1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10-PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

32 2,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 574,79 KB

Nội dung

Các môn học hiện nay dù được phân biệt khá rõ về nội dung nhưng ít nhiều cũng có liên quan với nhau ở một số khía cạnh nào đó.Chính vì vậy mà đề án về đổi mới giáo dục một cách toàn diện

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG SỐ LIỆU

Hình 2.2.1 Xác định góc nhập xạ 10

Hình 2.2.2 Góc nhập xạ theo địa hình 11

Hình 2.2.3 Chu kì thủy triều 12

Hình 2.2.4 Mối quan hệ của các thành phần trong lớp vỏ Địa Lí 13

Hình 2.4.1 Chuỗi thức ăn trong tự nhiên 17

Hình 2.6.1 Vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất khi có triều cường 18

Hình 2.6.2 Vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất khi có triều kém 19

Hình 2.6.3 Sơ đồ hoạt động nhà máy điện thủy triều 19

Hình 2.6.4 Sơ đồ hoạt động nhà máy phát địên từ sóng đại dương 20

Bảng IV.1 Kết quả so sánh đối chứng và thực nghiệm khi sử dụng phương pháp DHLM 23

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 2

MỤC LỤC 3

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 4

2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 5

2.1 Thực trạng trên thế giới và Việt Nam 5

2.2 Thực trạng trong dạy và học 6

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN 7

Giải pháp 1: Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa Lí 10-phần tự nhiên 7

1 Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp 7

2 Nội dung và biện pháp thực hiện 7

2.1 Tích hợp tài liệu lịch sử trong dạy học Địa Lí 7

2.2 Tích hợp tài liệu Toán Học trong dạy học Địa Lí 9

2.3 Tích hợp tài liệu Văn Học trong dạy học Địa Lí 13

2.4 Tích hợp tài liệu Sinh Học trong dạy học Địa Lí 15

2.5 Tích hợp tài liệu Hóa Học trong dạy học Địa Lí 17

2.6 Tích hợp tài liệu Vật Lí trong dạy học Địa Lí 18

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 20

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 21

1 Đối với người dạy 21

2 Đối với người học 22

3 Đối với nhà Trường 22

4 Đối với Bộ GD&ĐT 22

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

VII PHỤ LỤC 24

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm :

SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10-PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi người Thầy phải chuẩn bị kĩlưỡng để có những bài dạy sinh động và hiệu quả Trong thời đại thông tin bùng nổhiện nay bài học ngoài việc đảm bảo những nội dung cần thiết còn phải mang tínhcập nhật và đón đầu những xu thế mới xuất hiện để định hướng cho HS cách tưduy và đánh giá trước một vấn đề Các môn học hiện nay dù được phân biệt khá rõ

về nội dung nhưng ít nhiều cũng có liên quan với nhau ở một số khía cạnh nào đó.Chính vì vậy mà đề án về đổi mới giáo dục một cách toàn diện đã được chính phủthông qua, trong đó nhấn mạnh trong việc sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiềulĩnh vực nhằm giải quyết một vấn đề mà HS phải đối mặt Từ đó tạo cho HS lối tưduy tổng hợp và có hệ thống Điều này không chỉ có ích trong việc hấp thụ mộtcách chủ động và có chọn lọc các đơn vị kiến thức cần thiết mà còn giúp các em cócái nhìn linh hoạt đối với những vấn đề và tình huống nảy sinh trong cuộc sống

Địa Lí là một môn học có tính tổng hợp cao, có thể giúp HS phát triển kĩnăng phân tích hệ thống và tư duy khái quát Để làm được điều này, GV phải sửdụng kiến thức của các môn học khác mới có thể đảm bảo việc truyền tải nội dungcho HS Trong thực tiễn giảng dạy, người Thầy phải TH nội dung của Toán học,Vật Lí, Văn học, để giải thích cũng như chứng minh những vấn đề thuộc phạm

vi Địa Lí

Tuy nhiên hiện vẫn chưa cho bộ quy chuẩn hướng dẫn cũng như tàiliệu hỗ trợ nhằm giúp giao viên dạy môn Địa Lí sử dụng trong thực tiễn dạy học.Nhằm hỗ trợ cho tốt hơn cho việc dạy học tại cơ sở tôi đã thực hiện chuyên đề: “

SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10-PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN”

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong những năm gần đây, thuật ngữ “tích tợp”xuất hiện khá phổ biến.Tuy vậy thuật ngữ “tích hợp” trong các lĩnh vực khoa học khác nhau (Toán Học,Sinh Học, Triết Học, Giáo Dục Học, ) lại có bao hàm những nội dung khác nhau

Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư Xô Viết có định nghĩa: “Tích hợp là một khái niệm của li thuyết hệ thống, chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”(trích dẫn bởi Đỗ Hồng Thái,

2011) Dưới góc độ Giáo Dục Học, TH được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ,

Trang 5

có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nộidung thống nhất.

Lý thuyết về TH trong giáo dục đã được chú ý ở nhiều quốc gia từ nhữngnăm 60 của thế kỉ XX và ngày càng được áp dụng rộng rãi Ở mức độ cao có thể

TH các môn học Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học thành một môn học chung – mônkhoa học tự nhiên, hoặc TH các môn học Văn Học, Lịch Sử, Địa Lí, thành mônkhoa học xã hội nhân văn Những môn TH này là một mới chứ không phải là lồngghép các môn học riêng rẽ Ở mức độ vừa, các môn học gần nhau chỉ được THnhững phần trùng nhau Chằng hạn, để nghiên cứu về quá trình đô thị hóa ở ViệtNam từ cổ đại đến nay, cần kết hợp kiến thức của các môn học Địa Lí, Lịch Sử,Văn Học

Như vậy, có thể thấy có hai cách cơ bản để thực hiện TH, đó là TH các môn học, nội dung riêng rẽ thành môn học mới và TH không tạo nên môn học mới.

TH không tạo nên môn học mới gồm: TH trong nội bộ môn học, TH đa môn, THliên môn, TH xuyên môn Còn TH các môn học tạo thành môn học mới gồm: THliên môn và TH xuyên môn Việc thực hiện TH không có nghĩa là các môn học THmới luôn thay thế hoàn toàn các môn học riêng biệt truyền thống đã có, mà tạinhững thời điểm nhất định, chúng có thể tồn tại song song tùy thuộc vào mục tiêugiáo dục Quan điểm TH được thực hiện rất đa dạng, phong phú Nó có thể tồn tạikhông chỉ ở mức độ, như là TH trong nội bộ môn học, TH đa môn,… mà còn cóthể thực hiện một cách linh hoạt đối với các mức độ TH (Cao Thị Thặng, 2010)

Việc DHLM(dạy học liên môn) phải dựa trên một số nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

2.1 Thực trạng trên thế giới và Việt Nam

Xu hướng DHLM đã được tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, có thể

TH các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục côngdân…để tạo thành môn học mới, với hình thức TH liên môn và TH xuyên môn Xuhướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm TH nhưng không tạo môn học mới Đạidiện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức; Hà Lan…

Với triết lí “Giáo dục dành cho mọi người”, Hoa Kì và Australia là hai

quốc gia thực hiện dạy học theo hướng đa dạng hóa các phương pháp nhằm đápứng mọi đối tượng người học đến từ nhiều nơi trên thế giới-với văn hóa và trình

độ khác nhau Các nước này tiến hành đào tạo theo tín chỉ từ thời phổ thông, HS cóthế học các tín chỉ theo sở thích và năng khiếu của riêng mình ngay từ cấp THPT

Trang 6

Ở Việt Nam, thời Pháp thuộc quan điểm TH đã được thể hiện trong một

số môn học của trường tiểu học.Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựngmôn Tự nhiên – xã hội theo quan điểm TH đã được thực hiện và đã được thiết kếđưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5

Đề án đổi mới giáo dục toàn diện từ năm 2015 của bộ Giáo Dục và ĐàoTạo đã tập trung vào nội dung TH DHLM Đây là một quan điểm đúng đắn vì việcDHLM có những ưu điểm sau:

- Làm cho qua trình học tập có ý nghĩa

- Xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn

- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống

- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học

bộ môn khác nhau có thể được sử dụng rất hữu ích, linh họat và hiệu quả vào tiếthọc Địa Lí Vì vậy, việc TH DHLM nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và góp phầnkéo môn Địa Lí gần với cuộc sống và nhận thức của HS hơn là rất cần thiết

2.2.2 Đối với người dạy

Trong thực tiễn giảng dạy tại địa phương và trong nội bộ phân môn Địa

Lí, nhằm phục vụ cho việc truyền tải nội dung bài học, các kiến thức liên môncũng được tôi và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn thường xuyên vận dụng.Tuy nhiên, mức độ và khả năng vận dụng còn manh mún, chưa có hệ thống vàthiếu linh hoạt do phụ thuộc vào khả năng của từng đối tượng HS, nội dung bàihọc Vì vậy việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho DHLM trong môn Địa Lí là cấp bách

2.2.3 Đối với người học

Do thiếu định hướng nên có quan niệm tách biệt rạch ròi giữa các mônhọc, dẫn đến việc HS chưa chủ động sử dụng kiến thức của các môn khác dù cóliên quan vào việc học tập và trong quá trình kiểm tra đánh giá

Mặt khác, khả năng ứng dụng các phương tiện truyền thông trong học tậpchưa được thường xuyên và chủ động dù rất nhiều HS có điện thoại thông minh cóthể tiến hành truy cập Internet để cập nhật và kiểm tra kiến thức nhanh chóng Nếu

Trang 7

được tổ chức bài bản khả năng tự học và tư duy độc lập của các em sẽ có nhiểuthay đổi.

Quan niệm “Người Thầy luôn đúng” còn khá phổ biến khiến cho khảnăng tự tiếp cận thông tin đa chiều của các em ít nhiều còn hạn chế Từ đó các em

ít thấy được tính hệ thống vốn tồn tại ở nhiều môn học khác nhau, cái có thể hỗ trợ

HS tiếp cận các đơn vị kỉến thức khác nhau

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giải pháp 1: Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa Lí 10-phần tự nhiên.

1 Cách thức tổ chức thực hiện giải pháp

Phạm vi: chuyên đề tiến hành xây dựng bộ dữ liệu cho DHLM cả

trong quá trình dạy, học và đánh giá HS để hình thành thói quen tư duy tổng hợp

Đối tượng: HS lớp 10

Công việc cụ thể:

 Nghiên cứu tài liệu

 Xác định những nội dung có thể TH liên môn và kiến thức liênmôn phù hợp

 Tiến hành thực hiện

 So sánh kết quả thực hiện

Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ Học kì 1 năm học 2013-2014, sau đó

theo dõi, so sánh, hoàn tất đề tài vào tháng 12 năm 2013

2 Nội dung và biện pháp thực hiện

2.1 Tích hợp tài liệu lịch sử trong dạy học Địa Lí

Bài

học

Địa chỉ tích hợp

Nội dung tích hợp liên môn

sự cần thiết có đường đổi ngày quốc tế

Nhà hàng hải, nhà thám hiểm Magienlăng khi

đi từ Tây Ban Nha sang phía tây ngày20/9/1519, qua Thái Bình Dương, rồi trở về ĐạiTây Dương, tàu của ông trở về nơi xuất phátngày 7/9/1522 Nhưng sổ nhật kí hải trình trêntàu chỉ ghi đến ngày 6/9/1522) Có sự chênhlệch so với thời gian thực tế, để thống nhất thờigian trên thế giới cần đặt ra đường đổi ngàyquốc tế - thuộc kinh tuyến 1800 ở giữa Thái

Trang 8

âm lịch và

dương lịch

- Sự ra đời của Dương lịch, Âm lịch và Âm Dương lịch ( số ngày không giống nhau của các tháng trong năm, năm nhuận):

