skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử

36 624 1
skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VỚI BỘ MÔN LỊCH SỬ” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” – một áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, vốn được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta có câu: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc – Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương” Chúng ta tự hào mình là con cháu Lạc Hồng, cũng tự hào có một bề dày lịch sử, sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc. Thế nên, từ xưa nhân dân ta đã coi trọng việc lấy lịch sử để giáo dục thế hệ trẻ, từ việc giáo dục thông qua các tác phẩm văn học truyền miệng (Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích…), đến việc biên soạn những bộ sử lớn (Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư…), hay biên soạn thành những cuốn sách giáo khoa giảng dạy tại các trường học. Những câu chuyện, cuốn sách ấy đã góp phần tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc từ thời kì dựng nước, giữ nước đến đổi mới đất nước. Điều này có tác dụng không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống, lòng tự hào và trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, đặc biệt là thế hệ trẻ (trong đó có bộ phận rất lớn là học sinh, sinh viên). Ngoài ra, các thế hệ học sinh còn được tiếp cận với những tri thức lịch sử thế giới, giúp các em hiểu hơn về quan hệ của lịch sử Việt Nam với thế giới, giáo dục tinh thần quốc tế cao đẹp. Tuy nhiên để làm được công việc giáo dục học sinh thông qua các bài học lịch sử lại không phải là vấn đề đơn giản. Bởi vì bộ môn lịch sử có đặc trưng là kiến thức nhiều, hình ảnh ít, so với các bộ môn khác có thể nói là khô khan nên đa phần học sinh không hào hứng với môn học này. Thêm vào đó, một số giáo viên gò ép, gây áp lực với học sinh trong tiết học đã khiến học sinh có tâm lí chán nản, bỏ bê với môn lịch sử. Điều này đã khiến cho việc giáo dục bằng lịch sử phản tác dụng. Vấn đề đặt ra ở đây là với một môn học mà học sinh chưa ưa thích thì người giáo viên phải làm gì để kích thích được lòng ham muốn học tập, ít nhất là không có tâm lí căng thẳng, ngoảnh mặt với bộ môn này. Là một giáo viên giảng dạy tại một trường THPT, qua nhiều năm công tác, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và luôn tìm cách tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo cảm hứng và sự tích cực trong mỗi tiết học lịch sử đối với học sinh. Đó chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài “TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VỚI BỘ MÔN LỊCH SỬ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. 1 II . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Ai cũng biết rằng tác dụng của môn lịch sử là giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn (tự hào, gìn giữ, phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết khâm phục, kính trọng những anh hùng dân tộc, người có công với tổ quốc ). Đó là những giá trị dễ bào mòn trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại là hành trang vô giá cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới hôm nay và mai sau. Lịch sử chính là ”cô giáo của cuộc sống”. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn vẫn đang diễn ra là nhận thức về lịch sử của thế hệ trẻ còn rất hạn chế . Điều này được phản ánh phần nào qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp và đại học trong vài năm gần đây, đặc biệt là kì thi tốt nghiệp và đại học năm 2011 với hàng ngàn điểm 0 cho môn Lịch sử. Năm học 2013 - 2014, khi Bộ giáo dục và Đào tạo đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT với 4 môn thi, trong đó lịch sử là một môn tự chọn thì thực tế đã cho thấy môn Sử bị đa phần học sinh né thi. Theo số liệu thống kê một số trường chỉ có một em đăng kí (Trong đó có 2 trường: Trường THPT Nam Đàn 1 – huyện Nam Đàn và Trường THPT Thái Lão - huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An). Trường nhiều nhất cũng chỉ có khoảng hơn 20 học sinh dự thi. Đây chính là một sự thật đáng buồn gây ra những bức xúc, nỗi lo âu đối với toàn xã hội. Để đưa ra một lí do chính xác cũng không phải là vấn đề đơn giản. Tôi mạnh dạn góp ý kiến hai nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, chương trình và sách giáo khoa Lịch sử ở phổ thông mặc dù đã đổi mới trong mấy năm qua với việc giảm tải một số nội dung nhưng kiến thức vẫn còn nhiều, có thể nói là ôm đồm. Kết cấu chương trình vẫn theo kiểu "đồng tâm kết hợp với đường thẳng" từ bậc tiểu học đến bậc THPT. Vì vậy kiến thức được lặp đi lặp lại trong sách giáo khoa làm cho người dạy và người học nhàm chán. Mặt khác, thời lượng qui định giảng dạy sách giáo khoa Lịch sử chỉ có 1 đến 1,5 tiết/tuần như vậy là quá ít ỏi, rất khó để môn học này có điều kiện khắc sâu, tổng hợp, phát triển tư duy của học sinh chứ đừng nói đến chuyện tổ chức ngoại khóa lịch sử cho học sinh. Thứ hai, giáo viên mặc dù được đào tạo cơ bản nhưng phần lớn vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đọc – chép (đặc biệt là thế hệ giáo viên lớn tuổi), sự đầu tư giảng dạy bằng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng trực quan còn hạn chế. Mặt khác, ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn trang thiết bị phục vụ dạy học lịch sử vẫn còn thiếu. Trong hai lí do nêu trên, lí do thứ nhất có thể nói là khách quan, nguyên nhân thứ hai có thể coi là chủ quan. Bởi vì người thầy từ xưa tới nay vẫn phải đảm nhiệm vai trò chủ động trong bài giảng của mình. Nếu như học trò ngại học lịch sử vì nó dài dòng, khó nhớ còn đổ lỗi là do khách quan. Nhưng học sinh chán học lịch sử, ngủ trong giờ học hoặc sợ giờ học lịch sử thì trách nhiệm này thuộc về người giáo viên. Bởi vì họ đã không đổi mới cách dạy, đã không khơi dậy tính tích cực và hứng thú của học sinh đối với môn học của mình. Nói như ngôn ngữ của văn học là họ chưa biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những gì chưa có”. 2 Một số chuyên gia cho rằng trước hết cần phải đổi mới cách kiểm tra và ra đề thi. Vấn đề này tuy không mới, nhưng nó là yếu tố quyết định làm cho học sinh thích thú học Lịch sử trong tương lai. Việc ra đề hiện nay chủ yếu theo dạng học thuộc bài là chủ yếu, khó có thể phát huy được khả năng, sự tích cực của học sinh. Cho nên cần phải đổi mới theo hướng ra đề thi phong phú, đa dạng, phát huy năng lực người học, khả năng sáng tạo, vận dụng kiến thức, phát huy tính tự học, đánh giá quá trình người học, đánh giá có sự tham gia của nhiều người và bảo đảm công bằng, chính xác. Tuy nhiên, đó là phần điểm số, còn phần học, hiểu, vận dụng lại nằm ở vai trò của người giáo viên. Mỗi giáo viên có cách truyền đạt môn lịch sử khác nhau và mỗi học sinh ở mỗi lứa tuổi cũng lại có cách tiếp cận khác nhau nên không thể áp dụng một cách thức truyền đạt giống nhau. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng lịch sử là môn học không cần sự sáng tạo. Nội dung chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện nay gần như mang tính áp đặt là chính xác, khoa học nhất, giống như là chân lí để học sinh khám phá. Muốn kích thích sự tìm tòi của học sinh, nên quan niệm sách giáo khoa là tài liệu tham khảo, tập hợp các tư liệu được chắt lọc, học sinh có thể sử dụng để khám phá, giải mã lịch sử. Từ thực tế trên, có rất nhiều giáo viên muốn được sáng tạo trong cách dạy, nhưng họ lại bị chi phối bởi hình thức đánh giá giáo viên theo kiểu cũ (đặc biệt trong các giờ kiểm tra, thao giảng). Mỗi tiết dạy của giáo viên được đánh giá theo các tiêu chí sau: kết quả, phương pháp, thời gian, trình bày bảng, liên hệ, không khí lớp học Do vậy, cả giáo viên và học sinh sẽ bị bó hẹp trong cách truyền đạt kiến thức cũng như tiếp nhận kiến thức, làm giờ dạy nặng nề, không hứng thú. Nên chăng, đánh giá giờ dạy của giáo viên phải dựa vào hiệu quả của giờ giảng thông qua kết quả đạt được của học sinh. Cần làm cho giờ học lịch sử thành sân chơi tri thức đầy sáng tạo. Thực trạng trên đặt ra yêu cầu người giáo viên phải có những cách thức để lôi lôi cuốn học sinh vào với bài giảng của mình, phát huy được tính chủ động tìm tòi, tiếp cận của các em. Tuy nhiên, để làm được điều này trước hết đòi hỏi phải có lòng nhiệt huyết, thời gian và công sức rất lớn. Trong giáo dục nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, cần phải có sự đổi mới, sáng tạo để thu hút học sinh, làm cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng con đường ngắn nhất. Người giáo viên phải biết cách kích thích sự nỗ lực của người học, truyền cho họ ngọn lửa đam mê. Lịch sử là một môn khoa học, tuy bề ngoài có vẻ nhàm chán, khô khan nhưng cũng không phải là không hứng thú. Điều quan trọng là phải có phương pháp để mang lại sự hứng thú và tính chủ động của người học. Phương pháp dạy học lịch sử rất đa dạng, sinh động, phong phú, không thể thực hiện một cách công thức, khô cứng (đọc – chép) làm mất hứng thú học tập, tính tích cực và khả năng nhận thức của học sinh. 3 2. Cơ sở thực tiễn Xuất phát từ thực tiễn dạy và học lịch sử hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đổi mới cách dạy, cách học môn lịch sử. Trước tầm quan trọng trên, để nhằm mục đích giảng dạy môn lịch sử tốt hơn nữa, và các em học sinh ngày càng yêu thích môn lịch sử hơn nữa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong các trường phổ thông luôn là một vấn đề quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Trong những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở các trường phổ thông đã có sự đầu tư rất lớn để thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Đó là việc tập huấn công nghệ thông tin trong các trường học, các hội thi công nghệ thông tin, các đợt tập huấn về ứng dụng phương pháp dạy học mới Thực tế cho thấy rằng, ở trường phổ thông đã có nhiều thầy giáo, cô giáo tâm huyết với bộ môn lịch sử, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môn học và tính tích cực của học sinh. Thầy Thái ở trường THPT Đoàn Kết – huyện Tân Phú – tỉnh Đồng Nai (đã nghỉ hưu vài năm nay) là một ví dụ. Cách dạy của thầy đã truyền lửa cho môn học, truyền nhiệt huyết đam mê lịch sử cho học sinh bởi cách vào bài, cách kể chuyện, dẫn giải khá lôi cuốn và bàn tay nghệ sĩ của thầy có thể vẽ nên những chân dung lịch sử ngay trên bảng mà không cần đến những hình chú thích trong sách giáo khoa. Ngay cả giọng hát thuộc dạng Ô-pê-ra của thầy cũng có thể cất nên những bài hát truyền thống rực lửa làm say lòng người. Rất tiếc những người thầy như thế, được học sinh nhắc mãi khi đã ra trường lại rất ít, bản thân thầy thì đã không còn đứng trên bục giảng. Trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử, có nhiều học sinh đạt kết quả cao và được tuyển thẳng vào trường đại học và cao đẳng, đi học nước ngoài theo chuyên ngành. Ðó là công lao rất lớn của các thầy, cô giáo nhưng cũng không thể không nói đến niềm hứng thú của học sinh đối với bộ môn này. Bởi vì nếu không yêu thích chắc chắn các em sẽ không bao giờ tham gia, không thể ép buộc. Thực tế giảng dạy của tôi cũng cho thấy việc tập hợp được một đội tuyển thi học sinh giỏi sử là rât khó khăn vì các em rất ngại môn này do kiến thức nhiều, sự kiện và ngày tháng rất khó nhớ, dễ nhầm lẫn. Nếu không biết cách kích thích, tạo hứng thú cho các em thì đừng bao giờ nghĩ tới việc lập đội tuyển. Nhằm tôn vinh những người dạy và học lịch sử, Hội Sử học Việt Nam đã tổ chức lễ tuyên dương và trao giải thưởng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám tháng 4 - 2012. Đó là một việc làm rất có ý nghĩa. Nhưng tại sao phần lớn học sinh vẫn không có hứng thú với môn này? Muốn học sinh được khám phá môn học lịch sử một cách hứng thú và hiệu quả cần phải mạnh dạn trao quyền cho giáo viên tự quyết định phương pháp giảng dạy miễn sao tiết giảng đạt được hiệu quả mà lại phát huy được tính tích cực của học sinh. Mỗi giáo viên có thể tự biến mình thành một "thực tiễn giáo dục" phong phú để học sinh thông qua đó khám phá, giải mã, suy ngẫm về quá khứ. Khi đó học sinh sẽ rất hứng thú vì bản thân họ đang đóng vai một "nhà sử học nhỏ" thay vì là một "cỗ máy" ghi nhớ các sự kiện, nhân vật, thời gian. 4 Những điều nói trên thực ra chỉ là lí thuyết. Thực tế cho thấy rằng hiện nay phương pháp dạy sử đa phần chưa có đổi mới, chưa thể kích thích đam mê của học sinh dành cho bộ môn này. Các tiết giảng của giáo viên hầu như vẫn mang tính chất hỏi – đáp, đọc – chép mang tính chất truyền thống, ở đó người giáo viên vẫn giữ vai trò trung tâm, giảng bài theo kiểu thao thao bất tuyệt. Các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử… không được trình bày một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm. Học sinh ít có cơ hội được khám phá nội dung bài giảng. Người giáo viên, không biết tạo ra sự xúc động, sự rung cảm của học sinh trước các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Do đó, tác dụng giáo dục bộ môn bị hạn chế. Thêm vào đó, các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học lịch sử còn thiếu thốn nên việc dạy trên lớp của giáo viên, chủ yếu là dạy chay, không có hình ảnh minh hoạ… hoặc nếu có thì cũng quá ít, chủ yếu là các hình ảnh đã phổ biến. Do đó trong giờ học thường diễn ra buồn tẻ, không sinh động, không tác động đến hứng thú học tập của các em. Bên cạnh đó, có nhiều giáo viên chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc áp dụng những phương pháp dạy học mới nhằm mang lại những nét tươi mới cho môn lịch sử, thậm chí một số giáo viên còn ngại đổi mới. Đổi mới phương pháp trước hết phải bắt đầu từ việc đổi mới quan niệm dạy học. Quan niệm dạy học ngày nay không phải là lấy thầy làm trung tâm như trước kia mà là lấy trò làm trung tâm. Người dạy học là người hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Muốn làm được như vậy, phải phát huy được năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của các em. Tuy nhiên, việc phát huy tính tích cực của học sinh hiện nay của nhiều giáo viên chưa tốt do chưa có sự đổi mới phương pháp. Thường thì các giáo viên quan niệm đặt nhiều câu hỏi hoặc cho học sinh ngồi thành từng nhóm thảo luận là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực. Kết quả là giờ học biến thành giờ hỏi – đáp thông thường mang tính chất căng thẳng, khô khan, thậm chí biến thành cơ hội để học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Mặt khác, một số giáo viên vùng xa xôi tuy nhận thức được vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung, nhưng trình độ nhận thức của học sinh lại quá kém nên dù được nhà trường trang bị phương tiện để đổi mới nhưng cũng không muốn thực hiện vì ngại tốn thời gian, tốn công sức mà không biết học sinh có tiếp thu nổi và có thay đổi được kết quả học tập hay không. Do vậy, trong vấn đề này lại cần phải có sự nhiệt tình của giáo viên Còn phải kể đến trường hợp ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, không ít giáo viên không có điều kiện được cập nhật thông tin khoa học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng và không sử dụng thành thạo vi tính nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Thậm chí có biết cũng không thể làm, ngại làm, hoặc không có điều kiện để thực hiện. Bởi thế, trong giờ học lịch sử, thầy làm việc là chủ yếu, trò thu động ghi chép còn khá phổ biến khiến cho việc đọc – chép diễn ra tràn lan, học sinh mất hứng thú học tập. Hiện nay sách giáo khoa lịch sử đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới, kiến thức được giảm tải đáng kể. Nội dung trong sách giáo khoa ngắn gọn hơn, tăng kênh hình để làm sinh động bài học, phát huy tính tích cực của học sinh và giúp giáo viên có thêm thời gian để mở rộng kiến thức cho học sinh. 5 Tuy nhiên, thực tiễn sử dụng sách giáo khoa cải cách ở trường phổ thông lại cho thấy phương pháp dạy học của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của sách. Bài viết trong sách ngắn gọn, yêu cầu gợi mở, tăng phẩn mở rộng kiến thức thì nhiều giáo viên lại không có độ sâu kiến thức để theo kịp yêu cầu. Rốt cục, việc giảm tải chỉ giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn và dành nhiều thời gian cho việc dò bài. Bên cạnh đó, kênh hình nhưng nhiều giáo viên chưa hiểu hết nội dung kênh hình nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Ngoài ra, ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết các giáo viên mới chỉ tập trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các bài học tại thực địa, ở nhà bảo tàng, di tích lịch sử và các hoạt động ngoại khoá vì nhiều lý do (kinh phí, quỹ thời gian, sự quan tâm của các cấp quản lý…). Điều này đã làm cho việc dạy học lịch sử vẫn còn đơn điệu, nhàm chán, kém hấp dẫn. Thực trạng trên đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra những cách thức hữu hiệu để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử. Dưới đây là những việc làm cụ thể mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua: III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử Theo tôi, đây là một phương pháp dạy học mới có khả năng tạo hứng thú cao trong một tiết học lịch sử đối với học sinh. Thế hệ chúng tôi trước đây ngồi ở ghế trường phổ thông (mặc dù là thế hệ 8X) nhưng vẫn chưa một lần được biết đến máy chiếu trong giờ học lịch sử của mình. Các thầy cô lúc bấy giờ, dù là giáo viên trẻ mới ra trường cũng chưa biết sử dụng công nghệ thông tin. Các tiết học đa số diễn ra buồn tẻ, có vài giáo viên cố gắng thay đổi không khí bằng vài câu nói gây cười. Học sinh không thiết tha với việc học bộ môn này. Đó là một thiệt thòi lớn đối với người học. Bởi vì lịch sử là những gì đã trải qua nhưng không phải tất cả đều không được ghi nhận lại. Chúng tôi muốn được chứng kiến tận mắt (dù chỉ là qua phim tư liệu) về những năm tháng hào hùng đã qua nhưng khao khát đó gần như là vô vọng. Bây giờ, với đam mê dành cho bộ môn lịch sử, đi theo con đường không mấy ai muốn chọn này tất nhiên bản thân tôi phải đổi mới bằng việc tiếp cận với công nghệ thông tin, vừa phục vụ cho bản thân, vừa góp phần giúp học sinh đỡ thiệt thòi hơn, có cái nhìn thực tế, chính xác về lịch sử. Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ đến chóng mặt thì việc đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết. Giới trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên hàng ngày thường xuyên tiếp xúc với thế giới thông qua các trang báo điện tử, website, yahoo, mail, blog, facebook nên tiếp thu được rất nhiều kiến thức bên ngoài. Từ đó quen với những cách thức tiếp xúc bằng công nghệ thông tin. Việc giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy lịch sử vẫn dạy học theo lối “cổ truyền” tức là đọc – chép sẽ khiến cho học sinh mất hứng thú với bộ môn này. Và nếu nói không quá, phương pháp đó sẽ “giết chết” môn lịch sử trong tương lai. Không ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng lịch sử cũng sẽ dẫn đến sự “lạc hậu” của bộ môn này và việc bị học sinh “đào thải” là điều khó tránh khỏi. Vậy, phải ứng dụng công nghệ thông tin như thế nào trong tiết giảng cho hợp lí? 6 Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết trình, những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng tham dự hội nghị, hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin cần đảm bảo không những tính khoa học (nội dung bài học), mà phải đặt mạnh tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh, tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học. Vì vậy, người giáo viên muốn sử dụng công nghệ thông tin để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tối thiểu về các phần mềm (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên các trang trình chiếu) mà còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học và về các phương pháp dạy học tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa. Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi phương pháp dạy học trong nhà trường chúng ta hiện nay. Trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều giáo viên các trường phổ thông thực hiện. Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường. Không nên tầm thường hoá việc dạy bằng PowerPoint để chạy theo số lượng và yêu cầu. Nhiều giáo viên quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen nên họ cứ thoải mái soạn thảo bài giảng rồi cho chiếu chữ trên máy tính. Làm như vậy đỡ mỏi tay lại đỡ mỏi miệng. Như vậy, vô tình công nghệ thông tin đã tiếp tay cho một số bộ phận giáo viên “lười biếng”, làm cho học sinh có cách nhìn sai lệch về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Giảng như vậy thực ra chỉ thay viết tay bằng gõ bàn phím. Hình thức thì thay đổi nhưng nội dung vẫn như vậy, giống như “bình cũ, rượu mới” mà thôi. Cũng cần tránh việc lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý. Một số giáo viên lạm dụng sự am hiểu về công nghệ thông tin nên tìm mọi cách để “phô bày” trong bài giảng cho học sinh “tít mắt” vì cái tài của mình. Kết quả cuối cùng học sinh chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung. Như vậy có nghĩa là, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất là: hiệu quả giờ học. Muốn được như thế, giáo viên phải biết chọn lựa nên đem cái gì vào bài giảng để trình chiếu. Trong một bài giảng lịch sử bằng công nghệ thông tin , giáo viên có thể đưa hình ảnh, lược đồ, bản đồ, phim tư liệu,… để trình chiếu cho học sinh nhưng phải biết lọc ra những cái cần thiết nhất, có tầm ảnh hưởng nhất đối với bài giảng, với học sinh. Bởi vì, hình ảnh và tư liệu lịch sử rất là nhiều. 7 Nếu không chọn lọc sẽ dẫn tới hai hệ quả: hoặc không đủ thời lượng tiết dạy (cháy giáo án), hoặc sẽ làm “loãng” bài giảng khiến học sinh không nắm được kiến thức và ý nghĩa của việc trình chiếu. Ví dụ, ở tiết 2, bài 20, SGK 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) có rất nhiều hình ảnh, lược đồ, phim tư liệu như: - Hình ảnh tướng Nava - Hình ảnh tướng Đờ Cát - Hình ảnh Võ Nguyên Giáp - Hình ảnh Biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ - Hình ảnh Toàn cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 - Lược đồ hình thái chiến trường trong Đông – xuân 1953-1954 - Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 - Phim tư liệu về kế hoạch Na va - Phim tư liệu về các cuộc tấn công của ta trong Đông – xuân 1953-1954 - Phim tư liệu về chở hàng lên Điện Biên Phủ - Phim tư liệu kéo pháo vào trận địa - Phim tư liệu về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ Với thời lượng hai tiết dạy (90 phút) mà dung lượng kiến thức lại khá dài, giáo viên chỉ nên đưa Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, hình ảnh Võ Nguyên Giáp vạch kế hoạch tấn công, hình ảnh chiến thắng Điện Biên Phủ, kí hiệp định Giơ-ne-vơ. Đối với phim tư liệu nên dùng phần mềm cắt ra từng đoạn phim ngắn (chừng 5-7 phút cho mỗi đoạn), chọn lọc những đoạn phim có tác dụng giáo dục nhất như: chở hàng, kéo pháo vào trận địa, tấn công hầm Đờ Cát. Việc trình chiếu, như đã nói ở trên cũng không nên lạm dụng chiếu chữ thông qua hiệu ứng PowerPoint. Theo tôi, cách giảng thiết thực nhất là kết hợp giữa viết bảng và trình chiếu. Tức là kiến thức học sinh cần nắm thì giáo viên vẫn ghi bảng theo cách truyền thống, còn khi nào cần sử dụng lược đồ, tư liệu thì giáo viên sẽ trình chiếu trên màn hình cho học sinh dễ quan sát và tiếp cận. Ứng dụng công nghệ thông tin không nhất thiết là phải trình chiếu tất cả trên màn hình. Làm như vậy nhiều khi mất đi tính nhân văn và nét đẹp của người giáo viên trên bục giảng. Cách ứng dụng công nghệ thông tin như trên vào bài giảng lịch sử chắc chắn sẽ tạo ra được một không khí mới trong lớp học. Nó kích thích hứng thú của học sinh, khiến học sinh gần gũi và dễ tiếp cận hơn với bộ môn này. Từ đó, rõ ràng hiệu quả của giờ học sẽ tăng lên rất nhiều. Lịch sử đâu phải lúc nào cũng khô khan, cũng cứng ngắc như cục đá. Điều quan trọng là giáo viên phải biết cách “hiện đại hóa” giờ học lịch sử. Cho nên đây chính là biện pháp hàng đầu của tôi. 2. Sử dụng câu hỏi gợi mở Đối với môn lịch sử, bề ngoài là những sự kiện, ngày tháng khô khan, có vẻ như không thể phát huy tư duy của học sinh. Tuy nhiên, nếu nhìn phiếm diện như vậy thì sẽ là một sai lầm rất lớn. Lịch sử tuy không trừu tượng như môn văn, khó giải như môn Toán nhưng nếu biết cách đặt câu hỏi thì nó cũng khá hấp dẫn, kích thích được hứng thú và khả năng tìm hiểu của học sinh. 8 Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi là một vấn đề không hề đơn giản, vì việc đặt câu hỏi của giáo viên vừa thể hiện kiến thức sâu rộng, vừa là kinh nghiệm giảng dạy, vừa là nghệ thuật. Thực tế giảng dạy cùng một số đồng nghiệp cũng như tham dự các lớp tập huấn do Sở giáo dục đào tạo Đồng Nai tổ chức, tôi nhận thấy rằng có một số giáo viên sử dụng những câu hỏi rất thông thường, không có gì mang tính trí tuệ thì làm sao có thể kích thích được tư duy của học sinh. Ngược lại một số giáo viên với tâm huyết và kinh nghiệm đã biết vận dụng những câu hỏi gợi mở tài tình để tạo nên không khí mới tích cực cho tiết học. Ví dụ: Ở bài 3, SGK Lịch sử 10 (Các quốc gia cổ đại phương Đông), khi nói về thành tựu Toán học của các quốc gia này, một số giáo viên chỉ hỏi qua loa: - Em hãy nêu các thành tựu về Toán học của các quốc gia cổ phương Đông? Câu hỏi này giống như hỏi cho có hỏi, yêu cầu học sinh đọc lại sách giáo khoa. Thầy và trò vận hành như một cỗ máy, trơn tru và chính xác tuyệt đối. Người hỏi không phải băn khoăn tới việc giải thích, người trả lời cũng không sợ sai, sợ quê. Nhưng tiết học như vậy thì lấy đâu ra niềm hứng khởi. Để kích thích học sinh về ngọn nguồn của vấn đề cần có những câu hỏi tư duy kiểu như: - Tại sao người Ai Cập giỏi hình học còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học? Học sinh sẽ phải liên hệ tới những kiến thức đã học ở các mục trước, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, kiến trúc thì mới có thể lí giải được rằng: Người Ai Cập xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là Kim tự tháp nên phải nghĩ ra các phép toán hình học, còn người Lưỡng Hà kiếm sống chủ yếu bằng buôn bán nên phải nghĩ ra phép tính toán. Hay như bài 16, SGK Lịch sử 12 (Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1939-1945), khi nói về việc Nhật nhảy vào Đông Dương nhưng không lật đổ Pháp mà cấu kết với Pháp bóc lột nhân dân ta, một số giáo viên đặt câu hỏi đơn giản: - Sau khi kéo quân vào Đông Dương, Nhật đã làm gì với quân Pháp? Câu hỏi này thực ra quá đơn giản đối với học sinh, nó không có tác dụng đào sâu suy nghĩ mà ngược lại làm đơn giản hóa suy nghĩ của các em, khiến môn học trở nên nhàm chán, không có gì phải khám phá. Chỉ cần các em đọc sách giáo khoa là có thể trả lời câu hỏi này. Đó là Nhật giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp, dùng nó để vơ vét, bóc lột, và đàn áp cách mạng Việt Nam. Đối với vấn đề này, một số giáo viên có kinh nghiệm và sâu sắc về kiến thức lịch sử sẽ đặt câu hỏi: - Tại sao Nhật lại không thủ tiêu quân Pháp để độc chiếm Đông Dương? Để trả lời được câu hỏi này yêu cầu học sinh phải có óc nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề từ thực tế của Nhật khi vào Đông Dương. Thứ nhất, Nhật mới vào Đông Dương, chưa hiểu gì, trong khi đó Pháp lại am hiểu sâu sắc qua thời gian dài cai trị ở nước ta. Do đó, giữ Pháp lại sẽ dễ dàng vơ vét, bóc lột hơn. 9 Thứ hai, Nhật sẽ phải đối mặt với một dân tộc anh hùng, kiên cường bất khuất trong khi đó lực lượng của chúng lại khá mỏng. Nên giữ Pháp lại để có thêm lực lượng đàn áp cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp nhất thời. Về lâu dài, sớm muộn Nhật cũng sẽ tiêu diệt Pháp vì “hai con hổ sẽ không cùng chung miếng mồi béo bở được”. Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên đặt câu hỏi như thế nào để phát huy trí thông minh, tính tích cực trong học tập của học sinh thì không phải giáo viên nào cũng làm hoặc có thực hiện chưa hẳn đã làm tốt. Muốn làm tốt vấn đề này giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian cho việc soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, tham khảo các đề thi …Bên cạnh đó cũng cần chú ý hệ thống câu hỏi đặt ra phải hướng vào trọng tâm, chính xác, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Có làm được như vậy thì câu hỏi mới phát huy tác dụng phát triển tư duy, tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, làm tăng hiệu quả của giờ dạy lịch sử. 3. Sử dụng tư liệu trong tiết dạy lịch sử Việc học lịch sử trong những năm gần đây của học sinh đang gióng lên một hồi chuông đáng báo động vì hiện nay rất nhiều học sinh ở trường phổ thông không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng nguyên nhân chính là do số lượng tiết dạy quá ít (1-1,5 tiết/ tuần), trong khi đó số lượng kiến thức lại khá nhiều. Do đó, nhiều giáo viên lên lớp đã quá chú trọng đến việc “nhồi nhét” kiến thức vào đầu học sinh làm cho các em nhàm chán vì phải nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan. Có nhiều học sinh coi giờ học lịch sử là giờ bị “tra tấn”, thậm chí ghét luôn cả giáo viên lịch sử. Việc học sinh chán học môn lịch sử nói trên là một sự thật không phải bàn cãi. Thế nhưng, việc học sinh thờ ơ với bộ môn này chưa hẳn do đặc thù của bộ môn (học thuộc lòng, khó nhớ, khó thuộc) mà một phần là do giáo viên chưa biết cách khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. Nhiều học sinh đã thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ về cách dạy lịch sử của một số giáo viên. Đó là việc dạy theo lối đọc – chép, truyền thụ lại kiến thức trong sách giáo khoa hoàn toàn. Theo các em thì dạy như thế thì chỉ cần đọc sách giáo khoa là đủ. Điều này dẫn đến học sinh nhàm chán không muốn nghe thầy giảng mà còn nói chuyện riêng hoặc làm bài môn học khác. Nên nhớ rằng kết cấu một bài giảng lịch sử nói riêng và bài giảng nói chung còn có phần mở rộng kiến thức. Đặc biệt, phần mở rộng kiến thức của bộ môn lịch sử là vô cùng quan trọng vì nó có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh. Học sinh cần được mở rộng thêm về kiến thức để hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân vật lịch sử. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức và sự am hiểu sâu rộng về lịch sử để có thể truyển thụ đến học sinh những kiến thức lịch sử bên ngoài liên quan tới nội dung bài học (đó là tư liệu viết lịch sử). Trong giờ học lịch sử theo tôi quan sát, học sinh thường thích nghe hơn thích viết nên sẽ là rất hữu dụng nếu mỗi tiết học giáo viên đều lồng vào những kiến thức khác ngoài sách giáo khoa. 10 [...]... dn hc sinh tham quan vi s ng h ca ph huynh v nh trng Nhng im giỏo viờn chỳng tụi a hc sinh n cú th k n Tng i chin thng La Ng (Phỳ Ngc nh Quỏn ng Nai) Di tớch chin thng La Ng c B Vn húa xp hng di tớch lch s cp quc gia theo Quyt nh s 235/VH-Q ngy 12-12-1986 Tt nhiờn, n vi chuyn tham quan ny, giỏo viờn phi l ngi hng dn viờn chớnh, thuyt trỡnh cho hc sinh v chin thng, qua ú giỏo dc tỡnh cm cho hc sinh: ... ca t nc, l nờu bi hc cho cỏc th h con chỏu Chuyn tham quan khụng ch l nhng kin thc thc t m cũn l s thay i ca nhn thc trong mi con ngi Sau nhng chuyn i, a phn hc sinh mong mun chỳng tụi s tip tc t chc nhng chuyn i thc t thỳ v nh vy cho nhng bi hc v lch s thờm phn thỳ v, thờm mu sc mi 7 úng kch v lch s Mt trong nhng hot ng phỏt huy tớnh t giỏc, tớch cc ca hc sinh ú l vic tham gia úng kch v lch s Chỳng... nhng mu chuyn vui lch s khụng phi l gõy ci cho hc sinh m mc ớch cui cựng l hc sinh cú n tng tt hn v tit hc lch s, v b mụn lch s V h qu i kốm vi nú l s ho hng ca hc sinh vi tit hc cựng vi vic tip thu bi cú hiu qu hn Bi vy s l rt ỏng mng nu mi giỏo viờn lch s chỳng ta u ỏp dng phng phỏp ging dy ny trong bi ging ca mỡnh IV HIU QU CA TI: Truyn th kin thc lch s cho hc sinh khụng phi ch mt con ng (thuyt trỡnh)... hc sinh Vic t chc cỏc trũ chi lch s cũn l ni hc sinh by t quan im, nhn thc tỡnh cm ca mỡnh v cỏc vn m h quan tõm Bờn cnh ú, giỏo viờn cng cú th ỏnh giỏ c vic lnh hi bi ging, kh nng tip thu ca hc sinh, tớnh tớch cc, ch ng ca cỏc em Ngoi ra, qua vic t chc trũ chi lch s cú thng, tuy l khụng ln nhng cng l nim vui, s hónh din i vi mi hc sinh Nú kớch thớch mt phong tro tỡm hiu lch s trong cng ng hc sinh, ... dõn ó hi sinh vỡ s nghip bo v t quc hoc ca ngi nhng s kin trng i ca t ncNh vy, chớnh vn hc cng ó gúp phn bi dng t tng, tỡnh cm cho hc sinh v truyn ti kin thc lch s mt cỏch d nh, d thuc Bi vy, qua thc t ging dy, tụi rỳt ra mt kinh nghim rng: khi ỏp dng kin thc vn hc vo vic ging dy Lch s s gõy hng thỳ cho hc sinh trong vic tip thu bi Nhng tit hc cú lng ghộp kin thc vn hc tr nờn sinh ng hn Hc sinh chm... phỳt nhng ú l nhng bi hc nghiờm tỳc v lch s c th hin mt cỏch sinh ng bng hỡnh thc sõn khu khin hc sinh dự khụng thớch hc lch s nhng li rt ho hng khi xem vỡ nú giỳp cỏc em gn gi hn, d ghi nh hn v lch s ú chớnh l mt con ng khụng th tt hn va a 29 kin thc lch s thõm nhp vo trớ nh hc sinh d dng, va giỳp cho hc sinh ch ng, tớch cc tỡm hiu v lch s, ny sinh nim am mờ mi 8 T chc cỏc cuc thi tỡm hiu v lch s : Dõn... m cỏc cụ, cỏc chỳ khụng on kt tiờu dit c nú. Thm chớ, ngoi nhng mu chuyn vui v cỏc nhõn vt lch s, giỏo viờn cú th k cho hc sinh nhng sỏng tỏc truyn ci v lch s trờn bỏo nh: Mu chuyn th nht: Trong gi hc lch s, thy giỏo hi: - Ai n cp n thn ca An Dng Vng? C lp im lng Thy giỏo ch mt hc sinh: - Em bit ai n cp n thn ca An Dng Vng khụng? Hc sinh s st: - D khụng phi em! Va lỳc ú ụng hiu trng i ngang Thy giỏo... th xin t Nh trng, Mnh Thng Quõn, ph huynh hc sinh Cú tin hnh c hay khụng l ngh thut ca giỏo viờn Tuy nhiờn, nu ó cú nim am mờ, hng thỳ thỡ khụng gỡ l khụng th Cỏi bt li ca hc sinh ni tụi dy hc l a bn quỏ xa so vi nhng im tham quan ni ting nh chựa Mt Ct, n Hựng, kinh thnh Hu, thnh nh HVỡ vy khụng th no t chc nhng chuyn thc t b ớch, gn lin vi nhng kin thc ch yu hc sinh ó c tip nhn qua cỏc bi ging ca... gia l rt ớt, i tng bt buc (a phn l hc sinh) thỡ nhiu M bt buc thỡ s khụng cú hiu qu vỡ hu nh cỏc em sao chộp bi ca nhau Do vy tớnh hiu qu l khụng cao Mt s hc sinh cú ý ngh tham gia d gỡ cú gii vỡ t l chi cao nờn khụng ho hng tham gia Mt khỏc cỏc cuc thi ny ch cp n nhng s kin trng i ca dõn tc khụng th no giỳp hc sinh cú cỏi nhỡn ton din v lch s c T thc t trờn, hc sinh ho hng hn, tớch cc hn trong vic... trờn, hc sinh mun ot gii ũi hi phi cú s n lc tỡm tũi ca cỏc em qua cỏc ngun t liu, kớch thớch c tớnh t tỡm hiu, s tớch cc ca cỏc em T ú, cỏc em c m ra mt bu tri ln, sinh ng hn v lch s ch khụng phi l khuụn kh nh hp ca cun sỏch giỏo khoa Vic trao thng trc ton trng va th hin nim vinh hnh i vi cỏc em, va to ng 30 lc cỏc hc sinh khỏc cng phn u tỡm hiu ú chớnh l mt con ng ti chõn tri lch s rng m i vi hc sinh . hứng và sự tích cực trong mỗi tiết học lịch sử đối với học sinh. Đó chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài “TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VỚI BỘ MÔN LỊCH SỬ” làm sáng. “TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VỚI BỘ MÔN LỊCH SỬ” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” – một áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi, vốn. dậy tính tích cực và hứng thú của học sinh đối với môn học của mình. Nói như ngôn ngữ của văn học là họ chưa biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những gì chưa có”. 2 Một số chuyên

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan