1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn gdcd-11

37 2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 370,05 KB

Nội dung

Mục tiêu của nó là gì?Cách thực hiện ra sao?...Quả là vấn đề này đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáoviên cần phải nghiên cứu giải quyết.Để góp phần giải quyết phần nào những khó kh

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa đã hoàn chỉnh từ cấpTrung học cơ sở đến bậc Trung học phổ thông Các lớp bồi dưỡng về việc giảng dạytheo sách giáo khoa mới đã được triển khai trên quy mô cả nước, đồng thời diễn ra vớiviệc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới và có nhiều phương pháp được giới thiệu,bồi dưỡng song đáng chú ý hơn cả là phương pháp: Thảo luận nhóm trong lớp học

- Sau gần 4 năm thực hiện, tất cả các bộ môn trong nhà trường đều đượckhuyến khích triển khai vận dụng phương pháp giảng dạy mới này vào lớp học và đãthu hoạch được những thành quả bước đầu Việc đổi mới phương pháp dạy học là mộttrong những biện pháp của ngành giáo dục nhằm khắc phục tình trạng học sinh yếukém hiện nay

- Theo các nhà chuyên môn thì một trong những tình trạng học sinh yếu kémđó là do “Phương pháp giảng dạy chưa tốt” Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sảnViệt Nam cũng luôn nhấn mạnh đến cần phải đổi mới chương trình và phương phápgiảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về học tập của các tầng lớp nhândân và chuẩn bị hội nhập trong khu vực và quốc tế

- Như vậy, phương pháp giảng dạy trong quá trình lên lớp của thầy (cô) ở nhàtrường có tầm quan trọng đặc biệt nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định Sở

dĩ như thế vì cho dù người thầy (cô) có chuẩn bị nội dung phong phú và chu đáo đếnđâu đi nữa mà sử dụng không đúng phương pháp chắc chắn sẽ làm cho khả năng tiếpthu kiến thức của trò bị hạn chế và kết quả đạt được sẽ không được như ý muốn

- Theo ý kiến của nhiều nhà sư phạm và nghiên cứu giáo dục, cần phải khắcphục ngay lối học thụ động đã được hình thành trong nhà trường nhiều năm qua bằngcách khuyến khích học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong việc họccủa mình thông qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướngdẫn của thầy (cô) giáo bộ môn

- Đối với môn Giáo dục Công dân khối 11 (GDCD-11) nội dung kiến thứccủa bài khó và trừu tượng nhưng làm sao vận dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm

NGÔ THÀNH NGOAN (Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh)

Giải B

Trang 2

để giảng dạy môn GDCD-11? Sẽ được tổ chức như thế nào? Mục tiêu của nó là gì?Cách thực hiện ra sao? Quả là vấn đề này đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáoviên cần phải nghiên cứu giải quyết.

Để góp phần giải quyết phần nào những khó khăn nói trên, tôi xin trình bàynhững nghiên cứu về “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy mônGDCD-11” của tôi và xin đề xuất một số biện pháp bước đầu nhằm mục tiêu là gópphần nhỏ bé của mình với quý đồng nghiệp còn đang trăn trở để tự tìm ra cho bảnthân mình những phương pháp phù hợp trong giờ lên lớp Chắc chắn những trình bàycủa tôi không sao tránh khỏi thiếu sót do khả năng có hạn của mình Do đó, tôi xinquý đồng nghiệp góp ý, sửa chữa, bổ sung để cho việc vận dụng phương pháp giảngdạy đạt kết quả tốt hơn

II NỘI DUNG:

1 Phương pháp thảo luận nhóm là gì?

Phương pháp thảo luận nhóm là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trongnhóm nhỏ Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho mọi học sinh thamgia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻkiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dungbài học

2 Cơ sở lí luận:

- Phương pháp thảo luận nhóm được hình thành từ môi trường đại học của nhiềunước tiên tiến trong đầu thập niên 70 của thế kỉ trước Dần dần, phương pháp làm việctheo nhóm nhỏ được mang ra áp dụng không những ở cấp đại học mà còn ở cấp tiểu họcvà trung học Tại Việt Nam, một số giáo sư thuộc khoa Tâm lí Giáo dục của các trườngđại học bắt đầu nghiên cứu và công bố các công trình của mình vào cuối thập niên

1990 và đem ra áp dụng tại các trường sư phạm trong thời gian gần đây

- Khi thay sách giáo khoa lớp 6 (2001), phương pháp thảo luận nhóm đượcgiới thiệu và bồi dưỡng cho các giáo viên cấp 2 và được áp dụng liên tục cho đếnnay Tại các trường trung học phổ thông, phương pháp này được giới thiệu và bồidưỡng kể từ năm học 2006 – 2007

- Học là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình đó là những kiếnthức thông qua tương tác với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có Từquan niệm về học, quan niệm về hoạt động dạy và phương pháp dạy học cũng thayđổi Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt độnghọc của người học để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập Học tập chịu sựtác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, liên nhân cách do vậy dạy họcphải tổ chức các dạng như tác động đa dạng cho học sinh tham gia, phải tạo ra cáchoạt động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi, tựlĩnh hội); tác động xã hội, văn hoá (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối

Trang 3

cảnh văn hoá và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết,chia sẽ trách nhiệm và lợi ích).

- Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảoluận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay tránh được lốihọc thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích thích khảnăng tư duy và sáng tạo của học sinh

- Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểuvà phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần hợptác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm

- Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiên cứu vàtìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề được giải quyếtđúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là của thầy cô, vấn đềđó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗi thành viên và việc học tập

do vậy sẽ tích cực hơn Do đó, việc học tập sẽ mang lại kết quả tốt hơn, tránh đượchọc sinh chỉ biết ngồi nghe thầy cô một cách thụ động và dĩ nhiên trong trường hợpnhư thế kết quả học tập sẽ không mang lại như ý muốn

- Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của thầy (cô) giáo, nhữngthói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn…ít nhiều sẽ bị loại trừ.Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng nơi mỗi cá nhâncó dịp được bộc lộ

- Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên diễn

ra Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt đối bằngnhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học sinh còn lại.Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học thầy không tày họcbạn) và khi được thầy cô tổng kết giải đáp học sinh sẽ hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và

vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn

Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tínhtích cực cao, tính chủ động của học sinh; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp táccao giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng lực cạnh tranh vànăng lực hợp tác ở học sinh Để sử dụng có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm,giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm,xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và trong lớp, hình thành kĩ năng làmviệc nhóm cho học sinh

3 Thực trạng ban đầu:

a Thuận lợi:

- Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp vời học sinh vì các

em đã tiếp cận với phương pháp này từ những năm học cấp dưới ở hầu hết các mônhọc nên khá quen thuộc với giờ học mà học sinh là chủ thể hoạt động Một số học

Trang 4

sinh có kĩ năng thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm xuất sắc…đã hỗ trợ giáo viên tổ chứcgiờ dạy học thành công.

- Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, khắcphục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống Vì vậy, gây hứng thú,kích thích tư duy, tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh được phát huy

- Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào giảng dạy là phù hợp xuthế chung của ngành giáo dục nước ta hiện nay nên được sự ủng hộ từ BGH, các cácđồng nghiệp, học sinh…

- Chương trình môn Giáo dục Công dân lớp 11 có nhiều nội dung không nhữngphù hợp với phương pháp thảo luận nhóm mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáoviên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm

- Giáo viên đã được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phươngpháp dạy học

- Xã hội hiện nay đã tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có nhiều điềukiện thuận lợi từ việc tiếp cận các nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau

- Về cơ sở vật chất của trường đã có một số đổi mới tạo điều kiện thuận lợicho hoạt động thảo luận nhóm

- Giáo viên khó có thể đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh

- Năng lực học sinh không đồng đều nên đôi khi việc thảo luận nhóm là sựmáy móc, kém hiệu quả

- Tài liệu tham khảo để phục vụ cho môn GDCD-11 còn rất ít và chưa phổbiến…

- Quan niệm của xã hội, gia đình và đặc biệt là học sinh đối với môn GDCDcòn lệch lạc nên các em không đầu tư, không chú ý, xem thường hoặc học cho xong…

- Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp với phương pháp thảoluận nhóm: số học sinh quá đông, trang thiết bị, đồ dùng dạy học…

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Những chuẩn bị cần thiết:

Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sựchuẩn bị của giáo viên và học sinh Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được tình

Trang 5

huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác từ học sinhthì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao Vậy, chuẩn bị của giáo viênvà của học sinh là gì?

a Chuẩn bị của giáo viên:

Trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị:

- Mục tiêu của hoạt động nhóm bài học này là gì?

- Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?

- Nên chia lớp ra làm mấy nhóm?

- Hoạt động này có phù hợp với số lượng học sinh trong nhóm không?

- Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?

- Tất cả học sinh tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này không?

- Thiết bị cần dùng là những thiết bị gì?

- Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết

- Học sinh phải chuẩn bị những gì?

- Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm

- Chuẩn bị những phương án dự bị…

b Chuẩn bị của học sinh:

- Thuộc bài cũ và chuẩn bị bài mới

- Làm những bài tập của giờ lần trước

- Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò…

- Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lênbảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm…) hướng dẫn học sinh cách thực hiện,phân bố thời gian hợp lí

- Giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động, đồngthời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng hoặc máy chiếu…

- Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số cách chia nhóm sau

đây (lưu ý tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học):

Trang 6

a Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Với cách này giáo viên có thể chia theo chỗ

ngồi 2 bàn (4 học sinh) quay lại thành một nhóm nhỏ để thảo luận về một khía cạnhxoay quanh một vấn đề nào đó Sau thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thànhviên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp (lưu ý giáo viên yêu cầu các nhóm trìnhbày ý kiến của nhóm sau không được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày)

VD: GV cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề: Tính tất yếu khách quan củacông nghiệp hóa, hiện đại hóa? Vì sao trong thời đại ngày nay đòi hỏi ở nước ta làmcông nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hóa?

GV có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến nhưng nhóm sau không lặplại ý của nhóm trước sau đó GV nhận xét, kết luận

b Chia nhóm theo tổ: Nhóm này được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia

sẵn trên lớp để thảo luận các vấn đề giáo viên giao cho các nhóm (tùy theo đặc điểmcủa lớp mà có các nhóm tương ứng, thông thường trong lớp học có 4 tổ giáo viên sẽchia làm 4 nhóm để thảo luận) Sau khi các nhóm thảo luận sẽ cử đại diện trình ý kiếncủa nhóm cho cả lớp, sau đó các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và cuối cùnggiáo viên nhận xét kết luận ý kiến của từng nhóm

VD: Trong bài Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, vănhoá Để dạy đơn vị kiến thức: Chính sách khoa học và công nghệ Giáo viên chohọc sinh thảo luận tìm hiểu phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và côngnghệ Cách thực hiện giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm một phương hướngđể thảo luận

- Nhóm 1: Tại sao cần phải đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ?Cho ví dụ minh họa?

- Nhóm 2: Tại sao cần phải tạo thị trường cho khoa học và công nghệ? Cầnphải làm gì để tạo một thị trường lành mạnh? Cho ví dụ minh họa?

- Nhóm 3: Hiện nay, nước ta đã xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ nhưthế nào? Cho ví dụ minh họa?

- Nhóm 4: Tại sao cần phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm? Đó lànhững nhiệm vụ nào? Cho ví dụ minh họa?

c Chia nhóm theo sở thích: Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự

do lựa chọn để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thựchiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó ở địaphương), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau

VD: Trước khi học bài Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá GVchia nhóm HS quan sát, tìm hiểu thị trường đang diễn ra ở địa phương vào tiết học cácnhóm cử đại diện trình bày ý kiến

- Nhóm 1: Thị trường điện thoại di động

Trang 7

- Nhóm 2: Thị trường xăng dầu.

- Nhóm 3: Thị trường lúa gạo

- Nhóm 4: Thị trường xe gắn máy

d Chia nhóm đánh giá: một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề

nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình, nhận xét và đánh giá ý kiến trìnhbày của nhóm kia

VD: Để làm rõ nội dung: Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở nước ta GV cho các nhóm thảo luận các vấn đề sau:

- Nhóm 1: Tại sao phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất?

- Nhóm 2: Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả như thếnào?

- Nhóm 3: Vì sao củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuấtxã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân? Và có ý nghĩa gì?

- Nhóm 4: Nhận xét, bổ sung

Các nhóm 1, 2, 3 lần lượt cử đại diện trình bày ý kiến và nhiệm vụ của nhóm

4 là đưa ra các ý kiến nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến của từng nhóm sau đó GVnhận xét, kết luận ý kiến của cả 4 nhóm

d Giảng - Viết - Thảo luận: GV cho HS trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các

phương án lựa chọn và yêu cầu HS giải thích tại sao phải chọn phương án đó (cách nàythực hiện sau mỗi bài học), sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với các họcsinh khác Sau đó, giáo viên tổ chức thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí

VD: Sau khi học bài: Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Đểkiểm tra lại khả năng tiếp thu bài của HS, GV cho HS trả lời câu hỏi ngắn

Khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), theo emmối quan hệ cung - cầu về hàng hoá và việc làm sẽ diễn ra như thế nào? Tại sao emchọn phương án đó?

a Thuận lợi

b Khó khăn

c Vừa thuận lợi, vừa khó khăn

* Nội dung thảo luận và thời gian thảo luận:

- Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau

- Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung bài học cũng như đặc điểmcủa lớp học

Trang 8

VD: Trong bài Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá GV chia cảlớp thành nhiều nhóm nhỏ cùng thảo luận vấn đề: Tính hai mặt của cạnh tranh và giảipháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh?

Các nhóm thảo luận trong 5 phút và cử đại diện trình bày (2 phút/nhóm) cácnhóm sau không nói lại ý của nhóm trước sau đó GV chốt lại nội dung

VD: Trong bài quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá GV cho

HS thảo luận các câu hỏi sau, chia lớp làm 4 nhóm Các nhóm thảo luận trong 5 phút

Câu hỏi: Em hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh cho những phương hướng

cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta?

+ Nhóm 1: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

+ Nhóm 2: Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng Cộng sản

+ Nhóm 3: Phát triển công tác đối ngoại nhân dân

+ Nhóm 4: Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.+ Nhóm 5: Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại

+ Nhóm 6: Em hãy nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước tatrong những năm vừa qua?

Các nhóm thảo luận trong 5 phút Đại diện nhóm trình bày (3 phút/nhóm), cảlớp trao đổi, bổ sung sau đó GV nhận xét, bổ sung ý kiến cho các nhóm

* Vai trò của giáo viên:

- Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí người hướngdẫn sang vị trí người giám sát Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trìnhhoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệuquả cao Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo viên cần:

Trang 9

+ Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không nên tranhthủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận Giáo viên cần phải di chuyển, quansát toàn bộ lớp để giám sát được mọi hoạt động.

+ Lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm Từ đó giáo viên cóthể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học sinh, hướng thảoluận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời

+ Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có,giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm

- Nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”

- Có khi vấn đề giáo viên đặt ra là nguyên nhân gây nên sự thay đổi khôngkhí hoạt động của nhóm Nếu vấn đề quá khó học sinh không đủ khả năng giải quyết,ngược lại vấn đề quá dễ khiến học sinh không có gì phải làm Cả hai trường hợp nàyđều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp, lúc này giáo viên cầnphải có sự điều chỉnh kịp thời

- Khen ngợi, khuyến khích và gợi ý nếu thật sự cần thiết

- Nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thờigian quy định

- Trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ, giáo viên cần đi vòng quanh các nhómvà lắng nghe ý kiến học sinh Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lờibình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm Đối với những vấn đề nhạy cảmthường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối xấu hổ khi phải nóitrước mặt giáo viên, trong trường hợp này giáo viên có thể quyết định tránh khôngxen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận

* Vai trò của nhóm trưởng:

- Phải có khả năng tổ chức: phân công nhiệm vụ cho các nhóm viên, bố trí chỗngồi cho phù hợp, hướng dẫn các nhóm viên thảo luận đúng với nội dung đã giao

- Phải biết linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả các thànhviên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát từng người để cóbiện pháp điều chỉnh kịp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận của các nhómviên, động viên khuyến khích những bạn ít nói, rụt rè phát huy tính năng động, sángtạo của các bạn trong nhóm

Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng vì vậy trong quá giảng dạygiáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọncác nhóm trưởng cho thích hợp Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là người quyếtđịnh hết tất cả cho buổi thảo luận

Trang 10

* Trình bày kết quả thảo luận:

- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời,đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ to…có thể do một người thay mặt nhóm trìnhbày, có thể nhiều người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau

VD: Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh

Để dạy phần phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh,

GV có thể tổ chức cho HS thảo luận những câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Vì sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc?+ Nhóm 2: Sức mạnh dân tộc là gì? Sức mạnh thời đại là gì? Theo em, yếu tốnào giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

+ Nhóm 3: Kết hợp quốc phòng với an ninh như thế nào? Hãy phân tích tácdụng của nó?

+ Nhóm 4: Vì sao phải kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh?Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh là như thế nào?

Các nhóm thảo luận GV quan sát, hướng dẫn HS

Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp GV nhận xét, bổ sung và kếtluận Cho HS ghi nội dung bài học vào tập

IV KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giảng dạy cóhiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình, tính năng động và sáng tạo của học sinh,khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm và học sinh theo đó cũng có cơ hộitrao đổi, học tập lẫn nhau Đồng thời, học sinh cũng dần dần làm quen với những tìnhhuống phức tạp và có thật sẽ gặp trong cuộc sống sau này Cụ thể:

- Xây dựng cho học sinh có được lối sống hòa nhập với cộng đồng, tinh thầnhợp tác, kĩ năng giao tiếp, tinh thần đoàn kết, sự phối hợp, hiểu biết về tinh thầntrách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên từ đó tạo ra những giải pháp mớicho mọi vấn đề khó khăn

- Kết quả học tập cao hơn:

+ Kiến thức của học sinh sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tínhkhách quan khoa học

+ Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ, nhớ nhanh và lâu hơn do đượctrao đổi học hỏi giữa các thành viên trong nhóm

+ Nhờ không khí thảo luận nhóm cởi mở giúp học sinh thoải mái, tự tin hơntrong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của nhữngthành viên khác

Trang 11

V BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

1 Đánh giá giờ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm:

- Phát triển khả năng trao đổi suy nghĩ và quan điểm một cách rõ ràng

- Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấutrúc của nhóm tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi với nhau, xây dựng ý thứclàm việc theo nhóm

b Khuyết điểm:

- Cách bố trí bàn ghế như hiện nay trong lớp làm cho việc thảo luận nhóm củahọc sinh sẽ thiếu đi sự tập trung cần thiết, việc ngồi trong lớp có không gian hạn hẹplà trở ngại lớn nhất của việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm hiện nay, khôngphù hợp với lớp có sĩ số đông

- Trong quá trình thảo luận nhóm có thể có một vài thành viên trong nhómnổi trội hơn nhưng cũng có một vài thành viên khác trong nhóm cũng có thể bị co lạivà ít tham gia vào hoạt động nhóm hơn, tâm lí ỷ lại…

- Đối với phương pháp này tốn nhiều thời gian để có thể cho tất cả các thànhviên đều tham gia

2 Giải pháp để kích thích quá trình tham gia thảo luận:

Đối với môn GDCD nội dung của một số bài rất khó, trừu tượng và khô khan

vì vậy để giờ thảo luận đạt được kết quả cao giáo viên cần phải sử dụng các phươngtiện dạy học để kích thích học sinh tham gia thảo luận Tuy nhiên, tùy thuộc vào điềukiện cơ sở vật chất của nhà trường, đối tượng học sinh, yêu cầu và mục tiêu của bàihọc mà giáo viên có thể lựa chọn các phương tiện dạy học cho phù hợp Bên cạnhđó, để tránh sự nhàm chán đối với học sinh giáo viên cần phải kết hợp với nhiềuphương pháp khác nhau

Sau đây là một số gợi ý về phương tiện dạy học kích thích hoạt động thảoluận của học sinh mà giáo viên có thể sử dụng:

- Đưa ra một tình huống để giải quyết

- Bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn

- Các tài liệu trực quan như hình ảnh, băng ghi âm hoặc một đoạn phim…

- Các tài liệu thu thập trên mạng internet

Trang 12

- Các bản tóm tắt về một nội dung theo trọng tâm của bài học…(chẳng hạn:

sơ đồ biểu hiện nội dung của quy luật giá trị, đồ thị biểu hiện mối quan hệ cung cầu,

sơ đồ về cơ cấu kinh tế…)

VI NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG:

- Nhờ vào sự phấn đấu hết mình của bản thân cố gắng nghiên cứu tìm tòi, họchỏi từ những đồng nghiệp, kinh nghiệm của những người đi trước, của tổ bộ mônGDCD, sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu

- Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp to lớn của học sinh, các em đã có sự hợptác nhịp nhàng với giáo viên cùng tham gia tích cực trong việc nghiên cứu, khai thácphát huy tối đa trong việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạyqua đó khai thác sâu hơn nội dung kiến thức của từng bài học

VII PHẠM VI ÁP DỤNG:

Nhìn chung đối với những lớp chưa áp dụng sáng kiến này hiệu quả giáo dụcchưa cao so với các lớp đã áp dụng Nếu sáng kiến này được nhân rộng cho tất cả cáckhối lớp (10-11-12) thì mang lại kết quả học tập cao đồng thời gây được hứng thú,phát huy được tính tích cực và chủ động trong học tập của học sinh; thúc đẩy đượctinh thần hợp tác, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên; rèn luyện cho các

em học sinh có được những kĩ năng và sự hiểu biết của cả nhóm có ích lợi lớn đốivới từng cá nhân

VIII NHỮNG ĐỀ XUẤT:

- Đối với bản thân sẽ tự nhân rộng đề tài này cho các lớp mình đang dạy

- Đối với trường có thể phổ biến nhân rộng đề tài này cho các giáo viên kháccùng bộ môn ở các khối lớp khác

Tóm lại:

Việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm đã được giáo viên thực hiệnrộng rãi trong các trường và cũng tạo ra được những chuyển biến tích cực trong nhàtrường đồng thời cũng góp phần việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy; pháthuy được tính tích cực, chủ động, gây hứng thú trong học tập của học sinh đồng thờinó mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp nàygiáo viên và học sinh cũng gặp không ít khó khăn nhất định và để dung hòa giáoviên có thể thảo luận với nhóm để tìm ra cách làm việc tốt nhất

Trang 13

TRẦN THỊ TÁNH (Trường mầm non Phú Mỹ)

Giải B

I- ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trước yêu cầu mới hiện nay giáo dục đang đứng trước thử thách lớn, khắcphục những yếu kém, tập trung phát triển nhân cách con người tạo ra giá trị xã hội.Giáo dục phải tiếp tục đổi mới nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài, hạn chế tiêu cực, phát huy vai trò dân chủ mọi mặt trong cuộc sống Mụcđích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hìnhthành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, tạo điều kiện thuậnlợi trên con đường học vấn cũng như trong cuộc sống

Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ giáo dục mầm non cũng chuyển biến mới về chấtlượng nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại mà giáo dục chưa đáp ứng kịp thời,phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ

Xuất phát từ đó ngành giáo dục mầm non có những chủ trương lớn phấn đấuđạt những mục tiêu đề ra Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non được đổi mới cảnội dung và phương pháp Cung cấp cho trẻ một nền móng phát triển về thể lực, trítuệ, tình cảm, đạo đức, xã hội… Trong đó trẻ em được chăm sóc giáo dục và phấnđấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non Trước hết cần phải phốihợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Các trường mầm non, mẫu giáo còn có nhiệm vụ góp phần thực hiện phổ cậpmẫu giáo 5 tuổi giúp trẻ làm quen với cuộc sống, môi trường mới, quan hệ mới,chuẩn bị cho trẻ tiếp tục học ở tiểu học một cách thích hợp Trên cơ sở đó tạo tiền đềđể giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện chuẩn bị cho trẻ học tốt ở lớp một thuậnlợi hơn

Mục tiêu giáo dục mầm là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ học tốt ở lớpmột Nội dung giáo dục hiện nay là cháu trực tiếp với đồ dùng dạy học và đồ chơi,lấy trẻ làm trung tâm còn giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạtđộng để trẻ tìm tòi khám phá, chủ động tích cực tham gia các hoạt động phát triểnkhả năng, năng lực của cá nhân phát huy tính tích cực của cháu trong học tập và vui

Trang 14

chơi Đổi mới nội dung - phương pháp hiện nay là khắc phục các mặt còn hạn chế kếthừa những mặt mạnh giáo dục toàn diêïn nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ giúp trẻphát triển trí tuệ, tình cảm, thái độ, rèn luyện thói quen tốt Cải tiến nội dung, phươngpháp giáo dục mầm non bao gồm đổi mới chương trình tài liệu chăm sóc giáo dục trẻ

cơ bản là phát huy sáng tạo của giáo viên, đổi mới cách đánh giá giáo viên, chỉ đạo

thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra Từ suy nghĩ trên tôi nghiên cứu tìm ra một số

biện pháp “ Nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ”.

II-THỰC TRẠNG:

Giáo viên còn phụ thuộc vào tài liệu hướng dẫn, chủ yếu giải thích và sửdụng mẫu, còn trẻ ghi nhớ, nhắc lại làm theo mẫu, hình thức tổ chức cho tiết học cònđơn điệu, nghèo nàn, trẻ ít có điều kiện sử dụng đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức

giáo dục trẻ “ mọi lúc-mọi nơi ” thì ít.

Còn một số giáo viên chưa theo kịp chương trình đổi mới chưa nắm vữngphương pháp, lên lớp chuẩn bị đồ dùng dạy học còn hạn chế hoặc có chuẩn bị chưaphù hợp theo từng chủ điểm, hoạt động góc chuẩn bị chưa tốt phần sáng tạo còn ápđặt trẻ trong giờ học, chưa phát huy tính tích cực của trẻ, chưa tạo điều kiện môitrường thuận lợi giúp trẻ sáng tạo, tiết học chưa linh hoạt, chưa sinh động, chưa thuhút trẻ, chưa phát huy tính tích cực của trẻ trong học tập và vui chơi Dẫn đến chấtlượng giờ học chưa cao

Đối với chương trình đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiếnthức, chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đầu tư trong soạn giảng, tạo cơ hội, tạo điều kiệnthuận lợi, lấy học sinh làm trung tâm phát huy tích tích cực của trẻ trong học tập vàvui chơi Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng chăm sóc-giáo dục, giảng dạy ở trẻ

Nói chung chương trình đổi mới hiện nay giáo viên có phấn đấu đầu tư trongsoạn giảng, nghiên cứu làm đồ dùng dạy học nhưng chưa đáp ứng kịp thời, cần phấnđấu đầu tư nhiều hơn nữa để phát huy tính tích cực giờ hoạt động chung và hoạtđộng góc giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt

Trước thực trạng trên tôi băn khoăn và lo lắng cần quan tâm bồi dưõng giáoviên để nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ

III- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc - giáo dục trẻ học tốt tôi thựchiện một số biện pháp như sau:

A-Nâng cao chất lượng giáo dục:

1-Xây dựng đội ngũ giáo viên:

- Cần quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên,nắm kiến thức mới, nhằm thỏa mãn nhu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dụctrẻ, phấn đấu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cải thiện đồ dùng trang thiết bị, tạo điều

Trang 15

kiện nhằm phát huy năng lực, sáng tạo, phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhà giáohiện nay.

- Năm học 2005-2006 tạo điều kiện cho Ban giám hiệu dự lớp cán bộ quản lívà nâng cao năng lực quản lí

- Năm học 2006-2007 có 14 giáo viên học đại học và 20 GV học lớp tin học

- Năm học 2007-2008 đưa 02 GV học lớp bảo mẫu, 02 GV học đại học,01 GVtin học và làm hồ sơ đăng kí thêm 07 GV học đại học từ xa

- Hiện nay giáo viên trường đạt chuẩn 100%

- Ban giám hiệu tốt nghiệp cán bộ quản lí 02đ/c

2- Giúp giáo viên hiểu rõ về nội dung và phương pháp đổi mới:

2.1- Nội dung: Nội dung giáo dục mầm non phải phù hợp với sự phát triển

tâm sinh lí của trẻ, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục, giúp trẻ phát triển

cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ôngbà, cha mẹ, cô giáo, người lớn, yêu quí anh, chị, em, bạn bè, thật thà, mạnh dạn, hồnnhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học…

2.2- Phương pháp: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua

việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện, chú trọng việcnêu gương, động viên, khích lệ giúp cháu học tốt

- Xây dựng theo quan điểm tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện chomỗi trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứngtối đa nhu cầu hứng thú của trẻ trong quá trinh chăm sóc giáo dục Chương trìnhkhông nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng đơn lẻ mà theohướng tích hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chăm sóc và giáo dục, giữa các mặt giáodục với nhau để hình thành ở trẻ những năng lực chung và phát triển toàn diện thôngqua các hoạt động đa dạng phong phú, đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo, thiết thựcvới trẻ

+ Đối với nhà trẻ: chương trình coi trọng việc đảm bảo an toàn, nuôi dưỡng,

chăm sóc sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần, đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lí

Ở lứa tuổi này các phương pháp giáo dục chú trọng vào việc người lớn giao tiếp, gắnbó tình cảm với trẻ, khuyến khích tạo cơ hội cho trẻ hoạt động khám phá nhằm kíchthích sự phát triển của các giác quan, các chức năng tâm sinh lí, hình thành nhữngphẩm chất và năng lực cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn sau

+ Đối với trẻ mẫu giáo:Việc đảm bảo an toàn, nuôi dưỡng, chăm sóc sức

khỏe về thể chất và tinh thần, đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lí là một trong nhữngyêu cầu quan trọng khi thực hiện chương trình Trong chương trình nôïi dung giáo dụcđược lập lại và được phát triển dần từ nhà trẻ lên mẫu giáo, xuất phát từ bản thân trẻ,mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, trường mầm non, cộng đồng, quê hương,

Trang 16

đất nước và môi trường tự nhiên gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ Chương trìnhthể hiện sự thống nhất giữa gia đình và trường mầm non trong việc chăm sóc giáodục trẻ.

Điển hình: Giờ hoạt động góc giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, vật liệu,

dụng cụ để tạo điều kiện môi trường thuận lợi kích thích trẻ khám phá, tìm tòi, sáng tạo,khai thác những điều mà trẻ tưởng tượng tạo nên sản phẩm Giáo viên tham gia chơicùng trẻ, đặt câu hỏi giúp trẻ sáng tạo hoàn thành sản phẩm không nên áp đặt trẻ

+ Thay đổi hình thức của cô và trẻ: Cô thường xuyên làm việc trực tiếp với

từng cá nhân, từng nhóm trẻ, còn trẻ thực hiện các nhiệm vụ theo hiểu biết của cánhân hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân Giáo viên cần linh hoạt giải quyết các tìnhhuống nảy sinh trong nhóm trẻ hoặc cá nhân Cô gợi mở giúp trẻ đúng lúc và phùhợp với khả năng của trẻ Đòi hỏi giáo viên phải nắm vững về sự phát triển của trẻđể có khả năng đánh giá trẻ và lập kế hoạch giáo dục cho phù hợp tạo môi trườnggiáo dục cháu phát triển tốt nhất Trẻ không bị áp đặt được lựa chọn tham gia vào cáchoạt động một cách hứng thú, được phát huy khả năng của trẻ, trẻ trở nên tích cực,chủ động hơn dần dần biết đánh giá bản thân và trẻ khác Từ đó giáo dục trẻ pháttriển toàn diện về mọi mặt

a- Phát triển thể chất:

- Cơ thể trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối Chiều cao và cân nặng phải nằmtrong kênh A

- Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng đúng tư thế.Trẻ có khả năng phối hợp giữa các giác quan và vận động

- Kết hợp vận động nhịp nhàng có định hướng trong không gian Trẻ thựchiện được các vận động tinh tế, khéo léo

- Trẻ có thói quen và một số kĩ năng tốt trong việc chăm sóc sức và vệ sinhthân thể, vệ sinh ăn uống , vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn

- Ở tuổi mầm non trẻ bắt đầu hình thành và phát triển các vận động như:Trườn, bò, đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo và các trò chơi vận động, trò chơi dân gian…Trẻ cử động khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay Sự phát triển các vận động nàyliên quan đến sự phát triển của hệ thần kinh và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệcủa trẻ Bởi vì ở giai đoạn này trẻ học thông qua các vận động và các thao tác thựchành Trẻ mầm non nhận biết sự vật hiện tượng qua sự cảm nhận của các giác quan

- Do đó sự tinh nhạy của các giác quan ảnh hưởng đến sự nhận thức của trẻ.Vìvậy trẻ phải được tập luyện vận động thường xuyên để giúp trẻ phát triển toàn diện

b-Phát triển nhận thức:

-Trẻ phát triển nhạy cảm về các giác quan: Như thính giác, thị giác, khứugiác, vị giác, xúc giác

Trang 17

- Trẻ có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, so sánh, phân loại, phán đoán cácsự vật và hiện tượng xung quanh, trẻ phân tích các đặc tính của sự vật, mối quan hệnhân quả đơn giản của các sự vật hiện tượng đó Giúp trẻ phát triển tư duy trực quan-hành động và tư duy trực quan hình ảnh.

- Trẻ thể hiện sự ham hiểu biết, khám phá, tìm tòi một cách tích cực những sựvật hiện tượng mới lạ trong thiên nhiên và cuộc sống, thích tìm hiểu, khám phá thếgiới xunh quanh

c- Phát triển ngôn ngữ :

- Trẻ nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp

- Trẻ diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói

- Trẻ có khả năng đặt và trả lời một số câu hỏi đơn giản

- Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc để thể hiện ý muốn,cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác

- Trẻ có một số biểu tượng về đọc và viết để chuẩn bị vào lớp một

- Ngôn ngữ không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ mà còncó tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm, đạo đức, tình cảm thẩm mĩ vàhình thành ở các cháu những nét tính cách ban đầu.Trong tất cả các hoạt động họctập, vui chơi, những lúc trò chuyện trẻ với nhau, với cô giáo, với người thân trong giađình, các cháu đều sử dụng ngôn ngữ

-Vì thế, ngôn ngữ giúp hoạt động của trẻ thêm sinh động và hấp dẫn Trongnhững hoạt động nếu không có ngôn ngữ, nghĩa là không có lời giải thích và hướng

dẫn của giáo viên trẻ không hiểu được Giáo viên cần quan tâm đến trẻ “mọi mọi nơi” để kịp thời uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho trẻ những tình cảm, hành vi

lúc-đạo đức đúng đắn nhất

Vì vậy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùngquan trọng

d- Phát triển tình cảm - xã hội:

- Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp, thích giao tiếp vớinhững người gần gũi

- Trẻ biết được một số việc được phép làm và không được phép làm

- Trẻ có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc để thể hiện ý muốn,cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác

- Trẻ biết yêu quí, quan tâm, giúp đỡ, chia sẽ, hợp tác với những người thântrong gia đình, bạn bè và cô giáo Biết yêu kính Bác Hồ, người có công với quêhương đất nước

Trang 18

- Trẻ biết yêu quê hương, đất nước, quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng vàbảo vệ môi trường.

Giao tiếp tình cảm của giáo viên đối với trẻ là sự thể hiện thái độ tình cảmyêu thương, quí mến trẻ thông qua ngữ điệu lời nói, điệu bộ nét mặt, ánh mắt, cử chỉtrong chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa với trẻ Tạo cảm giác an toàn, vui mừng, hạnhphúc, được yêu thương, trẻ hứng thú trong hoạt động Từ đó kích thích sự hình thànhvà phát triển ở trẻ những phẩm chất tự tin, tự lực, tự hòa nhập Giúp trẻ phát triển tínhtò mò, khả năng sáng tạo, tích lũy được những kinh nghiệm Tóm lại: Nhu cầu giaotiếp với người lớn là nhu cầu sống của trẻ, giao tiếp tình cảm với trẻ là điều kiệnkiên quyết để trẻ lớn lên thành người

e- Phát triển thẩm mĩ: Giúp trẻ cảm nhậïn được trong thiên nhiên, trong cuộc

sống và trong tác phẩm nghệ thuật

-Trẻ có nhu cầu hứng thú tham gia các hoạt động tạo hình, hát, múa, vận đôïngtheo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thôngqua các hoạt động

Theo phương pháp mới trẻ học không bị áp đặt, trẻ tự lựa chọn các nhómchơi, góc chơi, tham gia vào các hoạt động hứng thú, tích cực, bộc lộ khả năng hiểubiết của mình trao đổi với bạn trong học tập và vui chơi, trẻ biết nhận xét bạn sau khichơi, tự lựa chọn đồ chơi, trong quá trình chơi giáo viên gợi ý giúp trẻ hoàn thành sảnphẩm theo ý tưởng tượng của trẻ

3- Bồi dưỡng giáo viên:

Muốn nâng cao chất lượng trong giảng dạy trước hết chúng ta phải nắm đượctay nghề của giáo viên.Từ đó kế hoạch bồi dưỡng cụ thể từng GV một trong nhàtrường tiến hành thực hiện các biện pháp như sau:

+ Dự giờ thăm lớp: Trong giảng dạy khâu dự giờ đánh giá giáo viên là quan

trọng nhất không thể thiếu được.Vào đầu năm học tôi lên kế hoạch dự giờ kiểm traxếp loại tay nghề giáo viên, theo 4 mức một là chưa đạt yêu cầu, đạt yêu cầu, khá,tốt Qua dự giờ phân tích kĩ từng chi tiết để giáo viên nắm được cách lồng ghép tíchhợp, cách chọn đồ dùng dạy học cho cô và cháu, sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúccó tác dụng, qua dự giờ giúp giáo viên rút ra bài học kinh nghiệm khắc phục nhữngtồn tại, phát huy các mặt làm được.Thí dụ:

+ Chuẩn bị lên lớp: Gồm giáo án, đưa nghệ thuật múa rối để giới thiệu bài,

đặt câu hỏi gợi mở, ĐDDH cho cô và cháu, cách bố trí nhóm lớp, sắp xếp ĐDDH, sửdụng phương pháp tích hợp, phân bố thời gian, chuyển đội hình, các trò chơi nhẹ,chuyển tiếp giữa các tiết học…

+ Nội dung cần truyền đạt: Nắm chắc yêu cầu tiết học, hệ thống các câu hỏi

chặt chẽ, lô gích theo nội dung bài dạy, giải thích, phân tích rõ ràng giúp cháu nắmđược kiến thức cần truyền đạt, nội dung tích hợp phải phù hợp theo chủ điểm, đặt

Ngày đăng: 20/12/2014, 07:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w