+ Lịch là cách thức phân chia thời gian trên

Trái đất Để tính toán thời gian con người cổ đại

đã dựa vào thiên văn để làm lịch

+ Âm lịch : là loại lịch cổ căn cứ vào vận động

của Mặt trăng quanh Trái đất để tính năm, tháng.Tháng có 29 hoặc 30 ngày, năm có 354 - 355 ngày

+ Dương lịch: căn cứ chủ yếu vào sự vận động

của Trái đất quanh Mặt trời Dương lịch được người Ai Cập sử dụng từ thời cổ đại.Trái đất vậnđộng quanh Mặt trời một vòng mất 365 ngày 5h

48 phút 56 giây thời gian này gọi là năm thiên văn

“Theo Hán - Việt thì Mặt trời là Thái Dương, Mặt trăng là Thái Âm Do vậy, lịch theo Mặt trời gọi là dương lịch, lịch theo Mặt trăng gọi là

âm lịch”

+ Âm dương lịch: là loại lịch xây dựng trên cơ

sở phối hợp cả 2 vận động của Mặt trăng quanh Trái đất và Trái đất quanh Mặt trời

Một năm Âm dương lịch cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày theo chu kỳ vận động của Mặt trăng quanh Trái đất là 29,5 ngày Cho nên mỗi năm Âm dương lịch chỉ có 355 ngày so với năm dương lịch ngắn hơn 10 ngày ; 3 năm ngắn hơn

1 tháng

- Vì sao tháng 2 chỉ có 28 ngày

Lịch của người La Mã có 12 tháng, trong đó tháng đủ: có 31 ngày (cho những tháng lẻ), tháng thiếu là tháng có 30 ngày là những tháng

Trang 9

chẵn (2,4,6,8, ) Vậy tổng số ngày của 12 tháng sẽ là 6 x 31 + 6

x 30 = 366 ngày Nhưng mỗi năm trái đất quay quanh mặt trời chỉ khoảng 365 ngày thôi (chính xác là 365 ngày + 5h48'46'' = 365.2425 ngày)

→ Vậy phải bớt đi 1 ngày, bớt tháng nào đây??

La mã thời đó, các tử tù thường bị hành hình vào tháng 2, tháng 2 gọi là tháng đau buồn, nên người ta muốn nó ngắn lại → vậy trừ bớt 1 ngày

ở Tháng 2 → Nên tháng 2 chỉ còn 29 ngày Sau này, khi hoàng đế Julius băng hà, để tưởng nhớ, người La mã lấy tên ông đặt cho tháng 7

(Quintilis), là tháng sinh nhật ông, thành Julius Augustus kế tục sau này, muốn được lưu truyền, ông lấy thêm 1 ngày của tháng 2 đắp cho tháng sinh nhật mình, là tháng 8 và đặt tên nó là August Vì thế, mà tháng 2 lại chỉ còn lại 28 ngày, còn tháng 8 có 31 ngày (để thành tháng

đủ, cho bằng tháng sinh nhật của Julius) Do hám danh, muốn tự đề cao mình mà lịch dương lúc bấy giờ có 3 tháng đủ liền nhau (tháng 7, 8, 9) Để giải quyết điều không ổn đó, Augustus lấy một ngày của tháng 9 đưa sang tháng 10, và lấy một ngày của tháng 11 đắp vô tháng 12 Vì thế dương lịch mà ta đang dùng có 7 tháng đủ mỗi tháng có 31 ngày là các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.

Sử dụng kiến thức lịch sử về trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 để minh họa cho vai trò của thủy triều Cụ thể, hạ lưu sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài kilômét.Lòng sông vừa rộng, vừa sâu từ 8-18m Khi triều xuống, vào độ nước cường, nước rút đến hơn 30cm trong một giờ, ào ào xuôi ra biển NgôQuyền đã lợi dụng điểm này để bày thế trận đón giặc, tạo nên chiến công oai hùng trong lịch sử

Trang 10

Vị trí trận chiến Bạch Đằng 938

(Nguồn: http://truongsahoangsa.info)

2.2 Tích hợp tài liệu Toán Học trong dạy học Địa Lí

Tên bài Địa chỉ

tích hợp liên môn

Nội dung tích hợp liên môn Mục

2 Giờtrên TráiĐất vàđường đổingày quốctế

Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức đã học của

HS

Tính giờ và ngày của các nơithuộc các múi giờ khác nhau khi biếtngày, giờ ở một múi giờ ở một địaphương nhất định

Ví dụ: Dựa vào bản đồ thế giới, tính

xem giờ ở London (múi 0), Tokyo(múi số 9),khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2006?

Trang 11

hiểu công thức tính góc nhập xạ theo từng vĩ

độ khác nhau:

h 0 = 90 o -  + (-)  Trong đó: + h 0 là góc tới +  là vĩ độ

+  là góc nghiêng của tia sáng

MT với mặt phẳng xích đạo (dao động từ 0o

đến 23o27’ B và N

Hình 2.2.1 Xác định góc nhập xạ

- Tính ngày Mặt Trời lên Thiên Đỉnh

Muốn tính ngày Mặt Trời lênthiên đỉnh của điểm A có A0 vĩ, ta cần nắm sốngày từ lúc Mặt Trời lên thiên đỉnh tại xíchđạo 00 đến chí tuyến 23027’đi mất ở :

+Bắc bán cầu là 93 ngày.

+Nam bán cầu là 90 ngày

+Mỗi ngày Mặt Trời đi được ở Bắc bán

cầu: 908”, ở Nam bán cầu: 938”.

Bước 1 : Đổi vĩ độ của điểm A ra

giây

Bước 2 : Tính số ngày để Mặt

Trời lên thiên đỉnh ở A x từ xích đạo đến vĩ

độ của điểm A theo công thức:

Bắc báncầu

x = vĩ độ cần tính (đổi ra giây) : 908"

Nam bán cầu

x = vĩ độ cần tính (đổi ra giây) : 938"

Trang 12

 Lần I: 21/3 + x

 Lần II: 23/9 - x+ Ở NBC:

Sử dụng kiến thức về Toán học để giải thíchhướng phơi sườn núi với góc nhập xạ lớn thìlượng nhiệt nhận được cũng sẽ lớn hơn vàdẫn đến nhiệt độ của sườn đó cũng sẽ caohơn

b Gióphơn

Tính

độ cao của ngọn núi dựa trên sự thay đổi nhiệt độ và

Dựa vào hình sau :

Trang 13

ngược lại

a, Xác định độ cao h của đỉnh núi Tính nhiệt

độ tại đỉnh núi Gọi h là độ cao của ngọn núi

T là nhiệt độ trên đỉnh núi

Ta có cứ lên 100m thì nhiệt độ giảm 0.6 0 C > ta

có T = 21 o C – (h/100*0.6) (1)

Và cứ xuống 100m thì nhiệt độ tăng 1 o C > ta

có T= 45 o C – (h/100*1) > 21 o C – (h/100*0.6) = 45 o C – (h/100*1) > 2100- 0.6h = 4500-h

> 0.4h = 4500-2100 > h = 6000m Thay h= 6000m vào 1 ta có T= 21- (6000/100*0.6)= -15 o C

Sử dụng hình vẽ toán học để giải sựhình thành và cơ chế hoạt động của thủytriều

Hình 2.2.3 Chu kì thủy triều

sự đan xen giữa các hợp phần trong lớp vỏ Trái Đất

Sử dụng sơ đồ minh họa về tập hợp giao để giải thích mối quan hệ quy định lẫn

nhau của các thành phần trong lớp vỏ địa lí

Trang 14

Hình 2.2.4 Mối quan hệ của các thành phần

trong lớp vỏ Địa Lí

2.3 Tích hợp tài liệu Văn Học trong dạy học Địa Lí

Tên bài Địa chỉ

tích hợp liên môn

Nội dung tích hợp liên môn Mục

3 S

ự chuyểnđộnglệchhướngcủa cácvật thể

Đánh giá nhận thức của

HS về ảnh

hưởng của lực Coriolis đến các vật

chuyển động trên Trái Đất

Hình ảnh dòng sông có bên lở bên bồi khá

quen thuộc trong thơ ca Việt Nam, ví dụ bài

thơ: Cát Bụi của tác giả Nguyên Phong:

Tình yêu khó đỗi công bằng Mưa rơi một nẻo, nắng tràn một nơi

Người vui quên

Kẻ ngậm ngùi

Bên bồi bên lở, sông ơi sao đành

Số phần Trời bắt phải mang Tôi làm cát bụi

Em làm gió bay

GV lí giải dòng sông có bên lở bên bồi do ảnh hưởng của lực Coriolis ở bắc Bán Cầu nênhướng dòng chảy bị lệch về bờ bên phải gây xói lở bờ sông, bờ bên trái động năng giảm nênxảy ra quá trình tích tụ vật liệu, dẫn đến bồi

tụ

(Nguồn: http://giaoan.violet.vn)

Bài 6: Mục Đánh Sử dụng ca dao Việt Nam để giải thích hiện

Trang 15

ý nghĩa thời tiết

tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩđộ

Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối

Người dân Việt Nam thường sử dụng

Âm lịch, nên nói tháng 5 thì tương đương tháng 6, hoặc tháng 7 Dương lịch rơi vào mùa

hạ nên ngày dài hơn đêm Còn tháng 10 Âm lịch tương đương tháng 11, hoặc tháng 12 Dương lịch nên vào mùa Đông nên đêm dài hơn ngày

phương

a GióMùa

Minh họa thời gian hoạt động của gió mùa mùa Đông tại Việt Nam

Sử dụng câu ca dao về thời tiết của nhân dânViệt Nam để dẫn chứng cho thời gian hoạtđộng của gió mùa mùa Đông

Bao giờ cho đến tháng ba Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn

Người xưa thường lấy mốc thời gian hoa gạo

nở để xem thời tiết, đánh dấu ngày chuyểnmùa Cứ thấy hoa gạo nở, người ta biết nhữngđợt rét cuối cùng sắp hết, mùa nóng đang đến.Vậy nên mới có câu: “Bao giờ cho đến tháng

ba Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn ”

từ sườn Tây(thuộc nước Lào) thổi qua Vì vậygió này còn được gọi là gió Lào

Trang 16

trên Trái

Đất

Dẫn nhập vào bài thủy quyển

Sử dụng một số câu thơ trong bài thơ ThềNon Nước của tác giả Tản Đà để miêu tả thêm

về tuần hoàn của nước trên Trái Đất

Dẫu rằng sông cạn đá mòn, Còn non còn nước hãy còn thề xưa Non xanh đã biết hay chưa?

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Dòng thơ cuối trong đọan thơ trên diễn

tả rất gãy gọn về hoạt động của nước trên TráiĐất Nước bốc hơi từ đại dương, được gió đưavào đất liền, kết hợp với các nguồn hơi nướckhác có trên lục địa gây mưa, dẫn đến việcnước chảy dồn vào các khe rãnh sông, suốihoặc mạch nước ngầm Cuối cùng lại đổ trở lại

nguyên nhân hình thành sóng biển

Sử dụng một số đọan trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để giải thích nguyên nhân hình

Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau

Sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về các bộphận trong cơ thể Tay, Chân, Mắt, Tai, Miệng

để minh họa về mối quan hệ quy định lẫn nhaugiữa các thành phần trong lớp vỏ Địa Lí Sauđây là nội dung câu chuyện:

Cô Mắt, cậu chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng sống với nhau vui vẻ hòa thuận.

Rồi một ngày cô Mắt phát hiện ra cả nhóm phải làm việc vất vả còn lão Miệng không phải làm việc mà chỉ việc ăn nên đã cùng với cậu chân, cậu Tay, bác Tai đến nhà lão Miệng bày

tỏ thái độ và đi đến quyết định không làm việc

để kiếm thức ăn cho lão Miệng nữa.

Đến ngày hôm sau, cả nhóm mệt mỏi rã rời

Ngày đăng: 06/04/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w