Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 27 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Khái niệm phát triển nguồn nhân lực

Trong công cuộc hội nhập và phát triển con người được coi là một tài nguyên đặc biệt quan trọng, là một trong những nguồn lực chính của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển hệ thống các nguồn lực. Đầu tư phát triển nguồn lực con người chính là cơ sở cho sự phát triển vững chắc nhất của sự bền vững.

Hiện nay, do xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nên cũng có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực:

Theo quan điểm của tổ chức Liên Hiệp Quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

GS.TS Phạm Minh Hạc cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực được hiểu về cơ bản là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt như đạo dức, kỹ năng, trí tuệ, tâm hồn, thể lực…làm cho con người trở thành những người lao động có năng lực phẩm chất mới đáp ứng được những yêu cầu to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nhận định khác lại cho rằng phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng lao động, thể lực…để họ có thể thực hiện tốt quá trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Từ những quan điểm trên có thể thấy phát triển nguồn nhân lực được xem xét cả trên hai mặt số lượng và chất lượng, các mặt thể lực, trí lực và kỹ năng, tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về nguồn nhân lực nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH.

1.2.3. Vai trò của nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay CNH, HĐH được coi như là con đường cơ bản để biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Hội nghị toàn quốc khóa VII Đảng ta xác định: Phải quan tâm đến CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội lần thứ VIII Đảng ta đã cụ thể hóa và bổ sung thêm những quan điểm về CNH, HĐH ở nước ta. Đảng khẳng định: “Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm- ngư nghiệp gắn công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” [13, tr.78]. Đến Đại hội lần thứ IX Đảng ta đã ban hành nghị quyết đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ trương đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã ban hành nghị quyết về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001- 2010. Nghị quyết đã nêu ra những nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu phát triển, chủ trương và giải pháp lớn để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Về quan điểm cần quán triệt để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2010 - 2020 là: CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đặc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Qua

quá trình đổi mới, cùng với những thành tựu chung của đất nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả đảm bảo vững chắc an ninh lương thực của quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm được vị thế cao trên thị trường quốc tế. Kết cấu hạ tầng nông thôn được thay đổi, đời sống vật chất của người dân được cải thiện.

Như vậy, sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, khoa học công nghệ, vốn, nhân lực. Trong các yếu tố kể trên thì nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định nhất, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được thể hiện trên một số những điểm chủ yếu sau:

Một là, nguồn nhân lực không chỉ có ý nghĩa với tăng trưởng kinh tế- xã hội mà còn có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội là lực lượng sản xuất trong đó nhân tố cốt lõi là nguồn nhân lực. Vì vậy trong phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ không thể thành công nếu thiếu nguồn nhân lực. Nông nghiệp phát triển là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn thu nhập cao là thị trường lớn cho kinh tế cả nước. Kinh tế nông thôn phát triển sẽ tạo ra việc làm và thu nhập cho nông dân, đảm bảo xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Đây chính là điều kiện để cải thiện trình độ dân trí cho người dân ở nông thôn.

Mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, thông qua phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững. Xây dựng nông thôn có cấu trúc xã hội văn minh, kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái hài hòa sẽ tạo điều kiện

cho việc chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo, phát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội, lực lượng sản xuất có đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân” [17, tr.38].

Nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành công của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, cần tạo ra tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực nhanh, có chất lượng đáp ứng nhu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế.

Hai là, nguồn nhân lực đóng vai trò là cơ sở cho sự phát triển kinh tế tri thức.

Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định: “Phát triển tri thức là nhiệm vụ trung tâm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức... phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” [17, tr.78].

Như vậy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là một yêu cầu cơ bản do điều kiện lịch sử cụ thể hiện nay đặt ra. Chúng ta có xuất phát điểm là nước nông nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, do đó cái chúng ta cần hôm nay chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất tiên tiến. Kinh tế tri thức của thế giới hiện nay đang ở giai

đoạn phát triển cao, đây là thuận lợi để chúng ta lựa chọn các giải pháp tối ưu nhằm rút ngắn quá trình tiến hành CNH, HĐH nền kinh tế đất nước.

Trí tuệ, năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người có sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết định tới việc thành bại trong quá trình phát triển kinh tế tri thức của nhiều nước trên thế giới. Nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con người, các nước này đều đầu tư cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu chất lượng nguồn lao động, coi giáo dục - đào tạo là chìa khóa của sự tăng trưởng.

Giáo dục đào tạo là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện về thế giới quan, năng lực tư duy, kỹ năng nghề nghiệp và nhân cách của mỗi con người đối với xã hội. Giáo dục là quá trình tích tụ để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạnh khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, vận động đến nền kinh tế trí tuệ. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II số người không có việc làm ở Nhật Bản chiếm tới 17,5% dân số. Nhờ một loạt các chính sách, trong đó có chính sách phát triển con người nên chỉ sau một thời gian ngắn Nhật Bản đã trở thành một cường quốc có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Hàn Quốc trong ba thập kỷ (1961- 1991) từ một trong những nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá đã trở thành một trong những con hổ của châu Á, có nền kinh tế mạnh nhất thể giới thứ ba. Bài học chung về sự phát triển của Hàn Quốc là sự kết hợp hữu cơ các nhân tố kinh tế với các nhân tố về xã hội. Về con người bài học của Hàn Quốc là đã đánh thức được “tâm thế phát triển” của cả một dân tộc, tinh thần làm việc thêm giờ, thái độ hy sinh vì dân tộc trong những lúc khó khăn…đã bù đắp đáng kể cho sự thiếu hụt về vốn và nguồn lực tự nhiên. Đài Loan từ năm 1964 đã thành lập Cơ quan quốc gia về phát triển nguồn nhân lực với nhiệm vụ giúp chính phủ quy hoạch nguồn nhân lực quốc gia. Bài học rút ra từ Đài Loan là có cơ chế chỉnh thể điều chỉnh nguồn nhân lực quốc gia với một sách lược liền mạch lâu dài.

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp so với nhu cầu của thực tế. Đến năm 2011, lao động qua đào tạo có tăng, song đến nay mới chỉ đạt 24,8%.

Trong giai đoạn hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế tri thức. Do đó, trong quá trình CNH, HĐH người lao động - lực lượng sản xuất hàng đầu - phải được nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật.

Như vậy, việc xây dựng một xã hội học tập, phát triển tri thức của chính con người sẽ tạo cơ sở, tạo động lực cho quá trình thực hiện mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; xây dựng xã hội học tập” [17, tr.41].

Thế mạnh của nông thôn nước ta là nhân lực, với cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Đây là đội ngũ lao động trẻ, dồi dào, có khả năng nâng học vấn lên trình độ cao. Đội ngũ lao động này được đào tạo sẽ có cơ hội tham gia vào quá trình sản xuất hiện đại. Đồng thời có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp.

Ba là, nguồn nhân lực là nguồn lực của mọi nguồn lực

Để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta có rất nhiều nguồn lực như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học công nghệ, nguồn nhân lực... Trong các nguồn lực kể trên thì nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi những thành tựu của cuộc của mạng khoa học và công nghệ ngày

càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nguồn nhân lực ngày càng trở thành một nguồn lực đặc biệt, nguồn lực vô tận nếu biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý. Nguồn nhân lực có mối quan hệ chặt chẽ với các nguồn lực khác, nó đóng vai trò là trung tâm của sự phát triển. Bởi lẽ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dù có phong phú, giàu có đến đâu nếu như không được con người khai thác và sử dụng hợp lý thì sẽ không phát huy được khả năng và nhanh chóng bị cạn kiệt. Do đó, nguồn tài nguyên này chỉ có thể phát huy tác dụng, trở thành nhân tố của sự phát triển kinh tế - xã hội nếu biết phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của nguồn nhân lực nhằm sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả. Đồng thời nguồn vốn và những thành tựu của khoa học công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại chỉ phát huy được tác dụng khi con người biết sử dụng và sử dụng có mục đích và có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 27 - 33)