Đóng kịch về lịch sử

Một phần của tài liệu skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử (Trang 26 - 30)

Một trong những hoạt động phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh đó là việc tham gia đóng kịch về lịch sử. Chúng ta biết rằng hiệu quả của giáo dục lịch sử trên màn ảnh là rất lớn. Có thể nhận thấy rõ điều này ở những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Họ đầu tư rất lớn cho dòng phim về lịch sử, đặc biệt là Trung Quốc. Các bộ phim truyền hình lịch sử Trung Quốc xuất hiện như cơm bữa trên chương trình chiếu phim của các đài truyền hình ở Việt Nam.

Nào là Võ Tắc Thiên, Tần Thủy Hoàng, Địch Nhân Kiệt, Bao Thanh Thiên…Nhờ đó mà người Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ khắc sâu và tự hào về bề dày lịch sử của nước họ. Còn ở Việt Nam, chúng ta từng tự hào sánh ngang hàng các triều đại phong

kiến phương Bắc nhưng thực tế thì người Việt Nam chưa hiểu rõ về lịch sử Việt Nam. Phim lịch sử là con đường ngắn nhất để lịch sử dân tộc khắc sâu trong mỗi con người, đặc biệt là lớp trẻ. Nhưng thay vì xem phim của nước mình chúng ta lại…được xem phim của nước bạn, vô tình…thông sử của nước bạn.

Có rất nhiều lí do khiến các bộ phim lịch sử Việt Nam không được sản xuất như đạo diễn, kịch bản, đặc biệt là kinh phí. Một bộ phim lịch sử phải đầu tư tiền tỉ từ phục trang, bối cảnh, tàu xe, cát-sê… nhưng không biết có thu hồi được vốn hay không? Thực ra, trước đây cũng có một số bộ phim khá ăn khách, đến giờ khán giả vẫn nhớ như: Đêm hội long trì, Phạm Công – Cúc Hoa, Thăng Long đệ nhất kiếm… Gần đây nổi lên một số bộ phim như Huyền sử thiên đô, Thái sư Trần Thủ Độ…Tuy nhiên dấu ấn lịch sử trong lòng người qua các bộ phim còn hạn chế.

Trong quá trình công tác, để việc ghi nhớ lịch sử khắc sâu trong lòng học sinh, tôi hướng dẫn các em đóng các vở kịch ngắn về lịch sử. Thời gian diễn kịch tất nhiên là ngoài giờ lên lớp. Tôi có thể tận dụng những dịp kỉ niệm lớn trường tổ chức như ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thành lập đoàn 26-3, mừng Đảng, mừng Xuân, khai giảng, tổng kết năm học và chủ yếu là các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp hằng tháng.

Để tiến hành đóng kịch, các em học sinh sẽ phải tìm hiểu cụ thể về sự kiện, nhân vật lịch sử trong vở diễn của mình. Qua đó kích thích tính tích cực tự tìm hiểu của các em, giúp cho các em có hứng thú và đam mê và hiểu rõ về sự kiện, nhân vật lịch sử. Khi tiến hành các vở diễn, các em sẽ truyền lửa đam mê cho những khán giả là học sinh phía dưới và giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử qua các vở diễn. Ví dụ: Trong chương trình hoạt động ngoài giờ tháng 5 với chủ đề Bác Hồ, tôi sẽ cho học sinh đóng kịch về Bác. Những vở kịch với nội dung khác nhau sẽ khiến học sinh có cách nhìn toàn diện về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, bình thường mà phi thường. Từ nơi sinh ra là một làng quê nghèo lam lũ, từ cách ra đi với hai bàn tay trắng, từ công việc bồi bàn, quét tuyết nhưng Bác đã vượt lên và trở thành lãnh tụ. Cuộc sống đời thường của Người thì rất giản dị: cơm nước đạm bạc, áo nâu sờn, dép cao su. Những vở diễn còn khiến học sinh cảm động, khâm phục, tự hào về Người. Đó chính là tác dụng giáo dục của Lịch sử.

Hay như trong đợt Hội diễn mừng ngày thành lập đoàn 26-3, tôi gợi ý cho học sinh đóng kịch về Trần Quốc Toản, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám…giúp học sinh ghi nhớ về những thanh thiếu niên trong lịch sử dân tộc đã có công lao rất lớn trong sự nghiệp giữ nước.Ví dụ về nhân vật Trần Quốc Toản bên cạnh lòng yêu nước, căm thù giặc thể hiện qua việc đòi họp trong hội nghị Diên Hồng nhưng không được đã bóp nát quả cam vua ban sau đó tự lập nên một đội quân trẻ tuổi đánh giặc và hi sinh anh dũng, giương cao ngọn cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

Qua vở kịch học sinh còn thấy được Trần Quốc Toản là người có tính tự lập khi tuổi còn nhỏ, tự mình lập được hẳn một đạo quân nhỏ, nhờ mẹ may cờ đánh giặc.

Hoặc nhân vật Lê Văn Tám, một hình tượng tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, chiến đấu quên mình của thiếu niên nhi đồng trong những ngày đầu chống Pháp tái xâm

hành động táo bạo của em. Đó là sự kiện diễn ra ngày 17-10-1945, tại kho đạn Thị Nghè. Đây là kho chứa bom đạn từ bến tàu bốc lên, đặt tại khu đường Docteur Angier (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) cạnh vườn thú, được bố trí hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, xung quanh kho có hào sâu, tường cao 2 mét, chăng kẽm gai và hệ thống tháp canh, có đèn quét ban đêm. Một đại đội Âu Phi thường xuyên tuần tra canh gác.

Đội viên cảm tử Lê Văn Tám mới 13 tuổi, được giao nhiệm vụ giả câu cá, cắt cỏ ở bến sông để quan sát. Đêm 17-10 (1945) Tám tự quyết định một mình đánh kho đạn, lừa bọn lính gác, lọt vào ẩn nấp bên trong với chai xăng và bao diêm. Buổi sáng, chờ lúc sơ hở, em tưới xăng vào khu vực chứa đạn và châm lửa. Lửa cháy loang, một tiếng nổ long trời, kéo theo hàng loạt tiếng nổ liên tiếp, làm rung chuyển cả thành phố. Lê Văn Tám bị dính xăng bắt lửa, tự biến mình thành cây đuốc sống, đã hy sinh anh dũng. Kho bị phá hủy hoàn toàn. Đài phát thanh phía bên kia đường bị sập một phần lớn. Đại đội Âu Phi bảo vệ bị tiêu diệt.

Vở kịch đem lại niềm tiếc thương cho tấm gương anh dũng của một người con trẻ tuổi, niềm khâm phục và tự hào với truyền thống thanh niên Việt Nam, giúp các em học sinh phấn đấu vươn lên.

Hoặc như trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi hướng dẫn học sinh đóng kịch về Chu Văn An, một người thầy mẫu mực của muôn đời. Vở kịch sẽ đề cập đến những nội dung sau:

“Chu Văn An (1292 - 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội. Ở triều Trần vào thế kỉ XIII, không khí học tập khá sôi nổi, nhưng trường thi ít, chỉ để dành cho các con vua, hoàng tộc, quan lại, quý tộc. Các làng có điều kiện mở trường trẻ do thầy đồ, thầy khóa, ông tú, ông cử... không ra làm quan mà ở nhà dạy học.

Thầy Chu Văn An mở trường Huỳnh Cung ở một làng quê giáp với làng mẹ sinh sống. Do uyên bác, thầy Chu Văn An đủ sức dạy môn sinh học liền 10 năm để nộp quyển dự các kỳ thi hương, thi hội, thi đình, tức tú tài, cử nhân, tiến sĩ. Các môn sinh của thầy, sử sách còn ghi lại: Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đỗ Thái học sinh đời vua Trần Anh Tông đã làm quan trong triều đến chức Hành Khiển (Tể tướng). Tiếng thơm của thầy Chu Văn An bay xa, lan tỏa đến cung đình. Chu Văn An được mời vào cung dạy học. Thực lòng, Chu Văn An không muốn thay áo đổi giầy (cởi áo the mặc áo dụng xanh, bỏ đôi giầy cỏ xỏ đôi hia hài), mà mừng là, tuy triều Trần đã bắt đầu suy vi nhưng vẫn còn Hoàng thượng thấy được việc học là trọng để duy trì xã tắc, nên muốn góp công vun đắp.

Vào triều, vua Trần Minh Tông hai lần đến gặp, trò chuyện, thăm dò tài cao đức trọng của thầy Chu Văn An. Hoàng thượng nói: Trẫm nghĩ không sai khi tuyển khanh vào để cùng với các đại quan chèo lái quốc gia. Nhưng trước mắt, việc của khanh là dạy Thái tử và giữ chức Tư nghiệp.Trần Minh Tông ủy thác cho thầy Chu dạy Trần Vượng. Qua quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Chu Văn An biết được những rắc rối trong việc lập Trần Vượng làm Thái tử, sau lên ngôi vua là Trần Hiến Tông, lúc 10

tuổi. Thầy Chu dạy Trần Vượng từ khi chưa được phong Thái tử. Đây là cậu hoàng tử chăm học, thông minh nên thầy gắng công dạy bảo, rèn dũa. Khi nhiếp chính Thái thượng Hoàng Minh Tông thấy lời lẽ của Hiến Tông rắn rỏi, nên đánh giá cao công lao dạy dỗ của thầy Chu Văn An.

Mới ngoài 20 tuổi, Trần Hiến Tông đã theo tiên tổ về nơi chín suối. Sau Hiến Tông là Dụ Tông. Ông vua này cũng được Chu Văn An dạy dỗ. Sống trong hoàng cung và được làm bạn với quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Chu Văn An hiểu rõ tình thế nguy ngập, suy vong của triều đại Hiển Tông, Dụ Tông. Và nhìn lên từ đời Anh Tông, Minh Tông thấy trong triều đã nảy sinh những cận thần hèn kém, chuyên nghĩ cách làm thỏa mãn những thị hiếu của vua, còn những người thẳng thắng can ngăn thì bị cách chức. Anh Tông cách chức Phạm Mai, Minh Tông cách chức Nguyễn Trung Ngạn... Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán thấy Chu Văn An kém vui, một hôm dù đã khuya, ông vẫn đến thăm thầy Chu và bày tỏ tâm can. Thấy có kẻ theo dõi, quan Tư đồ vội vã ra về. Còn lại một mình, Chu Văn An ngồi viết ''thất trảm sớ''. Ông cân nhắc từng chữ, từng tên người và sự việc, ý tứ chặt chẽ, tâm huyết sôi nổi, bày tỏ và hy vọng. Viết xong, ông đem đến để phòng riêng của Dụ Tông - nơi ông đặc cách đến dạy vua. Xong việc, ông thay quần đổi áo... và rời khỏi cung điện. Về thăm mẹ được ít ngày, nghĩ đến “Thất trảm sớ'' và sợ liên lụy cho mẹ, ông quyết định về sống ẩn dật ở Chí Linh, giao việc chăm sóc nuôi dưỡng mẹ cho một môn sinh mà ông có công nuôi dạy và được dân làng mời về dạy ở trường Huỳnh Cung. Dù thay tên là Tiều Ẩn (người kiếm củi ẩn dật) chỉ ít lâu sau, khắp vùng đồn đại tên tuổi thầy Chu Văn An. Người nọ mách người kia dắt con đến nhờ thầy dạy bảo. Vì vậy, ông lại mở trường dạy học. Những ngày thư nhàn, ông ngao du sơn thủy bầu bạn với non xanh nước biếc. Năm Canh Tuất, ngày 28 tháng 11 (tức năm 1370), ông mất tại xã Kiệt Đắc, nay là xã Văn An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, thọ 78 tuổi.

Về phương pháp dạy học, Chu Văn An có một phong cách đặc biệt hấp dẫn, khiến cho mọi người đều phải kính nể, tôn phục. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.Có giai thoại kể rằng, ông có người học trò vốn là Thủy thần, đã biến hình để xin được vào trường học. Câu chuyện khó tin, nhưng lại khẳng định: Cái đức và cái tài của Chu Văn An khiến thần linh cũng phải tìm đến để xin thụ giáo. Hơn ai hết, chỉ riêng Chu Văn An mới có được câu chuyện về đạo đức siêu trần này.”

Với những nội dung nêu trên, vở kịch không chi giúp học sinh thấy được vai trò của nhà giáo Chu Văn An đối với giáo dục thời Trần mà còn thấy được vai trò của giáo dục thời phong kiến cũng như thời kì khủng hoảng của nhà Trần. Điều đó giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức đã học trong chương trình.

Tuy mỗi vở kịch chỉ dài 35 - 40 phút nhưng đó là những bài học nghiêm túc về lịch sử được thể hiện một cách sinh động bằng hình thức sân khấu khiến học sinh dù không thích học lịch sử nhưng lại rất hào hứng khi xem vì nó giúp các em gần gũi

kiến thức lịch sử thâm nhập vào trí nhớ học sinh dễ dàng, vừa giúp cho học sinh chủ động, tích cực tìm hiểu về lịch sử, nảy sinh niềm đam mê mới.

Một phần của tài liệu skkn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh với bộ môn lịch sử (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w