Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử

Một phần của tài liệu skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử (Trang 30 - 31)

Để: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, hằng năm Nhà nước ta cũng đã tổ chức những cuộc thi lớn về lịch sử như tìm hiểu về cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ, đại thắng mùa xuân 1975, Bác Hồ...Tuy nhiên thực tế là đối tượng chủ động tham gia là rất ít, đối tượng bắt buộc (đa phần là học sinh) thì nhiều. Mà bắt buộc thì sẽ không có hiệu quả vì hầu như các em sao chép bài của nhau. Do vậy tính hiệu quả là không cao. Một số học sinh có ý nghĩ tham gia dễ gì có giải vì “tỉ lệ chọi cao” nên không hào hứng tham gia. Mặt khác các cuộc thi này chỉ đề cập đến những sự kiện trọng đại của dân tộc không thể nào giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về lịch sử được.

Từ thực tế trên, để học sinh hào hứng hơn, tích cực hơn trong việc tìm hiều về lịch sử, hằng năm tôi tổ chức các cuộc thi “Về nguồn”. Giải thưởng là tiền hoặc hiện vật với kinh phí xin từ các Đoàn thể trong trường, phụ huynh, những người có đam mê lịch sử...Tuy không nhiều nhưng nó cũng động viên các em về những nỗ lực tự tìm hiểu của mình. Những cuộc thi này lấy đề tài kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc hay chủ đề của nó là chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp mà hầu như tháng nào cũng có.

Ví dụ: tháng 1 thi tìm hiểu về ngày Học sinh, sinh viên (9/1)

Tháng 2 thi tìm hiểu về ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2) Tháng 3 thi tìm hiểu về ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3) Tháng 4 thi tìm hiểu về ngày giải phóng miền Nam (30/4)

Tháng 5 thi tìm hiểu về Bác Hồ (19/5), về chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5) Tháng 7 thi về ngày thương binh liệt sĩ (27/7)

Tháng 8 thi tìm hiểu về cách mạng tháng Tám Tháng 9 thi tìm hiểu về Quốc khánh (2/9)

Tháng 10 thi tìm hiểu về ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10) Tháng 11 thi tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

Tháng 12 thi tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)

Tất nhiên nếu tổ chức được tất cả các chủ đề này thì rất tốt. Nhưng nó sẽ hơi “loãng” và tốn thời gian của các em nên tôi sẽ đan xen hoặc chọn lọc để tổ chức. Đan xen tức mỗi năm tổ chức một số chủ đề (những chủ đề năm trước đã tiến hành, năm sau không tổ chức nữa), chọn lọc tức là chỉ tổ chức một số cuộc thi chính trong một năm: như kỉ niệm cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng miền Nam...

Với những cuộc thi về lịch sử như trên, học sinh muốn đoạt giải đòi hỏi phải có sự nỗ lực tìm tòi của các em qua các nguồn tư liệu, kích thích được tính tự tìm hiểu, sự tích cực của các em. Từ đó, các em được mở ra một bầu trời lớn, sinh động hơn về lịch sử chứ không phải là khuôn khổ nhỏ hẹp của cuốn sách giáo khoa. Việc trao thưởng trước toàn trường vừa thể hiện niềm vinh hạnh đối với các em, vừa tạo động

lực để các học sinh khác cũng phấn đấu tìm hiểu. Đó chính là một con đường tới chân trời lịch sử rộng mở đối với học sinh.

Một phần của tài liệu skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w