XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử (Trang 34)

Những cách tiến hành đề cập trong đề tài thực chất không phải là hoàn toàn mới, có thể có những giáo viên đã tiến hành, hoặc nằm trong suy nghĩ của một số giáo viên khác. Tuy nhiên khi được áp dụng, tôi nhận thấy rằng hiệu quả của nó rất khả quan đối với việc tạo hứng thú trong giờ học lịch sử cũng như nâng cao dần chất lượng bộ môn và giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh. Con đường truyền thụ kiến thức của tôi được các đồng môn trong trường ủng hộ và tiến hành. Qua dự giờ các tiết thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi trường của tôi, cùng các buổi ngoại khóa do tôi tổ chức, đa số các thầy cô trong trường đều rất tâm đắc. Cho nên sáng kiến kinh nghiệm của tôi được mọi người ủng hộ bởi tính khả thi của nó.

Vì thế, theo tôi những phương pháp này có thể phổ biến trong toàn ngành để góp phần truyền ngọn lửa đam mê lịch sử đối với từng học sinh, góp phần thay đổi cách nhìn của các em đối với bộ môn này.

Để tạo ra niềm hứng thú, tính tích cực của học sinh với môn học lịch sử, tôi xin được đề xuất một số vấn đề sau:

1. Đối với nhà trường:

- Bổ sung sách báo tham khảo về môn Lịch sử

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho giáo viên Lịch sử tổ chức các cuộc thi, các trò chơi lịch sử, các chuyến tham quan di tích lịch sử, bảo tàng

- Tăng thêm máy tính, máy chiếu để giáo viên có điều kiện ứng dụng CNTT trong tiết dạy

- Mua các dĩa phim tư liệu về Lịch sử

- Tổ chức các buổi chiếu phim về Lịch sử nhân các ngày lễ lớn

2. Đối với Sở giáo dục:

- Tăng cường cung cấp sách báo, máy chiếu cho các trường phổ thông - Tổ chức các kì thi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử - Tổ chức các cuộc thi về Lịch sử với đối tượng tham gia là học sinh

- Hỗ trợ kinh phí cho các trường thực hiện những chuyến tham quan hằng năm

- Mong được sự đồng tình, ủng hộ với sáng kiến kinh nghiệm trên và triển khai rộng rãi đến các trường trong tỉnh

Một phần của tài liệu skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử (Trang 34)