SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10-PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN I.. Để làm được điều này, GV phải sử dụng kiến thức của các môn học khác mới có thể đảm bảo việc truyền tải nội du
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DHLM
BT
Dạy Học Liên Môn Bài Tập
HS
SGK
Học Sinh Sách Giáo Khoa
THPT Trung Học Phổ Thông
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG SỐ LIỆU
Hình 2.2.1 Xác định góc nhập xạ 10
Hình 2.2.2 Góc nhập xạ theo địa hình 11
Hình 2.2.3 Chu kì thủy triều 12
Hình 2.2.4 Mối quan hệ của các thành phần trong lớp vỏ Địa Lí 13
Hình 2.4.1 Chuỗi thức ăn trong tự nhiên 17
Hình 2.6.1 Vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất khi có triều cường 18
Hình 2.6.2 Vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất khi có triều kém 19
Trang 2Hình 2.6.3 Sơ đồ hoạt động nhà máy điện thủy triều 19Hình 2.6.4 Sơ đồ hoạt động nhà máy phát địên từ sóng đại dương 20
Bảng IV.1 Kết quả so sánh đối chứng và thực nghiệm khi sử dụng phương pháp DHLM 23
MỤC LỤC
Sáng kiến kinh nghiệm :
Trang 3SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10-PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi người Thầy phải chuẩn bị kĩ lưỡng để có những bài dạy sinh động và hiệu quả Trong thời đại thông tin bùng nổ hiện nay bài học ngoài việc đảm bảo những nội dung cần thiết còn phải mang tính cập nhật và đón đầu những xu thế mới xuất hiện để định hướng cho HS cách tư duy và đánh giá trước một vấn đề Các môn học hiện nay dù được phân biệt khá rõ
về nội dung nhưng ít nhiều cũng có liên quan với nhau ở một số khía cạnh nào đó Chính vì vậy mà đề án về đổi mới giáo dục một cách toàn diện đã được chính phủ thông qua, trong đó nhấn mạnh trong việc sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết một vấn đề mà HS phải đối mặt Từ đó tạo cho HS lối tư duy tổng hợp và có hệ thống Điều này không chỉ có ích trong việc hấp thụ một cách chủ động và có chọn lọc các đơn vị kiến thức cần thiết mà còn giúp các em có cái nhìn linh hoạt đối với những vấn đề và tình huống nảy sinh trong cuộc sống
Địa Lí là một môn học có tính tổng hợp cao, có thể giúp HS phát triển kĩ năng phân tích hệ thống và tư duy khái quát Để làm được điều này, GV phải sử dụng kiến thức của các môn học khác mới có thể đảm bảo việc truyền tải nội dung cho HS Trong thực tiễn giảng dạy, người Thầy phải TH nội dung của Toán học, Vật Lí, Văn học, để giải thích cũng như chứng minh những vấn đề thuộc phạm
vi Địa Lí
Tuy nhiên hiện vẫn chưa cho bộ quy chuẩn hướng dẫn cũng như tài liệu hỗ trợ nhằm giúp giao viên dạy môn Địa Lí sử dụng trong thực tiễn dạy học Nhằm hỗ trợ cho tốt hơn cho việc dạy học tại cơ sở tôi đã thực hiện chuyên đề: “
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10-PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN”
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “tích tợp”xuất hiện khá phổ biến Tuy vậy thuật ngữ “tích hợp” trong các lĩnh vực khoa học khác nhau (Toán Học, Sinh Học, Triết Học, Giáo Dục Học, ) lại có bao hàm những nội dung khác nhau
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư Xô Viết có định nghĩa: “Tích hợp là một khái
niệm của li thuyết hệ thống, chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”(trích dẫn bởi Đỗ Hồng Thái,
2011) Dưới góc độ Giáo Dục Học, TH được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,
có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất
Trang 4Lý thuyết về TH trong giáo dục đã được chú ý ở nhiều quốc gia từ những năm 60 của thế kỉ XX và ngày càng được áp dụng rộng rãi Ở mức độ cao có thể
TH các môn học Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học thành một môn học chung – môn khoa học tự nhiên, hoặc TH các môn học Văn Học, Lịch Sử, Địa Lí, thành môn khoa học xã hội nhân văn Những môn TH này là một mới chứ không phải là lồng ghép các môn học riêng rẽ Ở mức độ vừa, các môn học gần nhau chỉ được TH những phần trùng nhau Chằng hạn, để nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam từ cổ đại đến nay, cần kết hợp kiến thức của các môn học Địa Lí, Lịch Sử, Văn Học
