Tên sáng kiến: Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.. Để nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung và dạng toán Tìm hai số khi biế
Trang 1PHẦN 1:
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục – dạy học: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
3 Tác giả:
Họ và tên: TRỊNH THỊ THU LƯƠNG Nữ
Sinh ngày 23 tháng 3 năm 1982
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Thống Nhất
Điện thoại: 0986150819
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường Tiểu học Thống Nhất
Địa chỉ: Phường Quang Trung TPTN
Điện thoại:02803851862
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) :
Trường Tiểu học Thống Nhất
Địa chỉ: Phường Quang Trung TPTN
Điện thoại: 02803851862
6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh
7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Ngày 15 - 10 - 2013
HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN:
PHƯƠNG PHÁP GIẢI DẠNG TOÁN CÓ LỜI VĂN DẠNG: TÌM HAI SỐ
KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ.
Để nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung và dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó nói riêng, tôi đã bắt tay vào hướng dẫn học sinh Trước hết:
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán: Khâu này là khâu vô cùng quan trọng vì học sinh có nắm được dạng toán thì các em mới nhớ được cách làm Khâu này tôi luôn hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết, tìm ra đặc điểm riêng biệt của từng loại bài Nhờ có sự hướng dẫn tỉ mỉ mà học sinh lớp tôi phân biệt các dạng toán rất chính xác
- Phương pháp giải: Sau khi học sinh đã nhận dạng được dạng toán rồi, tôi yêu cầu học sinh tự tìm phương pháp giải ( hoặc có thể tôi hướng dẫn để học sinh tìm ra phương pháp giải) Nhờ có bước này mà học sinh nhớ được phương pháp giải của từng dạng toán lâu hơn
- Phương pháp dẫn dắt học sinh giải: Đây là phương pháp quyết định đến chất lượng của học sinh Để học sinh đạt chất lượng cao tôi cần hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải, hướng dẫn học sinh trình bày bài giải và kiểm tra đánh giá bài giải của mình
Trang 3PHÀN 2:
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN:
Như chúng ta đã biết “Tiểu học là bậc học nền móng trong hệ thống giáo
dục quốc dân” Bậc Tiểu học giữ một vị trí vô cùng quan trọng, nó là nền tảng
vững chắc cho việc học tập của các em sau này Ở bậc Tiểu học không những được tiếp thu những tri thức khoa học mà các em còn có những phương pháp và
kĩ năng ban đầu về các hoạt động nhận thức Trên cơ sở đó nó bồi dưỡng trí thông minh, sự sáng tạo cho các em, tạo điều kiện để các em tiếp tục học lên các cấp trên Do đó nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học cũng vô cùng quan trọng Không những người giáo viên phải cung cấp cho các em những tri thức khoa học
mà còn giáo dục các em một cách toàn diện Một trong những môn học quan trọng hàng đầu mà người giáo viên không thể bỏ qua đó là môn Toán học
Trong các bậc học, bộ môn Toán có vị trí rất quan trọng Nó không những có tác dụng trong cuộc sống mà nó còn rất cần thiết khi học các môn học khác Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cẩn thận, tự tin, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có khoa học, có nền nếp và tác phong khoa học
Trong chương trình toán ở Tiểu học, môn Toán lớp 4 có vị trí đặc biệt quan trọng Nó củng cố các kĩ năng giải các bài toán có lời văn dạng toán hợp nâng số lượng phép tính để giải bài toán đến 3 bước tính Học thêm cách giải 3 loại toán điển hình Biết trình bày bài giải đầy đủ gồm các câu trả lời, các phép tính đáp
số, có thể viết gộp các phép tính của một bước tính thành một dãy tính dựa vào quy tắc hoặc công thức đã học Vì vậy đối với lớp 4 việc dạy giải toán có lời văn nói chung và việc giải toán có lời văn điển hình nói riêng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng Trong quá trình giải toán học sinh phải tư duy một cách tích cực
