ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Một phần của tài liệu SKKN tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học các bài học pháp luật chương trình giáo dục công dân 12 (Trang 40 - 51)

3.1. Mục đích của áp dụng sáng kiến

Mục đích của áp dụng sáng kiến bước đầu kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của nghiên cứu được trình bày. Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn về môn học để từ đó tạo hứng thú cho các em trong các giờ học môn GDCD nói chung, đặc biệt trong chương trình GDCD lớp 12 nói riêng.

3.2. Phương pháp áp dụng sáng kiến

Trên cơ sở nắm vững mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phát huy những thuận lợi của phương pháp dạy học tích cực và khắc phục những khó khăn chúng tôi đã thu được những kết quả nhất định.Có rất nhiều phương pháp dạy học đưa lại hiệu quả cho tiết dạy. Việc lựa chọn một hoặc một số phương pháp phù hợp với nội dung bài học là rất cần thiết. Sau một thời gian giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cấp THPT chúng tôi nhận thấy việc đưa những tình huống pháp luật, đưa hệ thống câu hỏi và đưa hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu vào dạy học là rất cần thiết và phù hợp, đã phát huy được tính tích cực của học sinh. Học sinh học theo cách lồng ghép giáo dục pháp luật vào từng mục, từng bài sẽ cảm thấy hứng thú và tăng tính liên hệ thực tiễn. Đa số học sinh chịu khó tìm tòi kiến thức pháp luật làm tư liệu, phân loại theo nội dung bài học và nắm kiến thức vững vàng hơn. Các em có cơ hội trao đổi với nhau về nội dung tình huống pháp luật, về câu hỏi và hình ảnh do giáo viên cung cấp hoặc mình tự tìm được. Thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm, thảo luận lớp các em đã đưa ra những thắc mắc, nhận xét với giáo viên hoặc bạn bè mình. Các em đã mở rộng tầm nhận thức là tự học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những tình huống, hệ thống câu hỏi và hình ảnh đó, phát huy tác dụng, góp phần giáo dục ý thức pháp luật cho các em.

Với nội dung đề tài này, tôi đã dạy thực nghiệm tại 3 lớp 12D, 12E, 12I và 03 lớp đối chứng là 12F, 12H, 12K. Các lớp đều có sức học ngang nhau, học theo chương trình cơ bản, trình độ nhận thức của đa số học sinh chủ yếu ở mức trung bình khá.

- Lớp đối chứng là : 12F, 12H, 12K với sĩ số 128 - Lớp thực nghiệm là : 12D, 12E, 12I với sĩ số 132

Lớp đối chứng : tôi giảng dạy theo nội dung và tiến trình dạy như sách giáo khoa, sách bài tập.

Lớp thực nghiệm : tôi dạy theo các biện pháp của sáng kiến thiết kế trên cơ sở các bài tập sách giáo khoa và sách bài tập, các tài liệu tham khảo.

Sau mỗi bài học, tôi đều trao đổi với giáo viên và học sinh để rút kinh nghiệm, có sự điều chỉnh cho phù hợp các kế hoạch dạy học mà chúng tôi đã đưa ra, có sự bổ sung nhằm nâng cao tính khả thi ở lần áp dụng sau.

3.3. Kết quả của áp dụng sáng kiến

Trong quá trình giảng dạy ở một số bài cụ thể có sự vận dụng các biện pháp để tạo hứng thú cho học sinh, chúng tôi đã nhận xét đánh giá lại kết quả thông qua phiếu điều tra, bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 01 tiết.

Để kiểm chứng tính khả thi của đề tài, tôi đã tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh cả 03 lớp đối chứng và 03 lớp thực nghiệm.

Yêu cầu: Học sinh được chọn làm lớp đối chứng và thực nghiệm có sức học ngang nhau; số lượng học sinh điều kiện học tương đương nhau. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức giữa các lớp có nội dung hoàn toàn giống nhau, bám sát vào nội dung các bài học và có đáp án cụ thể cũng như barem chấm điểm. Cụ thể tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh với bài kiểm tra chất lượng trong thời gian 15 phút, tôi đã thu nhận được kết quả như sau:

Sau khi chấm bài kiểm tra theo đúng thang điểm đã quy định, xếp loại học sinh qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu – kém, chúng tôi thu được kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng điểm kiểm tra kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12.

Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm (12D, 12E, 12I). 132 0 0 0 0 6 9 52 50 11 4 7.48

Đối chứng

(12F, 12H, 12K)

128 0 0 3 6 14 49 37 18 1 0 6.32

Với bảng điểm trên, tôi đã thực hiện vẽ biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về kết quả điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng như sau:

Tiến hành xử lí bảng điểm của HS chúng tôi có được kết quả như sau:

Tổng hợp kết quả thực nghiệm của học sinh lớp 12

Lớp Số HS (%) Kết quả xếp loại Giỏi(%) Khá(%) T.Bình(%) Yếu(%) Thực nghiệm (12D, 12E, 12I) 100 49.2 39.4 11.4 0 Đối chứng (12F, 12H, 12K) 100 14.8 28.9 49.3 7.0

Với bảng tổng hợp kết quả trên, tôi tiếp tục thực hiện vẽ biểu đồ thể hiện sự chênh lệch về tỉ lệ % điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng như sau:

Qua kết quả phân tích chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch giữa các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng về điểm số, điểm trung bình, điểm theo mức độ giỏi, khá, trung bình, yếu. Chất lượng dạy học các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ học sinh các lớp thực nghiệm với giáo án được soạn theo phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, kiến thức có trọng tâm, rõ ràng đã nắm vững kiến thức hơn các lớp đối chứng.

Kết quả trên cũng khẳng định được tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong sáng kiến.

* Kết quả khác

- Với nội dung kiến thức và hình thức tổ chức dạy học đó, giáo viên và học sinh rất hứng thú khi dạy và học. Các em được tự tìm hiểu, tự đánh giá, phát huy khả năng của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh được thực hiện trong thực tế, kiểm tra hành vi của nhau. Giáo viên đánh giá kết quả của học sinh sát thực hơn.

- Những gì học sinh được giáo dục ở trường về pháp luật đã giúp các em có ý thức cao hơn trong cuộc sống. Trong quá trình từ lớp 10 đến lớp 12 tôi thấy ý thức tuân thủ theo pháp luật của học sinh tốt hơn rất nhiều.Các em đã hiểu được mình có những quyền gì, trách nhiệm của bản thân ra sao, phải xây dựng đóng góp gì trong việc quản lý Nhà nước …

- Khi học sinh đã tìm hiểu và thực hiện theo pháp luật thì chính các em lại là những người tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh để họ biết và thực hiện, để mọi người, mọi nhà đều có ý thức tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành "Pháp luật".

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua thực tiễn cùng với một số kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã bước đầu thu nhận được những kết quả đáng mừng khi giảng dạy phần Pháp luật trong chương trình. Bằng việc tự nghiên cứu chuẩn bị bài trước, học sinh phải tự tìm hiểu , thâm nhập thực tiễn đầy sinh động đang diễn ra hàng ngày, học sinh có thể tự rèn luyện cho mình khả năng phân tích, đặc biệt là khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đây cũng là mục đích, yêu cầu sư phạm của môn học này.

Tuy nhiên nếu người giáo viên không linh hoạt, nhạy bén khi sử dụng các phương pháp phù hợp hoặc quá lệ thuộc vào các loại sách hướng dẫn thì bài giảng sẽ trở nên khô khan, khó hiểu như vốn dĩ người ta vẫn nhận xét về môn học này, các kiến thức sẽ mang tính hàn lâm, kinh viện, tồn tại trên cơ sở lí thuyết suông. Mặt khác, học trò sẽ không có những bước bứt phá ra khỏi tính thụ động, tiếp thu bài một cách máy móc, kém hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với tâm huyết nghề nghiệp trong quá trình giảng dạy, tôi luôn luôn tìm tòi các phương pháp dạy học phù hợp để giúp cho học sinh hứng thú với bộ môn và tiếp thu bài một cách tốt nhất.

Như vậy, có thể nói sáng kiến đã đem lại hiệu quả sát thực cho học sinh trong học tập và cho giáo viên khi giảng dạy. Tác giả cũng mong muốn nội dung của sáng kiến có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp và các em học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và bạn đồng nghiệp để sáng kiến đem lại hiệu quả thiết thực hơn nữa.

Chương trình môn Giáo dục công dân về nội dung trong sách giáo khoa nhiều vấn đề có tính khái quát rất cao, mức độ tiếp cận rộng. Đây là cơ hội để giáo viên có điều kiện nghiên cứu sâu, để lên bục giảng chuyển tải cho học sinh. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm ở đây là quỹ thời gian dành cho môn này càng ngày càng thu hẹp, nên giáo viên rất khó chuyển tải hết nội dung.

Phải được xem xét một cách công bằng, cùng với các môn, đồng hành trong giảng dạy nhà trường. Đành rằng học môn tự nhiên, hay môn xã hội cuối cùng cũng đi về cái đích... thành người. Nhưng, trong một giai đoạn nhất định, mà xem nhẹ môn này, đề cao môn kia, thì bản thân những giáo viên giảng dạy các môn bị xem nhẹ đó liệu có phương pháp nào tối ưu, nếu như không có sự chung tay của nhà trường, xã hội ... đặc biệt là đồng nghiệp.

Dạy Giáo dục công dân là dạy đạo đức, ý thức thực hiện, hành vi thực hiện của con người. Vậy, trước hết phải coi trọng vị trí, vai trò của môn GDCD … từ đó đầu tư đổi mới nội dung, phương pháp, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, sách bài tập GDCD 12.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa Trung học Phổ thông môn Giáo dục công dân, Nhà xuất bản Giáo dục – 2006.

3. TS. Nguyễn Đăng Bằng (Chủ biên): Góp phần dạy tốt - học tốt môn Giáo dục công dân ở trường Trung học Phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục – 2001.

4. Trần Quốc Cảnh - Nguyễn Xuân Khoát – Lê Thị Hải Ngọc: Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Trung học phổ thông chu kỳ 3 môn Giáo dục công dân, Nhà xuất bản Giáo dục – 2005.

5. Nguyễn Nghĩa Dân: Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức và Giáo dục công dân, Nhà xuất bản Giáo dục – 2001.

6. Hồ Thanh Diện - Nguyễn Văn Cát: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 12, Nhà xuất bản Hà Nội – 2008.

7. Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11, Nhà xuất bản Hà Nội – 2007.

8. Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 10, Nhà xuất bản Hà Nội – 2007.

9. Lê Đức Quảng: Phương pháp và tư liệu giảng dạy môn Giáo dục công dân, Nhà xuất bản Giáo dục – 1998.

10. Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Duy Nhiên (đồng Chủ biên) - 2009: Dạy và học môn GDCD ở trường trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Thanh: Hứng thú học tập môn Tâm lý học, Nhà xuất bản Đại học Đà Nẵng - 2011.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN... 1

TÓM TẮT SÁNG KIẾN... 2

PHẦN 2. MÔ TẢ SÁNG KIẾN ……….. 3

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...… 3

1.1. Cơ sở lí luận...… 3

1.1.1. Pháp luật là gì?...… 3

1.1.2.Thế nào là giáo dục pháp luật?...… 3

1.1.3. Khái quát cơ sở lí luận hứng thú học tập môn GDCD của học sinh ………..

3 1.2.Cơ sở thực tiễn ……….. 4

1.3. Lý do chọn sáng kiến ………... 5

2.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CÓ HIỆU QUẢ………..…… 7

2.1.Sử dụng các tình huống pháp luật ... 7

2.2.Sử dụng hệ thống câu hỏi mở ... 10

2.2.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi giữa giáo viên với học sinh...

10 2.2.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh ……….

14 2.3. Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan ……….. 19

3. ÁP DỤNG SÁNG KIẾN……… 27

3.1. Mục đích của áp dụng sáng kiến……….. 27

3.2. Phương pháp áp dụng sáng kiến………... 27

3.3. Kết quả của áp dụng sáng kiến………. 28

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………... 32

2. KHUYẾN NGHỊ……… 32

Một phần của tài liệu SKKN tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học các bài học pháp luật chương trình giáo dục công dân 12 (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w