1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học địa lí 8

18 5,3K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,78 MB

Nội dung

Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học c

Trang 1

1.Tên đề tài :

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 8

2 Đặt vấn đề

2.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, theo mục tiêu của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân” Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mỗi môn học trong Nhà trường phổ thông với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ trẻ Mặt khác, Địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với các khoa học khác, môn học khác Qua thực tế giảng dạy , tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học Địa lí nói riêng, môn học Địa lí nói chung được nâng cao Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan, khó học Đồng thời làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, hình dung được một cách chân thực, sinh động về môi trường, xã hội, các quy luật tự nhiên

Qua đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên là phải

có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụng kiến thức của các môn học có liên quan vào học tập Địa lí để tránh sự trùng lặp, mất thời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc Việc sử dụng rộng rãi các môn học như vậy để bồi dưỡng cho học sinh các thủ thuật và phương pháp tư duy lôgic sẽ góp phần thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng nhất của lí luận dạy học là xác lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các bộ môn trong dạy học Hiện nay, trong các tài liệu tham khảo, cũng có nhiều tác giả đã đề cập đến việc dạy học tích hợp, nhưng chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học Địa lí.Với việc dạy học theo chủ đề tích hợp trên có giá trị thực tiễn to lớn trong

đời sống xã hội Phương pháp dạy học này chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng

các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng được kiến thức

đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống

tự lập

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học địa lí nói riêng, bản thân là giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy cũng chưa nhiều Nhưng tôi cũng

xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề bằng cách ‘ “VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 8”

Qua đây tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học Giúp khắc phục được tình trạng khô cứng, nặng nề, rời rạc trong dạy học , làm cho HS hứng thú và say mê hơn với môn học Địa lí

Trang 2

2.2 Thực trạng

1.Về Phía Giáo Viên:

-Còn coi nặng việc truyền thụ kiến thức có trong SGK (lối dạy nhồi nhét kiến thức để thi cử)

-Ít vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp giáo dục (xem nhẹ việc dạy để giúp HS phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong thực tiển) => dẫn đến tiết dạy khô khan, kém hấp dẫn, nặng về cung cấp kiến thức, giải thích các hiện tượng tự nhiên về mặt lý thuyết Điều này dễ sa vào lối dạy đọc chép

2.Vê phía Học Sinh:

-Ghi nhớ bài học một cách rời rạc, máy móc,học theo kiểu học vặt

-Không nắm được mối quan hệ giữa các kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau , về kiến thức liên môn giữa các môn học khác nhau => nhàm chán,lười học không yêu thích bộ môn Địa lí,xem Địa lí là môn học phụ

2.3 Giới hạn đề tài : Dành cho các tiết dạy Địa lí 8

3/ Cở sở lý luận:

-Hệ thống khoa học Địa lí theo các quan niện hiện đại, Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên và sản xuất và các thành phần của chúng, chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau Hệ thống khoa học Địa lí bao gồm nhóm khoa học Địa lí tự nhiên và nhóm khoa học Địa

lí kinh tế, xã hội Giữa Địa lí và các khoa học khác có những mối quan hệ rất mật thiết như: Địa lí tự nhiên có quan hệ chặt chẽ với toán học, vật lý học, hóa học và sinh học; Địa lí kinh tế xã hội có quan hệ chặt chẽ với Sử học, kinh tế chính trị học, Văn học và với nhiều môn kỹ thuật khác Trong thời đại ngày nay, người ta thấy sự kết hợp nhiều mặt giữa Địa lí học với hàng loạt các khoa học khác tạo thành nhiều khoa học mới Như vậy trong Địa lí có các khoa học khác cũng như trong khoa học khác có Địa lí

-Các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng một sự vật nhưng có thể có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận đánh giá khác nhau.Cùng quan sát và phân tích các hiện tượng trong tự nhiên, nên các môn học vẫn có mối liên quan mật thiết không thể tách rời

Ví dụ như câu tục ngữ: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”

Đầu tiên bạn hiểu đây là một câu tục ngữ nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất Một bạn khác có thể nghĩ ở góc độ môn Vật lí vì có sấm, chớp

Một bạn khác có thể nghĩ ở góc độ môn Hóa học bởi vì có tiếng nổ xảy ra, tức là có phản ứng hóa học xảy ra

Trang 3

Tôi lại nghĩ khác, ở góc độ môn Địa lí, Sinh vật vì sau khi có sấm, sét thì lúa tốt tươi hơn, mà lúa thì sống nhờ đất,

Rõ ràng ở đây, chúng ta thấy sự liên hệ không thể tách rời của những bộ môn khoa học, nếu giải thích vấn đề bằng kiến thức riêng của một bộ môn là chưa thấu đáo, chưa có một cái nhìn tổng quan để cùng giải quyết một vấn đề

4/ Cơ sở thực tiễn:

Sự cần thiết phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn.Trong những năm gần đây, Phòng Giáo dục – Đào tạo đã phát động cuộc thi dạy theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn

Theo tôi đây là một vấn đề rất mới, và có thể đối với học sinh nó sẽ giảm bớt áp lực, đồng thời phát huy được khả năng tự nghiên cứu, giúp học sinh độc lập trong suy nghĩ, đánh giá và giải quyết vấn đề nêu ra một cách thấu đáo Việc học như vậy, sẽ gắn kết giữa lí thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh việc thực hiện học theo phương châm: “Học đi đôi với hành.”

Hiện nay, học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn sẽ giúp cho các em phát huy được năng lực tư duy, khuyến khích

sự sáng tạo Việc học tập như thế này sẽ có những tác dụng:

-Tạo ra sự hứng thú trong học tập, tiết học, buổi học, bớt khô cứng, căng thẳng

- Học sinh nào cũng có những quan điểm, cái nhìn riêng về một vấn đề

- Trao đổi được quan điểm, kiến thức, thế mạnh của nhau

- Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu

- Nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, đặc biệt là kỹ năng sống.

Việc học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn sẽ làm cho buổi học thêm thoải mái, không khô cứng, bớt căng thẳng Ai cũng

có quan điểm, cái nhìn riêng của mình về một vấn đề, tạo ra nhiều ý kiến tốt cho một buổi học, học sinh nào giỏi môn Vật lí thì trả lời theo góc độ Vật lí, học sinh nào giỏi môn Hóa học thì trả lời theo góc độ Hóa học, học sinh nào giỏi môn Sinh vật thì trả lời theo góc độ sinh vật, Như vậy các em sẽ học hỏi được thế mạnh của nhau, bổ sung cho

Trang 4

nhau.Việc sử dụng kiến thức liên môn sẽ giúp cho học sinh có khả năng tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tránh kiểu học thụ động

Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm

Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm

Trang 5

Trình bày ý kiến sau thảo luận

Giáo viên giải thích và bổ sung kiến thức sau khi học sinh trình bày ý kiến

5/ Nội dung nghiên cứu.

Trang 6

5.1 Cách sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa Lí nói chung và Địa Lí 8 nói riêng

Trong dạy học Địa lí tùy vào bài cụ thể, giáo viên có thể huy động nhiều kiến thức khác nhau của các bộ môn khác nhau vào dạy học nhưng phải làm sao đáp ứng được yêu cầu, mục đích đề ra Các kiến thức của môn học khác có tác dụng: Sử dụng Toán học, Vật lí, Hóa học, sinh học để chính xác các quy luật, đi sâu vào bản chất của vấn đề mà chúng ta trình bày Ngoài ra một số kiến thức về Hóa học, Sinh học giúp mô tả bài học một cách sinh động hơn Kiến thức văn học để tạo hứng thú học tập cũng như tạo ra sự tìm tòi khám phá tri thức Địa lí cho học sinh qua thơ, văn, cao dao, tục ngữ Sử dụng kiến thức Lịch sử để tạo sự liên hoàn, tái hiện các hoàn cảnh Lịch sử của một giai đoạn, một đất nước để học dễ dàng giải thích một sự vật hiên tượng nào đó… Sử dụng kiến thức GDCD kết hợp với trao đổi đàm thoại giúp học sinh hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng, đồng thời làm rõ các kiến thức Địa lí qua nội dung kinh tế chính trị học, triết học Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với các phương tiện kĩ thuật để gây hứng thú học tập Địa lí cho học sinh, đồng thời để củng cố, kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng của học sinh vào các tình huống cụ thể Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa vừa có chức năng nguồn tri thức, nên trong dạy học Địa lí giáo viên cần phát huy tốt các chức năng này Vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn, sử dụng vào những mục đích gì ? Theo tôi, giáo viên có thể sử dụng theo 3 cách sau: Thứ nhất, sử dụng kiến thức liên môn để vào bài, gây hứng thú cho học sinh có thể qua các câu thơ, câu chuyện lịch sử: Thứ hai, sử dụng kiến thức liên môn để minh họa hoặc giảng giải nội dung bài học: Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức cơ bản ngoài phần nội dung của sách giáo khoa Địa lí trình bày, giáo viên nên bổ sung thêm kiến thức qua môn học khác.Thứ ba, Giáo viên sử dụng kiến thức liên môn như một cơ sở để học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức Địa lí dưới sự hướng dẫn của giáo viên Bằng cách đó, giáo viên hình thành và rèn luyện cho học sinh phương pháp học tập tư duy, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

5.2 Nội dung cấu trúc chương trình giảng dạy Địa lí có thể tích hợp kiến thức liên môn cho học sinh

Trang 7

Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí THCS, chương trình chuẩn trong cấu trúc của sách giáo khoa Địa lí THCS có sự trình bày đi từ Địa lí tự nhiên đại cương (lớp 6), địa lí các châu lục trên thế giới (lớp 7) địa lí tự nhiên Châu Á và địa lí tự nhiên Việt Nam (lớp 8) Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam , cụ thể như sau: Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 6 được chia làm gồm: Bản Đồ; Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất, hệ quả các chuyển động của Trái Đất; Cấu trúc của Trái Đất và các quyển của lớp vỏ Địa Lí; Các quy luật của lớp vỏ Địa lí.Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 7 gồm: Các môi trường Địa Lí ,Địa lí các châu lục Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 8 gồm Địa lí Châu Á và địa lí tự nhiên Việt Nam Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 9 gồm : Địa lí dân cư; Địa lí kinh tế , Địa lí nông nghiệp, Địa lí công nghiệp, Địa lí các ngành dịch vụ Như vậy, ở mỗi lớp, mỗi phần có vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức cho học sinh để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về địa lý phổ thông trên cơ sở kế thừa, phát triển và nâng cao chương trình Địa lí ở bậc tiểu học Việc dạy học Địa lí THCS đòi hòi giáo viên phải nẵm vững kiến thức Địa lí và các nguồn kiến thức ở các môn học khác nhau như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân các kiến thức này không chỉ có tác dụng cụ thể hoá bài dạy mà còn là nguồn gây hứng thú đối với học sinh Kiến thức của các môn học khác nhau có tác dụng bổ sung cho môn Địa lí rất bổ ích Mỗi một môn có những tác dụng riêng và truyền đạt các kiến thức đến người học và rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực của học sinh như năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

5.3 Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí

Sử dụng kiến thức liên môn là một nguyên tắc cần tuân thủ trong dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Địa lí nói riêng Sử dụng kiến thức liên môn được coi là một nguồn kiến thức quan trọng không thể thiếu trong dạy học Địa lí và được sử dụng như tài liệu tham khảo Mặt khác, sử dụng kiến thức liên môn còn là biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng Nếu sử dụng tốt kiến thức liên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thức trên cơ sở

sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại Kiến thức liên môn còn giúp học sinh

Trang 8

tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rời các môn học Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức Địa lí và gây được hứng thú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quả cao Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ hình thành các kĩ năng như: phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá và biết liên hệ kiến thức

đã học vào cuộc sống Như vậy, kiến thức liên môn là một nội dung rất quan trọng trong dạy học Địa lí cũng như các môn học khác Chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện nay đổi mới về nội dung, phương pháp biên soạn để giúp học sinh học tập dễ dàng, sinh động và hấp dẫn hơn Song bản thân sách giáo khoa còn nhiều nội dung trùng lặp giữa các môn học Do vậy trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm chắc nội dung kiến thức liên môn và vận dụng những biện pháp sử dụng chúng để gây hứng thú học tập cho học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn Sử dụng kiến thức liên môn có hiệu quả không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức sâu sắc, mà còn phát triển kĩ năng học tập Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên cần nắm vững nội dung của khoa học Địa lí và hệ thống chương trình môn học Nắm chắc

và sử dụng thành thạo các kiến thức liên môn thì việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao

5.4 Một số ví dụ cụ thể vận dụng kiến thức liên môn vào trong giảng dạy Địa Lí 8

*Vận dụng kiến thức văn học vào trong giảng dạy Địa lí 8

Ví dụ 1:

-Khi dạy bài 23 :Vị trí ,giới hạn ,hình dạng lãnh thổ Việt Nam Tôi vận dụng kiến

thức môn văn học để dẫn dắt vào bài và gây sự hứng thú cho học sinh

Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang

Cà Mau mũi đất mỡ màng phì nhiêu (Trích Nguyễn Văn Trỗi –Lê Anh Xuân )

Ngoài hai điểm cực Bắc và cực Nam của tổ quốc ,đất nước ta còn có điểm cực Đông ,cực Tây Vậy hai điểm cực Đông và Tây ở nước ta nằm ở tỉnh nào ,phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những phần nào ,chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài mới hôm nay

-Ví dụ 2 :Khi dạy bài 33 :Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Để học sinh có thể thấy được mối quan hệ giữa chế độ nước sông và mùa của khí hậu và đặc điểm sông ngòi Việt Nam Giáo viên có thể sử dụng đoạn văn sau để khai thác kiến thức điạ lí

Trang 9

‘’ Vào mùa đông ,dòng sông trở nên lạnh lẽo ,buồn tẻ vắng bóng người ,nó như đơn côi lạnh giá hơn !.Lòng sông khô cạn ,bãi sỏi ,doi cát nhô lên ,mấp mô, gò đống Nước sông lặng lờ trôi,có những đoạn sông ,người lội qua chỉ ngập gióng chân trẻ con

Chỉ khi mùa hè tới những trận mưa rào như xối ,sông mới choàng tỉnh Nước từ thượng nguồn đổ về nước từ trăm khe đổ ra ,nước dâng ngập bến bờ ,dòng sông giận dữ gầm réo,sẵn sàng cuốn phăng ,nhấn chìm những gì có thể Nước chảy xiết qua những thác ghềnh réo vang như những tiếng cười man rợ của quỷ sứ ”

-Ví dụ 3 : Khi dạy bài 31 :Đặc điểm khí hậu Việt Nam

Khi dạy tới phần 2 Tính chất đa dạng và thất thường

Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc Nam Nội dung kiến thức chủ yếu đề cập đến yếu

tố khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam Sự khác nhau về yếu tố khí hậu kéo theo sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác giáo viên sử dụng đoạn thơ sau :

Anh ở trong này chưa thấy mùa đông Nắng vẫn đỏ ,mận hồng đào cuối vụ Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy

Có tình thương tha thiết của trong này

(Trích Gửi nắng cho em –Bùi Lê Dung )

Giáo viên có thể đặt các câu hỏi sau để khai thác kiến thức qua đoạn thơ Theo em tác giả đề cập đến mùa đông phương Nam Phương Nam là giới hạn đến đâu ở lãnh thổ nước ta ,khí hậu có đặc điểm gì ? Nguyên nhân ,sự khác nhau về khí hậu phần lãnh thổ

ở phía Bắc và Nam của nước ta

Hoặc để nói sự đối lập hai mùa mưa, khô của hai sườn Đông, Tây Trường Sơn (Thiên nhiên phân hóa theo Đông Tây, ), giáo viên có thể vận dụng các câu thơ (được phổ nhạc) sau: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quay” Hoặc lời bài hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây: “Trường Sơn Tây anh đi, thương em bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo, muỗi bay rừng già cho dài tay áo, hết rau rồi, em có lấy măng không Còn Em thương bên Tây anh mùa đông, nước khe cạn bướm bay lèn

đá, biết lòng anh say miền đất lạ, chắc em lo đường chắn bom thù Anh lên xe, trời đổ cơn mưa, cái gạt nước xua đi nỗi nhớ, em xuống núi nắng về rực rỡ, cái nhành cây gạt nỗi riêng tư.”

Trang 10

Như vậy việc sử dụng văn học trong dạy học Địa Lí được sử dụng trong thiết kế bài giảng , trong từng khâu của quá trình lên lớp Giáo viên có thể sử dụng ,chọn lọc linh hoạt kiến thức văn học đê giảng dạy cho phù hợp Tuy nhiên chỉ sử dụng văn học như một phương tiện để khai thác kiến thức Địa lí mà thôi

*Vận dụng kiến thức hóa học vào trong giảng dạy Địa lí 8

Ví dụ 1 : Khi dạy bài 28 Đặc điểm địa hình Việt Nam

Trong phần 3 Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu sự tác động mạnh mẽ của con người .Giáo viên khi trình bày đến dạng địa hình cacxto nhiệt đới ,giáo viên có thể dựa vào kiến thức hóa học mô tả thêm quá trình hình thành các hang động ở núi đá vôi để học sinh hiểu rõ hơn Cụ thể như sau: Nhũ đá được tạo thành

từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng Đá vôi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO3 Phương trình phản ứng như sau : CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3) 2 Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá như sau: Ca(HCO3) 2 → CaCO3 + H2O + CO2 Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dòng nước dồi dào cacbonat canxi và CO2 Từ đó, giáo viên có thể khẳng định khu vực nhiệt đới ẩm là khu vực có quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh do có lượng nước dồi dào, nhiệt độ cao nên khả năng hòa ta CO2 vào nước rất lớn.Giáo viên nói thêm địa hình cacxto ở nước ta có đỉnh nhọn ,sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có nhiều hình thù kì lạ

*Vận dụng kiến thức toán học vào trong giảng dạy Địa lí 8

Toán học là một môn khoa học cơ sở, là tiền đề của các môn khoa học khác Hiện nay

lý thuyết toán học đã được tích hợp vào nhiều môn học nhằm góp phần nâng cao tính chính xác, khoa học, giúp học sinh dễ tiếp thu, tăng khả năng tư duy lôgic Việc sử dụng toán học trong dạy học hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến Đối với môn Địa lí, toán được cụ thể hóa ra các bài tập, bài thực hành, qua kỹ năng tính toán, xử lý số liệu

Ví dụ 1 :Khi dạy bài 38 Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Trong phần câu hỏi và bài tập : Bài tập số 3 Yêu cầu tính tỉ lệ % che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn 33 triệu ha )

Giáo viên có thể áp dụng công thức toán học để tính ra tỉ lệ (%) che phủ rừng của nước

ta bằng cách :

Lấy diện tích rừng năm 1943 là 14,3 x 100

33 === 43,3 %

Tương tự như vậy ta áp dụng cho những năm 1993,2001 sau đó sẽ hướng dẫn cho học sinh vẽ biểu đồ

Ví dụ 2: Khi dạy bài 15 Đặc điểm dân cư –xã hội Đông Nam Á

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát bảng 15.1 Sau đó đặt câu hỏi cho học sinh: Cho biết số dân Đông Nam Á năm 2002 ? Số dân Đông Nam Á chiếm tỉ lệ bao nhiêu %

Ngày đăng: 20/01/2016, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w