Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số biện pháp Chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Thái Dương pptx (Trang 35 - 40)

III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THÁ

1.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có vốn. Vốn lưu động là bộ phận thứ hai có vai trò quan trọng đặc biệt trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Nó là biểu hiện bằng

Collected

tiền của giá trị tài sản lưu động được sử dụng vào quá trình tái sản xuất. Do vậy để nghiên cứu tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của công ty TNHH Thái Dương ta phải nghiên cứu cơ cấu vốn theo các nguồn sau:

- Theo nguồn hình thành: + Vốn vay ngắn hạn + Vốn tự bổ sung

- Theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển: + Vốn dự trữ

+ Vốn trong sản xuất + Vốn trong lưu thông

a. Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành:

Bảng 6: Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn hình thành

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Vốn lưu động 340 492 1.010

-Vốn vay ngắn hạn 100 251 733

-Vốn tự bổ sung 345 357 719

Do sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, nên năm 2004 và năm 2005 vốn tự bổ sung vào vốn lưu động của công ty ngày càng tăng lên. Năm 2003, vốn tự bổ sung là 345 triệu đồng, năm 2004 là 357 triệu đồng và năm 2005 là 719 triệu đồng, tăng 108,4% và 101,4% so với năm 2003 và năm 2004.

b.Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển:

Bảng 7: Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm

2005

Vốn lưu động trong khâu dự trữ 795 1.408 2.884

Vốn lưu động trong khâu sản xuất 1.156 1.267 1.943

Vốn lưu động trong khâu lưu thông

Collected

Qua biểu trên, ta có thể thấy vốn lưu động trong khâu lưu thông của doanh nghiệp là lớn nhất mà chúng ở dạng tiền là chủ yếu, các khoản phải thu của doanh nghiệp nhỏ, điều đó có nghĩa là vốn lưu động của doanh nghiệp ít bị ứ đọng trong khâu dự trữ và khâu sản xuất kinh doanh.

Vốn lưu động ở trong khâu dự trữ chiếm tỷ lệ ít nhất trong năm 2003 ( chiếm tỷ lệ 23,5%) nhưng đến năm 2004 và năm 2005 tỷ lệ này lớn hơn tỷ lệ vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh (năm 2004: vốn dự trữ chiếm 28,57%, vốn có trong sản xuất chiếm 25,7%; năm 2005: vốn dự trữ chiếm 28,54%; vốn trong sản xuất chiếm 19,22%) nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với vốn trong khâu lưu thông (năm 2003, vốn lưu thông chiếm 42,7%, năm 2004 chiếm 45,73% và năm 2005 chiếm 52,24%). Vốn lưu động trong khâu sản xuất kinh doanh giảm tỷ lệ ở năm 2004 và năm 2005 là do thành phẩm tồn kho đã được tiêu thụ nhanh, điều này sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2004 là 0,41 tức là một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,41 đồng lợi nhuận, mức tăng so với năm 2003 là 0,315 tỷ lệ tăng là 331,6% điều này cho ta thấy nếu sức sinh lợi không đổi so với năm 2003 thì để đạt được lợi nhuận như năm 2004.

Tuy nhiên nếu ta so sánh kết quả đạt được của năm 2005 với năm 2004 thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm thể hiện là năm 2005 sức sinh lợi giảm xuống - 39% so với năm 2004 (1 đồng vốn lưu động bỏ ra chỉ thu về được 0,25 đồng lợi nhuận). Nguyên nhân gây ra là do tốc độ tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng vốn lưu động.

- Sức sản xuất của vốn lưu động năm 2004 giảm 3,8 và tỷ lệ giảm là 31,3% so với năm 2003 do doanh thu năm 2004 giảm trong khi vốn lưu động tăng lên. Nhưng sang đến năm 2005, chỉ tiêu này tăng lên nhiều hơn so với năm 2004 là 29,04 với tỷ lệ tăng là 348,2% tức là 1 đồng vốn lưu động bỏ ra của năm 2005 sẽ thu về được nhiều hơn năm 2004 là 29,04 đồng lợi nhuận.

- Số vòng quay của vốn lưu động trong năm hay còn được gọi là số lần luân chuyển vốn lưu động trong năm, được xác định bằng doanh thu thuần

Collected

chia cho vốn lưu động bình quân, chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho doanh nghiệp.

Số vòng quay của vốn lưu động của công ty năm 2004 là 7,46 vòng/ năm giảm 3,43 vòng so với năm 2003. Tuy nhiên năm 2005 số vòng quay của vốn lưu động tăng đến 13,74 vòng / năm( với tỷ lệ tăng 184,6% so với năm 2004 xuống còn 16,9 ngày / vòng ở năm 2005. Điều này chứng tỏ trong năm 2005 công ty đã sử dụng đồng vốn lưu động có hiệu quả.

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động :

Hệ số đảm nhiệm Vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân

Doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng giảm càng tốt.

Như vậy, năm 2004 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty là 0,13 tăng 44,4% so với năm 2003. Tuy nhiên hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2005 giảm 0,08 với tỷ lệ giảm là 61,5% so với năm 2004, điều này cho thấy năm 2005 công ty đã tìm cách làm tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào, ta thấy rằng công ty TNHH Thái Dương nhìn chung là kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều chỉ tiêu đánh giá qua mấy năm gần đây đã không theo một xu hướng nhất định. Do doanh thu năm 2004 giảm so với năm 2003 nên các chỉ tiêu có liên quan đến doanh thu bị giảm xuống. Mặt khác, do mức tăng đột biến về doanh thu của năm 2005 thì các chỉ tiêu như sức sản xuất, doanh thu trên một đồng chi phí tăng lên đáng kể.

Qua đây ta thấy, mặc dù công ty vẫn đạt được mục tiêu lợi nhuận nhưng tốc độ tăng lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu, vốn kinh doanh và chi phí nên các chỉ tiêu doanh lợi theo doanh thu, theo vốn kinh doanh và theo chi phí giảm. Điều này chứng tỏ việc sử dụng các yếu tố đầu vào vẫn còn lãng phí. Nếu nỗ lực khắc phục nhược điểm này thì hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ được cải thiện nhiều.

Collected

Collected

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số biện pháp Chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Thái Dương pptx (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)