và linh hoạt, huy động một cách hợp lí các kiến thức, kĩ năng đã có vào tình huống
cụ thể, trong nhiều trường hợp phải phát hiện được những dữ kiện chưa được nêu
ra một cách tường minh
Có thể nói giải toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của sự vật hiện tượng đối với học sinh Thông qua việc giải các bài toán có lời văn điển hình, các em thấy được nhiều mặt của thực tế đời sống hàng ngày Do đó toán có lời văn là cầu nối giữa toán học trong nhà trường Tiểu học với ứng dụng trong cuộc sống xã hội Qua việc giải toán có lời văn nói chung và giải toán có văn điển hình
dạng “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” nói riêng, củng cố cho các
em kĩ năng thực hiện các phép tính số học, kĩ năng tiến hành, các bước giải toán
và rèn tư duy, suy luận lôgic, khêu gợi và tập được kĩ năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi cho học sinh
Trang 4Qua thực tế cho thấy khi dạy toán có văn điển hình nói chung và dạy giải
toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” nói riêng, giáo viên
và học sinh gặp rất nhiều khó khăn, có giáo viên chỉ biết dựa vào sách hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa của học sinh, chưa biết cách hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tìm hiểu đề bài và tìm cách giải cho học sinh dễ hiểu Về phía học sinh thì chủ yếu là làm bài một cách máy móc, áp dụng theo công thức, theo mẫu chứ không cần hiểu tại sao lại làm như vậy Chính vì lẽ đó mà nhiều học sinh chỉ giải được những bài toán có các dữ kiện tường minh như: Tổng số, hiệu số hoặc tìm hai số biết tổng là hiệu là Còn khi gặp các bài toán khác bài toán mẫu hoặc những bài toán cho các dữ kiện không tường minh hoặc diễn đạt khác đi thì học sinh rất là lúng túng
Nhiều học sinh chưa có thói quen thiết lập những mối quan hệ giữa các yếu
tố trong bài toán, tức là chưa liên kết được những yếu tố đã cho và những yếu tố cần tìm nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải
Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và xin nêu ra một số giải
pháp mà tôi đã làm và có hiệu quả về: “Phương pháp dạy giải toán có lời văn
dạng: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.”
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu: “Phương pháp dạy giải toán có lời văn dạng: Tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của hai số đó.” nhằm tìm ra một số phương pháp tích cực để áp
dụng vào quá trình dạy học dạng toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó Giúp các em học sinh nắm được nội dung kiến thức một cách chủ động, nhớ được cách làm lâu hơn Đồng thời đưa ra một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy giải toán có lời văn
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Toàn bộ học sinh của 2 lớp 4 trong nhà trường
- Giáo viên trực tiếp dạy môn Toán của 2 lớp 4a, 4c
3.2 Tài liệu nghiên cứu:
- Sách giáo khoa Toán lớp 4
- Sách giáo viên Toán lớp 4, chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học lớp 4
- Các tài liệu tham khảo: Tạp chí giáo dục, sách bài soạn toán lớp 4, các dạng toán điển hình, các phương pháp dạy học lớp 4,
Trang 5
4 CÁC CÔNG VIỆC THỰC TẾ ĐÃ LÀM:
NÓI CHUNG VÀ DẠNG TOÁN “TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI
SỐ ĐÓ” NÓI RIÊNG:
Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” được xuất hiện
từ lớp 4 Nó nằm trong chương hai, chương trình SGK toán 4 Dạng toán này tập trung chủ yếu trong chương trình toán lớp 4, lên lớp 5 nó được củng cố lại dưới dạng số thập phân và phân số là chủ yếu Trước khi học dạng toán này học sinh đã
được học về phép cộng, trừ nhằm củng cố khái niệm “ tổng”, “ hiệu” trong chương
trình nội dung SGK 4, dạng toán này được dạy trong 2 tiết, trong 2 tiết đó có 1 tiết dạy bài mới với nội dung một bài toán hình thành 2 cách giải:
Cách giải thứ nhất là: “ Tìm số bé trước”
Cách giải thứ hai là: “ Tìm số lớn trước”
và học sinh được luyện tập một số bài tập Học xong tiết này học sinh phải nắm được hai cách giải của dạng toán này Một tiết còn lại là tiết luyện tập nhằm củng cố khắc sâu hai cách giải và củng cố về khái niệm
“ tổng”, “ hiệu” qua các thuật ngữ như: “ cộng lại, kém; hai loại, nhiều hơn; làm được, ít hơn; thu được, nhiều hơn”
4.2 DỰ GIỜ NẮM BẮT THỰC TRẠNG: ( Như đã trình bày ở phần 1)
4.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP:
4.3.1 Hướng dẫn học sinh nhận dạng toán:
Mỗi bài toán có một nội dung khác nhau, có thể được thể hiện ở các dạng khác nhau Nếu ta không hướng dẫn học sinh nhận dạng toán tốt thì các em dễ bị nhầm lẫn giữa dạng toán điển hình này với dạng toán điển hình khác Do đó trước khi hướng dẫn học sinh nhận dạng toán, giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề bài toán, thiết lập mối quan hệ giữa các dữ kiện bài toán cái đã cho( cái đã biết) với cái cần tìm trong bài toán và bằng những dấu hiệu đặc trưng qua việc xuất hiện
các thuật ngữ như: “ tổng, cộng lại, hiệu, nhiều hơn, ít hơn, kém ” thì các em
có thể nhận ngay được bài toán thuộc dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
của hai số đó” Khi đã nhận được dạng toán rồi, giáo viên hướng dẫn các em tìm
đâu là số lớn, đâu là số bé Nhưng khi gặp các bài toán cho các dữ kiện không
tường minh thì giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề bài để học sinh dựa vào
từng câu, chữ trong bài toán để nhận biết và để phân biệt số lớn và số bé, tổng, hiệu.
Bước này chính là bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán rồi tóm tắt.
Ví dụ 1: Tuổi chị và tuổi em cộng lại được 36 tuổi Em kém chị 8
tuổi Hỏi chị bao nhiêu tuổi, em bao nhiêu tuổi?
Trang 6Khi đọc bài toán này học sinh hiểu ngay được “ cộng lại” chính là
“ tổng”, “ kém” chính là “ hiệu” tuổi của hai chị em.
Đây chính là bài toán thuộc dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của
hai số đó”và số lớn là tuổi của chị, số bé là tuổi của em và các em có thể tóm tắt
ngay được bài toán:
? tuổi
Tuổi chị:
8 tuổi 36 tuổi
Tuổi em:
? tuổi
Ví dụ 2: Hai phân xưởng làm được 1200 sản phẩm Phân xưởng thứ nhất làm
được ít hơn phân xưởng thứ hai 120 sản phẩm Hỏi mỗi phân xưởng làm được bao nhiêu sản phẩm?
Đối với bài toán này thì giáo viên phải lưu ý để học sinh phát hiện được các
từ ngữ “ làm được” đây chính là tổng số sản phẩm của hai phân xưởng,
“ ít hơn” ở bài toán này chính là “ hiệu” ( phân xưởng thứ nhất ít hơn phân xưởng
thứ hai) và số lớn là số sản phẩm của phân xưởng thứ hai, số bé là số sản phẩm của phân xưởng thứ nhất
Qua đó, các em có thể tóm tắt bài toán như sau:
? Sản phẩm
Phân xưởng 1:
120 SP 1200 Sản phẩm
Phân xưởng 2:
? Sản phẩm
4.3.2 Phương pháp giải:
Đối với dạng toán : “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” thường
sử dụng hai phương pháp để giải đó là:
Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng và phương pháp thay thế Ta sử dụng sơ
đồ đoạn thẳng để minh hoạ giữa những điều đã cho và những điều cần tìm trong bài toán Thiết lập được mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán Đó chính là
ta dùng các đoạn thẳng để biểu diễn, thay thế cho 1 số, 1 vật, 1 giá trị, 1 đại lượng, nào đó trong bài toán
Dùng sơ đồ đoạn thẳng để giải bằng cách thay thế ( thêm hoặc bớt) 1 đoạn thẳng nhỏ trong đoạn thẳng lớn của 1 số, 1 vật, 1 giá trị, 1 đại lượng nào đó, để khi nhìn vào sơ đồ dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các dữ kiện bài toán, tạo ra một hình ảnh cụ thể, giúp trẻ suy nghĩ tìm tòi cách giải một cách dễ dàng hơn, dễ tìm ngay được số còn lại Hai phương pháp giải này nó gắn liền với
nhau, hỗ trợ nhau trong việc dạy dạng toán: “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của
Trang 7hai số đó”.
Ví dụ: Tổng của hai số là 70 Hiệu của hai số đó là 10 Tìm hai số đó.
Giáo viên gợi ý dẫn dắt để học sinh tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng:
?
Số lớn:
10 70
Số bé:
?
Sau đó hướng dẫn học sinh giải: Cách 1: Nếu ta bớt đi 10 đơn vị ở số lớn thì số còn lại ở số bé đúng bằng số lớn Cụ thể:
Số lớn: xxxxxxxxxxxx
10 70
Số bé:
Khi đó hai lần số bé là: 70 - 10 = 60 Số bé là: 60 : 2 = 30 Số lớn là: 30 + 10 = 40 Đáp số: Số lớn: 40 Số bé: 30
Qua cách giải này ta đã tạm thời thay thế số lớn bằng cách bớt đi số chênh lệch giữa hai số là 10 Hay nói cách khác ta biểu diễn số lớn bằng số bé ( cũng là số phải tìm) bằng cách bớt đi ở số lớn là 10 Đây chính là cách giải “ Tìm số bé trước” Cách 2: Giả sử số bé được cộng thêm 10 đơn vị nữa thì số đơn vị của 2 số bằng nhau, ta biểu diễn như sau: 10
Số lớn:
70
Số bé:
10
Và khi đó hai lần số lớn là:
70 + 10 = 80
Ta tính được số lớn là:
80 : 2 = 40
Và số bé là:
40 - 10 = 30
Trang 8Với cách giải này chính là ta sử dụng phương pháp thay thế, tạm thay thế số đơn vị của số bé bằng số đơn vị của số lớn cộng thêm số chênh lệch giữa hai số là 10
Đây chính là cách giải “ Tìm số lớn trước”.
Từ việc hướng dẫn học sinh giải bài toán theo hai cách trên, gợi ý để học sinh nêu được 2 cách giải:
Cách 1: “ Tìm số bé trước”.
Thực hiện theo hai bước tính:
- Muốn tìm số bé trước ta lấy tổng trừ đi hiệu rồi chia kết quả đó cho 2
Số bé = ( tổng - hiệu) : 2
- Sau đó tìm số lớn bằng cách: lấy số bé cộng với hiệu
* Nếu ta tách ra thì bài toán có 3 bước tính như sau:
- Ta tìm hai lần số bé bằng cách lấy tổng trừ đi hiệu:
( Hai lần số bé = tổng - hiệu)
- Sau đó ta tìm số bé bằng cách: Lấy kết quả hai lần số bé ( tổng - hiệu) vừa tìm được đem chia cho 2
- Rồi tìm số lớn bằng cách: lấy số bé cộng với hiệu
( Số lớn = số bé + hiệu)
Cách 2: “Tìm số lớn trước”
Thực hiện theo 2 bước tính:
- Muốn tìm số lớn trước ta lấy tổng cộng với hiệu rồi chia kết quả đó cho 2
Số lớn = ( tổng + hiệu) : 2
- Sau đó tìm số bé: Lấy số lớn trừ đi hiệu
Số bé = Số lớn - hiệu
* Nếu ta tách ra thì bài toán có 3 bước tính như sau:
- Ta tìm hai lần số lớn bằng cách lấy tổng cộng với hiệu:
( Hai lần số lớn = tổng + hiệu)
- Sau đó ta lấy 2 lần số lớn ( tổng + hiệu) vừa tìm được đem chia cho 2 ta tính được số lớn
- Rồi tìm số lớn bằng cách: lấy số lớn trừ đi hiệu
( Số bé = số lớn - hiệu)
4.3.3 Phương pháp dẫn dắt học sinh giải:
Trong cùng một dạng toán nhưng cũng có nhiều cách giải khác nhau Nhưng
dù bằng cách nào thì giáo viên cũng cần dẫn dắt học sinh từng bước để các em đi đến một bài giải đúng Nhà toán học Polya đã đưa ra phương pháp giải toán chung cho toán có lời văn và toán điển hình nói riêng theo 4 bước Đối với dạng toán: “
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” ta cũng cần hướng dẫn học sinh
giải theo 4 bước như sau:
a) Bước 1: Nhận dạng toán:
( Đã nêu ở phần trên)
Trang 9b) Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách giải:
Ví dụ: Thu ho ch t hai th a ru ng ạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ừ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ởc 5 t n 2 t thóc Thu ho ch ấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ở
th a ru ng th nh t ửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc Hỏi thu ấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ởc nhi u h n th a ru ng th hai 8 t thóc H i thuều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc Hỏi thu ơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc Hỏi thu ở ửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc Hỏi thu ạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ỏi thu
ho ch m i th a ru ng ạch từ hai thửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ở ỗi thửa ruộng được bao nhiêu ki - lô - gam thóc? ửa ruộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở ộng được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ởc bao nhiêu ki - lô - gam thóc?
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
toán:
được 5 tấn 2 tạ thóc Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 8 tạ thóc
ruộng được bao nhiêu ki - lô
- gam thóc?
- Giáo viên tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn
thẳng lên bảng và yêu cầu HS nêu lại nội dung
bài toán :
? kg
Ruộng I:
8 tạ 5 tấn2 tạ
Ruộng II:
? kg
- 2 HS nêu lại nội dung của bài toán
- Nhìn vào bài toán trên em biết đâu là tổng, đâu
là hiệu?
- Tổng là 5 tấn 2 tạ thóc, hiệu
là 8 tạ
- Số lớn ứng với số thóc của thửa ruộng thứ
mấy?
- Số lớn ứng với số thóc của thửa ruộng thứ nhất
- Số bé ứng với số thóc của thửa ruộng thứ mấy? - Số lớn ứng với số thóc của
thửa ruộng thứ hai
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải theo 2 cách:
Trước hết ta phải đổi: 5 tấn 2 tạ = 5 200 kg
8 tạ = 800 kg
- Cách 1: Nếu ta bớt đi 800 kg ở thửa ruộng thứ
nhất ( giáo viên gạch chéo vào sơ đồ đoạn thẳng,
đoạn biểu diễn 800 kg) thì em có nhận xét gì?
? kg
Ruộng I: xxxxx
800kg 5200 kg
Ruộng II:
? kg
- Em thấy hai đoạn thẳng có
độ dài bằng nhau( tức là số thóc ở thửa ruộng thứ nhất bằng số thóc ở thửa ruộng thứ hai)
+ Khi đó tổng số thóc ở hai thửa ruộng sẽ còn + 5 200 - 800 = 4 400 ( kg)
Trang 10lại là bao nhiêu?
+ 4 400 kg chính là 2 lần số thóc của thửa ruộng
nào?
+ Thửa ruộng thứ hai
+ Vậy muốn tìm số thóc ở thửa ruộng thứ hai ta
làm như thế nào?
+ Lấy hai lần số thóc ở thửa ruộng thứ hai chia cho 2:
4400 : 2 = 2 200 ( kg) + Khi biết số thóc của thửa ruộng thứ hai rồi
muốn tìm số thóc của thửa ruộng thứ nhất ta làm
như thế nào?
+ Lấy tổng số thóc của 2 thửa ruộng trừ đi số thóc ở thửa ruộng thứ hai:
5 200 - 2 200 = 3000 ( kg) Hoặc lấy số thóc của thửa ruộng thứ hai cộng với hiệu:
2200 + 800 = 3000 ( kg)
Hai lần số thóc của thửa ruộng thứ hai là:
5 200 - 800 = 4 400 ( kg)
S ố thóc của thửa ruộng thứ hai là:
4 400 : 2 = 2 200 ( kg)
Số thóc của thửa ruộng thứ nhất là:
2200 + 800 = 3000 ( kg) Hoặc học sinh có thể làm gộp bằng hai phép tính:
Số thóc của thửa ruộng thứ hai là:
(5200 - 800):2 = 2 200 ( kg)
Số thóc của thửa ruộng thứ nhất là:
2200 + 800 = 3000 ( kg)
- Như vậy các em đã giải bài toán này theo cách
tìm số nào trước?
- Tìm số bé trước
- Vậy muốn giải theo cách “ Tìm số bé trước” ta
làm như thế nào?
- Số bé = ( tổng - hiệu) : 2
Số lớn = Số bé + hiệu
- Cách 2:
- Giả sử thửa ruộng thứ hai thu hoạch được thêm
800 kg thóc nữa ( như sơ đồ) thì số thóc ở hai
ruộng như thế nào?
- Số thóc ở hai lớp bằng nhau( tức là hai đoạn thẳng dài bằng nhau)