Quảng Bình, tháng 3 năm 2019 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH
Trang 2Quảng Bình, tháng 3 năm 2019
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TẠO HỨNG THÚ VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TIẾNG ANH
Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm Nhung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường TH Thanh Thủy
Trang 3Quảng Bình, tháng 3 năm 2019
I/ PHẦN MỞ ĐẦU.
1 Lí do chọn đề tài.
Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, là ngôn ngữ chính thức của hơn
53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ được hơn 400 triệu người trên toàn thếgiới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2.Tiếng Anh là công cụ giao tiếp quan trọng trong việc hòa nhập với cộng đồng quốc
tế và khu vực Đất nước ta đang trên đường đổi mới, chúng ta đang quyết tâm côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mở rộng quan hệ với nhiều nước khác, chúng tađang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hóa, hộinhập quốc tế thì tiếng Anh lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết Do vậyviệc dạy và học bộ môn tiếng Anh ngày càng được coi là công cụ đắc lực cho quátrình hội nhập khu vực và quốc tế của nước ta Dạy học ngoại ngữ nói chung vàdạy học tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng đểphát triển và nâng cao khả năng, kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ Bởi vậy, mụctiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động,sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đềcho các em Để đạt được mục tiêu này việc thay đổi phương pháp dạy học theohướng coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích cáchoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học là rất cầnthiết Trong dạy học ngoại ngữ, quan điểm này càng đúng vì không ai có thể thaythế người học trong việc nắm các kiến thức ngôn ngữ và sử dụng chúng trong hoạtđộng giao tiếp bằng chính năng lực của các em Việc nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn tiếng Anh ở các cấp học nói chung và đối với bậc tiểu học nói riêng đangđược toàn xã hội cũng như ngành giáo dục chú trọng đầu tư về mọi mặt để nhằmthực hiện tốt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giaiđoạn 2017 - 2025 (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dụcquốc dân giai đoạn 2008 - 2020)
Trong những năm học vừa qua, với sự chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục vàĐào tạo cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình, sự lãnh chỉ đạo quyếtliệt của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ Thủy thông qua các văn bản chỉ đạo,hướng dẫn nâng cao chất lượng việc dạy học và thay đổi môi trường học tập tiếngAnh của các trường, đặc biệt là các trường tiểu học với mục tiêu giáo dục đào tạohọc sinh của chúng ta trở thành những công dân quốc tế trong tương lai Cùng với
sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm hỗ trợ của các cấp địaphương để từng bước thay đổi phương hướng dạy và học tiếng Anh một cách tíchcực thì chất lượng của việc dạy và học môn tiếng Anh tại các đơn vị trường họcđang từng bước được nâng cao Tuy nhiên, tôi nhận thấy vì nhiêu nguyên nhân mà
Trang 4chất lượng của việc dạy và học môn tiếng Anh ở các trường tiểu học tăng chưa caonhư mong đợi, mặc dù chúng ta đã thay đổi rất nhiều từ phương pháp dạy học đếnmôi trường học tập môn tiếng Anh.
Xuất phát từ nhận thức trên, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môntiếng Anh, bản thân tôi luôn nghiên cứu, tìm ra những kĩ năng, biện pháp vàphương pháp dạy học hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học
bộ môn tiếng Anh nói riêng và đổi mới sự nghiệp giáo dục nói chung Vì vậy tôi đã
mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động học tiếng Anh” để
nghiên cứu
2 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt độnghọc tiếng Anh là vấn đề đã được một số tác giả đề cập đến nhưng giành cho đốitượng chung chung Sáng kiến này của tôi ngoài việc cung cấp cho giáo viênnhững giải pháp cụ thể nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinhlớp 5 trong hoạt động học Tiếng Anh còn đưa ra một số ví dụ minh họa về cáchvận dụng và kết hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp cũng như việc ápdụng các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trong các hoạt động học tập giúp tạohứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động học TiếngAnh Nó giúp các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơitrong giờ học; giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn nên các em sẽ thích và hứng thútrong học tập môn tiếng Anh hơn Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượngcủa việc dạy và học môn tiếng Anh
3 Phạm vi áp dụng sáng kiến.
Nghiên cứu đề tài này, tôi nghiên cứu thực tiễn khi dạy học làm thế nào để
có thể tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt độnghọc tiếng Anh Từ đó đưa ra những giải pháp dạy học để giúp giáo viên và họcsinh nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh lớp 5 nói riêng cũng như gópphần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh cấp tiểu học nói chung
Trang 5II/ PHẦN NỘI DUNG.
1 Thực trạng nội dung cần nghiên cứu.
Trong những năm học qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộmôn tiếng Anh Qua quá trình trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh lớp 5, tôi nhậnthấy có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1.1 Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đàotạo tỉnh Quảng Bình và sự lãnh chỉ đạo quyết liệt của Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Lệ Thủy thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng vàthay đổi phương pháp dạy học tiếng Anh
- Được Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương, phụ huynh họcsinh tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, khích lệ trong việc thực hiện nhiệm vụ dạyhọc tiếng Anh
- Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học,
tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệpqua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường, liên trường Giáo viên tham gia các lớpbồi dưỡng tập huấn của các cấp ngành giáo dục tổ chức về đổi mới phương phápdạy học môn tiếng Anh
- Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới cáchoạt động giáo dục, các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho việc áp dụng cácphương pháp dạy học tích cực ngày càng được đầu tư
- Giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có ý thức tinh thần trách nhiệm cao, biếtnắm bắt đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.Thường xuyên chăm lo học hỏi đồng chí đồng nghiệp, qua sách báo tài liệu, đặcbiệt nhanh nhạy trong việc tiếp cận với xu thế của việc dạy học mới hiện nay
- Giáo viên sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học môn tiếng Anh
có hiệu quả trong các giờ dạy học Nhiều giáo viên đã biết áp dụng mô hình dạyhọc của trường học mới VNEN, phát huy khá hiệu quả khả năng học tập của họcsinh Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học giúp học sinh nắm được nộidung bài
- Đa số các em đã nắm được nội dung bài học Các em chăm chỉ học tập,thích tìm hiểu và khám phá, thích được thầy cô giáo khen
1.2 Khó khăn
Trang 6- Nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹhọc sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh trong trường Tiểu họchiện nay chưa đúng đắn, còn xem nhẹ
- Một bộ phận học sinh ý thức học chưa cao, học còn mang tính đối phó,chưa thực sự gắn bó với môn học
- Môi trường học tập tiếng Anh trong nhà trường và trong từng lớp học cònhạn chế, các em chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh ngoài các giờ họcchính khóa
- Việc giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp tạo hứngthú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học Tiếng Anh chưađược thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả ở các trường học, cấp học, các vùngmiền trong cả nước
- Vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp dạyhọc, chưa chịu khó tìm tòi và áp dụng các phương pháp một cách linh hoạ, thậmchí áp đặt một cách cứng nhắc Một số giáo viên truyền thụ những nội dung đượctrình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động
- Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đánh giá động viên khuyến khích họcsinh kịp thời, đặc biệt là giáo viên trẻ, mới ra trường Thói quen trước đây giáoviên giảng giải, thuyết trình vẫn còn Với cách dạy như trên không rèn tạo hứngthú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học Tiếng Anh, mà làmcho các em thấy nhàm chán đối với môn học
- Việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và câulạc bộ tiếng Anh kết hợp với việc dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài còn hạnchế
- Đơn vị trường học tôi đang công tác đóng trên địa bàn của một xã thuộcvùng nông thôn nên việc tiếp cận với ngôn ngữ nước ngoài còn gặp nhiều khókhăn, dẫn đến tâm lý e ngại, lo sợ trong việc học và sử dụng tiếng Anh để giaotiếp, cũng như việc xác định được động cơ và thái độ học tập của các em học sinhchưa đúng đắn
Số liệu khảo sát ban đầu:
Đầu năm học 2017-2018:
Số học sinh hứng thú và tích cực trong hoạt động học
Tiếng Anh
Số học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực trong hoạt động học Tiếng Anh
Trang 7Cộng 82 47 57.3 35 42.6
Đầu năm học 2018-2019:
Số học sinh hứng thú và tích cực trong hoạt động học Tiếng Anh
Số học sinh chưa hứng thú và chưa tích cực trong hoạt động
mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến “Một số giải pháp giúp tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong hoạt động học tiếng Anh” và có
những giải pháp như sau:
2.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh trong trường Tiểu học hiện nay.
Hiện nay việc dạy học môn tiếng Anh trong trường Tiểu học đang thu hútđược rất nhiều sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội; cáctrường tiểu học, trung học phổ thông, các bậc phu huynh cũng như các nhà quản lý
và hoạch định chiến lược giáo dục Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rõ quyết tâmxây dưng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao về ngoại ngữ thông qua đề án
“Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 –2025” (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giaiđoạn 2008 - 2020) Trong đó đặc biêt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy vàhọc tiếng Anh ở bậc Tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5) Tiếng Anh không còn là mônhọc tự chọn mà đã trở thành môn học chính bắt buộc ở các khối lớp 3, 4 và 5; nócũng được giảng dạy và làm quen cho các đối tượng học sinh các khối lớp 1, 2
Việc chính phủ phê duyệt đề án giảng dạy tiếng Anh từ bậc tiểu học là mộtchủ trương đúng đắn nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệthống giáo dục quốc dân và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế trongmột tương lai gần Điều này đã được khẳng định trong dự thảo chương trình tiếngAnh tiểu học: “Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhấttrên thế giới hiện nay Học tiếng Anh ở tiểu học giúp học sinh hình thành và phát
Trang 8triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.Đồng thời, việc học tiếng Anh là một trong những điểm khởi đầu góp phần choviệc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực làm việc trongtương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội Hơn nữa, học tiếngAnh ở tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các bậc học tiếptheo cũng như học các ngôn ngữ cần thiết khác trong tương lai…”
Do đó việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh vàcha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh trong trườngTiểu học hiện nay là hết sức cần thiết và quan trọng Từ nhận thức được tầm quantrọng của việc dạy học môn tiếng Anh mới kích thích, tạo được hứng thú và giúpphát huy được tính tích cực của các em trong hoạt động học tiếng Anh
Hơn nữa việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạtđộng học tiếng Anh cũng như nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh không phảichỉ là việc của giáo viên tiếng Anh, mà đó là công việc cần sự hợp sức của nhàtrường, cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh
Từ việc có nhận thức đúng đắn, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trườngcùng chung tay góp sức với giáo viên tiếng Anh để thực hiện những giải pháp phùhợp giúp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại đơn vị mình Ví dụ, các giáoviên chủ nhiệm có thể giúp các em ôn từ vựng, mẫu câu vào 15 phút đầu giờ, độngviên khuyến khích những em còn chậm tiến bộ hoặc ý thức học tập chưa cao; phâncông những em học sinh khá giỏi kèm cặp cho những em yếu hơn Học sinh có sựđầu tư đúng đắn về thời gian, công sức, nỗ lực vượt khó học tập, tập trung nghegiảng bài, ôn bài cũ ở nhà và chuẩn bị bài mới khi đến lớp Phụ huynh học sinh có
sự đầu tư, tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tiếng Anh con em mình, nhưtham gia các lớp học tiếng Anh tăng cường 2 kĩ năng Nghe, Nói do nhà trường tổchức, tham gia học tập tại các trung tâm ngoại ngữ có yếu tố người nước ngoài
Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, họcsinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng anh trongtrường Tiểu học hiện nay là một trong những giải pháp cần thiết để giúp tạo hứngthú và phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tiếng Anh
2.2 Giải pháp 2: Xây dựng và cải thiện môi trường học tập Tiếng Anh trong nhà trường và trong từng lớp học.
a Tăng cường công tác trang trí trường học, lớp học.
“ Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một niềm vui”, bản thân các em thêm yêu
trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó Việc trang trí trường học và lớp họcvới những nội dung và ý tưởng về tiếng Anh là một sự sáng tạo phù hợp với đặcđiểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em sự gần gũi với tiếng Anh, nhận thức đượctầm quan trọng của môn học, cùng nhau xây dựng một môi trường học tập tiếngAnh tốt hơn Nó tạo ra một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng
Trang 9say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Vì vậy, trường tôi đã từngbước xây dựng và cải thiện môi trường học tập tiếng Anh trong nhà trường vàtrong từng lớp học Dưới sự lãnh chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệttình của đội ngũ giáo viên và các bậc phụ huynh, sự sáng tạo khéo léo của học sinh
chúng tôi đã tạo nên được những “Câu khẩu hiệu tiếng Anh”, “Cây từ vựng tiếng Anh”, “Góc sinh nhật bằng tiếng Anh”, “Góc sản phẩm, dự án tiếng Anh”:
- Câu khẩu hiệu tiếng Anh: là những câu khẩu hiệu bằng tiếng Anh được gắn
dưới những gốc cây, các em có thể nhìn thấy chúng vào bất cứ lúc nào, lúc đếntrường, giờ ra chơi hay lúc tan trường; nó thể hiện sự quyết tâm của thầy trò trườngchúng tôi trong việc cùng nhau xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh, là lờinhắc nhở các em học sinh không ngừng cố gắng để ngày càng đạt kết quả tốt hơntrong việc học tiếng Anh
- Cây từ vựng tiếng Anh: với mục đích nhằm giúp cho học sinh trau dồi vốn từ
vựng cơ bản, nó đã trở thành mô hình được tất cả các lớp áp dụng Không nhữngvậy cây từ vựng còn có ở thư viện xanh, các gốc cây cũng được gắn các từ bằngtiếng Anh Tùy vào trình độ mỗi khối lớp, từ vựng được thay đổi hàng tuần, hàngtháng một cách phù hợp, phong phú và đa dạng Các từ vựng theo chủ đề được họcsinh viết hoặc sử dụng tranh ảnh dán lên cây từ vựng để các em có thể học đượcmọi nơi, mọi lúc chẳng hạn như 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi Việc học từ vựngqua tranh ảnh, thẻ từ vựng giúp học sinh trở nên hứng thú hơn, thoải mái hơn, tạocho học sinh cảm giác vừa chơi vừa học
- Góc sinh nhật bằng tiếng Anh: các em có thể ghi ngày sinh nhật của các em
bằng tiếng Anh lên những bông hoa, dán vào một tờ bìa, treo ở một góc của lớphọc nhằm giúp cho các em biết ngày sinh nhật của bạn, của mình cũng như ghi nhớđược các ngày tháng bằng tiếng Anh Các em có thể tổ chức sinh nhật hoặc tặngquà cho nhau, món quà chỉ là một lời nhẳn nhủ trong học tập, một lời chúc mừngsinh nhật“Happy Birthday”!
Thật đầy ý nghĩa giúp các em hứng thú hơn trong học tập và thích được đếntrường hơn
- Góc sản phẩm, dự án tiếng Anh: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về
những nội dung liên quan đến các chủ đề của từng bài học….Các sản phẩm của các
em tự thiết kế làm ra trong các hoạt động dự án Chính hoạt động này kích thíchcác em hứng thú tìm tòi, sưu tầm cũng như sáng tạo làm ra những sản phẩm củariêng mình và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa Anh, yêu nét đẹp củatiếng Anh
b Thành lập Hội đồng tự quản bộ môn tiếng Anh làm việc có hiệu quả.
Thông thường giáo viên dạy tiếng Anh lấy ngay Hội đồng tự quản học sinhcủa lớp, song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học tiếng Anh và
Trang 10đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trongtiết học tiếng Anh.
Chính vì vậy, giáo viên dạy tiếng Anh phải là người nhạy bén trong việclựa chọn Hội đồng tự quản học sinh bộ môn, giáo viên có thể giữ nguyên hay cũng
có thể thay đổi Hội đồng tự quản học sinh Giáo viên nên quan sát, phân tích cácyêu cầu cần đạt được để lựa chọn các cán sự có năng lực chỉ đạo điều hành lớptrong tiết học Một yếu tố để các thành viên khác trong lớp, tổ, nhóm thực hiện tốtcác hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội đồng tự quản học sinh đó là sự tin tưởng, sựđồng ý vào khả năng chỉ huy của Hội đồng tự quản học sinh Chính vì vậy, giáoviên nên định hướng cho học sinh bầu ra Hội đồng tự quản học sinh để từ đó vaitrò chỉ đạo của Hội đồng tự quản học sinh bộ môn Tiếng Anh có hiệu quả cao
Giáo viên nên bồi dưỡng thường xuyên cho Hội đồng tự quản học sinh bộmôn tiếng Anh, bởi vì nếu ngay từ đầu năm học, trong các tiết học đầu tiên, giáoviên làm thay là chủ yếu còn Hội đồng tự quản là thứ yếu thì sẽ tạo ra sức ỳ, thóiquen “ỷ lại” sự làm thay của giáo viên Chính vì vậy ngay từ buổi đầu tiên tiếp xúcvới môn học, giáo viên phải xây dựng, hình thành và rèn luyện cho Hội đồng tựquản học những kĩ năng làm việc sâu sắc, linh hoạt phù hợp với đặc trưng bộ môntiếng Anh
c Xây dựng mô hình điển hình thầy, cô và học sinh cùng học ngoại ngữ.
Để xây dựng và cải thiện môi trường học tập tiếng Anh trong nhà trường,nhà trường đã vận động xây dựng mô hình điển hình thầy, cô và học sinh cùng họcngoại ngữ Vào những tiết nghĩ hoặc buổi nghĩ, các giáo viên chủ nhiệm lớp cũngnhư các giáo viên bộ môn có thể cùng tham gia vào các tiết học tiếng Anh cùng vớicác em học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5 Đây là cơ hội để các thầy cô giáo cũng
cố và mở rộng vốn kiến thức tiếng Anh của mình, đồng thời việc các thầy,cô giáocùng học ngoại ngữ với học sinh giúp cho các em nhận thức được tầm quan trọngcủa việc học tiếng Anh, tạo động lực khuyến khích các em cố gắng, tích cực vàchủ động hơn trong quá trình học tập môn tiếng Anh Chính vì vậy việc xây dựng
mô hình điển hình thầy, cô và học sinh cùng học ngoại ngữ là một việc làm hếtsức có ý nghĩa trong việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh tronghoạt động học tiếng Anh
2.3 Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên theo hướng tích cực.
a Người giáo viên phải hiểu phương pháp dạy học tích cực là như thế nào?
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp hướng tới việc hoạt độnghóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào pháthuy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tíchcực của người dạy Phương pháp dạy học tích cực nhấn mạnh việc lấy hoạt động
Trang 11học làm trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là nhấn mạnh hoạt động học và vaitrò của học sinh trong quá trình dạy học Mặc dù có thể được thể hiện qua nhiềuphương pháp khác nhau nhưng nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều
có những đặc trưng cơ bản sau:
- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong phương phápdạy học tích cực, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổchức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứkhông phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Các phương pháp dạyhọc tích cực coi việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là mộtbiện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Trong cácphương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học
- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trongmột lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệtđối thì khi áp dụng phương pháp tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độhoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗihoạt động độc lập Lớp học là môi trường giao tiếp giáo viên - học sinh và học sinh
- học sinh, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếmlĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cánhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên mộttrình độ mới
- Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Trong quátrình dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thựctrạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhậnđịnh thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là ngườitruyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn cáchoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung họctập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chươngtrình Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưngtrước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều sovới kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là ngườigợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng,tranh luận sôi nổi của học sinh
b Áp dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
Tăng cường việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật
dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học vớicác tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn.Trước tiên mỗi giáo viên phải nắm chắc các phương pháp dạy học tích cực và các
Trang 12kỹ thuật dạy học tích cực đã và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều vùng miền và
đã mang lại hiệu quả trong việc tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinhtrong hoạt động học Tiếng Anh
Tiếng Anh 5 - Unit 3: Where did you go on holiday? Lesson 2
Hoạt động 1: Look, listen and repeat
- Bước 1: Giáo viên đưa các bức tranh ở phần 1 hoặc yêu cầu học sinh quan sátnhững bức tranh đó trong sách của mình
- Bước 2: Giáo viên hỏi một số câu hỏi
+ How many people are there?
+ Who are they?
+ Where are they?
+ What is this? (Giáo viên chỉ vào hình ảnh những phương tiện giao thôngxuất hiện trong đoạn hội thoại)
+ What are they talking about?
- Bước 3: Giáo viên huy động kết quả, mời một số em trả lời câu hỏi
- Bước 4: Những học sinh khác quan sát, lắng nghe câu trả lời của bạn mình vànhận xét
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương học sinh
* Phương pháp trò chơi
Tiếng Anh 5 - Unit 1: What’s your address? Lesson 2
Hoạt động 6: Let’s play - Game “Spot the difference”
- Bước 1: Giáo viên giới thiệu trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi
- Bước 2: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi theo nhóm bằng cách khoanh tròn 5chi tiết khác nhau giữa 2 bức tranh
- Bước 3: Giáo viên mời một số nhóm chia sẽ kết quả của mình
- Bước 4: Những nhóm còn lại quan sát và nhận xét kết quả của nhóm bạn
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương học sinh
* Phương pháp đóng vai
Tiếng Anh 5 - Unit 2: I always get up early How about you? Lesson 3
Hoạt động 6: Project - “Interview two of your classmates about their dailyroutines.” (Phỏng vấn 2 bạn trong lớp về các hoạt động hằng ngày của họ)
Trang 13- Bước 1: Giáo viên giải thích hoạt động, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 3,một học sinh đóng vai nhà báo và 2 học sinh còn lại đóng vai những người đượcphỏng vấn
- Bước 2: Giáo viên cho học sinh đóng vai theo nhóm 3
- Bước 3: Giáo viên mời một số nhóm thể hiện trước lớp
- Bước 4: Những nhóm còn lại quan sát và nhận xét phần trình bày của nhóm bạn
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, chốt đáp án và tuyên dương học sinh
Một số kỹ thuật dạy học tích cực
+ Kĩ thuật động não (Brainstorming)
+ Kỹ thuật thảo luận viết (Brainwriting)
+ Kỹ thuật "Bể cá"
+ Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)
+ Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi (Think-Pair-Share)
Tiếng Anh 5 - Unit 9: What did you see at the zoo? Lesson 1
Warm-up: Write zoo animals you know
- Bước 1: Giáo viên giải thích hoạt động, yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4hoặc 5, viết tên những con vật ở sở thú mà em biết (Giáo viên cho học sinh trìnhbày vào bảng nhóm hoặc giấy A3)