Là một giáo viên mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn và cố gắng học hỏi về vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy phân môn vẽ tranh. Làm thế nào qua một tiết học mà giáo viên vừa tổ chức cho học sinh hiểu được mục đích của đề tài vừa vẽ được một bài vẽ mang đúng nghĩa là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, mở rộng vốn sống vốn kinh nghiệm cho học sinh? Làm thế nào để học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn? “ Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” theo hướng đổi mới phương pháp thì làm thế nào? Đó là vấn đề tôi quan tâm và là lý do tôi chọn đề tài này.
Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Mĩ thuật 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Lý, nữ Ngày tháng/năm sinh: 01- 07-1977 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Chức vụ, đơn vị công tác: Trường tiểu học Hiệp Hoà – Kinh Môn – Hải Dương Điện thoại: 01697062255 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường tiểu học Hiệp Hoà – Kinh Môn – Hải Dương 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử. Từ năm học 2012 đến nay. HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) Nguyễn Thị Thu Lý XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” giúp bản thân tôi nhìn nhận lại cách dạy, phương pháp dạy của mình có phần hạn chế. Học sinh không hứng thú học bài, không phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ dạy Vẽ tranh đề tài. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thay đổi lại cách thức, phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Qua những năm giảng dạy thực tế tại trường tôi. Tôi mạnh dạn đưa ra một chút kinh nghiệm dạy học “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” Tôi đã dùng giải pháp áp dụng các phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện dạy học linh hoạt, bên cạnh đó sử dụng lồng ghép các hoạt động trò chơi, hoạt động thưởng thức âm nhạc vào dạy học để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học vẽ tranh. Tôi áp dụng thành công, các tiết Vẽ tranh Đề tài đạt hiệu quả cao, học sinh hào hứng vẽ bài phát huy tính tích cực sáng tạo qua các bài học. Tôi thấy đây là giải pháp hiệu quả và đưa ra để đồng nghiệp tham khảo góp ý bổ sung cho đề tài hoàn thiện hơn, để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, chất lượng hơn. 2 Phần 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN A / ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lí do chọn đề tài: Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. 3 Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường. Dạy học đã khó, dạy mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mỹ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học mỹ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu cách lý giải của bản thân, làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc. Dạy và học mĩ thuật ở tiểu học không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật của học sinh hay nói cách khác là “ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ thuật, mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh.Việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh TH sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như thế nào? Dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc ý thức, đạo đức nghề nghiệp của mỗi chúng ta năng lực chuyên môn. Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ, mỗi người giáo viên cần có rất nhiều yếu tố: chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, và lòng say nghề yêu trẻ. Trong thực tế dạy Mĩ thuật, đặc biệt trong các giờ dạy tiết vẽ tranh giáo viên vẫn còn rất lúng túng, thực hiện chưa có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên còn phải làm việc nhiều trong giờ dạy học, giáo viên còn nói rất nhiều, sử dụng phương tiện dạy học chưa hợp lý, chưa khoa học. Học sinh ít được hoạt động để tự tìm ra kiến thức. Các em chỉ được trả lời các câu hỏi phát hiện đơn giản, hầu như thời gian của giờ học, học sinh chỉ ngồi nghe và thực hành 4 ít thời gian không đủ để làm bài tập.Tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng không gây hứng thú và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh; Học sinh trở nên thụ động làm theo các gợi ý của thầy là chủ yếu tiết học không hiệu quả. Là một giáo viên mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn và cố gắng học hỏi về vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy phân môn vẽ tranh. Làm thế nào qua một tiết học mà giáo viên vừa tổ chức cho học sinh hiểu được mục đích của đề tài vừa vẽ được một bài vẽ mang đúng nghĩa là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, mở rộng vốn sống vốn kinh nghiệm cho học sinh? Làm thế nào để học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn? “ Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” theo hướng đổi mới phương pháp thì làm thế nào? Đó là vấn đề tôi quan tâm và là lý do tôi chọn đề tài này. 2- Mục đích nghiên cứu: Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu dạy học mĩ thuật trường tiểu học là; Tuỳ từng địa phương, từng đối tượng học sinh ta có thể áp dụng các bước lên lớp và cách dạy cho phù hợp. Những yêu cầu của tiết dạy phân môn vẽ tranh cần đạt được là một tiết phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh không những cảm thụ vẻ đẹp tranh đề tài mà còn hào hứng thực hành vào bài vẽ, biết vận dụng vào cuộc sống giúp cho cuộc sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ thơ 3- Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học nơi tôi dạy học 4-Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ đưa ra các cách cơ bản và đơn giản khi thực hiện thiết kế và thực hiện hoạt động dạy và học, trong phạm vi của các tiết trong phân môn vẽ tranh đề tài. 5 5- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng được phương hướng thiết kế các hoạt động trong dạy phân môn vẽ tranh. - Xây dựng cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn vẽ tranh 6- Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở lý luận. - Khảo sát thực tế dạy học mỹ thật ở trường TH, dạy thực nghiệm. - Phân tích, lý giải, đối chiếu, chứng minh. - Qua sách báo, băng hình, khai thác thông tin trên mạng Internet, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp…. 7. Những đóng góp của kinh nghiệm Qua nghiên cứu kinh nghiệm “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, coi mọi giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học đạt kết quả cao. 8. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ năm học 2012 đến 2014 khi tôi trực tiếp giảng dạy môn mỹ thuật khối 1,2,3,4,5, và qua các đợt tập huấn dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. B- NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. 6 Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng, những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục, thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ, mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh tiểu học. Với bộ môn mỹ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy mỹ thuật còn ít kinh nghiệm, không có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên. việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn, mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội. Giảng dạy mỹ thuật ở trường tiểu học cũng nhằm mục tiêu trên. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận lôgic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Nói là vậy nhưng mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người luôn đổi thay. Là người giáo viên dạy mỹ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực sự đam mê của các em. 7 Dạy mỹ thuật cũng như dạy các bộ môn khác đối tượng chủ yếu là học sinh, dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương trình đã quy định. Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần phải tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt là ai, đối tượng nào, truyền đạt ở mức độ nào. Ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh TH, mà cụ thể là học sinh trường tôi. Lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi với những đặc điểm tính cách nhận thức riêng. Bộ môn mỹ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn, là loại kiến thức có ở xung quanh ta, lấy những sự vật hiện tượng quanh ta để biểu đạt. Điều đó đòi hỏi giáo viên ngoài việc phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần phải linh hoạt vận dụng các phương pháp mới phù hợp với bài học. Trong đó giáo viên phải tạo được sự hứng thú và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong các bài học Vẽ tranh đề tài để các em coi như bài học là một sân chơi “ Chơi là học, học như chơi ” mà tiết học vẫn hiệu quả. Khi học xong một tiết học đó HS phải đạt được mục tiêu đề ra, HS hiểu bài, thực hành tốt, biết vận dụng vào kĩ năng sống, không học sinh nào bỏ bài, nhiều bài vẽ tốt sáng tạo HS thích vẽ lớp học sinh động thì đó là tiết học thành công. Đây là điều tôi luôn trăn trở và tìm cho mình một giải pháp tốt nhất để áp dụng trong quá trình dạy học không chỉ riêng với phân môn Vẽ tranh đề tài mà áp dụng với tất cả các phân môn khác. 2. Thực trạng 2. 1 Học sinh Trong nhà trường, hầu hết các em HS đều rất thích học môn học Mĩ thuật. Tuy nhiên, sự quan tâm đến môn học này ở các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thiếu sách Mĩ thuật, màu vẽ, bút chì. Các bậc phụ huynh chủ yếu yêu cầu các em chú trọng vào những môn như Toán, Tiếng Anh, nên nhiều khi môn Mĩ thuật bị coi nhẹ. Chính vì vậy các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài của các em. 8 Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức . Trong khi tiến hành bài vẽ các em không theo trình tự tiến hành các bước làm bài, mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ cái nấy, ít chú trọng trước sau hay chính phụ trong bài vẽ. Học sinh Tiểu học chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ hiệu quả hơn, và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn. Kỹ năng sử dụng màu sáp, màu bút dạ, màu nước của học sinh Tiểu học còn kém. Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài uể oải, chán nản, không phát được tính tích cực sáng tạo của HS, tiết học đạt hiệu quả không cao, học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, nhiều học sinh không hoàn thành bài (kêu khó, không biết vẽ). 2 .2 Giáo viên Qua dự giờ một số tiết Mĩ thuật của một số giáo viên khác và từ kinh nghiệm giảng dạy của tôi qua nhiều năm, tôi thấy phương pháp truyền thống gv sử dụng đồ dùng dạy học hoặc đồ dùng tranh ảnh phiên bản Sgk treo trên bảng quan sát và nhận xét (tìm, chọn nội dung đề tài), giáo viên đã cố gắng đưa ra câu hỏi gợi mở dẫn dắt Hs tìm, chọn nội dung đề tài, Hs trả lời câu hỏi của Gv, Hs chưa hiểu bài sâu, nhiều hs không chú ý, không hứng thú học. Phần hướng dẫn cách vẽ, Gv minh họa bảng đôi khi còn chậm, hình chưa đẹp, mất nhiều thời gian, Hs thực hành ít. Bài vẽ đạt hiệu quả chưa cao. Một số vật mẫu vẫn chưa đầy đủ giáo viên tự tìm kiếm hoặc phải chuẩn bị để dạy học. Phần lớn giáo viên đều cho rằng: đồ dùng trực quan của môn Mỹ thuật hiện nay là chưa đầy đủ, phần lớn đều do giáo viên tự thiết kế thêm,… Bên cạnh đó giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Mỹ thuật và mang lại hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh đặc biệt là trong các 9 tiết học phân môn thường thức Mỹ thuật. Với cách dạy này giáo viên có thể sử dụng nhiều trò chơi để tổng kết bài học và củng cố kiến thức 2.3 Điều tra thực trạng Tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học kì 1 2012-2013 để nắm được thực trạng học môn Mĩ thuật của học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2012 – 2013 Khối lớp Tổng số HS (Hoàn thành tốt) A + % (Hoàn thành) A % ( Chưa hoàn thành) B % 1 92 25 27 65 71 2 4 2 89 27 30 61 68 1 2 3 77 21 27 55 71 1 2 4 83 22 26 60 72 1 2 5 63 15 24 47 74 1 2 3. Các giải pháp cụ thể: 3.1 Những yếu tố quan trọng tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo trong quá trình thực hiện dạy tiết Vẽ tranh đề tài hiệu quả. 3.1.1 Phát huy và nâng cao vai trò của người thầy: Chúng ta đã biết: Toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động 10 [...]... các em bài sau cố gắng vẽ tốt hơn Như vậy mới tạo ra cho các em sự tìm tòi, hứng thú say mê và thể hiện cái mới sáng tạo trong bài vẽ của mình * Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh qua việc nhận xét bài của bạn Khi kết thúc giờ học, giáo viên treo tranh của học sinh để học sinh tự nhận xét những bài vẽ tốt, qua đó kích thích các em cố gắng trong bài học của mình còn những... ra được không khí cạnh tranh trong học tập (khen bạn vẽ đẹp), kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn trong học tập Từ một nhóm học sinh khá giáo viên có thể dùng làm hạt nhân kích thích gây ra một làn sóng lan truyền trong học tập * Tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh khi đánh giá kết quả học tập của các em Khi đánh giá tranh vẽ của các em cần phải... tới trong bức tranh Có như vậy các em mới thấy rõ câu trả lời của 15 mình đúng hay chưa đúng Sau mỗi câu trả lời của học sinh giáo viên cần chốt và bổ sung cho học sinh nghe * Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh trong thời gian thực hành Trong khi làm bài giáo viên phải nắm vững tâm lý của học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch và phương pháp tác động vào các em tạo ra... của học sinh cho học sinh vẽ ra vở, tập vẽ giấy A4 - Giáo viên cho học sinh ra ngoài vẽ thực tế (nếu có điều kiện thuận tiện) Ví dụ : Các bài Vẽ tranh Đề tài phong cảnh, sân trường giờ ra chơi, vẽ nhà, vẽ cây, Trường em ( Tổ chức vẽ ngoài trời , giáo viên quản lí học sinh, quan sát học sinh hết sức chặt chẽ tránh xảy ra điều đáng tiếc vì học sinh tiểu học rất hiếu động - Tổ chức học sinh thi vẽ theo... những học sinh vẽ tốt Trong khi hướng dẫn trực tiếp trên các bài vẽ của học sinh giáo viên cũng chỉ gợi ý khích lệ mà không vẽ hộ, chữa trực tiếp vào bài vẽ của học sinh, hoặc bắt học sinh vẽ theo ý mình Giáo viên có thể chọn một vài bài của học sinh đang vẽ để hướng dẫn nhằm bổ sung khắc phục những chỗ yếu và học tập những chỗ tốt cho cả lớp d Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập Cuối tiết học. .. nghiệm cho bài học sau 16 3.1.5 Tổ chức lồng ghép các trò chơi, hội thi phù hợp Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh được thực hiện ở tất cả các môn học Đối với việc giảng dạy môn mỹ thuật càng yêu cầu vận dụng phương pháp này một cách hợp lý để tạo hứng thú và phát huy tính sáng tạo của các em trong bài học Môn mỹ thuật là một môn học nghệ thuật Vì vậy giáo viên phải tổ chức sao cho. .. huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho HS tiểu học Hoạt động Vẽ tranh là hoạt động thực hành, cần tổ chức sao cho thông qua các hoạt động này học sinh hứng thú, chủ động tích cực sáng tạo tham gia và thể hiện hết khả năng của bản thân, sự hướng dẫn của giáo viên là cần thiết nhưng cần đúng lúc, đúng chỗ và mang nhiều tính động viên khích lệ và gợi ý Nếu không sẽ làm học sinh mất hứng thú ảnh hưởng... để vẽ tranh, tìm tranh vẽ đúng về đề tài môi trường (Slide 8) *HĐ2.Cách vẽ tranh: - GV gợi ý cho HS tìm chọn các hình ảnh - Nêu cách vẽ tranh chính, phụ làm rõ nội dung đề tài để vẽ tranh (Slide 9) + Bước 1: Xác định rõ đề tài, phác mảng chính, phụ,bố cục phù hợp với trang giấy - Quan sát ghi nhớ + Bước 2: Vẽ các nét chính, vẽ hình bằng nét thẳng + Bước 3: Vẽ chi tiết, hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh. .. để tìm ra phương pháp dạy học thích hợp - GV Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn Mĩ thuật, có như vậy chất lượng học tập mới đạt kết quả cao Việc khơi gợi những cảm xúc, hứng thú cho các em vô cùng quan trọng trong mỗi bài học Nó chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo và nó cũng là liều thuốc kích thích giúp các em hứng thú phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập và làm bài thực hành Do vậy,... việc tạo ra sự thích thú, tạo ra được khí thế trong tiết học và có được một tiết học đạt hiệu quả cao nhất 3.1.2 Chuẩn bị và sử dụng tốt đồ dùng dạy học: 11 Tôi luôn nghĩ rằng: Trong một tiết học muốn gây được hứng thú và sự thích thú cho học sinh thì việc chuẩn bị đồ dùng là rất quan trọng Giáo viên phải đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng, thích hợp đáp ứng yêu cầu bài dạy Đồ dùng phải đáp ứng được tính . nhạc vào dạy học để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học vẽ tranh. Tôi áp dụng thành công, các tiết Vẽ tranh Đề tài đạt hiệu quả cao, học sinh hào hứng vẽ bài. SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Mĩ thuật 3. Tác giả: Họ và. sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn? “ Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” theo hướng