Ngoài ra, đểphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự tư duy độc lập của học sinh trongviệc chiếm lĩnh tri thức thì việc hệ thống hóa kiến thức lịch sử bằng sơ đồ cũng là một phương
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TỐNG DUY TÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Đỗ Thị Hoa
Trang 2MỤC LỤC
1 Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích của đề tài
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.5 Điểm mới của đề tài
2 Giải quyết vấn đề
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Thực trạng của đề tài
2.2.1 Thuận lợi
2.2.2 Khó khăn
2.2.3 Điều tra cụ thể
2.3 Giải Pháp thực hiện
2.3.1 Quy trình xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
2.3.2 Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
2.3.3 Một số giải pháp thực tế trong việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT
2.4 Kết quả đạt được
2.4.1 Trước khi áp dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức vào dạy học môn Lịch sử
2.4.2 Khi áp dụng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức vào dạy học môn Lịch sử
3 Kết quả và kiến nghị
3.1 Kết quả
3.2 Kiến nghị
1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 4 5 5 6
7 16 16
16 17 17 17
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ Nhiệm vụ của sử học là khôiphục lại trung thực, khách quan về bức tranh của quá khứ, từ đó rút ra bài học vềquá khứ, vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và dự đoán về tương lai Do đó,đây hoàn toàn không phải là một môn học chỉ yêu cầu người học ghi nhớ và biết
về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử mà điều quan trọng là người học cần
phải biết sự kiện – hiểu sự kiện – nhớ sự kiện, trên cơ sở đó mới có được sự
phân tích, tư duy lôgic, biết khái quát và đánh giá sự kiện một cách chính xácnhất Trong quá trình dạy học lịch sử, người thầy không được áp đặt ý kiến chủquan của mình mà để cho học sinh có những kết luận, đánh giá và nhận địnhtrên sự hướng dẫn, tư vấn và tổ chức của người thầy
Trong việc khôi phục lại bức tranh của quá khứ một cách chân thực và sinhđộng thì đồ dùng trực quan sinh động đóng một vai trò quan trọng Ngoài ra, đểphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự tư duy độc lập của học sinh trongviệc chiếm lĩnh tri thức thì việc hệ thống hóa kiến thức lịch sử bằng sơ đồ cũng
là một phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn Với việc đổi mới dạyhọc theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm – không thể áp đặt kiến thức mộtchiều từ giáo viên” 8 thì việc phát huy năng lực tối đa của người học là mộtvấn đề hết sức quan trọng và cần thiết
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở một số trường phổ thông nói chung vàtrường THPT Tống Duy Tân – nơi tôi đang giảng dạy – nói riêng, trong nhiềunăm học sinh vẫn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách khá thụ động, năng lực tựhọc của học sinh còn hạn chế Học sinh chủ yếu học bài nào biết bài đó, chưa có
sự liên hệ giữa các bài, chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau nên chưa phát huyđược tư duy logic, tư duy hệ thống Do đó, tâm lý chung của các em là rất ngạihọc, thậm chí là “sợ” môn học này
Với mong muốn nâng cao chất lượng và hình thành tư duy lôgic, tư duy hệ
thống trong quá trình dạy học lịch sử, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học Lịch sử lớp 12 ở trường THPT” Đây là đề
tài tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học ở trường THPT Tống Duy Tân trongnhiều năm qua và nhận được sự phản hồi, thu được kết quả rất tốt từ phía họcsinh Tuy vậy, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhậnđược sự quan tâm góp ý của bạn bè và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoànthiện hơn
Trang 41.2 Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
- Dạy cho học sinh “học cách học”, từ đó giúp học sinh biết sự kiện – hiểu
sự kiện – nhớ sự kiện, trên cơ sở đó có được sự phân tích, tư duy logic, biết kháiquát, đánh giá và rút ra bản chất của sự kiện một cách chính xác nhất Hơn nữa,học sinh cũng đánh giá được các sự kiện, hiện tượng trong mối quan hệ vớinhau
- Từ việc nắm vững kiến thức giúp các em biết vận dụng linh hoạt vào việcgiải các bài tập, câu hỏi lịch sử Việc giải các bài tập trắc nghiệm lịch sử theo 4mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) sẽ trở nên dễ dàng
và hiệu quả hơn
- Việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ Lịch sử tạo cho các em tính chủđộng, tích cực, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức, từ đó các em tâm lý hứngthú khi học Lịch sử
Với kinh nghiệm của mình, tôi mong muốn sẽ góp phần nâng cao đượchiệu quả trong việc dạy học môn Lịch sử ở trường THPT Tống Duy Tân nóiriêng và dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nói chung
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để có thể hiểu bài, nắm bắt được cáckiến thức cơ bản, hiểu rõ được bản chất sự kiện, đồng thời có thể vẽ được sơ đồ
tư duy thì điều quan trọng là phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tài liệu nhất là kiếnthức sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo có liên quan
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: trên cơ sở những tiết học, tínhhiệu quả của các tiết học và việc học sinh hứng thú tiếp thu bài như thế nào, làmbài đạt kết quả ra sao… để đánh giá tính hiệu quả, tính thực tiễn của đề tài Sửdụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánhgiá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn lịch sử
Trang 5lớp 12, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá cần phốihợp các phương pháp hiện đại Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học sinhhọc để từ đó có điều chỉnh hợp lí hơn.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: điều tra tính hiệu quả của đề tàithông qua phiếu học tập, thông qua kết quả học tập của học sinh từng lớp, từng
kỳ và cả năm học
1.5 Điểm mới của đề
Việc sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử nói chung và trong dạy học ởtrường THPT nói riêng cũng đã được áp dụng Tuy nhiên, việc hệ thống hóakiến thức bằng sơ đồ trong dạy học lịch sử ở trường THPT cho đối tượng lớp 12chuẩn bị thi THPT Quốc gia bằng hình thức trắc nghiệm còn ít và chưa phổbiến, chưa hệ thống nhất là ở trường THPT Tống Duy Tân Bởi vậy, tôi chọn đềtài này mong muốn mang đến kinh nghiệm hữu ích nhằm nâng cao chất lượngdạy và học cho học sinh khối 12
2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Cơ sơ lí luận
Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng, những gì diễn ra trong quá khứ nênhọc sinh không trực tiếp quan sát được Bởi vậy, việc học tập, tiếp thu kiến thứcmôn lịch sử sẽ rất khó đối với học sinh Để cho kiến thức lịch sử trở nên sốngđộng, dễ nhớ, dễ hiểu, ngoài việc giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn cácphương pháp dạy học kết hợp với các phương tiện dạy học trực quan sinh độngthì việc sử dụng phương pháp hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ có ý nghĩa hếtsức quan trọng đối với các em học sinh :
Thứ nhất, giúp học sinh hệ thống được kiến thức trọng tâm của từng mụctừng bài, hoặc từng chương, từng chuyên đề sau khi đã học xong Học sinh tiếpthu kiến thức theo sự hiểu biết của mình chứ không phải học thuộc lòng hoặcnhớ kiến thức một cách máy móc, thiếu khoa học
Thứ hai, giúp các em không chỉ nhớ lâu mà còn nhớ sâu kiến thức lịch sửmột cách khoa học
Thứ ba, giúp các em có thể phát triển khả năng quan sát, khả năng tư duy, trítưởng tượng
Thứ tư, giúp các em có thể rèn luyện và phát triển khả năng nói, khả năngtrình bày, khả năng diễn đạt các sự kiện lịch sử
Thứ năm, việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ sẽ thay thế cho một khốilượng lớn kiến thức về từ ngữ, giúp các em phát triển tư duy để học tập tốt hơn,
Trang 6làm bài tập lịch sử tốt hơn đặc biệt là làm các câu hỏi trắc nghiệm.
Với tất cả những ý nghĩa trên, việc hệ thống hoá kiến thức qua sơ đồ trongdạy học lịch sử (đặc biệt là lịch sử lớp 12) là cần thiết, sẽ góp phần to lớn trongviệc nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả ôn tập của học sinh, đặc biệt nó vôcùng hữu ích và thiết thực giúp các em giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm mộtcách tốt nhất
2.2 Thực trạng của đề tài
2.2.1 Thuận lợi
- Về phía nhà trường: nhà trường quan tâm hỗ trợ cho giáo viên có điềukiện thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tíchcực của học sinh thông qua các phương tiện dạy học như: ứng dụng công nghệthông tin, sử dụng dồ dùng trực quan, sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề,thuyết trình…
- Về phía giáo viên: Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học,hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạtđộng này những học sinh yếu kém sẽ được giáo viên kèm cặp hướng dẫn cụ thểhơn Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồdùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụngcông nghệ thông tin…
- Về phía học sinh: Đa số học sinh xuất phát từ gia đình thuần nông nênngoan và chịu khó học tập Các em tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm
và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức
2.2.3 Điều tra cụ thể
Trong quá trình vừa giảng dạy vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập
bộ môn của học sinh vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy.Việc điềutra được thực hiện thông qua kiểm tra 15 phút, kiểm tra chất lượng đầu năm … Qua điều tra, đa số học sinh làm bài chưa tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ
Trang 7kiến thức giữa các bài các chương, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giaiđoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác Từ đó chất lượng bộ mônlịch sử chưa cao còn nhiều điểm dưới trung bình.
2.3 Giải Pháp thực hiện
2.3.1 Quy trình xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học Lịch sử ở trường THPTđược thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định nhiệm vụ học tập: Để học sinh xác định được hoạtđộng học tập của bản thân, giáo viên phải kết hợp các phương pháp sư phạmkhác nhau tác động vào mọi giác quan của người học để tạo động cơ, nhu cầumuốn giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra thì việc hệ thống hóa kiến thứcmới đạt hiệu quả cao
- Bước 2: Phân tích, xác định nội dung kiến thức cần hệ thống hóa: Đểthực hiện bước này, giáo viên cần định hướng cho học sinh bằng các câu hỏi gợi
ý, hướng dẫn học sinh đọc SGK, quan sát, phân tích tài liệu tham khảo, tranhảnh và video Từ những gợi ý này, học sinh sẽ xác định được những nội dungkiến thức trọng tâm cần được hệ thống hóa
- Bước 3: Xác định nội dung kiến cơ bản nhất chọn làm kiến thức chốt.Mỗi kiến thức chốt sẽ là một đỉnh của sơ đồ Có thể gộp những kiến thức chốtcùng tính chất, cùng thể loại về ý nghĩa và nội dung vào chung một đỉnh Mãhóa kiến thức chốt Có thể sử dụng những kí hiệu dễ hiểu nhất để mã hóa kiếnthức chốt, như vậy sẽ giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ hơn và sơ đồ cũng trở nênđơn giản, dễ hiểu hơn
- Bước 4: Thiết lập mối quan hệ giữa các nhánh của sơ đồ: Sau khi xácđịnh kiến thức chốt, cần xác định mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnhvới nhau, bằng cách nối các đỉnh bằng mũi tên hay đoạn thẳng, sao cho phảnánh được logic phát triển của nội dung đó để hình thành các cung của sơ đồ
- Bước 5: Hoàn thiện sơ đồ hệ thống hóa kiến thức: Sau khi xác định đượcmối quan hệ giữa các nội dung kiến thức, học sinh phải trình bày được mối quan
hệ giữa các nội dung kiến thức được hệ thống hóa bằng việc hoàn thiện các sơ
đồ theo một trật tự logic nhất định
Tuy nhiên, khi sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức cần đảm bảo một
số yêu cầu sau:
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức phải thực hiện mục tiêu của bài học
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức phải đảm bảo tính khoa học, chính xác,logic và mang tính sư phạm cao
Trang 8- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức phải đảm bảo sự liên hệ chặt chẽ giữa cácnội dung kiến thức
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức phải bao quát được nội dung cơ bản vềkiến thức cần hệ thống ở SGK theo từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch
sử
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức phải dễ hiểu, không quá phức tạp, phù hợpvới trình độ của học sinh
2.3.2 Yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
- Đối với giáo viên
Cần chuẩn bị tốt tất cả các đồ dung dạy học trước khi lên lớp như giáo án(hoặc giáo án điện tử), bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ hệ thống hóa kiến thứctùy thuộc vào đặc trưng của từng bài khác nhau…
Cần kết hợp nhuần nhuyễn các bước, các khâu lên lớp, các phương phápdạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn
Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi rõ ràng, phát huy được năng lựcsáng tạo của học sinh Hệ thống câu hỏi phải thể hiện được đầy đủ các mức độ(nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vậ dụng cao) Giáo viên phải có sự dẫndắt, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của các em học sinh
Giáo viên cần biết cách tạo ra không khí lớp học vui vẻ, thoải mái tạo điềukiện để các em tham gia vào hoạt động học, phát huy khả năng tự học để chiếmlĩnh kiến thức, tránh việc tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thụ động
Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếuthiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể Nội dung bài học phải thật ngắn gọn cô đọng nhưng phải đảm bảo nộidung cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài
- Đối với học sinh
Học sinh cần phải học bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, phảiđọc trước bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị tất cả các câu hỏi trong SGKphần sẽ học
Trong giờ học phải chú ý nghe giáo viên giảng bài, tích cực, chủ độngtrong việc chiếm lĩnh kiến thức, không tiếp thu bài một cách thụ động, máy móc
Học sinh có tinh thần tự giác học tập, biết tìm tòi, sáng tạo, phân tích,đánh giá sự kiện hoặc so sánh sự kiện này với sự kiện khác
Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộckhởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử
Trang 92.3.3 Một số giải pháp thực tế trong việc hệ thống kiến thức bằng sơ đồ trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT
* Sử dụng sơ đồ trong việc tóm tắt kiến thức của bài học (dạy học nêu vấn đề)
Để tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học lịch sử thì việc dạy họcnêu vấn đề rất quan trọng Sau khi dẫn dắt vào bài học theo từng cách khác nhautùy thuộc vào từng bài cụ thể (như tung ra một số hình ảnh, đặt các câu hỏi nêuvấn đề, đoạn băng video ngắn… sau đó yêu cầu học sinh nêu lên nội dung cơbản của vấn đề cần giải quyết), giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để nêu lên nhữngnhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết trong bài Việc sử dụng sơ đồ ngay đầu bàimới sẽ giúp học sinh xác định rõ những nội dung kiến thức trọng tâm, xâu chuỗi
và kết nối kiến thức, hệ thống lại trong quá trình tiếp thu bài học
Việc sử dụng sơ đồ ngay từ đầu bài học là phương pháp dạy học nêu vấn
đề, đòi hỏi học sinh có sự tập trung và nắm được rõ mục tiêu của bài học Sơ đồnêu được nêu ra từ đầu bài học giáo viên sẽ để ở góc bảng bên phải, trong quátrình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, học sinh sẽ nắm vững kiến thức một cách hệthống và khoa học Trong quá trình giảng dạy, giáo viên sẽ tổ chức các hoạtđộng học của học sinh để các em chủ động, sáng tạo trong chiếm lĩnh tri thức.Điều này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả cho giờ học trên lớp mà còngiúp các em ôn tập tốt ở nhà Từ đó vận dụng kiến thức vào làm các bài tập trắcnghiệm một cách dễ dàng và hiệu quả hơn
Ví dụ 1: Khi dạy bài 12 – Lịch sử lớp 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919 – 1925), yêu cầu về mặt kiến thức là học sinh phải nắm được
chính sách tăng cường khai thác Việt Nam của thực dân Pháp trong chươngtrình khai thác thuộc địa lần thức hai về các ngành, thấy được sự chuyển biến vềcác mặt kinh tế đã tác động đến xã hội, từ đó rút ra được mâu thuẫn chủ yếutrong xã hội Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốcPháp và bọn phản động tay sai Trình bày được các hoạt động tiêu biểu, tínhchất và đặc điểm của phong trào yêu nước thời kì này Hoạt động yêu nước củalãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1919 - 1925 và tác động đối với cáchmạng Việt Nam Để học sinh có thể nắm rõ những yêu cầu và nội dung chínhcủa bài, tôi đưa ra sơ đồ hệ thống hóa kiến thức cần nắm như sau:
Trang 10Chương I VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
Bài 12 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ
1919 ĐẾN 1925
NỘI DUNG BÀI HỌC
Những chuyển biến mới ở VN Phong trào dtdc 1919-1925
Hoạt động Của PBC, PCT…
Hoạt động của
TS, TTS, CN
Hoạt động của NAQ
Việc đưa ra sơ đồ hệ thống hóa kiến thức ngay từ đầu và để ở góc bảngnày giúp các em định hướng và tập trung vào các mục tiêu kiến thức của bàihọc
Ví dụ 2: Khi học bài 13 – Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930, để học sinh có thể nắm được nhiệm vụ học tập ngay
từ đầu bài học, có lối tư duy mạch lạc, rõ ràng, tôi đưa ra sơ đồ sau:
Bài 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT
NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930
PHONG TRÀO DÂN TỘC
ĐDCS liên đoàn
Trang 11Từ sơ đồ này, học sinh sẽ xác định ngay được những nhiệm vụ trọng tâmcần tập trung làm rõ trong bài học, đồng thời sẽ có sự phân tích, đánh giá vàthấy được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử.
* Sử dụng sơ đồ trong hệ thống hóa kiến thức sau khi học xong bài học
- Hệ thống hóa kiến thức theo từng bài học cụ thể
Việc hệ thống hoá kiến thức lịch sử theo sơ đồ sau khi đã học xong là vôcùng quan trọng đặc biệt là đối với học sinh khối 12 – đối tượng đang chuẩn bịcho kì thi THPT Quốc gia bằng hình trắc nghiệm Sau khi học xong, thay vì bắthọc sinh phải nhớ một lượng kiến thức lớn, giáo viên có thể cho học sinh hệthống hóa bằng sơ đồ Với phương pháp này giúp học sinh có thể hệ thốngđược lượng kiến thức trọng tâm trong từng mục, từng bài, biết cách khái quát và
hệ thống lại kiến thức Từ đó, giúp các em hạn chế được tình trạng nhầm lẫnkiến thức giữa các bài, các chương Mặt khác, qua đó còn giúp các em có thểphát huy được tính tư duy logic vấn đề, phân tích được sự kiện, hiểu rõ được bảnchất của vấn đề, vận dụng vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm một cách dễdàng và hiệu quả hơn Đồng thời, giúp các em hứng thú hơn trong học tập mônlịch sử, không còn cảm giác khó chịu vì lượng kiến thức phải nhớ một cách máymóc như trước kia nữa
Khi hệ thống hóa kiến thức theo bài, các em có thể phát huy tối đa khảnăng sáng tạo, sự tư duy, phân tích của mình trên cơ sở định hướng của giáoviên Tùy vào từng bài cụ thể, từng mục cụ thể mà các em có thể xây dựng sơ đồ
hệ thống hóa kiến thức một cách phù hợp
Tuy nhiên, với phương pháp này, giáo viên phải lưu ý với học sinh chỉđược sử dụng trong vở ghi hoặc trong quá trình học, tuyệt đối không được sửdụng trong bài kiểm tra hoặc thi khi đề không yêu cầu
Ví dụ 1: Ở bài 1: Hội nghị I-an-ta và sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh (1945-1949), mục II: Sự thành lập tổ chức Liên Hợp quốc,
để học sinh nắm rõ hơn về tổ chức này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hệthống hóa bằng sơ đồ sau: