1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số phương pháp giúp học sinh THPT làm tốt một số đoạn trích trong tác phảm văn xuôi trong thể loại văn nghị luận

18 635 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 83,5 KB

Nội dung

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. Thực trạng của việc dạy, học văn hiện nay Thực tế là nhiều năm gần đây học sinh không thích học môn văn và chất lượng dạy học văn có giảm sút. Điều đó có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan, có nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do việc dạy học văn trong các nhà trường chưa gây được hứng thú cho học sinh. Vì vậy yêu cầu đổi mới đã được ngành giáo dục rất coi trọng. Trong đó có đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới về phương pháp giảng dạy, đổi mới về kiểm tra đánh giá. II. Ưu thế của nghị luận về một đoạn trích văn xuôi trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ văn Trước đây, nghị luận văn học trở thành hình thức làm văn duy nhất trong nhà trường và trong các kì thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học. Nội dung làm văn phần lớn là phân tích, bình giảng tác phẩm theo những chủ đề cho trước. Người làm bài chủ yếu là vận dụng kiến thức, kĩ năng để minh họa cho những chủ đề đã chọn. Cách làm này tuy cần thiết nhưng đã hạn chế tính chủ động sáng tạo của học sinh rất nhiều. Vì vậy, trong chương trình làm văn này, bên cạnh nghị luận văn học còn có nghị luận xã hội. Đồng thời, các tác giả đã chú ý phát huy tính chủ động tích cực của học sinh trong việc đề xuất luận điểm, giảm bớt cách ra đề chỉ định nội dung cần phân tích. Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có ưu thế riêng trong việc phát triển tư duy chủ động của học sinh. Nếu nghị luận về một tác phẩm, học sinh rất Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com dễ học thuộc các đơn vị kiến thức, thậm chí là sao chép từ tài liệu, từ bài giảng của các thầy cô, thì nghị luận về một đoạn trích văn xuôi buộc học sinh phải có sự tìm tòi, đào sâu .Và thực tế là trong các tài liệu cũng rất ít có đề nghị luận về một đoạn trích. Trong bài viết này tôi xin đề cập tới việc ra đề kiểm tra và cách rèn luyện cho học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi. PHẦN II : GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. VỀ VIỆC RA ĐỀ VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI 1. Đề văn - Đoạn trích bao giờ cũng nằm trong chỉnh thể của một tác phẩm, đoạn trích thể hiện một khía cạnh trong nội dung của tác phẩm Ra đề phải chọn được những đoạn trích tập trung chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của nhà văn. - Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có thể yêu cầu nghị luận về giá trị nội dung, nghị luận về giá trị nghệ thuật của đoạn trích; nghị luận về nhân vật; cũng có thể là tổng hợp tất cả các khía cạnh ấy. - Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có dạng đề được chỉ định nội dung cũng có dạng đề mở. Có thể ra cả hai dạng đề này để vừa rèn kĩ năng cơ bản lại vừa phát huy được tư duy chủ động của học sinh. - Ví dụ : Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Đề 1: Ấn tượng của anh / chị về nhân vật Chí Phèo từ đoạn trích mở đầu của tác phẩm : “ Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì ? Trời có của riêng nhà nào ? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao : đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ : “Chắc nó trừ mình ra !”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật ! Ờ ! Thế này thì tức thật ! Tức chết đi được mất ! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp ! Thế có phí rượu không ? Thế có khổ hắn không ? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi nầy ? A ha ! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chi Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo ? Có mà trời biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ” ( Chí Phèo - Nam Cao) Đề 2 Ông Huấn Cao đã trả lời viên thơ lại khi đã hiểu được tấm lòng của Quản ngục và tin ngày mai mình phải về kinh để chịu án tử hình : “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và cả một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quí thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com như thầy Quản đây lại có sở thích cao quí như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ” ( Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân ) Từ câu trả lời này, anh /chị hiểu thêm những gì về hình tượng nhân vật Huấn Cao ? Đề 3 Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, khi Mị bị A Sử trói vào cột, Tô Hoài viết : “ Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào ”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. ( Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy làm rõ hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. Đề 4 : Sau cơn say rượu, đánh đuổi vợ, Hộ đã khóc vì hối hận. Nam Cao viết : “ Hắn lại càng khóc to lên và cố nói qua tiếng khóc : - Anh anh chỉ là một thằng khốn nạn ! - Không ! Anh chỉ là một người khổ sở ! Chính vì em mà anh khổ ” ( Đời thừa - Nam Cao) Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Mẩu đối thoại trên đây của vợ chồng Hộ đã giúp anh/ chị cảm nhận được bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ như thế nào? Đề 5 Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực với cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo. Điều đó được thể hiện như thế nào ở đoạn trích mở đầu của tác phẩm : “ Hỡi đồng bào cả nước, “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền dược sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói : “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được.” (Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh ) Đề 6 Về đoạn kết trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu : Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com “ Những tấm ảnh tôi mang về đã được chọn lấy một tấm. Trưởng phòng rất bằng lòng về tôi. Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn được treo nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy bước ra từ tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi. bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông ” ( Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) 2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi Ngoài yêu cầu chung của một bài văn nghị luận : bố cục bài viết rõ ràng; trình bày ý khoa học; hành văn có cảm xúc, linh hoạt; dẫn chứng phải chính xác Bài văn nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có những yêu cầu riêng : - Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược. - Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác. II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý 1. Cách tìm hiểu đề 1.1. Xác định nội dung nghị luận - Đối với những đề có yêu cầu nội dung cụ thể, cần tập trung để giải quyết các yêu cầu ấy ( đề 3, đề 5). Ví dụ đề 3 Đề bài đặt ra hai yêu cầu : hình ảnh nhân vật Mị và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn. - Đối với những đề không chỉ định nội dung cụ thể, học sinh phải tự xác định nội dung ( đề 1, đề 2, đề 4. đề 6) Ví dụ đề 1 : Học sinh phải xác định được đoạn văn này nói về tiếng chửi của Chí Phèo. Và từ tiếng chửi ấy để suy nghĩ về số phận của nhân vật. 1.2. Xác định phương thức nghị luận và phạm vi dẫn chứng 2. Cách lập dàn ý 2.1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu đọan trích cần nghị luận 2.2. Thân bài Học sinh tách ý theo yêu cầu của đề bài nhưng cũng có những đề học sinh phải tự tìm ý và sau đó sắp xếp các ý theo một hệ thống. Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com * Ví dụ đề 1 Đây là một đề không chỉ định nội dung. vì vậy ở phần thân bài, học sinh phải tự tách thành các ý. a. Tiếng chửi của Chí Phèo - Đối tượng của tiếng chửi : trời, đời, làng Vũ Đại, cha đứa nào không chửi nhau với hắn, đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. + Chí là một kẻ khùng. Vì chỉ có kẻ khùng mới chửi như vậy. Nhưng cách sắp xếp đối tượng chửi lại rất có trật tự. Rõ ràng đây là phút tỉnh táo của một kẻ khùng. + Đối tượng chửi đặc biệt, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Rõ ràng Chí muốn có người chửi nhau với hắn. Đây là khát vọng được giao tiếp của Chí. - Cấp độ của tiếng chửi : tức mình; tức thật, thế này thì tức thật, tức chết đi được mất; hắn nghiến răng vào mà chửi -> Mức độ tăng cấp. Có khát vọng ngày càng mãnh liệt và có cả cái quằn quại đau đớn của Chí Phèo. - Tiếng chửi của Chí không được ai đáp lại. b. Số phận của Chí Phèo - Chí thật cô đơn. - Chí càng khao khát, càng tuyệt vọng đau đớn. - Người ta không chấp nhận Chí; không ai xem Chí là con người. Bi kịch của Chí là bi kịch của con người bị cự tuyệt quyền làm người, bị xã hội loại ra khỏi cộng đồng * Ví dụ đề 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Học sinh phải tách tách thành hai ý theo yêu cầu của đề bài. Trong mỗi ý lớn, học sinh phải xác định được các ý nhỏ. a. Hình ảnh nhân vật Mị - Mị có khát vọng sống mãnh liệt (Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “ Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào ”). + Mị vốn là một cô gái yêu đời, có khát vọng sống mãnh liệt. Dù bị trà đạp nghiệt ngã nhưng khát vọng ấy đã trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân. + Nếu ban đầu, tiếng sáo còn là yếu tố ngoại cảnh, giờ đây tiếng sáo đã nhập hẳn vào tâm hồn Mị. Mị đang sống trọn với nó. Tiếng sáo là tiếng gọi của tình yêu, tình đời; tiếng sáo vẫn tha thiết, giục giã ; tiếng sáo đã đánh thức khát vọng sống nơi Mị. - Số phận của Mị (Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa). + Mị bừng tỉnh, dây trói của A Sử làm Mị nhận ra hiện thực nghiệt ngã. Khát vọng sống của Mị đã bị chặn đứng. + Mị nghĩ mình không bằng con ngựa và thực tế cuộc đời Mị không bằng con ngựa (Mị là con dâu gạt nợ, là thân phận nô lệ, bị giam hãm ) -> Tấm lòng của nhà văn. b. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com - Nhà văn như đã nhập thân vào nhân vật Mị và miêu tả diễn biến tâm lí theo một trình tự hợp lí : + Để đánh thức sức sống đang tiềm tàng trong Mị, nhà văn trả lại cho Mị kí ức đẹp. + Đang sống trong quá khứ mà quên cả hiện tại đang bị trói nên Mị vùng bước đi. + Khi nỗi đau thể xác ập đến, thế giới mông tưởng bị dập tắt, Mị không nghe tiếng sáo nữa mà nghe tiếng chân ngựa. - Sử dụng yếu tố ngoại cảnh có hiệu quả : hơi rượu, tiếng sáo, bài hát quen thuộc. -> Tài năng của nhà văn * Ví dụ đề 4 Qua lời nói của Hộ và lời đáp của Từ để thấy được bi kịch của nhà văn Hộ a. Lời nói của Hộ : Hộ nhận ra mình là “ một thằng khốn nạn” - Giọt nước mắt và lời nói đứt quãng, nghẹn ngào thể hiện nỗi đau đớn của Hộ. - Hộ lên án, xỉ vả, kết tội mình một cách gay gắt. Đây là lúc Hộ tỉnh táo để nhận ra bi kịch của đời mình. - Còn gì đau hơn một con người từng có khát vọng ước mơ chân chính, đẹp đẽ nay nhận ra mình là người thừa, người vô ích. Còn gì đau hơn một con người suốt đời vì lẽ sống tình thương, xem tình thương là một tiêu chuẩn để xác định nhân cách thì nay lại vi phạm lẽ sống của mình. Càng ý thức được điều đó, Hộ càng đau đớn. [...]... thể, giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút ra kết luận về cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi : đọc kĩ tác phẩm, đọc kĩ đoạn trích; xác định được yêu cầu của đề; triển khai luận điểm, luận cứ phù hợp; biết vận dụng các thao tác nghị luận để viết bài văn PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Việc ra đề và kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong đổi mới phương. .. những số phận của con người 2.3 Kết bài - Đánh giá những giá trị của đoạn trích, vai trò của đoạn trích đối với toàn tác phẩm - Tài năng của nhà văn 3 HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN VÀ CÁCH VIẾT BÀI 3.1 Vận dụng các thao tác nghị luận Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com - Đây là những đề văn không chỉ định về thao tác nghị luận vì vậy học sinh dựa... vấn đề nghị luận * Đoạn văn 2, học sinh đã sử dụng thao tác phân tích, chứng minh (Hộ đã tự nhận ra mình là một thằng khốn nạn, khốn nạn trong nghề nghiệp và khốn nạn cả trong lẽ sống tình thương Lời nói đứt quãng, nghẹn ngào và giọt nước mắt chính là nỗi đau) , thao tác bình luận (Rõ ràng, khi là một nhà văn Hộ không phải là một nhà văn chân chính và khi là một con người, Hộ cũng không thể làm một con... Mỗi bài văn là một sự sáng tạo riêng của học sinh, các em có thể dựa vào thế mạnh riêng của mình để vận dụng các thao tác lập luận trong việc thể hiện nội dung ý tưởng - Nhưng một yêu cầu chung là bài văn phải đảm bảo được những ý cơ bản như trong phần dàn ý và phải sắp xếp ý theo một hệ thống - Ví dụ đề 4 ( Trích một số đoạn trong bài viết của học sinh Phạm Thị Hoàng Anh, lớp 11C, trường THPT Ba Đình,... thao tác nghị luận phù hợp - Nhưng nhìn chung là phải kết hợp nhiều thao tác nghị luận trong một bài văn Ngoài những thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ học sinh cũng phải biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như : tự sự, miêu tả, thuyết minh, biểu cảm Ví dụ đề 1, học sinh nên chọn thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh 3.2 Hướng dẫn học sinh. .. nghị luận cả về tác phẩm Mặt khác, học sinh Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com đã vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm một cách hợp lí để làm rõ vấn đề, đồng thời cũng có những phát hiện tinh tế và cách đánh giá sắc sảo + Học sinh đã biết cách vận dụng các thao tác nghị luận và có sử dụng các phương thức biểu đạt trong quá trình nghị luận * Đoạn văn 1, có nhiệm vụ... chủ động tích cực của học sinh lại vừa đánh giá chính xác năng lực của từng học sinh - Những năm học gần đây, trong những lần kiểm tra để chọn đội tuyển học sinh giỏi hay kiểm tra chất lượng các môn thi đại học, tổ Ngữ văn của trương THPT Ba Đình chúng tôi cũng đã chú ý ra dạng đề này Chúng tôi thấy có hiệu quả trong việc phân hóa học lực của học sinh, giúp giáo viên có cơ sở trong việc bồi dưỡng để... đổi mới phương pháp giảng dạy Ra đề và rèn luyện cho học sinh cách nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng không ngoài mục đích ấy - Thực tế trong công tác giảng dạy, khi ra dạng đề như thế này sẽ tránh được cơ hội để các em sao chép tài liệu, sử dụng bài văn mẫu Dạng đề này buộc các em phải độc lập suy nghĩ, phải tìm tòi sáng tạo, đồng thời phải biết vận dụng kiến thức của tác phẩm một cách hợp lí... dù lời văn có sắc lạnh tỉnh táo, thì người đọc vẫn đọc được ở đó một tấm lòng đằm thắm và nặng trĩu yêu thương - Nhận xét : + Trong 4 đoạn văn trên , rõ ràng học sinh đã tập trung vào nội dung của vấn đề, đó là từ mẩu đối thoại của vợ chồng Hộ để làm rõ dược bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ Học sinh đã tránh được lỗi thường gặp là sao chép lần lượt các đơn vị kiến thức như nghị luận cả... viết những gì mà hắn không muốn viết Là một con người, hắn lại là kẻ vũ phu, hắn hành hạ những người mà hắn yêu thương Rõ ràng, khi là một nhà văn Hộ không phải là một nhà văn chân chính và khi là một con người, Hộ cũng không thể làm một con người chân chính Hộ đau đớn vì thấy mình đã sống cuộc đời thừa, nó cứ mốc lên rồi rỉ đi để rồi chết mà chưa được sống Có thể nói giọt nước mắt của Hộ là giọt nước . cho học sinh làm bài văn nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi. PHẦN II : GIẢI QUYÊT VẤN ĐỀ I. VỀ VIỆC RA ĐỀ VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI 1. Đề văn -. của tác phẩm, tài năng nghệ thuật của nhà văn. - Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi cũng có thể yêu cầu nghị luận về giá trị nội dung, nghị luận về giá trị nghệ thuật của đoạn trích; nghị luận. thế của nghị luận về một đoạn trích văn xuôi trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn ngữ văn Trước đây, nghị luận văn học trở thành hình thức làm văn duy nhất trong nhà trường và trong các

Ngày đăng: 27/06/2015, 09:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w