Như vậy, có thể thấy có hai cách cơ bản để thực hiện TH, đó là TH các
môn học, nội dung riêng rẽ thành môn học mới và TH không tạo nên môn học mới
TH không tạo nên môn học mới gồm: TH trong nội bộ môn học, TH đa môn, TH liên môn, TH xuyên môn Còn TH các môn học tạo thành môn học mới gồm: TH liên môn và TH xuyên môn Việc thực hiện TH không có nghĩa là các môn học TH mới luôn thay thế hoàn toàn các môn học riêng biệt truyền thống đã có, mà tại những thời điểm nhất định, chúng có thể tồn tại song song tùy thuộc vào mục tiêu giáo dục Quan điểm TH được thực hiện rất đa dạng, phong phú Nó có thể tồn tại không chỉ ở mức độ, như là TH trong nội bộ môn học, TH đa môn,… mà còn có thể thực hiện một cách linh hoạt đối với các mức độ TH (Cao Thị Thặng, 2010)
Việc DHLM(dạy học liên môn) phải dựa trên một số nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
2.1 Thực trạng trên thế giới và Việt Nam
Xu hướng DHLM đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, có thể
TH các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…để tạo thành môn học mới, với hình thức TH liên môn và TH xuyên môn Xu hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm TH nhưng không tạo môn học mới Đại diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan…
Với triết lí “Giáo dục dành cho mọi người”, Hoa Kì và Australia là hai
quốc gia thực hiện dạy học theo hướng đa dạng hóa các phương pháp nhằm đáp ứng mọi đối tượng người học đến từ nhiều nơi trên thế giới-với văn hóa và trình
độ khác nhau Các nước này tiến hành đào tạo theo tín chỉ từ thời phổ thông, HS có thế học các tín chỉ theo sở thích và năng khiếu của riêng mình ngay từ cấp THPT
để tạo cơ sở cho việc học tập tiếp theo ở bậc đại học
Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm TH đã được thể hiện trong một số môn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn
Trang 5Tự nhiên – xã hội theo quan điểm TH đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5
Đề án đổi mới giáo dục toàn diện từ năm 2015 của bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tập trung vào nội dung TH DHLM Đây là một quan điểm đúng đắn vì việc DHLM có những ưu điểm sau:
- Làm cho qua trình học tập có ý nghĩa
- Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
bộ môn khác nhau có thể được sử dụng rất hữu ích, linh họat và hiệu quả vào tiết học Địa Lí Vì vậy, việc TH DHLM nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và góp phần kéo môn Địa Lí gần với cuộc sống và nhận thức của HS hơn là rất cần thiết
2.2.2 Đối với người dạy
Trong thực tiễn giảng dạy tại địa phương và trong nội bộ phân môn Địa
Lí, nhằm phục vụ cho việc truyền tải nội dung bài học, các kiến thức liên môn cũng được tôi và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn thường xuyên vận dụng Tuy nhiên, mức độ và khả năng vận dụng còn manh mún, chưa có hệ thống và thiếu linh hoạt do phụ thuộc vào khả năng của từng đối tượng HS, nội dung bài học Vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho DHLM trong môn Địa Lí là cấp bách
2.2.3 Đối với người học
Do thiếu định hướng nên có quan niệm tách biệt rạch ròi giữa các môn học, dẫn đến việc HS chưa chủ động sử dụng kiến thức của các môn khác dù có liên quan vào việc học tập và trong quá trình kiểm tra đánh giá
Mặt khác, khả năng ứng dụng các phương tiện truyền thông trong học tập chưa được thường xuyên và chủ động dù rất nhiều HS có điện thoại thông minh có thể tiến hành truy cập Internet để cập nhật và kiểm tra kiến thức nhanh chóng Nếu được tổ chức bài bản khả năng tự học và tư duy độc lập của các em sẽ có nhiểu thay đổi
Trang 6Quan niệm “Người Thầy luôn đúng” còn khá phổ biến khiến cho khả năng
tự tiếp cận thông tin đa chiều của các em ít nhiều còn hạn chế Từ đó các em ít thấy được tính hệ thống vốn tồn tại ở nhiều môn học khác nhau, cái có thể hỗ trợ HS tiếp cận các đơn vị kỉến thức khác nhau
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giải pháp 1: Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa Lí 10-phần tự nhiên.
1 Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp
Phạm vi: chuyên đề tiến hành xây dựng bộ dữ liệu cho DHLM cả trong quá trình
dạy, học và đánh giá HS để hình thành thói quen tư duy tổng hợp
Đối tượng: HS lớp 10
Công việc cụ thể:
Nghiên cứu tài liệu
Xác định những nội dung có thể TH liên môn và kiến thức liên môn phù hợp
Tiến hành thực hiện
So sánh kết quả thực hiện
Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ Học kì 1 năm học 2013-2014, sau đó theo dõi, so
sánh, hoàn tất đề tài vào tháng 12 năm 2013
2 Nội dung và biện pháp thực hiện
2.1 Tích hợp tài liệu lịch sử trong dạy học Địa Lí
Bài
học
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp liên môn
1. Giờ trên
Trái Đất
và đường đổi ngày
Dẫn nhập về
sự cần thiết có đường đổi ngày quốc tế
Nhà hàng hải, nhà thám hiểm Magienlăng khi
đi từ Tây Ban Nha sang phía tây ngày 20/9/1519, qua Thái Bình Dương, rồi trở về Đại Tây Dương, tàu của ông trở về nơi xuất phát ngày 7/9/1522 Nhưng sổ nhật kí hải trình trên tàu chỉ ghi đến ngày 6/9/1522) Có sự chênh lệch so với thời gian thực tế, để thống nhất thời gian trên thế giới cần đặt ra đường đổi ngày quốc tế - thuộc kinh tuyến 1800 ở giữa Thái Bình Dương Nếu đi từ Tây sang Đông theo hướng tự quay của Trái đất, khi qua đường kinh tuyến này thì phải lùi lịch lại một ngày Nếu đi
Trang 7của
Trái
Đất
quay của Trái đất khi qua kinh tuyến 1800 phải chuyển sớm lên một ngày, Những địa điểm nằm
ở hai bên của đường kinh tuyến 1800 thuộc múi giờ số 12 tuy có giờ giống nhau nhưng lại nằm
ở hai ngày khác nhau
âm lịch
và dương lịch
- Sự ra đời của Dương lịch, Âm lịch và Âm Dương lịch ( số ngày không giống nhau của các tháng trong năm, năm nhuận):
+ Lịch là cách thức phân chia thời gian trên
Trái đất Để tính toán thời gian con người cổ đại
đã dựa vào thiên văn để làm lịch
+ Âm lịch : là loại lịch cổ căn cứ vào vận động
của Mặt trăng quanh Trái đất để tính năm, tháng Tháng có 29 hoặc 30 ngày, năm có 354 - 355 ngày
+ Dương lịch: căn cứ chủ yếu vào sự vận động
của Trái đất quanh Mặt trời Dương lịch được người Ai Cập sử dụng từ thời cổ đại.Trái đất vận động quanh Mặt trời một vòng mất 365 ngày 5h
48 phút 56 giây thời gian này gọi là năm thiên văn
“Theo Hán - Việt thì Mặt trời là Thái Dương, Mặt trăng là Thái Âm Do vậy, lịch theo Mặt trời gọi là dương lịch, lịch theo Mặt trăng gọi là âm lịch”
+ Âm dương lịch: là loại lịch xây dựng trên cơ
sở phối hợp cả 2 vận động của Mặt trăng quanh Trái đất và Trái đất quanh Mặt trời
Một năm Âm dương lịch cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày theo chu kỳ vận động của Mặt trăng quanh Trái đất là 29,5 ngày Cho nên mỗi năm Âm dương lịch chỉ có 355 ngày so với năm dương lịch ngắn hơn 10 ngày ; 3 năm ngắn hơn
1 tháng
Vì sao tháng 2 chỉ có 28 ngày
Lịch của người La Mã có 12 tháng, trong đó tháng đủ: có 31 ngày (cho những tháng lẻ), tháng thiếu là tháng có 30 ngày là những tháng chẵn (2,4,6,8, )
Vậy tổng số ngày của 12 tháng sẽ là 6 x 31 + 6
Trang 8x 30 = 366 ngày Nhưng mỗi năm trái đất quay quanh mặt trời chỉ khoảng 365 ngày thôi (chính xác là 365 ngày + 5h48'46'' = 365.2425 ngày)
→ Vậy phải bớt đi 1 ngày, bớt tháng nào đây??
La mã thời đó, các tử tù thường bị hành hình vào tháng 2, tháng 2 gọi là tháng đau buồn, nên người ta muốn nó ngắn lại → vậy trừ bớt 1 ngày
ở Tháng 2 → Nên tháng 2 chỉ còn 29 ngày Sau này, khi hoàng đế Julius băng hà, để tưởng nhớ, người La mã lấy tên ông đặt cho tháng 7
(Quintilis), là tháng sinh nhật ông, thành Julius Augustus kế tục sau này, muốn được lưu truyền, ông lấy thêm 1 ngày của tháng 2 đắp cho tháng sinh nhật mình, là tháng 8 và đặt tên nó là August Vì thế, mà tháng 2 lại chỉ còn lại 28 ngày, còn tháng 8 có 31 ngày (để thành tháng
đủ, cho bằng tháng sinh nhật của Julius) Do hám danh, muốn tự đề cao mình mà lịch dương lúc bấy giờ có 3 tháng đủ liền nhau (tháng 7, 8, 9) Để giải quyết điều không ổn đó, Augustus lấy một ngày của tháng 9 đưa sang tháng 10, và lấy một ngày của tháng 11 đắp vô tháng 12 Vì thế dương lịch mà ta đang dùng có 7 tháng đủ mỗi tháng có 31 ngày là các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
Sử dụng kiến thức lịch sử về trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 để minh họa cho vai trò của thủy triều Cụ thể, hạ lưu sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài kilômét Lòng sông vừa rộng, vừa sâu từ 8-18m Khi triều xuống, vào độ nước cường, nước rút đến hơn 30cm trong một giờ, ào ào xuôi ra biển Ngô Quyền đã lợi dụng điểm này để bày thế trận đón giặc, tạo nên chiến công oai hùng trong lịch sử
Trang 9Vị trí trận chiến Bạch Đằng 938
(Nguồn: http://truongsahoangsa.info)
2.2 Tích hợp tài liệu Toán Học trong dạy học Địa Lí
Tên bài Địa chỉ
HS
Tính giờ và ngày của các nơi thuộc các múi giờ khác nhau khi biết ngày, giờ ở một múi giờ ở một địa phương nhất định
Ví dụ: Dựa vào bản đồ thế giới, tính
xem giờ ở London (múi 0), Tokyo(múi số 9), khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2006?
Trang 10chuyển động xung
quanh Mặt Trời
của Trái Đất
động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
thức tính góc nhập xạ
phẳng để giải thích cho HS hiểu công thức tính góc nhập
xạ theo từng vĩ độ khác nhau:
0o đến 23o27’ B và N
Hình 2.2.1 Xác định góc nhập xạ
- Tính ngày Mặt Trời lên Thiên Đỉnh
Muốn tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh của điểm A có A0 vĩ, ta cần nắm số ngày
từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xích đạo 00 đến chí
Trang 11tuyến 23027’đi mất
ở :+Bắc bán cầu
là 93 ngày.
+Nam bán cầu
là 90 ngày
+Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở
Bắc bán cầu: 908”,
ở Nam bán cầu:
938”.
Bước 1: Đổi vĩ độ của
điểm A ra giây
Bước 2: Tính số ngày để
Mặt Trời lên thiên đỉnh ở A x từ xích đạo đến vĩ độ của điểm A theo công thức:
ra giây) : 908"
x = vĩ độ cần tính (đổi ra giây) : 938"
Bước 3: Tính ngày Mặt
Trời lên thiên đỉnh + Ở BBC:
+ x
- x+ Ở NBC:
23/9 + x
Trang 12Sử dụng kiến thức về Toán học để giải thích hướng phơi sườn núi với góc nhập xạ lớn thì lượng nhiệt nhận được cũng sẽ lớn hơn và dẫn đến nhiệt độ của sườn đó cũng sẽ cao hơn.
Hình 2.2.2 Góc nhập xạ theo địa hình
Bài 12: Sự phân bố khí áp Một số loại gió chính
Mục II Một số loại gió chính
4 Gió địa phương
b Gió phơn
Tính độ cao của ngọn núi dựa trên sự thay đổi nhiệt độ và ngược lại
Dựa vào hình sau :
C = 45 0 C
A =21 0 C
B
h
Trang 13a, Xác định độ cao h của đỉnh núi Tính nhiệt độ tại đỉnh núi
Gọi h là độ cao của ngọn núi
T là nhiệt độ trên đỉnh núi
Ta có cứ lên 100m thì nhiệt độ giảm 0.6 0 C > ta có T = 21 o C – (h/100*0.6) (1)
Và cứ xuống 100m thì nhiệt độ tăng 1 o C > ta có T= 45 o C – (h/100*1)
Sử dụng hình vẽ toán học
để giải sự hình thành và cơ chế hoạt động của thủy triều
Hình 2.2.3 Chu kì thủy triều
Sử dụng
sơ đồ minh họa về
tập hợp giao để
Trang 14a, Xác định độ cao h của đỉnh núi Tính nhiệt độ tại đỉnh núi
Gọi h là độ cao của ngọn núi
T là nhiệt độ trên đỉnh núi
Ta có cứ lên 100m thì nhiệt độ giảm 0.6 0 C > ta có T = 21 o C – (h/100*0.6) (1)
Và cứ xuống 100m thì nhiệt độ tăng 1 o C > ta có T= 45 o C – (h/100*1)
lớp vỏ Trái Đất giải thích mối
quan hệ quy định lẫn nhau của các thành phần trong lớp vỏ địa lí
Hình 2.2.4 Mối quan hệ của các thành phần trong lớp
vỏ Địa Lí
2.3 Tích hợp tài liệu Văn Học trong dạy học Địa Lí
Tên bài Địa chỉ Nội dung tích hợp liên môn
Trang 15tích hợp
liên môn
Mục đích
HS về ảnh
hưởng của lực Coriolis đến các vật
chuyển động trên Trái Đất
Hình ảnh dòng sông có bên lở bên bồi khá
quen thuộc trong thơ ca Việt Nam, ví dụ bài
thơ: Cát Bụi của tác giả Nguyên Phong:
Tình yêu khó đỗi công bằng Mưa rơi một nẻo, nắng tràn một nơi
Người vui quên
Kẻ ngậm ngùi
Bên bồi bên lở, sông ơi sao đành
Số phần Trời bắt phải mang Tôi làm cát bụi
Em làm gió bay
GV lí giải dòng sông có bên lở bên bồi do ảnh hưởng của lực Coriolis ở bắc Bán Cầu nên hướng dòng chảy bị lệch về bờ bên phải gây xói lở bờ sông, bờ bên trái động năng giảm nên xảy ra quá trình tích tụ vật liệu, dẫn đến bồi tụ
ý nghĩa thời tiết
Sử dụng ca dao Việt Nam để giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối
Người dân Việt Nam thường sử dụng
Âm lịch, nên nói tháng 5 thì tương đương tháng 6, hoặc tháng 7 Dương lịch rơi vào mùa
hạ nên ngày dài hơn đêm Còn tháng 10 Âm lịch tương đương tháng 11, hoặc tháng 12 Dương lịch nên vào mùa Đông nên đêm dài hơn ngày
Sử dụng câu ca dao về thời tiết của nhân dân Việt Nam để dẫn chứng cho thời gian hoạt động của gió mùa mùa Đông
Bao giờ cho đến tháng ba
Trang 16Đông tại Việt Nam
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn
Người xưa thường lấy mốc thời gian hoa gạo
nở để xem thời tiết, đánh dấu ngày chuyển mùa Cứ thấy hoa gạo nở, người ta biết những đợt rét cuối cùng sắp hết, mùa nóng đang đến Vậy nên mới có câu: “Bao giờ cho đến tháng
ba Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn ”
từ sườn Tây(thuộc nước Lào) thổi qua Vì vậy gió này còn được gọi là gió Lào
nước
trên Trái
Đất
Dẫn nhập vào bài thủy quyển
Sử dụng một số câu thơ trong bài thơ Thề Non Nước của tác giả Tản Đà để miêu tả thêm
về tuần hoàn của nước trên Trái Đất
Dẫu rằng sông cạn đá mòn, Còn non còn nước hãy còn thề xưa.
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.
Dòng thơ cuối trong đọan thơ trên diễn
tả rất gãy gọn về hoạt động của nước trên Trái Đất Nước bốc hơi từ đại dương, được gió đưa vào đất liền, kết hợp với các nguồn hơi nước khác có trên lục địa gây mưa, dẫn đến việc nước chảy dồn vào các khe rãnh sông, suối hoặc mạch nước ngầm Cuối cùng lại đổ trở lại
ra đại dương
Bài 16: Mục I: Kết hợp Sử dụng một số đọan trong bài thơ Sóng của