báo in hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả.

Đối với mỗi cơ quan báo in cần tổ chức, sắp xếp bộ máy hoạt động khoa học, hiệu quả. Cơ cấu tổ chức như báo Tuổi trẻ là quá phức tạp, chồng chéo làm mất tính chủ động cho mỗi bộ phận, thành viên. Cơ cấu tổ chức hiện đại, khoa học, tinh gọn tiết giảm được một nguồn chi lớn cho nhân sự đồng thời đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chí.

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế tự chủ tài chính đối với nội dung thông tin trên báo in hiện nay (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)