tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông

42 1.4K 4
tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. HOÀN CẢNH NẢY SINH 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Tư vấn hướng nghiệp (TVHN) là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (KTTH-HN). Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH-HN do Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 7 năm 2008, tại mục 1, Điều 3 (Phụ lục IV), nêu rõ: “Nhiệm vụ của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 1. Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông. . . . ” Như vậy, cùng với dạy công nghệ, kỹ thuật, nghề phổ thông, TVHN cho học sinh phổ thông (HS) là nhiệm vụ hàng đầu của trung tâm KTTH-HN, trong số 6 nhiệm vụ đã được Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế 44/2008. Do vị trí quan trọng của nhiệm vụ TVHN, cũng như ý nghĩa thực tiễn to lớn của nó đối với HS, trong những năm qua Bộ GD&ĐT (thông qua Trung tâm Lao động-Hướng nghiệp Bộ) đã tổ chức 2 đợt tập huấn về TVHN cho cán bộ giáo viên các trung tâm KTTH-HN trong toàn quốc, đợt I vào tháng 7 năm 2003 và đợt II vào tháng 8 năm 2006. 1.2. TVHN giúp chọn nghề phù hợp. TVHN giúp xác định miền chọn nghề tối ưu theo sơ đồ sau: Miền chọn nghề tối ưu rất hẹp, chỉ là giao của 3 miền xu hướng, năng lực và nhu cầu nghề. Bởi vậy, chọn nghề phù hợp là một việc không đơn giản. Xu hướng Năng lực Nhu cầu Nhấn mạnh vai trò của sự phù hợp nghề, cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã nói: “có những nghề phù hợp với sở trường và năng lực, nhưng chưa thể là nghề “kiếm cơm”. Tuy vậy, đến một giai đoạn chín muồi, khi đã thực sự vững tay nghề sở đắc thì sẽ bước vào thời “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Honda cũng đã phát biểu: “Nghề không thiếu, chỉ thiếu người chí thú với nghề, phù hợp với nghề. ” TVHN cho HS phổ thông chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời mình, làm chủ tương lai. TVHN có hiệu quả sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng rõ ràng, có năng lực nghề nghiệp tốt, sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, là tiền đề cho sự phát triển xã hội. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1. Thực tiễn công tác hướng nghiệp hiện nay: Mặc dù hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) đã được Bộ GD&ĐT triển khai vào nhà trường phổ thông trong nhiều năm qua, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như nguyện vọng của học sinh (HS) và phụ huynh trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Để khắc phục tồn tại đó, một trong những biện pháp hàng đầu là phải tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp (TVHN) cho HS ngay trong giai đoạn các em học trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Đối với THCS, TVHN chủ yếu tập trung vào việc “hướng học”, còn đối với THPT, TVHN là biện pháp trọng tâm giúp các em định hướng nghề nghiệp tương lai một cách rõ ràng, lựa chọn trường thi, ngành học để hiện thực hóa định hướng đó. Tuy nhiên, do TVHN chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức, đa số HS THPT tới ngày làm hồ sơ tuyển sinh vẫn rất mơ hồ về chọn nghề, nhất là không có hiểu biết đầy đủ, có hệ thống về phương pháp chọn nghề phù hợp. Bằng chứng là số liệu khảo sát từ 200 HS khối 11 các trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Trãi đầu năm học 2009-2010 cho thấy: - Chỉ có 37,5% trả lời đúng thế nào là chọn nghề phù hợp; - Chỉ có 38,5% trả lời đúng thế nào là tìm hiểu bản thân để định hướng nghề nghiệp; - Và chỉ có 22% trả lời đúng thế nào là TVHN. Hoàn toàn có căn cứ khi dư luận xã hội, thông tin đại chúng đã không ít lần phàn nàn về sự yếu kém của công tác hướng nghiệp (trong đó có TVHN) trong nhà trường phổ thông, dẫn đến đa số HS rất lúng túng trong việc chọn hướng đi, ngành học, trường thi khi làm hồ sơ tuyển sinh; để rồi tới buổi “Tư vấn mùa thi” do các đài-báo tổ chức, HS “nô nức” đến nghe với vô vàn câu hỏi. Việc tư vấn cho HS trước mùa thi như lâu nay mà một số báo, đài và các trường đại học, cao đẳng , THCN đã làm là rất đáng hoan nghênh, nhưng vẫn chỉ là cách làm theo kiểu phong trào, chủ yếu để giới thiệu về các trường, chứ không thể thay thế cho việc TVHN một cách bài bản, có hệ thống, mang tính khoa học trong nhà trường. Từ đó mà đã xẩy ra không ít những trường hợp thương tâm do không thỏa mãn nguyện vọng sau mỗi “mùa” tuyển sinh, hoặc bỏ học giữa chừng do chọn ngành học không phù hợp, hoặc học xong không có việc làm, phải đào tạo lại, v.v 2.2. Thực trạng công tác TVHN hiện nay tại các cơ sở giáo dục: Từ năm học 2007-2008 đến nay, sinh hoạt hướng nghiệp (SHHN) được đưa lại về các trường phổ thông theo chương trình đổi mới, với thời lượng 3 tiết/tháng. Một năm sau, chương trình Hoạt động giáo dục hướng nghiệp (GDHN) bị rút xương còn 1 tiết/tháng. Nội dung TVHN, vì vậy, bị rút xuống còn một bài. Theo phản ánh của cán bộ giáo viên từ các trường THPT tham dự đợt tập huấn do Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (Trung tâm Lao động hướng nghiệp cũ) tổ chức tại Đắc Lắc tháng 9 năm 2009, thì do thời lượng quá ít, giáo viên không có điều kiện hướng dẫn cho HS quy trình thực hiện các trắc nghiệm tự tìm hiểu bản thân đã triển khai tập huấn trước đây, dẫn đến HS không thể tự tìm hiểu năng lực nghề của bản thân, nên chất lượng TVHN nói riêng và GDHN nói chung ở các trường phổ thông chưa thể đáp ứng yêu cầu của công tác hướng nghiệp. Còn ở các trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp, phần lớn là không thực hiện nhiệm vụ TVHN (trong đó có một số trung tâm ở Ninh Thuận). Trong lúc cũng có một số trung tâm đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ này, như Trung tâm KTTH-HN Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Trung tâm KTTH-HN tỉnh Nghệ An, nhưng đều dựa trên cơ sở những quy định riêng do các trung tâm tự đặt ra. 2.3. TVHN trong những năm qua tại Trung tâm KTTH-HN Phan Rang. Sau khi tham gia các đợt tập huấn của Bộ, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang (Trung tâm) đã tham mưu lên Sở GD-ĐT dự kiến quy trình tổ chức TVHN cho HS, trong đó có đề xuất nguồn kinh phí phục vụ cho công tác này (Tờ trình số 37 ngày 15/02/2008, số 182 ngày 05/7/2008); đồng thời đã mua phần mềm TVHN do Trung tâm Lao động hướng nghiệp Bộ giới thiệu (hết 4 triệu đồng) để thực hiện TVHN trên máy vi tính, nhưng gặp rất nhiều khó khăn do các phòng máy đã giành cho HS học tin học vào tất cả các buổi trong tuần, đồng thời với việc không có nguồn kinh phí chi cho công tác TVHN. Năm 2006, Trung tâm đã tham gia chương trình thí điểm TVHN thuộc Dự án đổi mới và phát triển giáo dục THPT do Trung tâm Lao động hướng nghiệp Bộ chủ trì. Đã có 610 HS khối 12 đã được TVHN, kết quả được Ban quản lý dự án đánh giá tốt. Tuy nhiên chi phí (do Dự án cấp) lên đến hơn 100.000 đồng/HS. Với mức chi phí như vậy, thậm chí chỉ vài chục ngàn đồng cho mỗi HS thì trong thực tế cũng đã rất khó khăn. Bằng chứng là cho tới nay, văn bản quy định về công tác TVHN, trong đó có mức thu lệ phí 10.000 đ/HS vẫn chưa được cấp có thẩm quyền xem xét ban hành. Điều đó đồng nghĩa với việc chưa thể tiến hành TVHN theo quy trình hướng dẫn của Dự án phát triển Giáo dục THPT, vì không có nguồn kinh phí. Trước tình hình đó, “cái khó ló cái khôn”, Trung tâm đã tiến hành lồng ghép TVHN vào các buổi SHHN cho HS khối 12 của các trường THPT gửi HS tới SHHN tại Trung tâm. Trong năm học 2006-2007 đã có 1.245 HS khối 12 được TVHN trong quá trình SHHN tại Trung tâm. Số liệu khảo sát từ 1.245 HS đã được TVHN năm học này cho thấy: - 96% cho rằng TVHN là cần thiết; - 92% hiểu đúng thế nào là lựa chọn nghề phù hợp; - 85% có hứng thú thực hiện các trắc nghiệm tìm hiểu bản thân; - 94% cho rằng quá trình TVHN ở Trung tâm đã giúp ích cho việc lựa chọn nghề của bản thân; - 92% HS đã tham khảo kết quả TVHN ở Trung tâm trong quá trình làm hồ sơ tuyển sinh; - Chỉ có 3,5% cho rằng TVHN không cần thiết (rơi vào số HS thiếu chuyên cần, không tham dự đầy đủ các buổi SHHN). Tuy nhiên, sau khi SHHN được đưa lại về các trường phổ thông, sáng kiến lồng ghép TVHN vào các buổi SHHN tại Trung tâm không còn thực hiện được nữa. Năm học 2008-2009, một lần nữa, “cái khó” buộc cán bộ giáo viên Trung tâm phải “ló” tiếp “cái khôn” lần nữa, chính là nội dung của SKKN này, đã tiến hành thí điểm việc lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT của HS khối 11 với nội dung rút gọn, mục đích là để rút kinh nghiệm thực tế cho những năm tiếp theo. Nhưng do chỉ mới đưa vào thí điểm trong học kỳ II, nên còn nhiều khiếm khuyết, nhất là chưa có đúc rút kinh nghiệm, tổng hợp số liệu làm chứng cứ khoa học một cách bài bản. Vì vậy, nhu cầu đặt ra trong năm học 2009-2010 là phải đổi mới nội dung, quy trình sao cho đáp ứng về cơ bản quy trình TVHN mà Bộ GD&ĐT đã triển khai qua các đợt tập huấn trên toàn quốc; đồng thời đưa ra được luận cứ khoa học về tính khả thi và hiệu quả của việc lồng ghép TVJHN vào dạy học NPT, làm cơ sở cho việc triern khai tiếp theo trong những năm học tới. Đó cũng chính là mục đích của SKKN này. Số liệu khảo sát từ 200 HS khối 11 các trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Trãi đầu năm học 2009-2010 cho thấy: - 79% cho rằng TVHN là cần thiết cho HS; - 86% trả lời đúng ý nghĩa của chọn nghề phù hợp, nhưng - chỉ có 22% trả lời đúng thế nào là TVHN. Từ những số liệu và quá trình thí điểm thực tiễn trên, có thể rút ra mấy kết luận sau đây: 1. HS thấy sự cần thiết và ý nghĩa của việc chọn nghề phù hợp và muốn được tiếp cận với với phương pháp chọn nghề phù hợp. 2. Dự án phát triển GD THPT và HS đều đánh giá tốt về kết quả TVHN đã thực hiện ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang. 3. Bằng những con đường khả thi, TVHN cần phải được tiếp tục triển khai cho HS THPT để thiết thực góp phần giúp các em vững tin bước vào cuộc đời. Đó cũng chính là những lý do thôi thúc CBQL và các thầy cô giáo ở Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp-Hướng nghiệp Phan Rang quyết tâm tìm mọi cách để thực hiện TVHN cho HS, như là một trong những việc không thể không làm vì tương lai của thế hệ trẻ. 3. Phạm vi, yêu cầu và các giải pháp của đề tài 3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai lồng ghép TVHN vào quá trình dạy học NPT ngay từ đầu năm học. Yêu cầu là đạt được sự đồng thuận trong Lãnh đạo và giáo viên về chủ trương, kế hoạch thực hiện; ban hành được văn bản chỉ đạo. 3.2. Lựa chọn nội dung và biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện. Yêu cầu là ban hành được Tài liệu tóm lược hướng dẫn toàn bộ quy trình TVHN, các mẫu trắc nghiệm tìm hiểu năng lực nghề dùng chung cho giáo viên và HS, sau khi đã được cán bộ quản lý góp ý kiến. Sau khi sử dụng, tài liệu sẽ được hoàn thiện với việc bổ sung ý kiến đóng góp của giáo viên. Do đây là hoạt động lồng ghép vào quá trình dạy học NPT, nên không thể đưa vào quá nhiều nội dung hết sức rộng lớn của TVHN và hướng nghiệp, mà chỉ giới hạn chủ yếu ở việc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu bản thân thông qua các trắc nghiệm cơ bản và một số cách thức thực hiện sự lựa chọn. Những nội dung về nghề nghiệp, nhu cầu xã hội, tuyển sinh đã được Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường cung cấp, hướng dẫn tìm hiểu. Nội dung về ý nghĩa, tác dụng của học NPT không thuộc phạm vi đề tài này. 3.3. Tập huấn cho giáo viên. Yêu cầu là tất cả giáo viên dạy NPT đều được tập huấn, có đủ tài liệu hướng dẫn của đề tài cung cấp, nắm vững quy trình, cách thức tiến hành các trắc nghiệm và công tác tư vấn cho HS, đồng thời biết tự tìm hiểu và hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về hướng nghiệp, chọn nghề. 3.4. Triển khai TVHN trong quá trình dạy học NPT ở khối 11 THPT. Yêu cầu là toàn bộ HS khối 11 học NPT ở Trung tâm phải được tham gia TVHN lồng ghép trong các buổi học nghề. Trước khi triển khai, tiến hành khảo sát nhận thức của một số HS về TVHN. 3.5. Tổng hợp, đánh giá kết qủa, đúc rút kinh nghiệm. Yêu cầu là đưa ra được mẫu tổng hợp số liệu, cách thức tổng hợp nhanh, gọn, cho phép sử dụng máy vi tính ở mức đơn giản; đồng thời HS và giáo viên có thể tự đánh giá về quá trình TVHN lồng ghép của mình, đề xuất biện pháp tiếp tục đổi mới và ứng dụng trong những năm tiếp theo ở Trung tâm cũng như các đơn vị khác. 3.6. Báo cáo đề tài. Yêu cầu thực hiện đúng mẫu quy định của Sở GD-ĐT; đúng thời hạn; có kết luận rõ ràng về tính khả thi, phạm vi ứng dụng và hiệu quả của đề tài. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Xây dựng kế hoạch: Đã đạt được sự đồng thuận trong Lãnh đạo và giáo viên về chủ trương, kế hoạch thực hiện. Kết quả là đã ban hành được văn bản chỉ đạo số 517/NPT-TTHNPR ngày 25/9/2009 (Phụ lục IV), trong đó có phần về TVHN: “Tư vấn hướng nghiệp thực hiện cho khối 11, bằng cách lồng ghép vào các buổi thực hành NPT, bắt đầu từ tháng 11 trở đi. Trong một số buổi thực hành, giáo viên (GV) dành một khoảng thời gian thích hợp hướng dẫn HS về nhà thực hiện các trắc nghiệm tự tìm hiểu bản thân, tìm kiếm thông tin chọn ngành nghề (lần lượt, trong nhiều buổi khác nhau) hay trao đổi trực tiếp để tư vấn cho HS. Cuối năm học, GV xem xét tổng quát, đưa ra lời khuyên và đánh giá tinh thần thái độ, kết quả thực hiện, cho điểm như bài kiểm tra hệ số 1. HS không thực hiện thì cho điểm 0 để đưa vào cộng điểm trung bình nghề.” Đây là sự khẳng định kết quả của việc thí điểm ở năm học trước (như đã nói ở mục I.2.3.) khi mà ý định tổ chức TVHN trên máy vi tính không thực hiện được, buộc phải chuyển hướng ở học kỳ II sang việc thí điểm lồng ghép vào dạy học NPT. Đây cũng là kết qủa của quá trình triển khai thăm dò ý kiến giáo viên trong buổi tập huấn chuyên môn đầu năm học, vào ngày 21/8/2009. Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn này là, ngoài việc tạo được sự đồng thuận trong Lãnh đạo và toàn thể giáo viên, TVHN đã được chính thức hóa thành một hoạt động bắt buộc trong quá trình dạy học NPT, mà thực chất là “Hoạt động Giáo dục NPT” theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, có cho điểm đánh giá HS. 2. Lựa chọn nội dung và biên soạn tài liệu hướng dẫn Đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu TVHN của Trung tâm LĐHN Bộ GD&ĐT, tham khảo kinh nghiệm tiến hành TVHN các năm trước, tham khảo nguồn dữ liệu của Phần mềm Hỗ trợ TVHN trên máy vi tính, tham khảo các Website có nội dung về TVHN trên mạng Internet, v.v từ đó mà biên soạn tài liệu hướng dẫn tóm lược toàn bộ quy trình TVHN, tập mẫu các trắc nghiệm tối thiểu mà HS cần thực hiện. Kết quả đã ban hành được Tài liệu tóm lược hướng dẫn toàn bộ quy trình TVHN (Phụ lục I), các mẫu trắc nghiệm tìm hiểu năng lực nghề (Phụ lục II) dùng chung cho giáo viên và HS, sau khi đã được cán bộ quản lý góp ý kiến. Tài liệu gọi là tóm lược vì phải thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ về khái niệm, ý nghĩa, nội dung của TVHN, không thể trình bày dài dòng về mọi vấn đề của TVHN nói riêng và hướng nghiệp nói chung, làm HS và giáo viên choáng ngợp. Trọng tâm là phần hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện. Việc lựa chọn các trắc nghiệm được tiến hành dựa trên quan điểm của Phần mềm Hỗ trợ TVHN đã được Hội đồng khoa học Bộ công nhận và phổ biến, cùng với kinh nghiệm thực tế thực hiện TVHN nhiều năm qua ở Trung tâm. Tuy nhiên, với việc tìm hiểu sở thích, xu hướng nghề thì đề tài đưa vào không chỉ một mà tới 3 trắc nghiệm, với cấp độ ngày càng cao, mục đích là nhấn mạnh tầm quan trọng, đồng thời nâng cao độ tin cậy của việc tìm hiểu nguyện vọng, xu hướng nghề cho đối tượng lần đầu tiên tiếp cận với TVHN. Trong 11 nội dung HS cần tự tìm hiểu bản thân, cùng với xu hướng nghề, có khí chất, năng lực tư duy, năng lực học các môn văn hóa và nghề phổ thông, các năng khiếu là những nội dung cốt lõi giúp HS tự “họa” được bức “chân dung năng lực nghề” của chính mình để soi vào yêu cầu của nghề nghiệp mà thực hiện sự lựa chọn một cách tự giác, có cơ sở khoa học. (Nội dung về đặc điểm – họa đồ nghề không thuộc phạm vi đề tài này) 3. Tập huấn cho giáo viên: Đã tiến hành 2 buổi tập huấn cho giáo viên: - Ngày 21/8/2009; Tập huấn về chủ trương đổi mới, nâng cao yêu cầu TVHN - Sau khi hoàn chỉnh các tài liệu phục vụ TVHN, ngày 28/10/2009 đã tổ chức tập huấn cho giáo viên toàn bộ quy trình TVHN. Tất cả giáo viên dạy NPT đều đã được tập huấn, được cung cấp tài liệu hướng dẫn của đề tài, nắm vững quy trình, cách thức tiến hành các trắc nghiệm, phương pháp tìm hiểu thông tin về hướng nghiệp, chọn nghề. 4. Triển khai TVHN trong quá trình dạy học NPT ở khối 11 THPT: - Trong tháng 10 năm 2009, đã tiến hành khảo sát nhận thức của 200 HS khối 11 từ 2 trường THPT Chu Văn An và THPT Nguyễn Trãi (ở nhiều nghề, lớp khác nhau), sử dụng phiếu hỏi theo hình thức trắc nghiệm khách quan (Phụ lục III). Kết quả đã nêu ở mục I.2.1 và I.2.3. - Từ ngày 02/11/2009, TVHN lồng ghép bắt đầu được triển khai cho toàn bộ HS khối 11 học NPT ở Trung tâm. - Cuối tháng 12/2009 và tháng 3/2010 các tổ chuyên môn báo cáo tình hình tiến độ thực hiện. Một số lớp do luân chuyển giáo viên nên chưa thực hiện được hoặc chưa đúng tiến độ chung. 5. Tổng hợp, đánh giá kết quả, đúc rút kinh nghiệm: Kết quả cơ bản của đề tài là: 5.1. Đã hoàn thiện Tài liệu tóm lược hướng dẫn quy trình TVHN lồng ghép vào dạy học NPT (Phụ lục I). 5.2. Chọn lọc hoàn chỉnh bộ trắc nghiệm tối thiểu dùng cho HS tự khám phá bản thân (Phụ lục II). 5.3. Đưa ra các biểu mẫu (Phụ lục III): - Mẫu Phiếu TVHN: Dùng để ghi tất cả kết quả tự trắc nghiệm, tìm hiểu bản thân, lựa chọn, tự đánh giá của HS và ý kiến tư vấn, đánh giá của giáo viên; đồng thời bổ sung mục tự đánh giá về học NPT để HS thấy thêm mối liên hệ với TVHN (nội dung này không thuộc phạm vi của đề tài) - Mẫu Danh sách HS tham gia TVHN: Dùng để HS tự ghi các kết quả quan trọng nhất sau quá trình TVHN, giáo viên ghi điểm đánh giá, tổng hợp số liệu của mỗi lớp nghề. - Mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên, các kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị. - Mẫu Tổng hợp đánh giá của giáo viên: Được thiết kế trong Excel để có thể tổng hợp nhanh chóng các số liệu cần thiết. - Mẫu Tổng hợp kết quả TVHN chung cho cả khối: Dùng để Giáo vụ tổng hợp số liệu từ các số liệu tổng cộng của mỗi lớp do giáo viên nộp về. Bảng xây dựng trong Excel, cho phép tổng hợp, khảo sát số liệu theo nhiều thông số như: nghề, trường, giáo viên, các đặc điểm khí chất, xu hướng nghề, lựa chọn, mức độ tự đánh giá của HS, v.v có thể là nguồn dữ liệu rất có ích cho những đề tài nghiên cứu khác về hướng nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, Như vậy, đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra là cho phép đơn giản hóa quá trình báo cáo, tổng hợp nhanh, gọn các số liệu, với việc sử dụng máy vi tính; đồng thời HS và giáo viên đã thực hiện việc tự đánh giá về quá trình TVHN lồng ghép của mình, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất biện pháp tiếp tục đổi mới một cách khách quan, dân chủ. 5.4. Những số liệu tổng hợp: - Tổng số HS đã được TVHN: 3.155, chiếm hơn 90% tổng số HS khối 11 học NPT tại Trung tâm, trong đó HS nữ chiếm 63%, chứng tỏ giáo viên và HS đã triển khai khá nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc Trung tâm và yêu cầu của đề tài. - Trong số HS đã được TVHN, có 96,7% thích và rất thích, số không thích chỉ chiếm 2,6%. Điều đó chứng tỏ TVHN phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của HS hiện nay. - Số HS được đánh giá điểm 7 trở lên chiếm 87,2%, số dưới 5 chỉ chiếm 2%, chứng tỏ đa số HS đã thực hiện khá nghiêm túc yêu cầu của đề tài. - Tỷ lệ HS lựa chọn thi vào đại học và cao đẳng chiếm 96,7%, trong khi lựa chọn học TCCN, trung cấp nghề (TCN) chỉ có 6,3% - là những con số đáng để suy ngẫm. - Tính cách của HS: Trong khi các kiểu điềm tĩnh, linh hoạt chỉ chiếm dưới 10%, thì kiểu ưu tư chiếm hơn 33%, sôi nổi 44%, tổng cộng gần 77%, có thể hiểu là đa số có kiểu hoạt động thần kinh không ổn định. Đây là điều cần được các nhà giáo dục quan tâm. - Xu hướng nghề phân bố như sau: Nhóm nghề người-người chiếm hơn 48%, các nhóm còn lại từ 10-20%, cho phép chúng ta nghĩ tới xu hướng nhiều HS không thích các nghề kỹ thuật, lao động chân tay, mà thích các nghề “văn phòng”, kinh doanh, - Đã có 30 giáo viên tham gia TVHN, là số có giảng dạy các lớp NPT khối 11 tại Trung tâm. Số liệu tự đánh giá ở mức cao và khá cao của 29 giáo viên tham gia TVHN như sau : 1/ Tính Khả thi (Thực hiện được): 90% 2/ Tính Phổ biến (Số học sinh tham gia): 90% 3/ Tính Hứng thú (Học sinh hứng thú thực hiện): 69% (thấp hơn so với 96,7% do HS tự đánh giá) 4/ Tính Hiệu quả (HS có hiểu biết về TVHN): 90% 5/ Tính Ứng dụng (HS có thực hiện lựa chọn): 69% 6/ Tính Phù hợp (HS lựa chọn nghề phù hợp): 62% Không có ý kiến đánh giá thấp các mục 1/-4/, các mục 5/, 6/ có 6,9% đánh giá thấp là của một vài giáo viên có số lớp dạy ít hoặc triển khai chưa kỹ đối với HS. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ [...]... huấn kỹ hơn cho giáo viên và nâng cao hơn nữa hứng thú khám phá bản thân của HS 3 Giáo viên cần nâng cao hơn nữa tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm đối vối HS trong q trình thực hiện TVHN lồng ghép vào q trình dạy học NPT Phan Rang-TC, ngày 20 tháng 4 năm 2010 Người viết Thái Xn Nựu Nhận xét của HĐKH PHỤ LỤC I Tài liệu hướng dẫn tóm lược (Dùng cho cả giáo viên và học sinh) TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP Lồng... năm học 2009-2010 tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợpHướng nghiệp Phan Rang, có tính pháp lý, bài bản, với nội dung phong phú, đảm bảo tính khoa học, đạt hiệu quả giáo dục và kinh tế đáng kể Đề tài có thể và cần được áp dụng rộng rãi với phương châm tiếp tục đổi mới theo sự phát triển của khoa học hành vi và khoa học hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực vào việc hướng nghiệp- chọn nghề nói riêng của học sinh. .. Hiệu quả giáo dục: Lồng ghép TVHN vào q trình dạy học NPT đã tạo điều kiện cho HS được tiếp cận thực tế với quy trình chọn nghề, với kết quả khơng thua kém kết quả thực hiện trên máy vi tính (là một bản in ra các kết quả trắc nghiệm và lời kết luận rất chung chung, kém thuyết phục), đồng thời góp phần khắc phục sự thiếu hụt thời gian giành cho TVHN trong chương trình hoạt động Giáo dục hướng nghiệp THPT... của phụ huynh học sinh, chưa tính chi phí máy móc, điện nước, cơng tác tổ chức, 3 Phạm vi áp dụng: - Lồng ghép TVHN vào q trình dạy học NPT ở khối 11 sẽ được tiếp tục đổi mới và áp dụng tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp -Hướng nghiệp Phan Rang trong những năm tới - Phương pháp này có thể sẽ được thí điểm cho khối 8 học NPT tại Trung tâm, với nội dung hướng học, nhằm góp phần phân luồng học sinh THCS -... mục Hướng nghiệp , Website Viện NCGD ĐHSP Tp HCM (www.ier.edu.vn) 5 Website Cẩm nang hướng nghiệp của Trung tâm tư vấn Tinh Hoa (www.huongnghiep.com.vn) 6 Mạng khám phá bản thân của Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam (www.tuvanvala.com) 7 Website www.tuvanhuongnghiep.vn của Trung tâm TVHN Sao Việt PHỤ LỤC II Bộ mẫu trắc nghiệm Tự tìm hiểu bản thân (Chọn lọc) Sở GD&ĐT Ninh Thuận PHIẾU TƯ VẤN HƯỚNG... NAY !” IV Quy trình thực hiện TVHN lồng ghép vào q trình dạy học NPT 1 Giáo viên chủ nhiệm lớp nghề (GVCN) lập kế hoạch cụ thể (ghi vào sổ chủ nhiệm) các bước tiến hành TVHN cho học sinh lớp mình 2 Cho HS tự phơ tơ mỗi em 1 bộ tài liệu, mang theo mỗi buổi học nghề để thực hiện TVHN (Riêng mẫu TN trí nhớ thì phơ tơ thành 2 bản) 3 GVCN nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của TVHN trong q trình học NPT đối với... về nghề nghiệp và nhu cầu xã hội mà các em thu nhận được qua Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thơng, giúp các em có cơ sở lựa chọn cho mình hướng đi, ngành học phù hợp, tiến tới có nghề nghiệp phù hợp nhất trong tư ng lai khơng xa Đã và đang có khơng ít các anh chị đi trước phải nuối tiếc vì khơng được tiếp cận với khoa học chọn nghề, đã coi nhẹ việc đánh giá tồn diện, đánh giá đúng bản thân... PHIẾU TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP TRUNG TÂM KTTH-HN PHAN RANG CHO HỌC SINH THPT Họ và tên học sinh: _, Nam, Nữ Lớp: _, Trường , Đang học nghề: _ Tại Trung tâm KTTH-HN Phan Rang năm học 20 _-20 _ I Kết quả tự tìm hiểu bản thân: 1.Xu hướng nghề 30 câu: 1. 2. 3. 2.Xu hướng nghề 40 câu: 1. 2. 3. 3.Xu hướng nghề 54 câu:... qua Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thơng HS cần đọc kỹ phần VII -hướng dẫn và thực hiện chọn nghề theo tính cách, vì đây là cốt lõi của TVHN Sau khi chọn nghề, HS căn cứ năng lực học tập của bản thân để chọn trường thi (3 lựa chọn, theo thứ tự ưu tiên) 7 HS đối chiếu những kết quả tìm hiểu bản thân về xu hướng nghề, tính cách để xem xét sự phù hợp hay khơng đối với NPT đang học, nếu chưa... cảnh, định hướng của gia đình về tư ng lai của em HS tự nhận xét về điều kiện kinh tế gia đình (có khả năng cho con đi học xa hay khơng), nghề truyền thống gì (nếu có), định hướng của GĐ về tư ng lai của em VII Hướng dẫn chọn nghề A Chọn nghề theo tính cách Nếu khơng phải là người có khả năng giao tiếp tốt, em khơng nên bắt đầu sự nghiệp cơng danh trong vai trò nhà quản lý Còn nếu có xu hướng sống . của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 1. Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông. . . . ” Như vậy, cùng với. của HĐKH PHỤ LỤC I Tài liệu hướng dẫn tóm lược (Dùng cho cả giáo viên và học sinh) TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP Lồng ghép vào quá trình dạy học NPT (Tài liệu tóm lược dùng cho cả GV và HS) I. Ý nghĩa. được qua Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông, giúp các em có cơ sở lựa chọn cho mình hướng đi, ngành học phù hợp, tiến tới có nghề nghiệp phù hợp nhất trong tư ng lai không xa.

Ngày đăng: 20/12/2014, 07:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan