sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài

29 499 2
sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Mĩ thuật 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Lý, nữ Ngày tháng/năm sinh: 01- 07-1977 Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Chức vụ, đơn vị công tác: Trường tiểu học Hiệp Hoà – Kinh Môn – Hải Dương Điện thoại: 01697062255 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) : Trường tiểu học Hiệp Hoà – Kinh Môn – Hải Dương 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử. Từ năm học 2012 đến nay. HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) Nguyễn Thị Thu Lý XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Nghiên cứu đề tài “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” giúp bản thân tôi nhìn nhận lại cách dạy, phương pháp dạy của mình có phần hạn chế. Học sinh không hứng thú học bài, không phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ dạy Vẽ tranh đề tài. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để thay đổi lại cách thức, phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả. Qua những năm giảng dạy thực tế tại trường tôi. Tôi mạnh dạn đưa ra một chút kinh nghiệm dạy học “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” Tôi đã dùng giải pháp áp dụng các phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện dạy học linh hoạt, bên cạnh đó sử dụng lồng ghép các hoạt động trò chơi, hoạt động thưởng thức âm nhạc vào dạy học để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học vẽ tranh. Tôi áp dụng thành công, các tiết Vẽ tranh Đề tài đạt hiệu quả cao, học sinh hào hứng vẽ bài phát huy tính tích cực sáng tạo qua các bài học. Tôi thấy đây là giải pháp hiệu quả và đưa ra để đồng nghiệp tham khảo góp ý bổ sung cho đề tài hoàn thiện hơn, để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, chất lượng hơn. 2 Phần 2 MÔ TẢ SÁNG KIẾN A / ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lí do chọn đề tài: Mỗi người mỗi nghề đều mang những đặc thù, đặc trưng riêng của từng ngành nghề sao cho phù hợp với từng năng lực sở trường của mình. Nghề dạy học được coi là một nghề cao quý bởi sản phẩm chủ yếu là nhân cách con người. Muốn trở thành con người hữu ích, đều phải dựa vào sự giáo dục của nhà trường. Dạy học đã khó, dạy mỹ thuật càng khó hơn. Bởi ngoài việc dạy học sinh những kiến thức cơ bản thì việc học mỹ thuật còn phải đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp ở trong mình, xung quanh mình trở nên gần gũi đáng yêu hơn. Đồng thời học mỹ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình, theo cách hiểu cách lý giải của bản thân, làm cho cuộc sống thêm tươi vui hạnh phúc. Dạy và học mĩ thuật ở tiểu học không nhằm đào tạo họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Chủ yếu tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hằng ngày. Để làm được điều đó cần hiểu về cách nhìn cách cảm nhận, lý giải hiện tượng sự vật của học sinh hay nói cách khác là “ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn mĩ thuật, mà cụ thể ở đề tài nghiên cứu này được tìm hiểu thông qua phân môn vẽ tranh.Việc tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ tạo hình ở học sinh TH sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy, tìm ra được phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp đối tượng, lứa tuổi. Tuy nhiên dạy như thế nào? Dạy thật tốt hay bình thường còn phụ thuộc ý thức, đạo đức nghề nghiệp của mỗi chúng ta năng lực chuyên môn. Với mong muốn trở thành người giáo viên dạy tốt, dạy giỏi, hoàn thành tốt công tác nhiệm vụ, mỗi người giáo viên cần có rất nhiều yếu tố: chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh nghiệm, và lòng say nghề yêu trẻ. Trong thực tế dạy Mĩ thuật, đặc biệt trong các giờ dạy tiết vẽ tranh giáo viên vẫn còn rất lúng túng, thực hiện chưa có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh. Giáo viên còn phải làm việc nhiều trong giờ dạy học, giáo viên còn nói rất nhiều, sử dụng phương tiện dạy học chưa hợp lý, chưa khoa học. Học sinh ít được hoạt động để tự tìm ra kiến thức. Các em chỉ được trả lời các câu hỏi phát hiện đơn giản, hầu như thời gian của giờ học, học sinh chỉ ngồi nghe và thực hành ít thời gian không đủ để làm bài tập.Tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng không gây hứng thú và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh; Học sinh trở nên thụ động làm theo các gợi ý của thầy là chủ yếu tiết học không hiệu quả. 3 Là một giáo viên mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn và cố gắng học hỏi về vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy phân môn vẽ tranh. Làm thế nào qua một tiết học mà giáo viên vừa tổ chức cho học sinh hiểu được mục đích của đề tài vừa vẽ được một bài vẽ mang đúng nghĩa là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, mở rộng vốn sống vốn kinh nghiệm cho học sinh? Làm thế nào để học sinh hứng thú và phát huy được tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo đặc trưng bộ môn? “ Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” theo hướng đổi mới phương pháp thì làm thế nào? Đó là vấn đề tôi quan tâm và là lý do tôi chọn đề tài này. 2- Mục đích nghiên cứu: Trong đề tài này hoàn toàn vì một mục đích chung của mục tiêu dạy học mĩ thuật trường tiểu học là; Tuỳ từng địa phương, từng đối tượng học sinh ta có thể áp dụng các bước lên lớp và cách dạy cho phù hợp. Những yêu cầu của tiết dạy phân môn vẽ tranh cần đạt được là một tiết phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học sinh không những cảm thụ vẻ đẹp tranh đề tài mà còn hào hứng thực hành vào bài vẽ, biết vận dụng vào cuộc sống giúp cho cuộc sống ngày thêm hồn nhiên trong mắt trẻ thơ 3- Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là học sinh trường tiểu học nơi tôi dạy học 4-Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài này tôi chỉ đưa ra các cách cơ bản và đơn giản khi thực hiện thiết kế và thực hiện hoạt động dạy và học, trong phạm vi của các tiết trong phân môn vẽ tranh đề tài. 5- Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng được phương hướng thiết kế các hoạt động trong dạy phân môn vẽ tranh. - Xây dựng cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ dạy phân môn vẽ tranh 6- Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết để tìm ra cơ sở lý luận. - Khảo sát thực tế dạy học mỹ thật ở trường TH, dạy thực nghiệm. - Phân tích, lý giải, đối chiếu, chứng minh. - Qua sách báo, băng hình, khai thác thông tin trên mạng Internet, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp…. 7. Những đóng góp của kinh nghiệm Qua nghiên cứu kinh nghiệm “Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, coi mọi giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo để từ đó nâng cao được 4 chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn Mĩ thuật ở Tiểu học đạt kết quả cao. 8. Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ năm học 2012 đến 2014 khi tôi trực tiếp giảng dạy môn mỹ thuật khối 1,2,3,4,5, và qua các đợt tập huấn dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. B- NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội về kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng, những năm vừa qua Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó. Cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục và thể dục, thì mỹ dục cũng không ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người và nhất là thế hệ trẻ, mà đối tượng nghiên cứu ở đây là học sinh tiểu học. Với bộ môn mỹ thuật hiện nay nói riêng, giáo viên giảng dạy mỹ thuật còn ít kinh nghiệm, không có cơ hội thảo luận và nghiên cứu sâu vấn đề. Bởi thời lượng tiết còn ít, mỗi trường chỉ có một giáo viên. việc trao đổi và thảo luận gặp nhiều khó khăn. Đồng thời đây cũng là bộ môn mới được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người, luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp. Nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của con người ngày càng cao cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cho nên việc nhìn nhận và thưởng thức cái đẹp của đại bộ phận nhân dân là vấn đề tất yếu khách quan, không chỉ là đối với người lớn, mà tất cả các đối tượng, từng lớp, lứa tuổi trong xã hội. Giảng dạy mỹ thuật ở trường tiểu học cũng nhằm mục tiêu trên. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần chú ý đặc điểm lứa tuổi học sinh, mỗi lứa tuổi sẽ có cách cảm nhận suy nghĩ và lý giải về cái đẹp khác nhau. Người lớn có cách cảm nhận lôgic và khoa học tạo nên một cái đẹp hoàn thiện, còn trẻ em thì có cách cảm nhận ngây thơ, nhìn sự vật qua lăng kính màu hồng, không vướng bận những nguyên tắc, trăn trở mà chủ yếu tập trung tình cảm sự yêu thích của mình vào bài vẽ. Cho nên bài vẽ học sinh thường đem lại cho ta nhiều cảm xúc và tình cảm mới lạ. Nói là vậy nhưng mỗi lứa tuổi, mỗi mức độ cách cảm nhận của con người luôn đổi thay. Là người giáo viên dạy mỹ thuật cần nắm bắt được đặc điểm này của học sinh để có phương pháp giảng dạy tốt nhất, phát huy được năng lực sự đam mê của các em. 5 Dạy mỹ thuật cũng như dạy các bộ môn khác đối tượng chủ yếu là học sinh, dạy cho học sinh theo những nội dung yêu cầu chương trình đã quy định. Nhưng dù dạy bất cứ cái gì thì cần phải tìm hiểu rõ đối tượng cần truyền đạt là ai, đối tượng nào, truyền đạt ở mức độ nào. Ở đây đối tượng tìm hiểu là học sinh TH, mà cụ thể là học sinh trường tôi. Lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi với những đặc điểm tính cách nhận thức riêng. Bộ môn mỹ thuật là môn học mà kiến thức của nó vừa cụ thể, rõ ràng vừa chung chung trừu tượng, khó thấy khó nhìn, là loại kiến thức có ở xung quanh ta, lấy những sự vật hiện tượng quanh ta để biểu đạt. Điều đó đòi hỏi giáo viên ngoài việc phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần phải linh hoạt vận dụng các phương pháp mới phù hợp với bài học. Trong đó giáo viên phải tạo được sự hứng thú và phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong các bài học Vẽ tranh đề tài để các em coi như bài học là một sân chơi “ Chơi là học, học như chơi ” mà tiết học vẫn hiệu quả. Khi học xong một tiết học đó HS phải đạt được mục tiêu đề ra, HS hiểu bài, thực hành tốt, biết vận dụng vào kĩ năng sống, không học sinh nào bỏ bài, nhiều bài vẽ tốt sáng tạo HS thích vẽ lớp học sinh động thì đó là tiết học thành công. Đây là điều tôi luôn trăn trở và tìm cho mình một giải pháp tốt nhất để áp dụng trong quá trình dạy học không chỉ riêng với phân môn Vẽ tranh đề tài mà áp dụng với tất cả các phân môn khác. 2. Thực trạng 2. 1 Học sinh Trong nhà trường, hầu hết các em HS đều rất thích học môn học Mĩ thuật. Tuy nhiên, sự quan tâm đến môn học này ở các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thiếu sách Mĩ thuật, màu vẽ, bút chì. Các bậc phụ huynh chủ yếu yêu cầu các em chú trọng vào những môn như Toán, Tiếng Anh, nên nhiều khi môn Mĩ thuật bị coi nhẹ. Chính vì vậy các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài của các em. Học sinh chưa nắm bắt được cách xây dựng hình tượng điển hình, bài vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức . Trong khi tiến hành bài vẽ các em không theo trình tự tiến hành các bước làm bài, mà làm theo ngẫu hứng, thích vẽ cái gì thì vẽ cái nấy, ít chú trọng trước sau hay chính phụ trong bài vẽ. Học sinh Tiểu học chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ hiệu quả hơn, và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả hơn. Kỹ năng sử dụng màu sáp, màu bút dạ, màu nước của học sinh Tiểu học còn kém. Giờ học vẽ còn trầm, học sinh vẽ bài uể oải, chán nản, không phát được tính tích cực sáng tạo của HS, tiết học đạt hiệu quả không cao, học sinh nhút nhát, rụt rè 6 chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, nhiều học sinh không hoàn thành bài (kêu khó, không biết vẽ). 2 .2 Giáo viên Qua dự giờ một số tiết Mĩ thuật của một số giáo viên khác và từ kinh nghiệm giảng dạy của tôi qua nhiều năm, tôi thấy phương pháp truyền thống gv sử dụng đồ dùng dạy học hoặc đồ dùng tranh ảnh phiên bản Sgk treo trên bảng quan sát và nhận xét (tìm, chọn nội dung đề tài), giáo viên đã cố gắng đưa ra câu hỏi gợi mở dẫn dắt Hs tìm, chọn nội dung đề tài, Hs trả lời câu hỏi của Gv, Hs chưa hiểu bài sâu, nhiều hs không chú ý, không hứng thú học. Phần hướng dẫn cách vẽ, Gv minh họa bảng đôi khi còn chậm, hình chưa đẹp, mất nhiều thời gian, Hs thực hành ít. Bài vẽ đạt hiệu quả chưa cao. Một số vật mẫu vẫn chưa đầy đủ giáo viên tự tìm kiếm hoặc phải chuẩn bị để dạy học. Phần lớn giáo viên đều cho rằng: đồ dùng trực quan của môn Mỹ thuật hiện nay là chưa đầy đủ, phần lớn đều do giáo viên tự thiết kế thêm,… Bên cạnh đó giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Mỹ thuật và mang lại hiệu quả cao, gây hứng thú cho học sinh đặc biệt là trong các tiết học phân môn thường thức Mỹ thuật. Với cách dạy này giáo viên có thể sử dụng nhiều trò chơi để tổng kết bài học và củng cố kiến thức 2.3 Điều tra thực trạng Tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học kì 1 2012-2013 để nắm được thực trạng học môn Mĩ thuật của học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2012 – 2013 Khối lớp Tổng số HS (Hoàn thành tốt) A + % (Hoàn thành) A % ( Chưa hoàn thành) B % 1 92 25 27 65 71 2 4 2 89 27 30 61 68 1 2 3 77 21 27 55 71 1 2 4 83 22 26 60 72 1 2 5 63 15 24 47 74 1 2 7 3. Các giải pháp cụ thể: 3.1 Những yếu tố quan trọng tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo trong quá trình thực hiện dạy tiết Vẽ tranh đề tài hiệu quả. 3.1.1 Phát huy và nâng cao vai trò của người thầy: Chúng ta đã biết: Toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Đó chính là con đường hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu dạy học. Chức năng cơ bản của người thầy là chỉ đạo, tổ chức các hoạt động ấy để học sinh chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập bằng những phương pháp thích hợp với từng bài học. Muốn gây được hứng thú cho các em trong tiết học thầy cô giáo phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức điều khiển mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động nhận thức riêng của học sinh. Đối với tôi, mỗi khi đến trường, đến lớp tôi luôn tạo cho mình một tâm thế vững vàng, bình tĩnh tự tin. Muốn vậy tôi phải tập cho mình một tư thế đĩnh đạc, tác phong nhanh nhẹn, giọng nói truyền cảm. Bước lên bục giảng tôi phải là một người hoàn toàn mới, đầy nhiệt huyết với nhiệm vụ cao cả là đưa các em bước vào một thế giới nghệ thuật của trí tưởng tượng, tính sáng tạo, thế giới của cái đẹp và tìm hiểu nó thông qua các bài học vẽ tranh đề tài. Như vậy trong suốt giờ dạy mĩ thuật cả thầy và trò đều trở thành những nghệ sĩ trên bục giảng và ở trên lớp. Cũng như các đồng nghiệp khác trước giờ lên lớp bao giờ tôi cũng chuẩn bị nghiên cứu kỹ giáo án, thiết kế giáo án điện tử thành thạo, tham khảo tìm tư liệu bài giảng, tìm ra những phương pháp phù hợp cho từng bài dạy và từng khối lớp khác nhau. Liên hệ ra một số môn học khác để bài dạy được phong phú như môn: Hát nhạc, Tiếng Việt … Trong khi dạy giáo viên chỉ phụ thuộc vào SGK thì bài dạy sẽ không đạt được hiệu quả cao vì SGK là chuẩn kiến thức cũng là một tài liệu để tham khảo. Bên cạnh việc chuẩn bị giáo án tốt tôi còn tự làm, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh phục vụ cho bài dạy của mình . Từ đó tôi rút ra kinh nghiệm: Muốn có được một giờ dạy vẽ tranh đề tài tốt thì người thầy có một vai trò vô cùng quan trọng nhất là việc tạo ra sự thích thú, tạo ra được khí thế trong tiết học và có được một tiết học đạt hiệu quả cao nhất. 3.1.2. Chuẩn bị và sử dụng tốt đồ dùng dạy học: Tôi luôn nghĩ rằng: Trong một tiết học muốn gây được hứng thú và sự thích thú cho học sinh thì việc chuẩn bị đồ dùng là rất quan trọng. Giáo viên phải đầu tư cho việc chuẩn bị đồ dùng, thích hợp đáp ứng yêu cầu bài dạy . Đồ dùng phải đáp ứng được tính thẩm mỹ không tùy tiện cẩu thả, đồ dùng phải phong phú và đa dạng . 8 VD: Khi dạy bài - Vẽ tranh môi trường tôi chuẩn bị vẽ tranh có nội dung khác nhau ( quét sân, tưới cây, lao động ). Để học sinh dễ phân tích và quan sát khơi dậy hứng thú cho các em. Ngoài đồ dùng giáo viên phải sưu tầm thêm tranh vẽ của học sinh. Giúp các em học tập kinh nghiệm của các bạn và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân. Khi vẽ tranh các em sẽ phát huy được những mặt tối đa và hạn chế những mặt chưa tốt trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc trong bài. Một số hình thức trực quan hết sức cần thiết khác chính là cuộc sống hàng ngày đang diễn ra xung quanh các em. VD: trường em, nhà em, cánh đồng lúa, đường làng. Sử dụng đồ dùng có hiệu quả, giới thiệu đúng lúc, đúng chỗ. VD: Bài 2 – lớp 1 vẽ vật nuôi trong nhà. Ở phần quan sát nhận biết đặc điểm của vật nuôi trong nhà, giáo viên có thể đưa đồ dùng để học sinh quan sát nhận xét và tìm đặc điểm riêng của các con vật. - Giáo viên có thể vẽ thêm một số tranh phục vụ cho từng bài dạy và bằng những chất liệu khác nhau như bút sáp, màu nước, màu bột … 3.1.3Tạo tình huống khi vào phần giới thiệu bài Đối với từng khối lớp khác nhau tôi chọn cách vào bài phù hợp có thể dùng những bài hát, trò chơi, những hình ảnh liên quan đến đến bài học. VD: Khi dạy bài “Đề tài an toàn giao thông” cho học sinh lớp 5, tôi cho các em quan sát các đoạn băng về những hình ảnh giao thông. Khi các em quan sát xong tôi đặt câu hỏi. Hỏi: Các em có suy nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh này? (Nếu chúng ta không chấp hành đúng luật giao thông thì sẽ gây ra những vụ tai nạn thương tâm). Hỏi: Vậy chúng ta phải làm gì để hạn chế tai nạn giao thông? (Hiểu chấp hành đúng luật giao thông. Tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện). Hỏi: Các em tuyên truyền bằng những hình thức nào? (Tuyên truyền bằng bài viết, hành động, bằng vẽ tranh) VD: Khi dạy đề tài vẽ tranh đề tài con vật nuôi - Học sinh lớp 1 Tôi cho một học sinh lên bảng và làm các động tác về các con vật mà các em biết trong gia đình em. - Học sinh quan sát và nêu tên các con vật đó. 9 Như vậy việc giới thiệu đối với một bài mới rất cần thiết và càng cần thiết hơn nếu người giáo viên tìm được cách giới thiệu gây được sự kích thích, hứng thú đối với học sinh. Vậy để làm thế nào để có được cách vào bài như thế? Theo tôi để làm được điều này người thầy trước hết phải tìm hiểu kỹ bài dạy, xem xét, tìm ra cách lạ hay gây ấn tượng và cụ thể hơn là cách chọn những hình ảnh phù hợp liên quan đến bài học. 3.1.4. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong phát hiện kiến thức mới. Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo bằng cách đặt những câu hỏi kêu gợi thông tin, kích thích tính tò mò của học sinh. Mỗi giáo viên có một cách khai thác bài khác nhau, có thể cho các em khai thác trên tranh ảnh, hoặc đặt câu hỏi trả lời. Ở mỹ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều. Phương pháp vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vào bài vẽ của mình. VD: Bài “Vẽ tranh đề tài phong cảnh’’ Hỏi: Em hãy nêu thế nào là tranh phong cảnh? (Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh vật xung quanh em. Tranh phong cảnh vẽ cảnh là chính có thể điểm thêm người cho bức tranh thêm sinh động.) Vì sao lại phải đặt câu hỏi như thế? Phải làm thế nào để có những câu hỏi vừa sát nội dung của bài lại vừa dễ hiểu với học sinh? Để làm được điều này tôi đã suy nghĩ và chắt lọc ra những câu hỏi không phải chỉ xoay quanh nội dung bài học mà còn liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày của các em. Điều này sẽ thôi thúc học sinh phải tư duy, nghĩ lại những hoạt động đã và đang xảy ra xung quanh mình. VD: Khi dạy bài Vệ sinh môi trường tôi cho các em quan sát 1 bức tranh và đặt câu hỏi Hỏi: Bức tranh này vẽ các bạn đang làm gì? (Tranh vẽ các bạn học sinh đang quét sân trường) Hỏi: Hình dáng, điệu bộ của các bạn như thế nào? (Hình dáng của các bạn sinh động, mỗi bạn một việc, bạn quét sân, bạn hót rác, bạn sách xô …) Hỏi: Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh này? (Hs nêu nhận xét về màu sắc bức tranh, bức tranh vẽ màu hình ảnh chính nổi bật hơn hình ảnh phụ, kết hợp hài hòa 2 gam màu nóng, lạnh và đã biết cách sử dụng độ đậm, nhạt trong bài.) 10 [...]... Hi: Hỡnh nh chớnh trong bc tranh l gỡ? (Hỡnh nh chớnh l thuyn, nỳi, nc) Sau khi hc sinh tr li giỏo viờn phi ch vo nhng ni, nhng hỡnh nh m hc sinh núi ti trong bc tranh Cú nh vy cỏc em mi thy rừ cõu tr li ca mỡnh ỳng hay cha ỳng Sau mi cõu tr li ca hc sinh giỏo viờn cn cht v b sung cho hc sinh nghe * To hng thỳ v phỏt huy tớnh tớch cc ch ng sỏng to cho hc sinh trong thi gian thc hnh Trong khi lm bi giỏo... tr li sai Bi khi hc sinh tr li cỏc em u ngh c thy cụ v cỏc bn ang ch i ý kin ca mỡnh m khi tr li xong cụ li chờ thỡ em ú s xu h vi lp nh vy cỏc em s s phỏt biu v gõy ra kt qu khụng mong mun trong gi hc VD: Khi v tranh v cnh bin - Giỏo viờn gii thiu tranh, hc sinh quan sỏt Hi: Em hóy cho bit bc tranh v phong cnh gỡ? (Phong cnh bin) Hi: Trong bc tranh cú nhng hỡnh nh gỡ? (Tranh cú thuyn, nỳi, mõy tri... gng v tt hn Nh vy mi to ra cho cỏc em s tỡm tũi, hng thỳ say mờ v th hin cỏi mi sỏng to trong bi v ca mỡnh * To hng thỳ, phỏt huy tớnh tớch cc ch ng sỏng to cho hc sinh qua vic nhn xột bi ca bn Khi kt thỳc gi hc, giỏo viờn treo tranh ca hc sinh hc sinh t nhn xột nhng bi v tt, qua ú kớch thớch cỏc em c gng trong bi hc ca mỡnh cũn nhng bi cha p cỏc em cú th rỳt ra kinh nghim cho bi hc sau 3.1.5 T chc... hỡnh gi ý cỏch v, bi ca hc sinh cho hc sinh v ra v, tp v giy A4 - Giỏo viờn cho hc sinh ra ngoi v thc t (nu cú iu kin thun tin) Vớ d : Cỏc bi V tranh ti phong cnh, sõn trng gi ra chi, v nh, v cõy, Trng em ( T chc v ngoi tri , giỏo viờn qun lớ hc sinh, quan sỏt hc sinh ht sc cht ch trỏnh xy ra iu ỏng tic vỡ hc sinh tiu hc rt hiu ng - T chc hc sinh thi v theo nhúm (Nhúm 3 4 hc sinh) v ra giy A4, A3 hoc... chun b dựng trc quan: Tranh v ca hc sinh v ti liờn quan n bi hc, cỏc tranh phi cú nột in hỡnh, c bit cú th giỳp giỏo viờn khai thỏc phc v tt cho bi dy ( cỏc bc tranh cú 3 loi : Tt, trung bỡnh v loi cha tt ), tranh ca giỏo viờn v hoc dựng, hỡnh gi ý cỏch v, hoc nhng dng c cn thit phc v cho bi v ngoi tri, mỏy chiu, bng a hỡnhTụi dn hc sinh chun b bi ( su tm tranh nh, bi v ca hc sinh liờn quan n bi v... d 2 : Bi 34 : V tranh - ti phong cnh (M thut 2) - Giỏo viờn cho hc sinh quan sỏt tranh nh ( bng hỡnh ) phong cnh + Tranh phong cnh thng cú hỡnh nh gỡ? + Em hóy k v nhng hỡnh nh trong tranh? Hỡnh nh gỡ em thy ni bt nht ? K nhng hỡnh nh ph xung quanh ? + Hóy k nhng mu sc trong tranh, nh? + Em hóy k mt phong cnh m em thớch? + Phong cnh cú hỡnh nh gỡ? + Mu sc ra sao? Vớ d 3 : Bi 29: V tranh n g ( M thut... cho hc sinh chi trũ chi cng c li cỏc bc v tranh ti to hng thỳ cho gi hc Vớ d : Trũ chi thi sp xp hon thnh bc tranh theo cỏc bc nhanh nht (giỏo viờn xp ln xn cỏc hỡnh gi ý) Hoc : La chn cỏc hỡnh nh ct ri dỏn vo giy A3 hon chnh bc tranh Cỏc trũ chi ny cú th t chc thi theo nhúm s sụi ni hn, giỏo viờn l trng ti - Giỏo viờn cho hc sinh quan sỏt xem mt s bi v ca hc sinh t nm trc, bi p, bi cha p gi hc sinh. .. lý ca hc sinh t ú xõy dng k hoch v phng phỏp tỏc ng vo cỏc em to ra c khụng khớ cnh tranh trong hc tp (khen bn v p), kớch thớch s sỏng to, xúa b t tng chỏn hc khụng mun trong hc tp T mt nhúm hc sinh khỏ giỏo viờn cú th dựng lm ht nhõn kớch thớch gõy ra mt ln súng lan truyn trong hc tp * To hng thỳ, phỏt huy tớnh tớch cc ch ng sỏng to cho hc sinh khi ỏnh giỏ kt qu hc tp ca cỏc em Khi ỏnh giỏ tranh v... th no cho phự hp vi ỳng yờu cu ca bi b Hot ng 2 : Hng dn cỏch v * Hng dn sp xp b cc - Hng dn v tranh nu khụng cú tranh mu khụng cú gi ý thỡ hc sinh s rt lỳng tỳng Vỡ th treo tranh mu v phõn tớch ging gii cỏch sp xp b cc hỡnh nh, mu sc tng bc tranh cỏc em quan sỏt l vic lm ht sc cn thit Nu giỏo viờn ch núi m khụng cú tranh minh ho thỡ hc sinh rt khú tip thu Cn cú s phi hp cht ch gia li ging v tranh. .. thi bi dng nhng nhõn ti - Nờn t chc cho hc sinh tham quan danh lam thng cnh trong tnh cng nh trong nc, cỏc cụng trỡnh lch s, di tớch vn hoỏ, bo tng ngh thut, xem trin lóm, phũng trng by M thut - Nờn cho hc sinh v ngoi tri vỡ ú l hỡnh thc hc tp rt thỳ v, nú thay i khụng khớ hc tp, to iu kin cho hc sinh tip xỳc vi th gii muụn mu muụn v cỏc em cú iu kin bc l cm xỳc, phỏt huy ý tng ca mỡnh cú iu kin giao . VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Mĩ thuật 3. Tác giả: Họ và. nhạc vào dạy học để tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong các tiết học vẽ tranh. Tôi áp dụng thành công, các tiết Vẽ tranh Đề tài đạt hiệu quả cao, học sinh hào hứng vẽ bài phát. CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Nghiên cứu đề tài Tạo hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh trong tiết học vẽ tranh đề tài ” giúp bản thân tôi nhìn

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan