thiên lương lành vững. “Sống trong đời cần có một tấm lòng” bởi “người yêu người sống để yêu nhau”
- Luôn có thái độ và cách ứng xử đúng đắn trước các hiện tượng, con người trong cuộc sống.
- Có thái độ trân trọng người tài, luôn biết “hướng thiện, tìm mỹ, sống chân” - Chỉ ra một số tấm gương về lối sống đẹp trong cuộc sống: Hồ Chí Minh “Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”, Tố Hữu “Người yêu người sống để yêu nhau”, ca sĩ Phi Nhung xây chùa cho trẻ mồ côi...Đó là những cái đẹp đáng trân trọng trong cuộc sống.
- Phê phán những lối sống không đẹp.
3.Củng cố phần KT - KN:
- Nắm được vẻ đẹp nhân vật Quản ngục, Huấn Cao, cảnh cho chữ và quan niệm nghệ thuật mà Nguyễn Tuân chuyển tải.
- Thấy được thành công trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
- Hiểu được nghệ thuật viết thư pháp và có sự định hướng xây dựng tâm hồn đẹp cho bản thân.
- Câu hỏi củng cố:
CÂU 1: Nguyễn Tuân là :
a. Nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi VN hiện đại, đặc biệt là tuỳ bút và truyện ngắn, là đại diện xuất sắc cho khuynh hướng VH lãng mạn.
b. Nhà thơ nổi tiếng có viết một số truỵện ngắn như : Nắng trong vườn, Anh phải sống, Người hàng xóm...
c. Đại diện xuất sắc cho khuynh hướng văn học hiện thực d. Đại diện xuất sắc cho khuynh hướng văn học Cách mạng.
CÂU 2 : Tìm ý không đúng : Đây là những nhà thư pháp nổi tiếng đã được lưu danh : a. Vương Huy Chi
b. Vương Duy c. Nguyễn Công Trứ d. Cao Bá Quát
CÂU 3: Nghệ thuật thư pháp là:
a. Viết chữ đẹp để khoe tài và bán như một kế sinh nhai.Vẽ những bức tranh thiên nhiên đẹp như Xuân hạ thu đông, Tùng cúc trúc mai
b. Thứ nghệ thuật tinh diệu bậc nhất. Vì thế người viết thư pháp phải có tài năng thiên phú, phải có một nhân cách cao cả và một nền học vấn uyên thâm
c. Thứ nghệ thuật tạo phần hồn giá trị cho những bức hoạ, cho những đền chùa, công trình kiến trúc...
d. Ý kiến khác
CÂU 4: Tìm ý sai: Khái niệm bức châm trong sáng tạo cuối cùng của Huấn Cao: a. Một bức thư pháp đẹp về hình thức, lối chữ
b. Gửi gắn một lời khuyên, một châm ngôn sống c. Yếu tố nội dung quyết định cho tác phẩm
d. Có thể coi là lời di huấn, là chân lý sống của Huấn Cao
CÂU 5: Cao Bá Quát có câu thơ nổi tiếng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa. Câu này có thể dùng cho:
a. Quan hệ qua lại giữa Huấn Cao với Quản ngục b. Huấn Cao với thầy thơ lại
c. Quản ngục với thầy thơ lại d. Thơ lại với Huấn Cao - Luyện tập viết chữ thư pháp.
4. Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học:
- Phân tích cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
- Tại sao Nguyễn Tuân lại gọi viên quản ngục là một thanh âm trong trẻo xen vào bản nhạc luật đã hỗn độn xô bồ.
- GV dặn dò HS nắm bài cũ và chuẩn bị bài mới: Hạnh phúc của một tang gia: Nhóm 1: Giới thiệu về tác giả: cuộc đời, tác phâm, phong cách.
Nhóm 2: Tác phẩm Số đỏ: hoàn cảnh, tóm tắt.
Đọc và tìm hiểu một số nhân vật, cảnh đám tang và canh đưa đám trong đoạn trích.