1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT để giúp các em có thể lựa chon nghành nghề phù hợp

28 766 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 174 KB

Nội dung

Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com A - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc về nhiều mặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Để hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh THPT lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Việc lựa chọn nghề của học sinh không chỉ xác định hướng đi cho cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hảm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời. Nhấn mạnh vai của sự phù hợp với nghề, cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã nói “Có những nghề phù hợp với sở trường và năng lực, nhưng chưa thể là nghề “kiếm cơm”, tuy vậy đến một giai đoạn chín muồi, khi đã thực sự vững tay nghề sở đắc thì sẽ bước vào thời “nhất nghệ tinh, nhất nhân vinh”. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định con đường lao động tương lai. Sự lựa chọn nghề của học sinh THPT không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm tâm, sinh lý của các em và những tác động sư phạm của nhà giáo dục mà còn phụ thuộc vào yếu tố xã hội. 1 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com Là một giáo viên với kinh nghiệm 9 năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn nhận thức rõ tư vấn - hướng nghiệp trong trường THPT là một hoạt động giáo dục quan trọng. Đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn - hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm lại càng quan trong trọng hơn, nó có tính chất quyết định, giúp các em học cách làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai. Bởi thế tôi đã không ngừng suy nghĩ, học hỏi và đúc rút ra những kinh nghiệm mới trong hành trình làm công tác chủ nhiệm của mình. Những giải pháp để giúp các em có được sự lựa chọn đúng đắn trên con đường đi đến tương lai của mình, những giải pháp này bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, làm tôi yêu nghề hơn và mạnh dạn ghi lại: “Nâng cao công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT để giúp các em có thể lựa chon nghành nghề phù hợp” để trao đổi với đồng nghiệp. 2 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hết sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh chưa có cách nhìn đúng đắn về nghề 3 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com nghiệp. Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và suy nghĩ: - Tư vấn - Hướng nghiệp là gì? - Tại sao phải tư vấn - hướng nghiệp? Tư vấn - hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân (học sinh) chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia . Mục đích tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh THPT chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai. Tư vấn – hướng nghiệp hiệu quả sẽ giúp mỗi học sinh trả lời được các hỏi mà bất kì học sinh THPT nào đều quan tâm: Làm gì trong tương lai? Học gì? Học ở đâu? Đồng thời góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng rõ ràng, có năng lực chuyên nghiệp tốt, sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, là tiền đề cho sự phát triển xã hội. Đặc biệt trong thời kì đất nước đang chuyển mình hội nhập, tư vấn – hướng nghiệp lại càng “bức thiết” hơn. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Đối với học sinh: Học sinh THPT nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp còn quá mơ hồ, chưa coi trọng tư vấn - hướng nghiệp, việc chọn trường, chọn nghề theo cảm tính, thiếu khoa học, lưạ chọn nghề ở bậc đại học Dẫn đến, có những học sinh suốt 3 năm THPT đều đạt thành tích cao trong học tập… nhưng cuối cùng lại thi trượt đại học như em Nguyễn Quỳnh Anh khóa học 2004 – 4 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com 2007, thi đạt 20,5 điểm nhưng vẫn trượt đại học, hay có học sinh cầm giấy trúng tuyển đại học mà chưa hiểu rõ về nghề mình học, hay học xong đại học rồi mà nhu cầu xã hội thì không biết đến khi nào mới cần tới… Trong khi đó, có những học sinh kết quả học tập THPT không có gì nổi bật, nhưng lại dễ dàng đậu đại học và khi vừa tốt nghiệp đại học đã có những đơn vị đến “chào mời” về làm việc như em Nguyễn Tiến Thành (khóa 2004 - 2007) thi đậu khoa thú y đại học Nông nghiệp I Hà Nội với số điểm thi 15,0 cầm phiếu báo đậu đại học nhiều hàng xóm láng giềng và anh em dè bửu “đang muốn thoát khỏi nông nghiệp thì không, lại học cái ngành đó rồi thì cuối cùng cũng là nông dân thôi”, thế nhưng với quyết tâm của bản thân và sự động viên của thầy cô, bạn bè, em quyết tâm học tập, và khi vừa ra trường em đã được tuyển dụng vào cục thú y Hà Nội, tương lai rộng mở với nhiều cơ hội cống hiến và thăng tiến. Hay có những học sinh ngay từ đầu rất biết “lượng sức” mình không giám thi đại học mà lựa chon việc học một nghề phù hợp, thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn lại trở nên nổi tiếng với tay nghề vững vàng và có thu nhập khá… Đối với công tác tư vấn – hướng nghiệp ở trường THPT: Công tác tư vấn – hướng nghiệp thực tế là một hoạt động giáo dục rất quan trọng trong những năm gần đây ở các trường THPT nói chung, tuy nhiên, công tác này hầu hết là kiêm nhiệm, lồng ghép trong các tiết học, lồng ghép trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc chỉ mang tính giới thiệu với một thời lượng rất ngắn trong 8 tiết hướng nghiệp ở chương trình công nghệ 10. Chính vì thời lượng dành cho tư vấn – hướng nghiệp THPT quá ít, nên giáo viên không có điều kiện tiếp cận đến 5 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com từng đối tượng học sinh, để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng nghề nghiệp tương lai cũng như sự phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội của các em. Bên cạnh đó giáo viên thiếu thông tin về hướng nghiệp, không được tập huấn và trang bị kiến thức đầy đủ, không hiểu biết về nhu cầu xã hội, về năng lực sở trường của bản thân, ngoài ra một số giáo viên còn thờ ơ với việc hướng nghiệp cho học sinh. Trong khi đó các chương trình tư vấn – hướng nghiệp bài bản lại chỉ tiến hành khi học sinh chuẩn bị làm hồ sơ tuyển sinh và nhiều chương trình lại chỉ mang tính chất giới thiệu, quảng bá cho một số trường chuyên nghiệp. Đối với phụ huynh học sinh: Nhận thức của phụ huynh học sinh về việc chọn nghề cho con mình còn rất phiến diện, thiếu thông tin, áp đặt, lựa chọn theo thời thượng, chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền… mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở thích của mình và điều kiện bản thân hay không. Vì thế có những học sinh vì chiều theo nguyện vọng phiến diện của cha mẹ mà đã bỏ lại sau lưng ước mơ của mình, để cuối cùng khi nhận ra thì đã muộn màng. Ví dụ như em Bùi Thị Thùy Linh (2006 - 2009), vì người chị đã không đậu được đại học y như gia đình mong muốn, nên mọi tâm huyết của bố mẹ đều dồn vào cô em, Linh đã nỗ lực và thi đậu đại học y Hà Nội với số điểm đáng khâm phục 28,5 điểm, thế nhưng chỉ học được 2 kì bình thường, đến kì thứ 3 chứng bệnh tự kỉ của em bùng phát, đặc biệt khi em tiếp xúc với người bệnh hoặc bệnh phẩm, bố mẹ đành xin bảo lưu cho con về nhà chữa bệnh, nhưng sau một vài lần trở lại 6 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com trường bệnh của em lại càng nặng hơn. Đây chính là một dấu “lặng” trong lòng cha mẹ, thầy cô. Bên cạnh đó, bằng nhiều kênh thông tin như từ internet, từ thực tiễn “chật hẹp”, từ áp lực của gia đình, nên hiện nay, học sinh thường đặt cho mình mục tiêu học tập là đại học mà quên mất rằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Trong khi đó khi làm hồ sơ tuyển sinh lại hướng vào các ngành như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật… mà bỏ qua nhiều lĩnh vực quan trọng khác phục vụ đắc lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với nhu cầu lớn và mở ra nhiều cơ hội. Ngoài ra, khi lựa chọn nghề không phù sẽ làm giảm sự hứng thú trong công việc, giảm sự sáng tạo, đây lại là vấn nạn cho xã hội, làm mất cân đối lao động trong các ngành nghề đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang hội nhập và phát triển, cơ hội mở ra cho học sinh, thanh niên không phải chỉ làm các nghề như bác sĩ, kĩ sư, luật sư, ngân hàng… mới là thành đạt, mà các lĩnh vực như kĩ thuật, công nghệ thông tin, nông nghiệp, công nghệ sinh học… lại là những cánh cổng luôn mở với nhiều hứa hẹn. Thực trạng trên đã làm tôi trăn trở rất nhiều, nghĩ ra rất nhiều phương án khác nhau để cải thiện, nhưng thú thật quá trình tư vấn – hướng nghiệp thật không dễ, đòi hỏi phải có kế hoạch, phương pháp hợp lí và kiên trì trong một khoảng thời gian dài. Tuy vậy, với lòng yêu nghề và hết lòng vì học sinh tôi quyết tâm thực hiện, bởi nếu không giải quyết được vấn đề này thì hậu quả mà 7 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com nó đem lại thật đáng lo ngại, đặc biệt là một giáo viên chủ nhiệm trách nhiệm tư vấn - hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm lại càng nặng nề và bức thiết hơn. Giáo viên chủ nhiệm tuy không phải là người quyết định nghề nghiệp cho học sinh, nhưng lại là người bằng kinh nghiệm và sự trau rồi của bản thân có thể trở thành người tư vấn tích cực và sâu sát nhất tới học sinh của lớp chủ nhiệm. 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Điều tra, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho học sinh. 3.2. Nâng cao nhận thức về xu hướng nghề nghiệp và trách nhiệm tư vấn – hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh. 3.3. Lồng ghép hướng nghiệp trong các tiết dạy. 3.4. Khoanh vùng miền chọn nghề của từng học sinh. 3.5. Huy động tư vấn – hướng nghiệp của giáo viên bộ môn, bộ phận tuyển sinh và các lực lượng ngoài nhà trường. 3.6. Quyết định chọn trường. 4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. BIỆN PHÁP 1: Điều tra, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho học sinh. Bước 1. Điều tra nhận thức nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Ngay từ đầu mỗi khóa học, khi vừa nhận lớp, trong buổi đầu tiên gặp mặt các em để nắm bắt nhanh về lí lịch, sở thích… tôi đã yêu các em hoàn thiện bản “thông tin cá nhân” như sau: 8 THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và Tên………………………………………Giới tính……………… 2. Ngày sinh………………………………………Dân tộc……………… 3. Nơi sinh: Xã………………….Huyện…………… Tỉnh………………. 4. Nơi ở hiện nay: Xóm…… Xã…………Huyện………Tỉnh…………… 5. Họ và tên Bố…………………………………….Nghề nghiệp…………. Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com Sau khi hoàn thành “thông tin cá nhân” của mỗi hoc sinh, tôi đã có thể nắm bắt tổng quát về học sinh lớp mình chủ nhiệm, đồng thời tôi hướng sự quan tâm của mình đến mục 8, 9, 10, điều làm tôi rất sửng sốt đối với những học sinh thuộc lớp “mũi nhọn” nhưng đa phần chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Ví dụ em Hà Xuân Trung (2010 - 2013) đã trả lời - Nghề muốn làm trong tương lai là nghề cảnh sát giao thông. - Trường muốn học: Đại học bách khoa Hà Nội. Hay em Phạm Thị Hồng Nhung (2007 - 2010) đã trả lời như sau: - Nghề muốn làm trong tương lai là tiếp viên hàng không. - Trường muốn học: Đại học công đoàn. Và nhiều trường hợp khác. 9 Liên hệ Nguyễn Văn Hùng: 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com Một thực tế rút ra sau khi điều tra bước đầu cho thấy, là những học sinh có điểm đầu vào cao nhất khối, tuy chưa nắm rõ bản chất nghề nghiệp nhưng đa phần các em đều lựa chọn những ngành đang rất “nóng” của xã hội về thu nhập, hay những nghành vốn nổi tiếng về “nhãn”, về “mác” như ngoại thương, ngân hàng, tài chính, bác sỹ… và không mặn mà, thậm chí không có học sinh nào lựa chọn các nghề như nông nghiệp, sư phạm, học nghề… Bước 2. Nâng cao nhận thức của học sinh về nghề nghiệp. Sau khi tổng hợp điều tra, tôi tiến hành: - Thẳng thắn nhận xét trước lớp về vấn đề hướng nghiệp của các em, chỉ rõ sự không hợp lí giữa việc lựa chọn trường đào tạo nghề và nghề muốn làm, sự quan niệm phiến diện về một số ngành nghề, sự bất hợp lí trong cơ cấu ngành từ việc lựa chọn nghề của các em và cuối cùng là chỉ rõ cho học sinh thấy từ những bất hợp lí trên có thể dẫn đến sự mâu thuẫn giữa “cung” và “cầu” trong vấn đề lao động và giải quyết việc làm. - Cung cấp thông tin về các loại ngành nghề trong xã hội, về nhu cầu xã hội và những xu hướng nghề nghiệp trong thời gian tới. Để có những thông tin này tôi phải tìm hiểu từ nhiều kênh thông tin như trên tivi, mạng internet, thực tế xã hội, từ những người hiểu biết nhiều về ngành nghề trong xã hội, từ các học sinh cũ đã đi làm hoặc đang là sinh viên… Ví dụ: Nước ta là nước đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, giao thông, các ngành kĩ thuật vẫn còn nhiều. Sức khỏe người dân ngày càng được quan tâm nên còn cần nhiều y, bác sỹ, đặc biệt là những người được đào tạo chính quy… 10 [...]... trọng đến quản lí học sinh, phát động các phong trào thi đua mà chưa quan tâm đến tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh, tôi nghĩ rằng học sinh có khả năng lựa chọn đúng nghề nghiệp và trường học Nhưng thực tế năm đó tôi đã thất bại, kết quả thi chuyên nghiệp của lớp 12D như sau: Sĩ số học sinh: 55 - Thống kê số học sinh tham gia thi tuyển: Sĩ số Học sinh thi đại học Học sinh thi cao đẳng Học sinh thi TCCN... đại học các lần khảo sát mà các em đã thống kê (bảng 4 và bảng 5), kết hợp với học lực mà các em đạt được trong 3 năm học, đặc biệt tôi quan tâm đến sự tiến bộ của các em trong học tập các môn thuộc khối thi Trên cơ sở đó tôi và các phụ huynh tư vấn – hướng nghiệp cho từng học sinh để các em quyết định lựa chọn các trường đăng kí tuyển sinh Vì trường THPT Triệu Sơn 3 nằm ở vùng bán sơn địa, lực học. .. 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com 4.1 BIỆN PHÁP 1: Điều tra, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho học sinh 4.2 BIỆN PHÁP 2: Nâng cao nhận thức về xu hướng nghề nghiệp và trách nhiệm tư vấn – hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh 4.3 BIỆN PHÁP 3: Lồng ghép hướng nghiệp trong các tiết dạy 4.4 BIỆN PHÁP 4: Khoanh vùng miền chọn nghề của từng học sinh 4.5 BIỆN PHÁP 5: Huy động tư vấn – hướng nghiệp. .. hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh Tôi nhận thức rõ để làm tốt công tác hướng nghiệp thì phụ huynh học sinh đóng vai trò rất quan trọng Vì thể, ngay trong phiên họp phụ huynh học sinh lần thứ nhất (đầu lớp 10) tôi đã thông báo tới các phụ huynh học sinh kết quả điều tra bước đầu nhận thức về nghề nghiệp từ học sinh, những bất cập, mù mờ, hoài nghi… về nghề nghiệp trong tư ng lai Cung cấp cho các phụ huynh... 0946734736; Email: hungtetieu1978@gmail.com Cuối cùng, tôi vẫn khẳng định với học sinh: Các em vẫn còn 3 năm để nuôi ước mơ, để thay đổi tư ng lai và để nhận thức đúng hơn về nghề và nghiệp , vì thế ngay từ bây giờ các em phải nổ lực trong học tập, tu dưỡng, tìm hiểu và lắng nghe “tích cực” về tư vấn - hướng nghiệp 4.2 BIỆN PHÁP 2: Nâng cao nhận thức về xu hướng nghề nghiệp và trách nhiệm tư vấn – hướng nghiệp. .. 7 12.7 (Có học sinh vừa thi đại học, vừa thi cao đẳng, có học sinh vừa thi cao đẳng, vừa thi TCCN ) - Kết quả thi tuyển: Tỉ lệ đậu chuyên nghiệp của các em là 19/55 = 34,5% Cụ thể: TT Phân loại học sinh thi Số học Số bộ hồ Số học theo nguyên vọng sinh sơ đăng kí Tỉ lệ sinh thi 1 Thi đại học tham gia 48 83 2 Thi cao đẳng 13 17 10 76,9% 3 Trung cấp 7 8 5 71,4% Tổng số học sinh thi đậu chuyên nghiệp đậu... tham gia thi tuyển: Sĩ số Học sinh thi đại học Học sinh thi cao đẳng Học sinh thi TCCN Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 47 39 82,9 13 27,6 4 8,5 (Có học sinh vừa thi đại học, vừa thi cao đẳng, có học sinh vừa thi cao đẳng, vừa thi TCCN ) - Kết quả thi tuyển: Tỉ lệ đậu chuyên nghiệp của các em là 43/47 = 91,48% Cụ thể: Số học sinh thi Đại học Cao đẳng TCCN Tổng đậu Nguyện vọng 1 35 2... và đại học y Hải Phòng (khoa bác sỹ đa khoa) đều đậu với số điểm cao 4.4 BIỆN PHÁP 4 Khoanh vùng miền chọn nghề Từ những việc làm trên, kết thúc năm học lớp 10 học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã dần định hình được nghề nghiệp trong tư ng lai và nhận thấy rằng tư vấn - hướng nghiệp rất quan trọng trong quyết định nghề nghiệp của các em Vì các em đều là học sinh mũi nhọn nên miền chọn nghề của các em còn... huynh học sinh tiếp tục tư vấn để học sinh quyết định cuối cùng thi trường nào? Cụ thể: Nếu lực học của học sinh cuối năm ngày càng tiến bộ thì chọn trường đăng kí thi có điểm chuẩn hàng năm cao hơn Nếu lực học của học sinh cuối năm không tiến bộ thì chọn trường đăng kí thi có điểm chuẩn hàng năm thấp hơn Với những quá trình và công tác tư vấn – hướng nghiệp trên học sinh sẽ có được quyết định đúng... học sinh thuộc nhóm 2: Để đạt được mục tiêu đại học thì cần nỗ lực rất nhiều, đồng thời cần chuyển mục tiêu của mình cả sang thi cao đẳng - Đối với học sinh thuộc nhóm 3: Các em không nên đặt cho mình mục tiêu đại học, chỉ nên thi cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp hoặc tham gia thi đại học nhưng để xét tuyển xuống cao đẳng Cuối cùng, sau khi đã phân tích, tư vấn cho học sinh, tôi yêu cầu học sinh . lệ, làm tôi yêu nghề hơn và mạnh dạn ghi lại: Nâng cao công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT để giúp các em có thể lựa chon nghành nghề phù hợp để trao đổi với đồng nghiệp. 2 Liên. . Mục đích tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh THPT chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời, làm chủ tư ng lai. Tư vấn – hướng nghiệp hiệu quả sẽ giúp mỗi học sinh trả lời được các hỏi mà. tra, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho học sinh. 3.2. Nâng cao nhận thức về xu hướng nghề nghiệp và trách nhiệm tư vấn – hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh. 3.3. Lồng ghép hướng nghiệp

Ngày đăng: 04/07/2015, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w