Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bắc Giang là một tỉnh thuần nông nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội, là tỉnh có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc và các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng. Nằm cạnh tam giác các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và liên kết vùng.

Trung tâm tỉnh cách Hà Nội 50 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110 km, cách cảng Hải Phòng - Quảng Ninh 130 km, nên thuận lợi cho thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 20 dân tộc anh em cùng chung sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Mường, Thái…trong đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số dân cư. Có thể nói anh em các dân tộc trong tỉnh sống hòa nhập, đoàn kết và cùng nhau xây dựng quê hương ngày một đổi mới.

Bắc Giang có khí hậu ôn hoà, ít thiên tai. Địa hình phong phú bao gồm cả núi, trung du, đồng bằng tạo nhiều cảnh quan đẹp và đa dạng sinh học. Địa chất, thuỷ văn thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp lớn.

Diện tích tự nhiên tỉnh: 3822 km2 (mật độ dân số 413 người/ km2), trong đó có 124 ngàn ha đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, 129 ngàn ha đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng có 90 ngàn ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 420 ngàn ha, đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp là gần 35 ngàn ha. Quỹ đất dành cho phát triển khu đô thị và công nghiệp nằm liền kề các trục giao thông quan trọng. Đây là thế mạnh của tỉnh trong việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp lớn và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá.

Tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và khá phong phú thuận lợi cho tỉnh phát triển một nền nông - lâm nghiệp toàn diện đặc biệt là phát triển nghề rừng và trồng cây ăn quả. Đồng thời tỉnh còn có nhiều mỏ khoáng sản đem lại cho tỉnh nguồn thu không nhỏ hàng năm. Đến nay đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với hơn 15 loại khoáng sản khác nhau như than, kim loại, khoáng chất, vật liệu xây dựng,…Nhiều mỏ than được khai thác có quy mô lớn.

Dân số tỉnh gần 1,7 triệu người (2013), mật độ dân số 417 người/ km2, dân số tuổi lao động là 98 vạn người, chiếm 62% tổng số dân. Đây là thế mạnh của tỉnh về nguồn lao động dồi dào, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ, tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động tại chỗ. Hiện tại tỉnh đã có 44 cơ sở đào tạo dạy nghề, đáp ứng được cơ bản cho nhu cầu lao động kỹ thuật ở các khu, cụm công nghiệp.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Mạng lưới giao thông da dạng gồm cả đường bộ, đường sắt, đường sông. Đặc biệt có mạng lưới đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A xuyên việt chạy qua, nối Bắc Giang với các trung tâm đô thị, sân bay, cảng biển, cửa khẩu, tạo nên mạng lưới giao thông hết sức thuận tiện.

Toàn tỉnh có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp và 44 cơ sở dạy nghề. Hệ thống các trường phổ thông và trung học khá hoàn thiện. Mạng lưới y tế rộng khắp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống chợ đảm bảo giao lưu buôn bán, lưu thông hàng hoá. Hệ thống tín dụng ngân hàng, bảo hiểm đảm bảo cho sản xuất và kinh doanh. Toàn tỉnh có 175 khu di tích văn hoá được xếp hạng, thu hút khá nhiều khách tham quan và nghiên cứu.

Đơn vị quản lý hành chính của tỉnh gồm thành phố Bắc Giang và 9 huyện: Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động.

Như vậy, với những điều kiện tự nhiên nêu trên một mặt rất thích hợp cho Bắc Giang phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp. Mặt khác cũng tạo ra cho Bắc Giang không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống do địa hình nhiều đồi núi cao, nguồn nước để phục vụ sản xuất trong mùa khô luôn bị hạn chế. Đồng thời do địa hình nhiều đồi núi, giao thông đi lại khó khăn nên rất hạn chế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh nhà. Do đó, để có thể đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm hội nhập nhanh với các tỉnh bạn, tránh sự tụt hậu về kinh tế - xã hội Bắc Giang cần phải chú trọng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực phải được đặt ở vị trí trung tâm quan trọng hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội để Bắc Giang có thể phát triển nhanh và bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh bắc giang hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)