1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lý

28 2,5K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 327 KB

Nội dung

Cũng như bản đồ, biểu đồ thì các bảng số liệu thống kê cũng là nguồn tri thức, để sử dụng có hiệu quả trong việc dạy và học, đặc biệt là phát triển tư duy cho học sinh thì cần phải tổ ch

Trang 1

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

III GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về số liệu thống kê

2. Ý nghĩa số liệu thống kê

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

III NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ

1 Các loại số liệu thống kê

2 Thu nhập số liệu thống kê

3 Các nguồn thu nhập số liệu thống kê

4 Xử lý số liệu thống kê

5 Phân tích số liệu thống kê

IV SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐỀ GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI ĐỊA

LÝ KINH TẾ XÃ HỘI 10

1 Sử dụng số liệu thống kê riêng biệt

2 Sử dụng số liệu thống kê xếp thành bảng

3 Các loại biểu đồ dùng trong Địa lý 10 – THPT nâng cao

V THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ MINH HỌA

Trang 2

sở phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các hiện tượng địa lí cụthể Bởi vì Địa lí là môn khoa học tổng hợp.Ngoài kiến thức lí thuyết thì môn Địa

lí còn có hệ thống kênh hình, công thức tính toán, hệ thống số liệu thống kê

Số liệu thống kê là yếu tố rất quan trọng trong quá trình giảng dạy môn Địa lí.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường sử dụng các số liệu thống kê

để minh họa giải thích làm cho bài giảng được sáng tỏ và dễ hiểu Nhưng cách sửdụng số liệu thống kê như thế chưa làm cho học sinh phát triển tư duy, mà còn làmcho học sinh coi nhẹ vai trò của số liệu thống kê Cũng như bản đồ, biểu đồ thì các

bảng số liệu thống kê cũng là nguồn tri thức, để sử dụng có hiệu quả trong việc dạy

và học, đặc biệt là phát triển tư duy cho học sinh thì cần phải tổ chức, hướng dẫn

có phương pháp nhất định thì mới đem lại hiệu quả cao

Thực tế giảng dạy ở Trung học phổ thông, việc sử dụng số liệu thống kê vàphương pháp giảng dạy số liệu thống kê của nhiều giáo viên chưa tốt Nguyênnhân chính có lẽ một phần do chưa nắm được cơ sở lí luận, các nội dung và hìnhthức của việc sử dụng số liệu thống kê trong dạy học bộ môn, cũng như khả năngứng dụng nó vào việc giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, phát triển tưduy, rèn luyện kĩ năng địa lí Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút vềhứng thú và chất lượng của việc dạy học bộ môn này ở nhà trường phổ thông

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn địa lí trung học phổ thông cả 3 khối

10, 11, 12 Tôi nhận thấy khối lượng kiến thức rất rộng Trong quá trình khai thác

Trang 3

tri thức, ngoài kến thức lí thuyết, kênh hình ra thì học sinh phải hiểu ý nghĩa các sốliệu thống kê, hiểu ý nghĩa sử dụng chúng trong nội dung từng bài để nắm sâu sắcđược bản chất, nội dung bài học Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải

có phương pháp, cách sử dụng linh hoạt số liệu thống kê vào giảng dạy sao cho cóhiệu quả cao.Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phương pháp sử dụng số liệu thống

kê trong dạy học địa lí phương pháp 10 nâng cao”

II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm ra phương pháp sử dụng số liệu thống kê có hiệu quả hơn trong dạy học mônĐịa lí Trung học phổ thông

- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí trung học phổ thông

- Tạo hứng thú cho học trong một tiết học môn Địa lí

2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu tổng quan cơ sở lí luận liên quan đến đề tài

- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa lí ởtrường Trung học phổ thông

III GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phương pháp sử dụng số liệu thống kê có hiệu quả trong trong chương trình địa lílớp 10 nâng cao

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 4

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về số liệu thống kê

“Thống kê là khoa học nghiên cứu mặt số lượng của hiện tượng những quy luật của đời sống kinh tế xã hội trong mối quan hệ mật thiết với chất lượng, trong những điều kiện, địa điểm và thời gian nhất định”

Gần đây, còn coi thống kê là một khoa học nghiên cứu và cung cấp nhữngthông tin về mặt số liệu để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội cũng nhưquản lý đất nước

Như vậy, có thể thấy những số liệu về tình hình sản xuất, sản phẩm, sản lượng,tài nguyên, dân cư, tình hình phát triển nông – công nghiệp là những số liệuthống kê

2 Ý nghĩa số liệu thống kê

Những số liệu thống kê không chỉ thể hiện mặt lượng mà còn có mối liên hệmật thiết với mặt chất của những hiện tượng kinh tế xã hội Thông qua việc phântích và từ các mối liên hệ của các số liệu thống kê chúng ta có thể biết được bảnchất, đặc điểm các hiện tượng; quy luật kinh tế xã hội

- Số liệu thống kê dùng để minh họa, khắc sâu nội dung kiến thức địa lý, mangtính thuyết phục cao, giúp cho người sử dụng có cách nhìn khoa học, đúng đắn vềcác hiện tượng kinh tế xã hội

- Thông qua sự phân tích, so sánh đối chiếu các số liệu thống kê có khả năng cụthể hóa các khái niệm, quy luật, làm rõ mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địalý

- Những số liệu đặc trưng có thể chứng minh một đặc điểm, đặc trưng, rút ra kếtluận cần thiết khi nghiên cứu về một vấn đề kinh tế xã họi

Trang 5

-Các số liệu thống kê khi phân tích sẽ thể hiện được bản chất, quy luật của cáchiện tượng và mối quan hệ trong sự phát triển kinh tế xã hội Đặc biệt khi nêu đặc

trưng kinh tế của một nước hay một vùng, những số liệu thống kê “có thể chưa đầy dữ liệu hoàn toàn nhưng nếu không có những chỉ số thống kê thì thật khó làm

rõ được đặc trưng kinh tế”

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Xã hội luôn phát triển không ngừng Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cuộc cáchmạng khoa học kĩ thuật hiện đại có tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế - xãhội Làm cho nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng, từng ngày, từng giờ Tuynhiên trong ngành giáo dục sách giáo khoa không thể nào cập nhật kịp thời khối lượngkiến thức đã thay đổi Bởi vì mỗi lần thay sách giáo cần phải qua một lộ trình nghiêncứu tỉ mỉ, tìm hiểu sâu sát thực tế lâu dài Sách giáo khoa ban hành ra phải sử dụngtrong thời gian dài nên những thông tin kiến thức, đặc biệt là số liệu thống kê kinh tế -

xã hội nó sẽ trở nên quá cũ, không còn phù hợp, sát với thực tế trong tình hình mới.Nếu giáo viên không thường xuyên cập nhật số liệu để bổ sung cho công tác giảngdạy thì sẽ làm giảm sút chất lượng nội dung của bài học

Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên chỉ xem số liệu thống kê là công cụ đơnthuần để minh họa cho kênh chữ nên không gây được hứng thú học tập, không pháttriển được tư duy và nắm sâu sắc bản chất nội dung bài học

III NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG SỬ DỤNG SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Sử dụng số liệu thống kê để đạt hiệu quả cao nhất không phải là vấn đề đơngiản mà bất cứ giáo viên nào, bài giảng nào cũng có thể khác tốt, hay được Việc

sử dụng số liệu thống kê để giảng dạy địa lý phải có tiến trình nhất định từ nắmđược các loại số liệu thống kê, cách thu thập số liệu, phân tích số liệu thống kê đếnthể hiện số liệu thống kê bằng biểu tượng, biểu đồ, bản đồ

1 Các loại số liệu thống kê

a Số liệu riêng biệt

Trang 6

Là những số liệu thống kê dùng riêng rẽ để cụ thể hóa một đối tượng địa lý kinh

tế - xã hội nào đó về mặt số lượng

VD: Khi đưa diện tích châu Á: 31,8 triệu km2 (Bảng số liệu trang 121 SGK 10nâng cao) có thể cho học sinh thấy quy mô châu Á, diện tích so với các châu lụckhác

- Các số liệu thống kê riêng biệt còn dùng để định lượng, minh họa, trợ giúp, lýgiải cho việc chứng minh, phân tích các hiện tượng, khái niệm, quy luật địa lýkinh tế xã hội

- Các số liệu thống kê riêng biệt do cách tính với mối quan hệ với những đơn vịkhác nhau có thể nêu lên được những mối quan hệ giữa 2, 3 yếu tố

VD: Tổng sản lượng lương thực của Trung Quốc năm 2000 là 406, 7 triệu tấn

nhưng cũng có thể tính bằng kg/người

- Các số liệu thống kê riêng biệt thường được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu sốlượng Đó chính là một số tuyệt đối có kèm theo đơn vị, trị số

VD: Sản lượng thép thế giới năm 2002 là 870 triệu tấn

- Số liệu biểu hiện một chỉ tiêu đối tượng có liên quan với nhau dùng để nêu rõ bànchất của nhiều hiện tượng và quá trình phát triển kinh tế của một ngành, một vùng,một nước, khu vực

VD: Cơ cấu nhóm tuổi dân số Việt Nam (Trang 109) năm 2004

Trang 7

biệt trên các lãnh thổ Hình thức biểu hiện này có thể là một bội số, phân số haymột số %.

VD: Phân bố dân cư của châu Á (Năm 2005) bằng 60, 6% dân số thế giới (trang

116 sgk)

• Chỉ tiêu bình quân cũng là một loại chỉ tiêu so sánh giữa 2 chỉ tiêu tổng lượngnhưng thuộc 2 loại hiện tượng kinh tế xã hội khác nhau để nêu lên một chỉ tiêutrung bình cho đơn vị

VD: Số dân thế giới năm 2000 là 6, 47 tỷ người song tỷ lệ dân nông thôn là

52% (trang 119 sgk)

∙ Số liệu là chỉ tiêu kết cấu: Là tỷ số giữa bộ phận với toàn thể

VD: Cơ cấu GDP toàn thế giới năm 2004 (Đơn vị %) trang 129 SGK

Trang 8

Các số liệu thống kê còn được đưa ra dưới hình thức tập hợp thành bảng, các sốliệu có liên quan đến nhau được đặt ở vị trí gần nhau để người đọc dễ dàng nhậnxét, so sánh từ đó rút ra những kết luận có căn cứ về các hiện tượng và quá trìnhđịa lý kinh tế xã hội Có 2 loại bảng số liệu

- Bảng số liệu đơn giản

- Bảng số liệu phức tạp

+ Bảng số liệu đơn giản: Là bảng có nhiều số liệu nhưng trong đó chỉ nói một

nội dung hoặc ở nhiều thời điểm khác nhau

VD: Sản lượng thép trên thế giới thời kỳ 1950 2002 (Trang 162)

+ Bảng số liệu phức tạp: Là bảng có nhiều số liệu nói về một nội dung nào đó

song lại chia thành nhiều đề mục có quan hệ với nhau hoặc bao gồm nhiều đề mụckhác nhau theo thời gian

VD 1: Bảng khối lượng vận chuyển; khối lượng luân chuyển của các phương

tiện vận tải ở nước ta năm 2003 (Trang 178)

Phương tiện vận tải Khối lượng vận chuyển

2725,49402,85140,543512,6210,760992

c Các loại số liệu đã được trực quan hóa dưới dạng biểu đồ

Trang 9

Biểu đồ là cấu trúc đồ họa dùng để biểu hiện một cách trực quan hóa số liệuthống kê về quá trình phát triển của một hiện tượng, mối quan hệ về thời gian vàkhông gian giữa các hiện tượng.

Biểu đồ là phương tiện trực quan giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.Việc khai thác

và sử dụng biểu đồ tùy thuộc nội dung kiến thức cơ bản của nguồn số liệu thống

kê Biểu đồ có sự thu hút mạnh mẽ và phát huy tính tích cực, độc lập của học sinhtrong quá trình học tập Trên cơ sở phục vụ cho việc khai thác kiến thức, biểu đồcòn là phương tiện để các em rèn luyện kỹ năng đọc, vẽ, phân tích từ đó rút ranhận xét

Các loại biểu đồ thường được sử dụng:

- Biểu đồ cơ cấu: Biểu hiện các số liệu của các hiện tượng bằng hình tròn, hìnhvuông, hình tam giác; biểu đồ miền

- Biểu đồ so sánh: Dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác, cáchbiểu hiện thường dùng là hình tròn, cột

- Biểu đồ động thái: Dùng để nêu quá trình phát triển, cách biểu hiện thường làtheo đường, theo cột

- Biểu đồ đặt trên bản đồ: Bản đồ - biểu đồ

- Biểu đồ biểu hiện mối quan hệ

2 Thu nhập số liệu thống kê.

Việc nâng cao chất lượng dạy học đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyênmôn cao, phải nắm bắt được hệ thống các khái niệm, quy lụât, học thuyết đãđược trình bày trong sách giáo khoa Số liệu thống kê có một ý nghĩa nhất định đốivới việc hình thành các tri thức địa lý đó Những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ

có sức thuyết phục mạnh mẽ khi có những số liệu thống kê minh họa Trong giảngdạy số liệu thống kê còn có giá trị để tính toán, rút ra những đặc điểm, quy luật,tính chất của một sự vật hiện tượng Tuy nhiên do sự biến động không ngừng củakinh tế xã hội mà các số liệu thống kê phải luôn cập nhật nhưng phải có chọn lọc,tạo tính khách quan nhưng phải chính xác, khoa học

Trang 10

Các số liệu thống kê khi thu nhập được đưa vào sử dụng phải gắn với vùng lãnhthổ nhất định, điều này tạo ra sự khác biệt giữa sử dụng số liệu thống kê trong dạyhọc địa lý với số liệu thống kê trong thống kê học.

Như vậy để phục vụ cho mục đích giảng dạy cần phải thu nhập những tài liệuphục vụ mục đích đối tượng, hiện tượng kinh tế xã hội trong bài giảng Phải chú ýđến tính mục đích của số liệu thống kê nếu không sẽ dẫn đến kết luận không đápứng về mặt khoa học cũng như giảng dạy Chính vì thế phải phân loại những sốliệu thống kê khác nhau dựa vào mục đích sử dụng

Để đảm bảo cho tính chân thực của số liệu thống kê sử dụng trong nghiên cứu

và giảng dạy địa lý thì các số liệu thống kê phải luôn được kiểm tra, không nên tintưởng quá mức vào số liệu thống kê Có thể dẫn đến những sai lầm không đáng có

3 Các nguồn thu nhập số liệu thống kê.

Trong giảng dạy địa lý 10 có rất nhiều nguồn để thu nhập số liệu thống kê: Từniên giám thống kê, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng Song việc sử dụng,

xử lý số liệu thống kê này không dễ dàng gì Có thể thấy rõ 2 xu hướng sử dụng sốliệu thống kê:

- Thoát ly khỏi sách giáo khoa

- Sử dụng toàn bộ nội dung sách giáo khoa

Do đặc thù môn địa lý gắn liền với những biến động của kinh tế xã hội nên nếulập lại các số liệu thống kê có trong sách giáo khoa sẽ trở nên lạc hậu; thiếu cậpnhật thông tin làm hiệu quả giảng dạy giảm Chính vì vậy trong quá trình dạy họcgiáo viên phải cập nhật các số liệu mới phù hợp với nội dung bài giảng và có sựkiểm tra ở nhiều nguồn thông tin để đáng giá độ tin cậy những số liệu mình đưavào giảng dạy

4 Xử lý số liệu thống kê

Việc thu nhập số liệu thống kê qua nhiều nguồn khác nhau để đưa vào giảngdạy địa lý phải qua các quá trình xử lý; sắp xếp lại các số liệu; phân loại chúng để

Trang 11

nhằm đạt hiệu quả cao nhất.Theo PGS TS Nguyễn Trọng Phúc, việc xử lý số liệuthống kê được minh họa bằng sơ đồ

Con đường trực tiếpCon đường

- Đưa những số liệu thu thập vào những bảng biểu riêng

VD: Khi đưa thu nhập cơ cấu GDP của các nhóm nước và thế giới thời kì

1980-2004 (Đơn vị %) ta phải sắp xếp và đưa vào bảng sau:

X

Trang 12

a Ý nghĩa việc phân tích số liệu thống kê để giảng dạy địa lý

Qua việc phân tích số liệu thống kê, giáo viên rút ra những kết luận cần thiết đểtruyền đạt tri thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng bộ môn Chính vì vậy phải

phân tích số liệu thống kê một cách khoa học, Lênin đã đánh giá: “Báo chí đã cung cấp được nhiều tài liệu quý báu về mặt kiến thức của đất nước, nhất là các tài liệu thống kê, tuy nhiên những tài liệu này có 2 khuyết điểm: Không thường xuyên, không hoàn chỉnh, không có hệ thống, chưa qua chỉnh lí và phân tích Như vậy chỉ

có số liệu thống kê đã qua phân tích khoa học mới có ý nghĩa thực tế”

b Nguyên tắc phân tích số liệu thống kê trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý

Phải tìm mối liên hệ giữa hiện tượng nghiên cứu với các hiện tượng có liênquan trong không gian và thời gian: Không phân tích số liệu một cách độc lập vìcác số liệu này có mối liên quan chặt chẽ với nhau Có 6 mối liên hệ nhân quảtrong giảng dạy địa lí

- Mối liên hệ nhân quả giữa chế độ kinh tế - xã hội với sự phát triển kinh tế vàphân bố dân cư một nước, một khu vực

- Mối liên hệ giữa những đặc điểm lịch sử của một nước với những đặc điểmhiện tại về dân cư, kinh tế của nó

- Vị trí của địa lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tếcủa mỗi nước

- Mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư và phân bố sảnxuất

- Mối liên hệ sản xuất giữa các ngành khác nhau trong kinh tế

- Mối liên hệ giữa biến động chính trị với xu hướng phát triển kinh tế một nước.+ Phải có quan điểm lịch sử khi phân tích số liệu thống kê

+ Phải chú ý tới lãnh thổ của lượng thông tin của số liệu thống kê

c Phương pháp phân tích số liệu thống kê phục vụ giảng dạy địa lý

Có 2 cách phân tích số liệu thống kê truyền thống và phân tích được hình thứchóa (định lượng)

Trang 13

Phương pháp phân tích truyền thống: có 3 loại

- Phân tích bên ngoài

- Phân tích bên trong

- Phân tích hình thức hóa các tài liệu

+ Phương pháp phân tích bên ngoài: Phân tích hoàn cảnh lịch sử của số liệu

thống kê trong đó chú ý đến loại tài liệu Hình thức biểu hiện; thời gian và địađiểm xuất hiện số liệu; độ tin cậy

+ Phân tích bên trong: Nghiên cứu nội dung số liệu thống kê, xét về mặt thực

chất là nhằm tiến tới phân tích ý nghĩa bên trong con số nhằm nói lên điều gì, giảiquyết vấn đề gì của hiện tượng kinh tế xã hội mà ta nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích hình thức hóa các tài liệu: Được xây dựng trên tính

toán thống kê những đặc tính khách quan khác nhau của tài liệu nhằm tìm thấy cácdấu hiệu, đặc điểm thuộc tính của số liệu để tính toán, rất cần thiết khi phản ánhnhững mặt quan trọng của nội dung nghiên cứu dân số

* Các bước phân tích số liệu thống kê

Khi phân tích số liệu thống kê cần theo một trình tự nhất định như sau:

Bước 1: Xác định mục đích phân tích

Bước 2: Đánh giá số liệu

Bước 3: Phân tích (So sánh, đối chiếu các số liệu, sử dụng một số phép toán

đơn giản để rút ra những nhận xét cần thiết)

Bước 4: Thể hiện các số liệu thống kê (lập bảng, biểu thống kê, xây dựng đồ thị

thống kê, xây dựng bản đồ bằng các phương tiện hiện đại)

Bước 5: Nêu kết luận về giá trị của nó đối vơi việc thực hiện nội dung bài.

- Bước 1: Xác định mục đích phân tích số liệu thống kê

Trước khi phân tích số liệu thống kê, người ta phải xác định rõ mục đích phântích vì đây là xuất phát điểm để tiến hành thống kê nhằm đạt những nội dung gì,những vấn đề gì

VD: Số liệu dân số thể giới qua các năm (Trang 98 SGK)

Trang 14

Năm Số dân (Triệu người) Năm Số dân (Triệu người)

592,4511,0480,7365,9

557,3585,0635,7243,0

Có thể so sánh các nước sản xuất lương thực nhiều nhất thế giới năm 2000 vớitổng số lương thực (triệu tấn) trên thế giới Nhưng khi chia ra từng loại lươngthực(%) thì có thể thấy được cơ cấu lương thực của từng nước từ đó thấy rõ điềukiện sinh thái ảnh hưởng đến cơ cấu lương thực của từng nước

Ngày đăng: 24/11/2014, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

VD 1: Bảng khối lượng vận chuyển; khối lượng luân chuyển của các phương  tiện vận tải ở nước ta năm 2003 (Trang 178) - sáng kiến kinh nghiệm sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lý
1 Bảng khối lượng vận chuyển; khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003 (Trang 178) (Trang 8)
Bảng 1: Phân bố dân cư theo các khu vực năm 2005 - sáng kiến kinh nghiệm sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lý
Bảng 1 Phân bố dân cư theo các khu vực năm 2005 (Trang 26)
Bảng 2: Tỷ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kỳ 1900 – 2005 (đơn vị %) - sáng kiến kinh nghiệm sử dụng số liệu thống kê trong dạy học địa lý
Bảng 2 Tỷ lệ dân cư thành thị và nông thôn thời kỳ 1900 – 2005 (đơn vị %) (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w