Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học về pháp luật của chương trình GDCD lớp 12 là biện pháp mà bất kỳ giáo viên nào dạy môn GDCD cũng đang trăn trở. Với phạm vi đề tài nhỏ này, tôi đã:Cung cấp được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học về giáo dục pháp luật của chương trình GDCD lớp 12.
Trang 1PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Tên sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học các bài học Phápluật chương trình Giáo dục công dân 12.
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khoa học xã hội3 Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thị Kim Anh Nữ Ngày tháng năm sinh: 16/05/1980
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục chính trị
Chức vụ, đơn vị công tác: Chủ tịch công đoàn, trường THPT Kinh Môn IIĐiện thoại: 01665856214
4 Đồng tác giả ( Không có)
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: (Không có)
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THPT Kinh Môn II; Xã Hiệp Sơn,Huyện Kinh Môn , Tỉnh Hải Dương; Điện Thoại 03203826755
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh có lực học từ trung bình trở lên.
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu:
Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 02 năm 2014
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Tạo hứng thú cho học sinh trong các bài học về pháp luật của chương trìnhGDCD lớp 12 là biện pháp mà bất kỳ giáo viên nào dạy môn GDCD cũng đangtrăn trở Với phạm vi đề tài nhỏ này, tôi đã:
Cung cấp được cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn để tạo hứng thú cho học sinhtrong các bài học về giáo dục pháp luật của chương trình GDCD lớp 12
Đưa ra được ba biện pháp giáo dục cơ bản để tạo hứng thú cho học sinhtrong chương trình GDCD lớp 12: Sử dụng biện pháp nêu tình huống và phân tíchtình huống nhằm thu hút các em trong việc tìm tòi, nghiên cứu tài liệu và suy nghĩđể có những cách giải quyết tình huống hay nhất, được các bạn chú ý nhất; Bêncạnh đó, sáng kiến còn đưa ra được cách sử dụng hệ thống câu hỏi mở giữa giáoviên với học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với học sinh để cácem có thể đưa ra nhiều cách trả lời khác nhau với những suy nghĩ riêng của cácem, từ đó giáo viên nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của các em rồi định hướngcho các em cách thực hiện pháp luật và sử dụng pháp luật có hiệu quả; Ngoài ra,sáng kiến cũng đã nêu được biện pháp rất hiệu quả để tạo hứng thú cho học sinhđó là sử dụng các đồ dùng trực quan như tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu… sinh độnggiúp các em thấy được thực tế cuộc sống đã và đang diễn ra như thế nào để rồi cácem tự rút ra những kinh nghiệm sống cho bản thân thông qua những kênh hình,kênh chữ mà giáo viên đã cung cấp.
Đánh giá kết quả áp dụng sáng kiến bằng định tính, định lượng, kiểm trađược độ tin cậy và nêu ra được những hướng phát triển của sáng kiến.
Trang 31.1.2 Thế nào là giáo dục pháp luật?
Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích vàthường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trìnhđộ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọngvà tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật
1.1.3 Khái quát cơ sở lí luận hứng thú học tập môn GDCD của học sinh
- Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về hứng thú nhưng đa số các tác giả
đều thống nhất: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào
đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cánhân trong quá trình hoạt động.
- Tùy vào từng góc độ và khía cạnh khác nhau, hứng thú được phân chiathành nhiều loại khác nhau.
- Hứng thú học tập môn GDCD là thái độ lựa chọn đặc biệt của người họcđối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức cũng như kỹnăng của môn học GDCD, do thấy được sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của mônhọc đối với bản thân.
Trang 4Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu học tập của họcsinh nói riêng và các nhà khoa học nói chung Nó là động lực thúc đẩy chủ thể tạora những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội Nếu không có hứng thúthì hoạt động khó đạt được kết quả cao Hiện nay, có nhiều người cho rằng mônGDCD chỉ là môn học phụ Ủng hộ cho quan niệm này, nhiều người còn cho rằngmôn GDCD đơn thuần chỉ là môn học chính trị thuần túy hay chỉ là môn bổ trợthêm kiến thức Bởi vậy, việc tạo ra hứng thú trong giảng dạy và học tập ở giáoviên và học sinh đã không được chú trọng nhiều trong những năm qua.Thực trạngnày đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả học tập của họcsinh Do đó, cần tập trung nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hứng thúhọc tập của môn GDCD.
Tuy nhiên, hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD chỉ dừng lại ởmức độ hứng thú thụ động, hời hợt bên ngoài và không bền vững, điều đó cũngmột phần là do đặc thù của môn học vốn là môn có kiến thức khô khan và trừutượng.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Ở trường THPT môn GDCD là môn học thay thế cho môn Chính trị - Đạođức trước đây Đặc điểm chương trình là kết cấu đồng tâm với các môn của cáccấp học cao hơn; trong đó, chương trình lớp 12 lại là chương trình trọng tâm vềkiến thức pháp luật, giáo dục cho các em những kiến thức pháp luật cơ bản nhấtkhi các em đến tuổi trưởng thành Vì vậy, làm thế nào để người học hứng thú họcbộ môn là một vấn đề mà không phải giáo viên nào cũng có thể làm được Trongnhững năm giảng dạy môn GDCD tại trường THPT tôi nhận thấy rằng nhu cầu mởrộng kiến thức pháp luật của học sinh ngày càng tăng Vậy làm thế nào để các emcó thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức pháp luật một cách có hệ thống,bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong mỗi bài học, tiết học.Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn GDCD phải biết lựa chọn kiến thức,
Trang 5phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượnghọc sinh.
Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường thìđội ngũ thầy cô giáo cũng đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của tổ bộ môn:cung cấp tài liệu, góp ý cho việc vận dụng phương pháp cụ thể vào bài dạy cụthể đã giúp cho quá trình giáo dục pháp luật vào dạy học trong bộ môn ngàycàng có hiệu quả Việc đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn cũnggiúp cho tổ, nhóm chuyên môn có thời gian đầu tư tích cực vào phương phápgiảng dạy Sự đầu tư, thảo luận thường xuyên đã tạo điều kiện cho việc dạy và họccó hiệu quả tốt nhất Cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ bộ môn thì Ban giám hiệunhà trường cũng đã tạo điều kiện rất nhiều Chính nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thờicủa Ban giám hiệu về các mặt đã giúp cho giáo viên và học sinh có điều kiện tốtnhất để đổi mới phương pháp dạy học trong đó có bộ môn Giáo dục công dân.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, trong quá trình giáo dục pháp luật cũng còngặp một số khó khăn nhất định Để vận dụng có hiệu quả các phương pháp vàoquá trình giáo dục pháp luật trong giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 12yêu cầu người dạy và người học phải sưu tầm được nguồn tài liệu Nội dungchương trình rất rộng nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc Việc chọn lọccác kiến thức pháp luật cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh.Nếu sưu tầm không có chọn lọc thì tài liệu đôi khi không sử dụng được do khôngđúng trọng tâm bài học hoặc quá dài Song, nội dung rất rộng của môn học cũngảnh hưởng đến việc dành thời gian để thu thập tài liệu và cập nhật thông tin hàngngày Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câu chuyện pháp luật mớinhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học Do đó việc đầu tư thờigian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thời gian là một khó khăn củaviệc sử dụng phương pháp này Mặt khác, do môn Giáo dục công dân không phảilà môn thi tốt nghiệp hay đại học nên tâm lí học sinh ít quan tâm sâu sắc nhưnhững môn học khác Chính vì học sinh có thái độ thờ ơ với môn học nên giáo
Trang 6viên gặp trở ngại rất lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học Để gâyhứng thú và kích thích cho các em học tập tích cực bằng phương pháp này thì đòihỏi giáo viên phải nỗ lực hết mình trong giờ dạy, đây cũng là khó khăn chung chobộ môn Những câu chuyện pháp luật, những nội dung pháp luật, điều luật cũngcần phải được cập nhật thường xuyên chính là phương tiện dạy học Để phươngtiện dạy học này góp phần đắc lực cho việc đổi mới phương pháp thì đòi hỏi phảicó nguồn cung cấp Ở đây nguồn cung cấp tiện lợi nhất là tài liệu tham khảo trongnhà trường Nhưng thực tế nguồn tài liệu này ở trường còn thiếu thốn và đây cũnglà một khó khăn cho việc giảng dạy môn Giáo dục công dân Đã vậy, thời lượngdành cho môn học quá khiêm tốn (1tiết/tuần) Trong khi những kiến thức khoahọc, những thuật ngữ, những khái niệm, quan điểm rất cần nhiều thời gian để đưavào bộ óc gần như "trống rỗng" của các em
Tìm ra phương pháp dạy dễ hiểu, gây hứng thú cho học sinh là nhiệm vụ đặtra đối với những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân
1.3 Lí do chọn sáng kiến
Giáo dục Pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh Trung học phổthông nói riêng là một vấn đề quan trọng của mọi quốc gia vì được coi là mộtphương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định vàbền vững của mỗi quốc gia Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, chúng ta dễ dàngnhận thấy rằng, một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục pháttriển Nghiên cứu nền giáo dục của một số nước như: Anh, Mĩ, Hung-ga-ri, NhậtBản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po tôi thấy rằng nền giáo dục được họ đặcbiệt quan tâm Có thể nói rằng sự quan tâm đó là khá toàn diện: Giáo viên, hệthống nhà trường, phương tiện giảng dạy Nội dung chương trình thường xuyênđược cập nhật, bổ sung, đổi mới theo tiến độ phát triển của xã hội Phương phápnghiên cứu, giảng dạy cũng thường xuyên được đổi mới ngay từ các tiết học ở cáccấp học theo đặc thù riêng của từng bộ môn và nội dung chương trình Tính tích
Trang 7cực, chủ động của người học không ngừng được phát huy Nhờ có sự đổi mới vàtiến bộ nêu trên mà học sinh các quốc gia đó có mặt bằng kiến thức rất cao, sát vớithực tiễn, họ tự tin, làm chủ và phát huy tốt chính chất xám của họ, nhờ vậy màđất nước của họ rất phát triển
Ở nước ta, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, thì vấnđề trật tự pháp luật trong xã hội càng trở nên bức xúc Theo thống kê tội phạm họcvừa qua cho thấy cả nước có khoảng 2.617 học sinh, sinh viên nghiện ma tuý Địabàn Hà Nội có tới khoảng 30% trẻ em nghiện ngập, theo bạn bè hút thuốc lá, uốngbia rược từ khi mới lên 10- 11 tuổi Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạophát hiện được 1002 trường hợp sử dụng ma tuý trong đó có 695 học sinh phổthông và 307 sinh viên 70-80% số học sinh phạm pháp là những học sinh chậmtiến, học lực kém, do lười học hoặc do hoàn cảnh gia đình
Nguyên nhân của những con số trên là do ý thức của các em về pháp luật rấtthấp Có nhiều giải pháp đưa ra để làm giảm các tệ nạn xã hội nhưng những giảipháp đó chỉ được coi là giải pháp tình thế Do đó cần phải hình thành cho mọingười có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh "pháp luật" đặc biệt là đối tượng họcsinh, ngay từ khi các em chưa phải là người tham gia pháp luật thường xuyên Vìthế, xây dựng chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là giải pháp mangtính lâu dài.
Đối với môn Giáo dục công dân trong nhà trường THPT, đây là môn họctrang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi họcsinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức,pháp luật, lối sống Đặc biệt, đây còn là môn học giáo dục cho các em những kiếnthức cơ bản về pháp luật, để các em hình thành ý thức pháp luật và hành vi phápluật, luôn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn sáng kiến " Tạo hứng thú cho họcsinh trong giờ học các bài học Pháp luật chương trình GDCD 12" nhằm đề xuất
một số biện pháp để giáo dục Pháp luật cho các em một cách hiệu quả nhất.
Trang 82 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤCPHÁP LUẬT CÓ HIỆU QUẢ
2.1 Sử dụng các tình huống pháp luật.
Đối với phương pháp sử dụng tình huống, các tình huống được sử dụng mộtcách sáng tạo hơn, kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm tôi phát huy tínhtự giác, chủ động, sáng tạo từ phía học trò bằng cách yêu cầu học sinh chuẩn bịbài trước khi đến lớp.Chẳng hạn, trước khi dạy bài 6 - Công dân với các quyền tựdo cơ bản - tôi chia lớp thành 5 nhóm nhỏ với các yêu cầu ứng với mỗi đơn vị kiếnthức của bài học.
Nhóm 1: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể củacông dân Giải thích vì sao em cho là vi phạm ?
Nhóm 2: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tínhmạng, sức khỏe,danh dự và nhân phẩm của công dân Giải thích vì sao em cho làvi phạm?
Nhóm 3: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở củacông dân Giải thích vì sao em cho là vi phạm ?
Nhóm 4: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thưtín, điện thoại, điện tín của công dân Giải thích vì sao em cho là vi phạm ?
Nhóm 5: Tìm ví dụ về hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân Giảithích vì sao em cho là vi phạm ?
Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ởnhà Tư liệu tham khảo có thể là sách báo, internet, thậm chí cũng có thể lấy ví dụlà những tình huống mà các em đã bắt gặp trong cuộc sống Học sinh sẽ chủ độnglàm việc theo nhóm Kết quả chuẩn bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phântích, đánh giá và cộng vào điểm miệng nhằm động viên khích lệ tinh thần học tậpcủa các em Khi giảng tới mỗi phần kiến thức đó, học sinh đại diện cho nhómmình trình bày trước lớp kết quả chuẩn bị bài của nhóm mình Sau đó giáo viên sẽphân tích, giảng giải và yêu cầu học sinh rút ra nội dung chính của bài học.
Trang 9Với phương pháp này tôi đã dạy thử nghiệm ở ba lớp đó là lớp 12D,12E vàlớp 12I, kết quả thu được rất khả quan Nhìn chung cả ba lớp đều chuẩn bị bài rấttốt Đặc biệt ở lớp 12 E những tình huống các em đưa ra không phải do hư cấu màđây là những tình huống hoàn toàn có thật, được các em chọn lọc từ các báo đăng.Tên của các nhân vật trong tình huống được các em thay bằng tên của các bạntrong nhóm Điều này chứng tỏ các em đã chuẩn bị bài rất nghiêm túc, tinh thầntích cực trong học tập Hơn nữa, thể hiện sự lém lỉnh, vui nhộn phù hợp với tínhcách của học trò, tạo sự tò mò, sự chú ý, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chocả lớp.
Tôi chỉ xin đơn cử một vài tình huống:
Nhóm 2 đã đưa ra được tình huống sau:
Uyên và Dũng cưới nhau đã 2 năm Nhưng Dũng vốn là người hay nhậunhẹt Nay tuy đã có con nhưng Dũng hầu như không làm gì để phụ vợ nuôi conmà vẫn thói nào tật ấy, say xỉn tối ngày Đã thế, rượu vào là Dũng chửi vợ, chửirất thậm tệ, có khi Dũng còn đánh đập vợ và đuổi vợ ra khỏi nhà Nhiều lần Dũngcòn đe dọa giết vợ - “mụ vợ đáng ghét không đưa tiền cho ông đi giải khuây”.
Như vậy, Dũng đã xúc phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhânphẩm của vợ mình
Đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền được phápluật bảo hộ và tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân Điều 71Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ và quy định thành nguyên tắc trong Bộ luật hình sựnước ta.Quyền này có nghĩa là: Công dân có quyền được pháp luật bảo đảm antoàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm mà không ai được xâm phạmtới
- Không ai được đánh người, đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn,côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người khác…
Trang 10- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác nhưgiết người, đe dọa giết người, làm chết người.
- Không ai,dù ở bất cứ cương vị nào có quyền xâm phạm tới danh dự vànhân phẩm của người khác.Trong xã hội ta, danh dự và nhân phẩm của cá nhânđược tôn trọng và bảo vệ.
Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, danh dự, và nhân phẩm củacông dân đều vừa trái với đạo đức xã hội,vừa vi phạm pháp luật, phải bị xử lí theopháp luật.
Nhóm 4 đưa ra tình huống mang tính thời sự hơn, bằng cách sưu tầm trênbáo lao động số 199 ngày 5 tháng 9 năm 2007 về: sự việc Ông Giám đốc công ty
cổ phần S Group đã vi phạm bí mật thư tín và xâm phạm đời tư của nhân viên.Sau khi chị H xin nghỉ phép thì ông đã truy cập trái phép vào email của chị và tựý gửi thư cho các địa chỉ mà chị đã lưu trong email.
Như vậy ở tình huống trên, Giám đốc Công ty S.Group là người lãnh đạo,quản lí công ty mà chị H đang làm Ông không có thẩm quyền được kiểm soát thưtín của nhân viên Ngược lại, ông đã tự ý truy cập vào email của chị H mà khôngđược sự đồng ý của chị H Điều này cũng có nghĩa là giám đốc công ty này đãxâm phạm đến bí mật riêng tư của nhân viên Hành vi này của giám đốc công tyđã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín củacông dân Hành vi đó trái với quy định của pháp luật.Thư tín, điện thoại, điện tíncủa cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.Việc kiểm soát thư tín, điện thoại,điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định vàphải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đây là điều kiện cầnthiết để bảo đảm đời sống riêng tư của cá nhân trong xã hội.
Vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học sinhtrong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn Đây là mộtphương pháp rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy Qua đó, học sinh không
Trang 11những tìm ra được mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn mà còn tăng thêm tính chủđộng, sự tìm tòi, khám phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.
Cũng có những bài học tôi lại chuẩn bị tình huống cho sẵn để các em phântích tình huống đó và có những nhận xét cá nhân, chẳng hạn:
Đối với bài 2-Thực hiện pháp luật: Tôi đã vận dụng tình huống pháp luậtvào mục 2 -Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Nội dung tình huống pháp luật:
Chu Văn Đức (sinh năm 1963) và Trịnh Thị Hạnh Phương (Sinh năm 1962)trú tại 241/108 Nguyễn Trãi, phường Tân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố HàNội làm nghề bán phở Theo cáo trạng của Viện kiểm soát, từ năm 1993 vợ chồngĐức - Phương nuôi một em nhỏ giúp việc tên là Nguyễn Thị Thông (tức Bình -sinh năm 1983) Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, em Bình không chỉ bịvắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đức - Phương đánh đập, chửi bới vàhành hạ rất dã man Hành vi xâm phạm đến thân thể em Bình của vợ chồng Đức -Phương thể hiện ở việc: Dùng muôi múc phở hắt nước nóng vào người, dùngthanh tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ốngđồng chân trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn Do khôngchịu được việc hành hạ, ngày 20/10/2007 em Bình đã bỏ trốn và tố cáo hành vicủa vợ chồng Đức - Phương với công an Trong khoảng 10 năm giúp việc cho vợchồng Đức - Phương, em Bình chỉ được nuôi ăn, không được đi học và trả lương.
Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể em 424 vếtsẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34%.
Sáng 21/1/2008, Toà án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đãmở phiên toà sơ thẩm, xét xử vợ chồng Đức - Phương về tội: “Hành hạ ngườikhác” và “Gây tổn hại sức khoẻ cho người khác” theo khoản 1 Điều 110 vàkhoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự Cụ thể Chu Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng ántreo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệthại, về vật chất cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
Trang 12* Cách tiến hành: Giáo viên phôtô và phát tình huống pháp luật cho cả lớplàm tài liệu tham khảo Học sinh cùng suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra:
1 Phân tích hành vi trái pháp luật của vợ chồng Đức - Phương?
2 Hành động của vợ chồng Đức - Phương có vi phạm pháp luật không?Hành động đó dẫn đến hậu quả gì? Hành động cố ý hay vô ý?
3 Vợ chồng Đức - Phương chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào?Học sinh: Trả lời lần lượt từng nội dung câu hỏi.
Giáo viên: Tổng hợp, nhận xét và bổ sung những nội dung còn thiếu.
Học sinh: - Rút ra những dấu hiệu của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí(khái niệm và ý nghĩa).
Hay trong bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực củađời sống xã hội.
Giáo viên đưa câu chuyện pháp luật "Mẹ ăn thịt con" đăng trên báo Tuổi trẻ
(Thứ 5 ngày 25/9/2008) vào giảng dạy ở mục 1b: Nội dung bình đẳng trong hônnhân và gia đình (Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái)
Học sinh: Đọc câu chuyện pháp luật và thảo luận theo nhóm với nội dung:
1 Phân tích những hành vi ngược đãi, hành hạ dã man bé Nguyễn Thị Hảocủa bà Nguyễn Thị Mỳ?
2 Em có nhận xét gì về hành vi của bà Mỳ và ý kiến của em như thế nào?Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến
Giáo viên: Tổng hợp ý kiến và bổ sung
Kết luận: Hành vi của bà Mỳ là vi phạm pháp luật (vi phạm quyền bình đẳng giữacha mẹ và con cái).
Học sinh: Bày tỏ được thái độ lên án, tố cáo hành vi dã man, ngược đãi con cáicủa bày Mỳ nói riêng và những gia đình khác mà các em biết trong cuộc sống
Việc đưa các tình huống vào dạy học là rất cần thiết và phù hợp mang lạihiệu quả cao Học sinh học theo cách lồng ghép các tình huống pháp luật vào
Trang 13từng mục, từng bài sẽ cảm thấy hứng thú và tăng tính liên hệ thực tiễn Hầuhết học sinh ở các lớp đã cảm thấy hứng thú và thích học bộ môn vì nó giảm đitính khô khan Những tình huống pháp luật có thật đã tạo cơ hội cho các emnắm bắt thực tế vào nội dung bài học dễ dàng hơn rất nhiều Đa số học sinhchịu khó tìm tòi tình huống pháp luật làm tư liệu, phân loại theo nội dung bàihọc và nắm kiến thức vững vàng hơn Các em có cơ hội trao đổi với nhau vềnội dung các tình huống pháp luật do giáo viên cung cấp hoặc mình tự tìmđược Thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm, các em đã đưa ra những thắcmắc, câu hỏi với giáo viên hoặc bạn bè mình Các em đã mở rộng tầm nhậnthức là tự học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những tình huống thực tế đó.Như vậy tình huống pháp luật đã phát huy tác dụng, góp phần giáo dục ý thứcpháp luật cho các em.
2.2 Sử dụng hệ thống câu hỏi mở.
2.2.1 Sử dụng hệ thống câu hỏi giữa giáo viên với học sinh.
Chẳng hạn, khi học đến bài 8 - Pháp luật với sự phát triển của công dân,giáo viên đặt câu hỏi:
? Hiện nay, Nhà nước ta có những chính sách hỗ trợ nào đối với những họcsinh gặp nhiều khó khăn trong học tập như: học sinh nghèo, học sinh là conthương binh, bệnh binh, học sinh là người khuyết tật, học sinh là người dân tộcthiểu số, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Học sinh trả lời:
Học tập là quyền cơ bản của công dân Mọi công dân đều bình đẳng về cơhội học tập Đất nước ta còn nghèo, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, vì vậy,còn rất nhiều học sinh gặp nhiều trở ngại trong học tập Nhằm bảo đảm cho mọicông dân đều được tiếp cận với những cơ hội học tập như nhau.
Trang 14Điều 59, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ emkhuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và họcnghề phù hợp."
Cụ thể hóa quy định trên, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, biệnpháp hỗ trợ những học sinh nghèo gặp khó khăn, nhằm bảo đảm cho mọi học sinhđều được học tập Đó là :
- Chính sách cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh là người tàntật, học sinh là người dân tộc thiểu số.
- Chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng đượchưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tậtcó khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khótrong học tập.
- Chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội cấp học bổng vàtrợ cấp cho người học.
- Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dântộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình cácdân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bịđại học được ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách.
- Chính sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với học sinh cácdân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền đểngười học thuộc gia đình có thu nhập thấp có điều kiện học tập.
- Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng đối với học sinh ởmiền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội, con thương binh, con bệnh binh
Trang 15- Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dànhriêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngônngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốcgia.
Các chính sách hỗ trợ đã phát huy hiệu quả trên thực tế, giảm bớt khó khăncho nhiều gia đình học sinh, tạo điều kiện để các em được hưởng sự bình đẳng vềcơ hội học tập, động viên khích lệ học sinh tiếp tục cố gắng học tập.
? Hiện nay, Nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích, bồidưỡng những học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập?
Trả lời:
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia.” Nhà nước ta luôn luôn có chính sách ưuđãi, khuyến khích bồi dưỡng nhân tài Điều 59, Hiến pháp 1992 quy định rằng:“Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để pháttriển tài năng”.Hiện nay, Nhà nước ta có rất nhiều chính sách để khuyến khích bồidưỡng các học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập:
- Nhà nước thành lập các trường chuyên, trường năng khiếu, ưu tiên bố trí giáoviên, cơ sở vật chất, thiết bị, ngân sách cho các trường năng khiếu; khuyến khíchcác tổ chức cá nhân thành lập các trường chuyên, năng khiếu, có chính sách ưu đãiđối với trường chuyên, năng khiếu do các tổ chức, cá nhân thành lập;
- Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạtkết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu; người học có kếtquả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáodục đại học Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân trong xã hộicấp học bổng cho người học có thành tích tốt.
- Nhà nước quy định chế độ ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng đối vớihọc sinh có năng khiếu, có thành tích học tập xuất sắc
Trang 16- Nhà nước tạo mọi điều kiện để người có tài được phát triển, cống hiến tàinăng cho Tổ quốc.
Hoặc khi học đến bài 9 - Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước,tôi lại đặt câu hỏi:
? Em hãy cho biết, hiện nay Nhà nước ta có những chính sách gì để bảo
đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của nhân dân?
Học sinh trả lời:
Quyền được chăm sóc sức khỏe là một quyền quan trọng trong nhóm quyềnđược phát triển của công dân Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta luôn quan tâmđến bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Điều 39, Hiến pháp 1992 quy định về trách nhiệm của Nhà nước đối vớiquyền được bảo vệ sức khỏe của nhân dân như sau:
“Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sứckhoẻ của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và pháttriển nền y học Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữabệnh; phát triển và kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại; kết hợpphát triển y tế Nhà nước với y tế nhân dân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiệnđể mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ.
Nhà nước ưu tiên thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ cho đồng bàomiền núi và dân tộc thiểu số.
Nghiêm cấm tổ chức và tư nhân chữa bệnh, sản xuất, buôn bán thuốc chữabệnh trái phép gây tổn hại cho sức khoẻ của nhân dân.”
Nhằm cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hànhnhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền được hưởng các chế độchăm sóc y tế, quyền được khám bệnh, chữa bệnh của công dân đồng thời quyđịnh trách nhiệm của các cơ sở y tế trong việc khám, chữa bệnh cho công dân.
Ngoài ra, Nhà nước còn thực hiện các chính sách sau:
Trang 17- Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơbản của nhân dân Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối vớingười có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộcthiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tếở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến khíchtổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
- Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khámbệnh, chữa bệnh.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên về chăm sóc sức khỏe đối với một số đốitượng đặc thù như: miễn phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơsở y tế công lập, các ưu đãi chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi, ngườikhuyết tật; người có công với cách mạng…
? Tại sao pháp luật lại quan tâm đến việc kiềm chế gia tăng dân số? Việcquy định mô hình gia đình ít con nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Hiện nay, vấn đề bùng nổ dân số trên thế giới đã trở thành vấn đề toàn cầuvà là sự quan tâm của nhiều quốc gia, nhất là ở những nước nghèo, đang pháttriển Ở nước ta có tốc độ tăng dân số nhanh và quy mô dân số lớn Dân số tăngnhanh là một áp lực lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm Trước đây, do chínhsách dân số nước ta tập trung chủ yếu vào việc giảm tỉ lệ tăng dân số nên chưa thểtập trung vào việc nâng cao chất lượng dân số Hiện nay, nước ta cần có nguồnnhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước nên phải tập trung giải quyết một cách đồng bộ vấn đề dân số.
Trang 18Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, là một trong các nguyênnhân dẫn đến nạn đói nghèo, bệnh tật, tệ nạn xã hội Nội dung cơ bản của phápluật về dân số ở nước ta là nhằm mục đích giảm tỉ lệ tăng dân số, xây dựng quymô gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bền vững Gia đình là tế bào của xã hội, giađình được xây dựng bền vững là tiền đề xây dựng đất nước bền vững.
Việc quy định về nghĩa vụ của công dân xây dựng quy mô gia đình ít conchính là nhằm mục đích tạo điều kiện cho cha mẹ được chăm sóc, giáo dục conchu đáo, để con được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Quy mô gia đình ít con sẽ là cơ sở, là điều kiện để khắc phục và hạn chế tớimức tối đa các vấn đề xã hội này, là một trong các yêu cầu, điều kiện góp phầnphát triển bền vững đất nước.
Để học sinh trả lời được các câu hỏi trên, giáo viên yêu cầu học sinh về nhàchuẩn bị tài liệu trước cho bài mới, như vậy cũng kích thích được sự tò mò, tính tựgiác, chủ động của học sinh.
Trang 192.2.2 Sử dụng hệ thống câu hỏi giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh vớihọc sinh.
Để có những câu hỏi hay, đòi hỏi học sinh phải tư duy, nghiên cứu kỹ kiếnthức bài học, vận dụng vào các tình huống trong thực tiễn sau đó đưa ra câu hỏiđối với giáo viên hoặc đối với các bạn trong lớp
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã tập hợp được một số câu hỏi mà học sinh đãđưa ra.
Ví dụ: Trong quá trình dạy bài 8- Pháp luật với sự phát triển của công dân,
học sinh đã hỏi:
? A là một thanh niên nông thôn 18 tuổi Sau khi tốt nghiệp THPT, dokhông có điều kiện thi đại học, A quyết định ở lại và làm giàu trên chính mảnh đấtquê hương mình Được biết Ủy ban nhân dân xã có chính sách cho vay vốn đểlàm giàu, A đã rất phấn khởi Xin hỏi các chính sách giải quyết việc làm của Nhànước có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng cơ bản củamỗi quốc gia, có tác động không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối vớiđời sống xã hội của quốc gia đó Giải quyết tốt vấn đề này sẽ có ý nghĩa to lớn đốivới mỗi công dân và toàn xã hội Tăng trưởng kinh tế chỉ ổn định khi xã hội, cuộcsống và việc làm của mỗi người dân nói chung ổn định Giải quyết việc làm tốt sẽgóp phần ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững Vì vậy, xác định đúngđắn chủ trương, đường lối với các chính sách, biện pháp giải quyết việc làm cóhiệu quả là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề giải quyết việc làm chongười lao động Điều đó thể hiện ở sự thay đổi về nhận thức, quan niệm và tạo ranhững điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, phát triển thị trường sức laođộng, mở rộng quyền làm việc, quyền tự do lao động trong xã hội Người lao độngđược đặt vào vị trí trung tâm, được chủ động, tự do tìm kiếm, tạo việc làm cho
Trang 20mình và cho người khác trong tất cả các thành phần kinh tế Đi đôi với chính sáchgiải quyết việc làm trong nước, Đảng và Nhà nước ta còn chủ trương xuất khẩulao động và coi đây là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp vớixu thế toàn cầu hóa và hội nhập về kinh tế nhằm giải quyết yêu cầu trước mắt vàlâu dài, tăng thu nhập cho người dân, làm giàu cho đất nước.
Hoặc khi dạy đến bài 9 - Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước,tôi để cho các tổ, nhóm tự hỏi nhau và giải đáp cho nhau về kiến thức bài học,giáo viên chỉ định hướng và cung cấp thêm một số thông tin về các điều, khoản,mục trong các bộ Luật, các em đã đặt ra câu hỏi là:
? Tại sao phải bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia? Nhiệm vụ củaquốc phòng và an ninh gồm những nội dung gì?
Các nhóm trả lời:
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộcta Kế thừa truyền thống của cha ông, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin,xuất phát từ tình hình hiện nay, Đảng ta xác định hai nhiệm vụ chiến lược: Xâydựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Hai nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy lẫn nhau; trong đónhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đấtnước ta.
Hiện nay, trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt làchỉ rõ những nguy cơ và thách thức đối với sự phát triển của đất nước, Đảng vàNhà nước ta khẳng định sự cần thiết phải tăng cường quốc phòng, giữ vững anninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng,Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân làlực lượng nòng cốt Đây là nhiệm vụ rất to lớn và nặng nề của Đảng, Nhà nước vàcủa toàn dân Nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc không chỉ đặt ra khi có chiếntranh hay bạo loạn mà là nhiệm vụ thường xuyên.
Trang 21Quốc phòng và an ninh gắn bó với nhau trong việc bảo vệ Tổ quốc Nhiệmvụ của quốc phòng và an ninh rất rộng lớn, bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàndiện;
- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ củaTổ quốc;
- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa – tư tưởng;- Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội;
- Giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thấtbại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ.
- Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ.
? Mặc dù cùng 19 tuổi và có tên trong danh sách khám tuyển nghĩa vụ quânsự của địa phương, trong khi Quân hăng hái tham gia khám tuyển vì nghĩ rằng đinghĩa vụ quân sự là thể hiện yêu nước, thì Thịnh lại cho rằng việc khám tuyểnnghĩa vụ quân sự là tự nguyện, không bắt buộc nên không chịu đi khám Hơn thếnữa, mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần và đã bị xử lí hành chính, Thịnh vẫn lẫnlữa không đi và bỏ trốn đi nơi khác Xin hỏi, việc đi nghĩa vụ quân sự có phải bắtbuộc hay không? Việc làm của Thịnh có vi phạm pháp luật hay không?
Trả lời:
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường, bảođảm quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là yếu tố không thể thiếu trong pháttriển bền vững đất nước.
Điều 77 - Hiến pháp năm 1992 quy định: ”Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụthiêng liêng và quyền cao quý của công dân Mọi công dân phải làm nghĩa vụquân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.
Trang 22Để mọi công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninhquốc gia, Nhà nước ban hành chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện giáo dục quốcphòng trong các cơ quan, tổ chức và đối với mọi công dân; tuyên truyền, giáo dụcbảo vệ an ninh quốc gia.
Khoản 2 Điều 6 Luật quốc phòng quy định “Công dân phải trung thành vớiTổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quânsự…, chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩmquyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốcphòng…”.
Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với mọi công dân Theoquy định tại Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự, Thịnh và Quân đã 19 tuổi đủ tuổi gọinhập ngũ Do vậy, việc Thịnh không chịu khám nghĩa vụ quân sự, trốn tránh việcviệc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân đã vi phạm các quy định vềđăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ theo quy định củaLuật Nghĩa vụ quân sự Hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự của Thịnh đã bị nhắcnhở nhiều lần, đã bị xử lí hành chính mà còn tái phạm, có thể coi là phạm tội theoquy định của Bộ luật hình sự năm 1999.
Đối với mục 2c của Bài 9- Nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển cáclĩnh vực xã hội, các em lại đặt ra vấn đề sau:
? Nhà chị Mến chỉ làm ruộng, thi thoảng chồng chị đi phụ xây thêm Thángnào cả gia đình chắt chiu dành dụm thì cũng tiết kiệm được một vài trăm nghìnđồng, song nhà có công, có việc thì lại hết, thiếu thốn quanh năm Vì vậy, lấynhau đã được gần 2 năm, chị Mến vẫn chưa có ý định sinh con Chị sợ ăn khôngđủ, lấy đâu tiền mà khám thai, sinh con, nuôi con rồi chẳng may đau ốm, lấy tiềnđâu mà khám chữa bệnh Đầu năm, chị nghe qua báo đài nói về thẻ bảo hiểm y tếcó thể hỗ trợ cho người bệnh rất nhiều Điều đó có đúng không? Phạm vi đượchưởng của người tham gia bảo hiểm y tế?
Trả lời:
Trang 23Điều chị Mến nghe được là đúng, hiện Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngườidân trong việc khám chữa bệnh bằng việc vận động người dân tham gia bảo hiểmy tế
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sócsức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận Nhà nước ban hành Luật Bảo hiểm y tế,hướng tới mục tiêu bảo hiểm toàn dân Các đối tượng quy định trong Luật Bảohiểm y tế đều phải tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 21- Luật Bảo hiểm y tế quy định về phạm vi được hưởng của ngườitham gia bảo hiểm y tế:
1 Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sauđây:
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;- Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;
- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượngtheo quy định của Luật trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trúphải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Điều 22 - Luật Bảo hiểm y tế quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế Cụ thể,người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định thì đượcquỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng như sau:
1 Đối với dịch vụ y tế thông thường Quỹ bảo hiểm y tế chi trả:
- 100% chi phí khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng và trẻem dưới 6 tuổi;
- 95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng: người hưởng lươnghưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợxã hội hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đangsinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Phần còn lại do ngườibệnh tự thanh toán.
Trang 24- 80% chi phí đối với các đối tượng khác Phần còn lại do người bệnh tựthanh toàn với cơ sở khám chữa bệnh.
Các đối tượng quy định nêu trên, được chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh trongtrường hợp:
- Tổng chi phí của một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tốithiểu (hiện nay là 97.500 đồng).
- Đăng ký và khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu tại trạm y tế xã.2 Đối với dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn:
Trường hợp có sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn quỹ bảo hiểm y tếthanh toán theo 3 mức quy định (100%, 95%, 80%), nhưng không vượt quá 40tháng lương tối thiểu cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó, người bệnh đồngchi trả chi phí ngoài phần quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Riêng các đối tượng là: Trẻ em dưới 6 tuổi; Người hoạt động cách mạngtrước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trướcTổng khởi nghĩa 19/8/1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh: những đốitượng này bị mất sức lao động từ 81% trở lên; Thương binh, người hưởng chínhsách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh: khi những đối tượng nàyđiều trị vết thương, bệnh tật tái phát được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% theoquy định.
Hoặc khi học bài 7 - Mục 3: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, học sinh lại
có câu hỏi :
?Sau khi đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền, ông Cảnh liên tụcnhận được những tin nhắn đe dọa trả thù, khủng bố tinh thần vì dám tố cáo Ôngrất lo lắng Ông muốn biết pháp luật có quy định về việc bảo vệ người tố cáokhông?
Trả lời:
Trang 25Luật Tố cáo năm 2011 quy định rõ cơ chế bảo vệ người tố cáo khi họ bị đedọa, trả thù, trù dập hoặc bị phân biệt đối xử, theo đó, việc bảo vệ người tố cáođược thực hiện tại nơi cư trú, công tác, làm việc, học tập, nơi có tài sản của ngườicần được bảo vệ hoặc những nơi khác do cơ quan có thẩm quyền quy định Đốitượng bảo vệ gồm người tố cáo và người thân thích của người tố cáo Thời hạnbảo vệ do cơ quan có thẩm quyền quyết định tuỳ thuộc vào tình hình thực tế củatừng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợppháp của đối tượng cần được bảo vệ Luật Tố cáo năm 2011 quy định trách nhiệmchính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo Tuy nhiên,người tố cáo được bảo vệ cũng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ như sau: - Quyền:
+ Yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụngbiện pháp bảo vệ mình hoặc người thân thích của mình khi có căn cứ xác địnhviệc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hình thức trù dập,phân biệt đối xử khác, bị đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe, danhdự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do việc tố cáohành vi vi phạm pháp luật;
+ Được thông báo về biện pháp bảo vệ được áp dụng; đề nghị thay đổi biệnpháp bảo vệ nếu có căn cứ cho rằng biện pháp đó không bảo đảm an toàn; được từchối áp dụng biện pháp bảo vệ;
+ Yêu cầu gia hạn thời hạn bảo vệ; yêu cầu bảo vệ lại;
+ Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước trong trường hợp người tố cáo yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ mình mà các cơ quan, tổ chức,cá nhân đó không áp dụng hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định củapháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất về tinh thần chongười được bảo vệ.
- Nghĩa vụ: