sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy văn xuôi lãng mạn

28 1.1K 3
sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng quan điểm tích hợp vào giảng dạy văn xuôi lãng mạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Dạy học theo hướng tích hợp đang là một phương pháp dạy học hiện đại được quan tâm, nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Với quan điểm lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, người thầy đóng vai trò tổ chức còn học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Do đó, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học tích hợp để nhằm tích cực hóa hoạt động và vai trò của học sinh, phát huy đầy đủ năng lực của học sinh, từ đó hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục một cách hiệu quả nhất. Hơn nữa, hiện nay, sách giáo khoa ngữ văn bậc học THPT đã có nhiều thay đổi. Các phân môn Văn học – Tiếng việt – Làm văn được hợp nhất thành môn học Ngữ văn với một quyển sách Ngữ văn duy nhất ( Trước đó gồm 3 quyển khác nhau). Sự họp nhất như vậy đánh dấu sự tích hợp kiến thức của các phân môn lại trong một chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, Ngữ văn là một môn học có sự tích hợp nhiều nhất, không chỉ là sự hợp lực của ba phân môn mà còn vận dụng kiến thức của các môn học khác, kiến thức trong đời sống xã hội, các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, từ kinh nghiệm của thực tiễn. Do đó, vấn đề tích hợp là nội dung không thể thiếu trong việc đổi mới thay sách, đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường hiện nay. Ngoài ra, phương pháp dạy học tích hợp đòi hỏi người dạy phải trang bị những kĩ năng cần thiết, vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp, thao tác để quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh tốt hơn. Song, vấn đề tích hợp còn quá mới mẻ, nhiều bất cập, gây ra những khó khăn cho đội ngũ cán bộ giáo viên. Chương trình Ngữ Văn 11 – tập 1 – ban cơ bản là chương trình với nhiều nội dung hay và khó đối với giáo viên và học sinh. Việc tổ chức cho học sinh nắm bắt các văn bản một cách chủ động, tích cực, hiệu quả và toàn diện vô cùng khó khăn. Bộ phận văn xuôi giai đoạn 1900 – 1945 gồm những tác phẩm có dung lượng khá dài, chia là hai xu hướng văn học chính là xu hướng văn học lãng mạn và xu hướng văn học hiện thực. Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy, nếu dạy theo phương pháp tích hợp ở những văn bản này, học sinh sẽ có cách tiếp cận tác phẩm toàn diện và hiệu quả hơn việc dạy theo kiểu truyền thống. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp vào giảng dạy các tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11, ban cơ bản, tập 1” với hi vọng đem đến những trải nghiệm bước đầu khi ứng dụng phương pháp dạy học mới mẻ này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Việc đưa quan điểm tích hợp vào dạy học tác phẩm văn chương nói chung và tác phẩm văn xuôi lãng mạn nói riêng là từng bước cải tiến chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn ở nhà trường phổ thông hiện nay, là hứa hẹn những triển vọng đưa nền giáo dục Việt Nam hội nhập với khu vực và quốc tế. Cụ thể là: Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định - Xác định nội hàm của tích hợp trong dạy học môn Ngữ Văn. - Khẳng định những khả năng thực hiện tích hợp trong dạy học Văn ở nhà trường THPT. - Đề ra một số biện pháp thực hiện tích hợp trong dạy học những tác phẩm hiện thực, đặc biệt là tác phẩm tự sự của Nam Cao. III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Do thời gian và năng lực của người thực hiện có hạn, chúng tôi xin phép giới hạn đề tài trong phạm vi vận dụng những lí luận của quan điểm tích hợp để xây dựng một mô hình thiết kế bài soạn chung nhất cho giờ dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong chương trình sách giáo khoa 11, ban Cơ bản ở nhà trường THPT. Phần khảo sát, chúng tôi đã tiến hành giảng dạy, tổng hợp, đánh giá, thiết kế bài soạn tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân trong năm học 2014 – 2015 cho học sinh khối 11 (A2, B3, B6, B7) của trường THPT Vĩnh Định – Triệu Phong – Quảng Trị. B. PHẦNNỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI BÀI SOẠN THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA 1 – TẬP 1 – CƠ BẢN. I. ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP VÀO DẠY HỌC LÀ XU THẾ CHUNG Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI. Những thập kỷ gần đây, thế giới đang chịu sự tác động của những thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Công nghệ Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định thông tin ngày nay đã len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Nó không những mang lại cho chúng ta những thuận lợi trong sinh hoạt, công việc mà nó còn làm đảo lộn mọi quan điểm tưởng chừng như không thể thay đổi. Đúng như các nhà khoa học đã từng nhận định: “Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần trước nhằm giải phóng đôi bàn tay, còn cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần này nhằm giair phóng cho bộ não con người” (Phan Trọng Luận – cb – Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông , tập 1, NXB GD 1996). Đó là mục tiêu đào tạo con người cho thời đại mà nền giáo dục của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đặt làm nhiệm vụ. Xuất phát từ những biến đổi đó, những năm gần đây chúng ta đã làm quen với những khuynh hướng, tư tưởng như: tích hợp, liên ngành, liên môn, xuyên môn… với chung một mục đích là chấm dứt tình trạng “chia ô các bộ môn”. Quan điểm tích hợp hiện nay được xem là sự lựa chọn của các nước trong khu vực và trên thế giới: Mĩ, Úc, Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Inddooneenxxia, nhưng ở Việt Nam quan điểmnày xem ra vẫn còn mới mẻ. Gần đây chúng ta đã thực hiện biên soạn lại chương trình từ cấp tiểu học, THCS, THPT. Chương trình “lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy” (Phan Trọng Luận “Phương pháp dạy học Văn” tập 1, NXB GD 2001). Việc áp dụng rộng rãi quan điểm tích hợp vào giáo dục ở hầu hết các nước và đang từng bước được đưa vào nền giáo dục Việt Nam càng khẳng định thêm những bước đi vững chắc của quan điểm tích hợp. II. QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC. II.1. Dạy học theo quan điểm tích hợp phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông hiện đại. Trước kia, mỗi môn học tồn tại biệt lập, có mục tiêu riêng nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản để hiểu biết thế giới xung quanh thì ngày nay chúng ta phải đặt ra mục tiêu thống nhất. Không những sau khi ra trường các em thích nghi với cuộc sống mà ngay khi còn ở trường, ở lớp các em phải hòa nhập được ngay với cuộc sống hiện tại. huống chi môn Ngữ văn (bao gồm các bộ phận: Văn học, Tiếng Việt, Làm Văn) là một môn học nền tảng, có tác dụng quan trọng tạo nên trình độ văn hóa của con người. Như vậy, dạy và học tốt môn Ngữ Văn còn là điều kiện để phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại, giáo dục tư tưởng, tình cảm cao đẹp cho người công dân tương lai. Chương trình phân ban THPT vừa qua, đã khách quan nhìn nhận: “Nguyên tắc tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải quán triệt trong toàn bộ môn học, đọc văn đến làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt mọi yếu tố của hoạt động học tập, tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của HS, tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo”. Trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ chú trọng vào việc áp dụng nó (quan điểm tích hợp) vào trong dạy học. Đặc biệt ở Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định phạm vi hẹp hơn là chỉ tích hợp các bộ phận (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) vốn có của môn Ngữ Văn vào đề tài của mình, hi vọng sẽ đem lại những hiệu quả sau: - Tiết kiệm được thời gian đào tạo; khắc phục tình trạng quá tải về kiến thức. - Tránh trùng lặp, dư thừa kiến thức trong đào tạo. - Rèn luyện tư duy tổng hợp cho học sinh. - Thiết kế mới theo quan điểm tích hợp phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương. II.2. Những hạn chế của hướng dạy học tách biệt các bộ phận của môn Ngữ Văn. - Tách biệt các phân môn sẽ dẫn đến giáo viên và học sinh thiếu ý thức gắn kết các phần khác của chương trình. - Tiếp cận tác phẩm văn xuôi lãng mạn một cách phiến diện, không có cái nhìn tổng thể. Qua thực tế, chúng tôi kiểm tra học sinh thấy: (những bài viết của các em có chung một cách diễn giải là kể lể rất nhiều, chưa biết phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự; nhiều bài làm diễn đạtkhá hay nhưng theo nếp cũ không có sự tư duy, sáng tạo nêu suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân), vận dụng quan điểm tích hợp có thể khắc phục được tình trạng này. Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh thì một tiết dạy Văn trên lớp cũng là một chỉnh thể nghệ thuật dạy, thể hiện tài năng sư phạm của người thày. Chỉnh thể nghệ thuật dạy sẽ ngày càng hoàn chỉnh nếu giáo viên chúng ta biết trau dồi, học hỏi và phát hiện những phương pháp mới tiến bộ. Quan điểm tích hợp trong giáo dục hiện nay là phù hợp trong dạy học, đặc biệt là môn Ngữ văn. CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP TÍCH HỢP VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – TẬP 1 – BAN CƠ BẢN 1. Một số yêu cầu khi vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học 1.1. Dạy học theo hướng tích hợp phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học 1.1.1. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt ở mỗi bài học cụ thể Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun). Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học sẽ được cụ thể hoá trong mục tiêu của từng bài học, giờ học. Một trong những cơ sở quan trọng của quá trình dạy học là bám sát mục tiêu của môn học, từ đó xác định năng lực cần được hình thành và phát triển ở người học. 1.1.2. Phải tuân theo một tiến trình dạy học hợp lý Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định Nội dung phần Văn xuôi lãng mạn 11 chính là cung cấp kiến thức, hình thành thái độ và tra dồi kĩ năng sống cho học sinh. Do đó, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh khám phá, giải mã các đơn vị kiến thức; đồng thời, nâng thêm một bước về nhận thức, thái độ sống và các kĩ năng cần thiết. - Bước 1: GV gợi dẫn để HS tự chiếm lĩnh những tri thức văn học sử: tác giả, tác phẩm. - Bước 2: Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, HS lần lượt khám phá các đơn vị kiến thức về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Bước 3: Trên cơ sở kết quả của bước 2, GV đánh giá, tổng kết. Từ đó nâng cao thêm một bước về nhận thức, năng lực cũng như kĩ năng sử dụng. 1.1.3. Dạy học tích hợp phải đáp ứng được yêu cầu dạy học thực tiễn Đối với bậc THPT, trên cơ sở nhận thức khoa học và văn học, những kiến thức về Đọc Văn mà HS có được, hình thành cho các em những thái độ sống đúng đắn cũng như những kĩ năng sống thiết thực trong đời sống thực tiễn.\ Đây chính là vốn liếng đầu tiên mà nhà trường phải tạo cho các em để các em tự tin bước vào cuộc sống tương lai sau khi tốt nghiệp phổ thông. Do vậy, việc vận dụng biện pháp tích hợp cần bám sát mục tiêu dạy học và đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn đối với môn học Ngữ văn. 1.2. Lựa chọn nội dung tích hợp phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép Nội dung tích hợp của ba phần trong môn Ngữ văn (Văn học, Tiếng Việt, Làm văn) là rất phong phú, có thể tích hợp trong từng thời điểm (một tiết học, một bài học). Bên cạnh tích hợp theo từng thời điểm, giáo viên còn có thể tích hợp theo từng vấn đề. Tích hợp theo hướng này, giáo viên có thể vận dụng những kiến thức đã học hoặc sẽ học trong chương trình để dạy một kiến thức thuộc về chính phân môn này, cũng có thể thuộc về các phân môn khác. Đối với các đơn vị kiến thức cũ (đã dạy), giáo viên dùng để tích hợp nhằm củng cố, ôn tập, so sánh, đối chiếu, đồng thời rèn cho HS ý thức và kĩ năng vận dụng “cái đã biết” để xử lý các vấn đề trước mắt, hình thành “cái chưa biết”. Đối với các đơn vị kiến thức sẽ hình thành trong tương lai (sẽ dạy), giáo viên đưa ra để gợi mở, giúp HS hình dung được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức trong chương trình. Qua đó, khơi gợi được tinh thần ham hiểu biết, muốn được khám phá trong HS, có nghĩa là tăng hứng thú cho người học. Không những vậy, việc dạy phần đọc hiểu tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong nhà trường cần tích hợp với đời sống xã hội. Trong quá trình tích hợp cần có các biện pháp tích hợp trong chính phân môn đọc văn, tích hợp ngang với các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, ngoài ra gắn nội dung bài học với đời sống thực tế để phát triển kĩ năng sống cho học sinh. Sau khi xác định được các đơn vị kiến thức có thể tích hợp trong từng tiết dạy, bài học cụ thể, giáo viên cần lựa chọn mức độ và phạm vi tích hợp. Vấn đề chọn nội dung nào để tích hợp và tích hợp đến đâu là vấn đề không đơn giản. Mặc dù ý đồ tích hợp được người biên soạn SGK thể hiện trong từng bài cũng như trong toàn bộ chương trình Ngữ văn 11. Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định 1.3. Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho HS Khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp, nội dung thích hợp, cách thức hợp lý sao cho giảm tải được kiến thức và rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học. Muốn vậy, đối với mỗi bài học, bên cạnh việc xác định nội dung tích hợp một cách hợp lý thì GV còn cần lựa chọn kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học. Một bài học có thể hướng tới việc cung cấp nhiều kiến thức, hình thành các kĩ năng khác nhau nhưng với thời lượng có hạn của các giờ học trên lớp thì việc lựa chọn và nhấn mạnh tới kiến thức, kỹ năng trọng tâm là điều rất cần thiết. Dạy học tích hợp không nằm ngoài định hướng đó. Mặt khác, như đã nói ở trên, bản chất của dạy học tích hợp là phải đảm bảo rút ngắn thời gian học tập cho HS. Tức là với lượng thời gian ít nhất mà HS có thể có được nhiều nhiều kiến thức và kĩ năng nhất. Vì vậy cần tích hợp tối đa những kiến, kĩ năng mà HS đã có để tránh sự chồng chéo, dư thừa không cần thiết. 1.4. Quy trình tích hợp Bước 1: Nghiên cứu và phân tích mục đích và nội dung dạy học. Bước 2: Chọn lọc những nội dung HS đã được học ở những năm trước hoặc tiết học trước (cả ở môn học khác). Bước 3: Lựa chọn nội dung, vấn đề tích hợp Tiếng Việt với phần Văn và phần Làm văn, các kiến thức có liên quan ở các môn học khác và từ thực tiễn cuộc sống (trang bị thêm kiến thức có tính chất giáo dục). Bước 4: Lựa chọn cách thức tích hợp, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp. Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp. 2.2. Một số biện pháp tích hợp 2.2.1. Tích hợp trong nội dung dạy học 2.2.1.1. Tích hợp trong môn học Tích hợp trong môn học trước hết là tích hợp giữa phần Đọc văn và Tiếng Việt, Làm văn. Như vậy trong quá trình tích hợp phải giúp học sinh nhận thấy những đặc điểm về ngôn ngữ, quy tắc tiếng Việt, những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng. Ngoài ra, quá trình đọc văn là quá trình định hướng cho học sinh những luận điểm, luận cứ cơ bản cho quá trình làm văn của học sinh.Tiếng Việt với phần Văn. Bởi vậy trong dạy học Ngữ văn tích hợp giữa Tiếng Việt – Đọc văn – Làm văn vừa tiết kiệm thời gian vừa giúp HS hiểu sâu hơn nội dung kiến thức của từng phần. Đối với phần đọc - hiểu văn bản, những hiểu biết về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách học Tiếng Việt sẽ góp phần tạo nên tiềm lực phân tích và cảm thụ các tác phẩm văn chương. Có khi phân tích một từ một câu có thể giúp HS hiểu thêm nghệ thuật và các giá trị khác của tác phẩm. Tích hợp trong nội bộ môn học còn đồng nghĩa với việc thực hiện tích hợp giữa Đọc văn với đọc văn, tích hợp giữa hai tác phẩm thuộc cùng xu hướng văn học lãng mạn Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định với nhau. Do đó, giáo viên cần nghiên cứu, tìm hiểu những nội dung kiến thức các em đã biết để chỉ nhắc lại những nội dung cần thiết. Khi tích hợp với các kiến thức HS đã được biết tức là chạm tới vùng phát triển gần sẽ gây được hứng thú học tập cho HS. Từ kiến thức HS đã có liên hệ, mở rộng, dẫn dắt, định hướng để HS tự chiếm lĩnh những kiến thức mới. 2.2.1.2. Tích hợp liên môn Thực tế cho thấy, phần Đọc hiểu tác phẩm văn học có mối quan hệ chặt chẽ với các phân môn khác, đặc biệt là Lịch sử, địa lí, Giáo dục công dân. Do đó, dạy đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm văn xuôi lãng mạn nói riêng cần có sự tích hợp liên môn. Những kiến thức liên môn không chỉ làm cho bài học phong phú, đa dạng mà còn góp phần khắc sâu kiến thức của phần đọc văn. Chẳng hạn, khi dạy về tiểu sử của Thạch Lam cần có kiến thức lịch sử về xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp trước năm 1945. Mặt khác khi khai thác hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm cần có kiến thức địa lí về phố huyện Cẩm Giàng trong thực tế để học sinh nắm rõ hơn vấn đề. Đối với tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, khi khai thác cần có những kiến thức lịch sử về giai đoạn suy tàn của chữ Hán và sự hình thành của chữ Quốc ngữ. Ngoài ra cần liên hệ những bài học về đạo đức trên các lĩnh vực như lòng yêu nước, lòng yêu thương con người, cũng như cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống. Quá trình tích hợp liên môn như vậy sẽ góp phần cho học sinh những bài học về kĩ năng sống. 2.2.1.3. Tích hợp với kiến thức thực tế ngoài cuộc sống Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, HS đã dùng tiếng Việt để giao tiếp trong đời sống từ thuở ấu thơ, trước khi được học về tiếng Việt trong nhà trường. Từ thực sử dụng, HS có được những hiểu biết khá phong phú về tiếng Việt. Vì thế, dạy học loại bài thực hành tiếng Việt nói riêng và phần Tiếng Việt trong nhà trường nói chung không thể không tích hợp với vốn kiến thức mà HS đã có. Mặt khác, tiếng Việt trong đời sống rất phong phú và sinh động. Do vậy tích hợp với kiến thức thực tế ngoài đời sống, không chỉ giúp HS vận dụng được cái đã có vào bài học mà còn giúp HS phát hiện và thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Thực tế cuộc sống không chỉ cung cấp cho HS kiến thức về tiếng Việt mà còn rèn luyện cho các em các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Cho nên việc tích hợp này sẽ góp phần làm cho các giờ học Tiếng Việt bớt khô khan, trở nên hấp dẫn, tạo được hứng thú học tập cho HS. 2. Phương pháp dạy học Đọc hiểu tác phẩm theo quan điểm tích hợp: 2.1. Dạy Đọc – hiểu văn bản văn học nói chung: Theo quan điểm tích hợp, dạy đọc – hiểu là quá trình giúp học sinh qua việc tiếp xúc với văn bản thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn; thấy được vai trò, hiệu quả biểu đạt của các hình thức, biện pháp ngôn từ, ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, những thông điệp, tư tưởng, tình cảm của người viết gửi gắm trong những tác phẩm cụ thể Đồng thời qua nhiều tác phẩm đọc – hiểu cùng thể loại cần giúp học sinh nắm vững đặc trưng từng thể loại. Do vậy cần: Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định - Xem đọc – hiểu là quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận, hiểu kĩ và sâu văn bản. - Trang bị cho người học kiến thức và phương pháp đọc văn thông qua tiếp cận tác phẩm tiêu biểu trong cùng thể loại, từng giai đoạn lịch sử nhất định, hình thành kiến thức một cách có hệ thống. Các bước đọc – hiểu bao gồm: - Tìm hiểu tác giả: cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật. - Xác định hoàn cảnh ra đời ( đặt trong bối cảnh chung của lịch sử - xã hội). - Xác định thể loại và đặc trưng thể loại ( đặt trong mối quan hệ với các thể loại khác). - Định hướng kết cấu, chủ đề tác phẩm. Giáo viên tiến hành đọc – hiểu trên cơ sở chú ý một số dạng câu hỏi sau: - Câu hỏi phát hiện từ ngữ khó, điển tích, điển cố - Câu hỏi phát hiện khía cạnh độc đáo của ngôn ngữ nghệ thuật: từ ngữ, chi tiết, biện pháp tu từ. - Câu hỏi về giá trị biểu đạt, hiệu quả tu từ của các thủ pháp nghệ thuật nhằm gợi mở, kích thích trí tưởng tượng của học sinh. - Câu hỏi về thông điệp, tư tưởng thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. - Câu hỏi liên hệ đời sống và bản thân cá nhân học sinh. 2.2. Dạy học tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam: - Tích hợp theo đề tài: Hai tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù đều là những tác phẩm thuộc bộ phận văn học công khai, xu hướng văn học lãng mạn. Do đó, bản thân hai tác phẩm sẽ có những sự gặp gỡ và khác biệt về tư tưởng, quan điểm, bút pháp, ngôn ngữ. Mặt khác, trong quá trình dạy tích hợp, giáo viên có thể so sánh liên hệ với những tác phẩm thuộc xu hướng văn học lãng mạn khác trong cùng thể loại hoặc khác thể loại ( Như trào lưu Thơ Mới, Văn xuôi nhóm Tự Lực văn đoàn). Chẳng hạn về bút pháp, hai nhà văn Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều sử dụng bút pháp tương phản, đối lập giữa hình tượng ánh sáng và bóng tối. Tuy nhiên, Nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối như một thủ pháp trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ vừa có điểm giống nhau lẫn khác nhau. Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối như một nguyên tắc đối lập, một thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng tình huống truyện. Nhưng với Nguyễn Tuân ánh sáng và bóng tối vừa đối lập, vừa bổ sung, nâng đỡ nhau, đồng thời có sự chuyển hóa từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật viên quản ngục khi được Huấn Cao “khai tâm” đã nghẹn ngào “xin bái lĩnh”, là một minh chứng cho sự chuyển hóa này. Ánh sáng và bóng tối ở đây từ nghĩa thực đã chuyển thành nghĩa tượng trưng. Đều hướng tới mục đích ngợi ca cái đẹp, nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân là cái đẹp thiêng liêng, sang trọng đã ổn định và có giá trị như một bảo vật văn hóa của dân tộc, như một kiểu chơi đẹp, thú uống trà, chơi chữ, một kiểu sống đẹp, một nhân cách đẹp Chính vì vậy ánh sáng trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác. Bóng tối ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với bóng tối trong Hai đứa Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định trẻ - nhưng nó cũng vừa đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người, điểm khác với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Với Thạch Lam, bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phông nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: a) Ánh sáng nơi phố huyện - những quầng sáng giới hạn, nhỏ nhoi, leo lét, những hột sáng tượng trưng cho số phận mòn mỏi của những con ngưòi nơi đây; b) Ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; c) Ánh sáng con tàu - ánh sáng thức tỉnh đời sống tỉnh lẻ, như một cầu nối từ hiện tại (ánh sáng phố huyện) về quá khứ (ánh sáng đô thị), rồi hướng tới tương lai (ánh sáng đô thị). Từ đây ánh sáng, bóng tối không còn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Từ những điểm tương đồng và dị biệt đó, quá trình tích hợp sẽ tiến hành đơn giản hơn. - Tích hợp trong phạm vi đề tài rộng: Đó là xem xét mối quan hệ của các tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong sự liên hệ, đối chiếu, so sánh với các nhà văn hiện thực trong chương trình và ngoài chương trình sách giáo khoa: Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng, Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng… để thấy được những mặt tiến bộ và hạn chế về tư tưởng, phong cách nghệ thuật của các tác giả văn học Lãng mạn. Như vậy quá trình tích hợp sẽ giúp học sinh có cách đánh giá đa chiều về thành tựu của các xu hướng văn học cũng như mối liên hệ của các bộ phận văn học dân tộc. - Tích hợp liên môn: Đó là có sự đối sánh hai tác phẩm trong mối liên hệ với các phân môn có những đặc điểm chung như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, văn hóa. Qua quá trình tích hợp, học sinh không chỉ nắm được những kiến thức cơ bản của phân môn Ngữ văn mà còn có cái nhìn toàn diện tích cực về những vấn đề khác trong quá trình học tập. Kĩ năng sống của học sinh nhờ vậy được nâng cao hơn. Chẳng hạn với hai tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù, có thể tích hợp với một số đơn vị kiến thức liên môn sau: - Kiến thức về lịch sử: Xã hội Việt Nam trước năm 1945 – những đêm đen của những kiếp người nghèo khổ. - Địa lí: Hiểu biết về Phố Huyện Cẩm Giàng ở Hải Dương trong thực tế xưa và nay. - Văn hóa: Nghệ thuật Thư Pháp của dân tộc nói riêng, thư pháp thế giới nói chung. - Đời sống: Vấn đề chữ viết, lối sống, cách ứng xử của con người hiện nay, đặc biệt là thanh niên, học sinh. - Giáo dục công dân: Bài học về lòng yêu nước, nhân đạo. Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định CHƯƠNG 3: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Giáo án 1: Tiết 33, 34, 35 Ngày soạn 20.10.2013 HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) A. MỤC TIÊU: * Chuẩn: 1. Kiến thức: - Thấy được bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. Qua đó hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn quanh, buồn tẻ của những người nghèo phố huyện và sự trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: HS biết thương cảm và đồng cảm trước những số phận bất hạnh; hình thành cách ứng xử đúng đắn trong các mối quan hệ của cuộc sống. * Nâng cao: Tích hợp với kiến thức ở tác phẩm cùng xu hướng lãng mạn, các tác phẩm văn học hiện thực. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH: 1. Phương pháp: Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận 2. KTDH: động não, khăn trải bàn, đồng tình – phản đối, hỏi - trả lời, dạy học theo dự án KNS: giao tiếp, nhận thức. C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV Ngữ văn 11, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng 2. Chuẩn bị của HS: SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài, trả lời các câu hỏi trong bài học. D. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: không 2. Bài mới: Văn học thế kỉ XX – 1945 thu được nhiều thành tựu với nhiều phong cách nổi bật. Nhà văn Thạch Lam là một trong những nhà văn có phong cách nổi bật Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định [...]... tiết miêu tả ánh sáng và bóng tối - HS: Phát biểu: Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện * Ánh sáng – sự sống: + Một khe sáng ở một vài cửa hàng + Quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn chị Tí + Một chấm lửa nhỏ trong bếp lửa bác Siêu + Ngọn đèn của Liên “thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa” ? Nhà văn đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi miêu tả ánh sáng và bóng tối?... Phân tích nhân vật Huấn Cao, Quản ngục và cảnh cho chữ trong tác phẩm Kết luận: Trong bài soạn tác phẩm Hai đứa trẻ ở trên, Giáo viên đã chú ý đến những nội dung tích hợp như sau: V RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 37 Ngày soạn: 27.10.2014 CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Nguyễn Tuân A MỤC TIÊU: * Chuẩn: 1 Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn. .. cùng sử dụng bút pháp này Bóng tối Ánh sáng - Tối hết cả: đường phố, khe ánh sáng, v ngõ con quầng sáng, chấ hột sáng, ngọn đ - Trống cầm canh: ngắn, của chị Tí (7 lần) khô khan, chìm ngay vào btối -> lẻ loi, hiếm h ớt, không đủ x -> bóng tối đang luồn màn đêm, làm c lách, bám sát vào mọi tối mênh mông h cảnh vật, mọi hoạt hộng âm thầm của sinh vật, con người => Tương phản: động- tĩnh; ánh sángbóng... được sự bi CÂU 1: Phong cách của Thạch Lam nghiêng về: quan trong tư tưởng của các nhà văn thuộc bộ phận văn học công khai khi a Hiện thực nghiêm ngặt chưa có ánh sáng Cách mạng soi b Trào phúng Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định đường c Không có cốt truyện đặc biệt, phảng phất như một bài thơ đượm buồn 2 Những câu văn hoặc nhân vật nào d Cốt truyện có những tình huống... hàng - Tập tiểu luận: Theo dòng (1941) ngày thường ngày Mỗi truyện như - Tùy bút: Hà Nội băm sáu phố phường (1943) một bài thơ trữ tình, lời văn giản dị trong sáng gợi cảm, đan xen yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình - GV nêu những quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ của TL * Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”: - Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác - Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn - 1938 phẩm?... hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định ngục dậy, từ đó rút ra quan niệm của + Không thể cầm tù nổi cái đẹp, dù bất cứ đâu, cái Nguyễn Tuân về môi trường sống và đẹp cũng toả sáng Cái đẹp được sáng tạo trên sức mạnh của cái Đẹp mảnh đất chết (nhà tù) bởi một người sắp chết (HC) - Hs liên hệ đến bài ca dao Hoa sen để nhận thấy sức mạnh + Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với của cái Đẹp... cảnh cho chữ và quan niệm nghệ thuật mà Nguyễn Tuân chuyển tải - Thấy được thành công trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn - Hiểu được nghệ thuật viết thư pháp và có sự định hướng xây dựng tâm hồn đẹp cho bản thân - Câu hỏi củng cố: CÂU 1: Nguyễn Tuân là : a Nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi VN hiện đại, đặc biệt là tuỳ bút và truyện ngắn, là đại diện xuất sắc cho khuynh hướng VH lãng mạn Giáo viên... người và xã hội V dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám Nam trước Cách mạng 1945 => Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót x ? Nhận xét về thái độ và tâm trạng của nhà văn thương cảm của TL, qua lời văn đều đều, chậ khi khắc họa bức tranh cảnh và người phố buồn và những chi tiết khách quan huyện? - Hs nhận xét, rút ý Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định - Gv tóm tắt tác... chưa đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc) ? Từ vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao, hãy rút ra nhận => Quan điểm nghệ thuật: cái đẹp xét luôn luôn đi với cái thiện, cái tâm luôn Giáo viên thực hiện: Võ Thị Bê – Tổ Ngữ Văn - Trường THPT Vĩnh Định - Hs nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật đi với cái tài - Gv lưu ý: HC là kiểu người mang vẻ đẹp lí tưởng trong trang viết NT, đó là đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn Giữa... khái quát văn học, bộ phận văn học công khai để thấy dù không lên tiếng chống thực dân trực tiếp như những nhà văn, nhà thơ Cách mạng nhưng Nguyễn Tuân và các tác giả bộ phận văn học công khai luôn thể hiện tinh thần dân tộc Ví dụ: Thạch Lam bày tỏ sự thương xót với những kiếp người nghèo khổ, Nguyễn Tuân tìm về giá trị văn hóa dân tộc, Xuân Diệu, Huy Cận gửi tình yêu nước vào tình yêu tiếng Việt, Nam . tiến bộ. Quan điểm tích hợp trong giáo dục hiện nay là phù hợp trong dạy học, đặc biệt là môn Ngữ văn. CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP TÍCH HỢP VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRONG CHƯƠNG. thêm những bước đi vững chắc của quan điểm tích hợp. II. QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO TRONG DẠY HỌC. II.1. Dạy học theo quan điểm tích hợp phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường. việc dạy theo kiểu truyền thống. Chính vì thế, tôi chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích hợp vào giảng dạy các tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong chương trình Ngữ văn

Ngày đăng: 30/11/2014, 12:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • B. PHẦNNỘI DUNG

  • CHƯƠNG I

  • CHƯƠNG 2

  • BIỆN PHÁP TÍCH HỢP VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – TẬP 1 – BAN CƠ BẢN

    • 1. Một số yêu cầu khi vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học

      • 1.1. Dạy học theo hướng tích hợp phải đảm bảo những yêu cầu chung của dạy học

      • 1.2. Lựa chọn nội dung tích hợp phải hợp lý, tự nhiên, tránh gượng ép

      • 1.3. Đảm bảo giảm tải được kiến thức, rút ngắn được thời gian học tập cho HS

      • 1.4. Quy trình tích hợp

      • 2.2. Một số biện pháp tích hợp

        • 2.2.1. Tích hợp trong nội dung dạy học

          • Tiết 33, 34, 35 Ngày soạn 20.10.2013

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan