Tuy nhiên vấn đề nhận thức về tính kỷ luật học tập, thái độ tích cực đối với việc giáo dục tính kỷ luật cho học sinh chưa được nhiều giáo viên quan tâm đúng mức, còn nhiều giáo viên và c
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY
GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ DIỆU THÚY
GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HƯNG - THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Giáo dục học
Mã số: 62.14.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÍNH
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diệu Thúy
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ii
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
thầy giáo PGS TS Nguyễn Thị Tính đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khích lệ em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo và các em học sinh trường TH Đông Hưng và trường TH Đông Các đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên trong luận văn của em chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văn của
em được hoàn chỉnh hơn
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Diệu Thúy
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 2
6 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT HỌC TẬP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tâp ở nước ngoài 5
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tập ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài 9
1.2.1 Tính kỉ luật 9
1.2.2 Kỷ luật học tập và tính kỉ luật học tập 11
1.2.3 Tính kỷ luật học tập của học sinh tiểu học 16
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/iv
1.3 Giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 21
1.3.1 Mục tiêu giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 21
1.3.2 Nhiệm vụ giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 22
1.3.3 Nội dung giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 22
1.3.4 Các hình thức giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 24
1.3.5 Phương pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 27
1.3.6 Đánh giá kết quả giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 29
1.3.7 Điều kiện cơ bản của giáo dục tính kỷ luật học tập cho HS tiểu học 33
Chương 2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT HỌC TẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HUYỆN ĐÔNG HƯNG TỈNH THÁI BÌNH 36
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 36
2.1.1 Mục tiêu khảo sát 36
2.1.2 Nội dung khảo sát 36
2.1.3 Đối tượng khảo sát 37
2.2 Kết quả nghiên cứu 37
2.2.1 Thực trạng tính kỷ luật học tập của học sinh tiểu học 37
2.2.2 Thực trạng giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 44
2.3 Đánh giá chung về thực trạng giáo dục tính KLHT cho HS tiểu học huyện Đông Hưng Tỉnh Thái Bình 51
2.3.1 Những ưu điểm và kết quả chính 51
2.3.2 Những tồn tại 52
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 53
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/v
Chương 3 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍNH KỈ LUẬT HỌC TẬP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG HƯNG THÁI BÌNH 57
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 57
3.2 Biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 60
3.2.1 Xây dựng ý thức kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 60
3.2.2 Tổ chức rèn luyện hành vi thói quen chấp hành kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 66
3.2.3 Kích thích và điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi chấp hành kỷ luật học tập của học sinh trong các hoạt động 68
3.2.4 Phát triển môi trường giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 71
3.2.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75
3.3 Khảo nghiệm về các biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 1
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/iv
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đánh giá của GV về nhận thức của học sinh đối với các yêu
cầu kỷ luật học tập 38 Bảng 2.2 Đánh giá của GV về hành vi chấp hành KLHT của HSTH
trong các hoạt động học tập 40 Bảng 2.3 Tự đánh giá của HS về hành vi chấp hành KLHT trong các
hoạt động học tập 43 Bảng 2.4 Đánh giá của CB,GV và đánh giá của HS về việc thực hiện
mục tiêu, nội dung giáo dục tính KLHT cho HS 44 Bảng 2.5 Các biện pháp GD tính KLHT cho HSTH 48 Bảng 2.6 Các hình thức xử lý vi phạm KLHT của HSTH 50 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá về sự cần thiết của các biện pháp giáo dục
tính KLHT 76 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp giáo dục
tính KLHT 76
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kỷ luật nói chung và kỷ luật học tập trong nhà trường nói riêng là một trong những yếu tố quan trọng cần được giáo dục cho học sinh để tạo ra sự ổn định, trật tự, sự thống nhất cao và vẻ đẹp văn hóa của mỗi nhà trường, kỷ luật còn là yếu tố tạo nên sự thành công cho mọi hoạt động dạy - học và giáo dục trong nhà trường Vì vậy khi sinh thời Bác Hồ đã dạy Thiếu niên, Nhi đồng:
“Đoàn kết tốt - Kỷ luật tốt”
Nếu thiếu đi yếu tố kỷ luật thì chắc chắn nhà trường sẽ không còn là một môi trường giáo dục có tính kỷ cương, nề nếp để tạo nên những con người những công dân chân chính của xã hội Xuất phát từ vai trò quan trọng của kỷ luật trong nhà trường như vậy cho nên giáo dục tính kỷ luật cho người học là nhiệm vụ cơ bản, quan trọng của các nhà trừơng nói chung và cho học sinh tiểu học nói riêng Xem giáo dục kỉ luật trong học tập cho học sinh tiểu học như nền móng cho con đường học tập trong tương lai của học sinh Trong bối cảnh giáo dục nước ta những năm gần đây đang thực hiện chuyển đổi phương pháp hình thức giáo dục đào tạo nhằm phát triển người học một cách toàn diện nhất thì giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học ngày càng được quan tâm
Để giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học đi theo đúng hướng và bám sát thực tế đòi hỏi các trường phải có sự chuẩn bị nhiều điều kiện, trong đó khâu đặc biệt quan trọng là phải làm tốt công tác rèn luyện tính
kỷ luật học tập tự giác cho học sinh Tuy nhiên vấn đề nhận thức về tính kỷ luật học tập, thái độ tích cực đối với việc giáo dục tính kỷ luật cho học sinh chưa được nhiều giáo viên quan tâm đúng mức, còn nhiều giáo viên và cha mẹ học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học do đó công tác giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh trong các trường tiểu học còn nhiều hạn chế bởi học sinh tiểu học độ tuổi còn nhỏ, hoat động vui chơi vẫn là hoạt động song song cùng hoạt động học tập vì
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/2
vậy nếu không có sự rèn luyện, quản lý của người lớn thì trẻ khó có thể rèn luyện được tính kỷ luật học tập cho bản thân Vì vậy, tác giả luận văn chọn đề
tài: “Giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh các trường tiểu học huyện
Đông Hưng - Thái Bình”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về giáo dục tính kỷ luật học tập và khảo sát thực trạng về giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học, tác giả luận văn đề xuất các biện pháp giáo dục tính kỷ luật tập cho hoc sinh các trường tiểu học huyện Đông Hưng - Thái Bình nhằm góp phần rèn luyện tính kỷ luật tự giác, ý thức học tập cho các em nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
3 Khách thể nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh ở các trường tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa cách thức giáo dục tính kỷ luật học tập với kết quả đạt được về tính kỷ luật học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Đông Hưng - Thái Bình Từ đó tập trung nghiên cứu biện pháp giáo dục tính kỷ luật cho học sinh tiểu học
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh
5 Giả thuyết khoa học
Kỷ luật học tập của học sinh tiểu học huyện Đông Hưng - Thái Bình trong các hoạt động học còn chưa cao, còn thiếu ý thức tự giác trong kỷ luật
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/3
học tâp Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập tác động
có hệ thống vào nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh và các điều kiện thực hiện nội quy học tập trong môi trường giáo dục của nhà trường tác động tích đến tính kỷ luật học tập và kết quả học tập của học sinh thì sẽ hình thành được
ý thức tự giác, kỷ luật tự giác học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học
6 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập trong các hoạt động học tập cho học sinh tiểu học huyện Đông Hưng - Thái Bình
Tác giả tiến hành khảo sát trên 5 trường tiểu học thuộc địa bàn huyện
Đông Hưng - Tỉnh Thái Bình
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng trong việc phân tích các tài liệu giáo dục học, tâm lý học xã hội, các công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh các trường tiểu học để làm rõ cơ sở lý luận của đề tài và là cơ sở định hướng xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực trạng của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a Phương pháp quan sát
Nhằm tìm hiểu tính kỷ luật học tập và những biện pháp giáo viên sử dụng để giáo dục tính kỷ luật của học sinh tiểu học huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình
Nội dung nghiên cứu:
Thái độ và hành vi thực hiện kỷ luật học tập của học sinh trong các giờ học Các phương pháp và hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp giáo dục tính kỷ luật học tập
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/4
Hình thức nghiên cứu: Thông qua dự giờ để quan sát là chủ yếu
b Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng bảng hỏi đã chuẩn bị để phát cho giáo viên, học sinh hướng dẫn
họ cách trả lời nhằm tìm hiểu nhận thức của học sinh về tính kỷ luật học tập và giáo dục tính kỷ luật học tập của học sinh tiểu học một số trường tiểu học huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình (Trường tiểu học Thị Trấn, Trường tiểu học Đông Động, Trường tiểu học Đông Các, Trường tiểu học Đông Vinh, Trường tiểu học Phú Châu)
c Phương pháp phỏng vấn cá nhân, nhóm
Phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, qua E.mail một số cán bộ giáo viên học sinh về thực trạng tính kỷ luật học tập ở một số trường tiểu học và nguyên nhân của thực trạng đó
d Phương pháp chuyên gia
Nhằm thẩm định khung lý thuyết vê giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học và các biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập được đề xuất
7.3 Nhóm phương pháp bô trợ
Phương pháp xử lý số lệu bằng toán hống kê
Nhằm xử ý số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS (thống kê mô tả
và thống kê suy luận)
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục tính kỷ luật cho học sinh ở trường
tiểu học
Chương 2: Thực trạng giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh các
trường tiểu học huyện Đông Hưng - Thái Bình
Chương 3: Biện pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh các
trường tiểu học huyện Đông Hưng - Thái Bình
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT
HỌC TẬP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tâp ở nước ngoài
- Những nghiên cứu về vai trò của giáo dục tính kỷ luật
Giáo dục tính kỷ luật như một phần nhân cách của con người đã được nhiều tác giả bàn luận, trong đó phải kể đến như: C Mac và Ph.Ăngghen Hai ông đã cho rằng : Nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ giáo dục cho mình một thái độ đúng đắn,hợp lý đối với các vấn đề hành vi mà còn phải giáo dục những thói quen đúng đắn, tức là những thói quen hành động hoàn toàn không phảingồi ngẫm nghĩ nữa, tức là người ta không thể làm khác được vì vốn đã quen làm như thế Và việc giáo dục những thói quen đó là việc khó khăn rất nhiều [25]
Tác giả I.A.Cairov khi bàn về giáo dục tính kỉ luật giáo dục trong các cơ
sở giáo dục, tác giả đã thấy vai trò của việc giáo dục tính kỷ luật học tập với kết quả của hoạt động dạy và học trong nhà trường: Kỷ luật có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập giảng dạy Do đó, muốn nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học phải chú ý đầy đủ đến việc rèn luyện kỉ luật học tập cho học sinh [13]
Như vậy điểm lại một số quan điểm của các tác giả trên thế giới khi bàn
về vai trò của giáo dục tính kỷ luật các tác giả đều nhấn mạnh đến sự cần thiết phải giáo dục phẩm chất này trên mọi đối tượng người học và quá trình giáo dục này là quá trình giáo dục khó khăn lâu dài và phức tạp Nhờ có kỷ luật mà mọi hoạt động của nhà trường diễn ra theo đúng trật tự của nó
- Những nghiên cứu về điều kiện đảm bảo giáo dục kỷ luật tự giác trong
học tập
Những nghiên cứu về vai trò chủ đạo của người giáo viên như là điều kiện đảm bảo cho giáo dục kỷ luật tự giác trong học tập có thể kể đến như:
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/6
Tác giả V.E.Gmurman đã cho rằng: Việc thực hiện kỉ luật học tập của học sinh phụ thuộc phần lớn vào cách tổ tổ chức hoạt động của người giáo viên Chính vì vậy, tác giả đưa ra yêu cầu cần phải:
- Tổ chức tốt giờ học, đảm bảo cho tất cả học sinh đều tham gia vào hoạt động nhận thức tích cực
- Giáo viên cần phải chuẩn bị bài chu đáo, giảng dạy nhiệt tình có sức lôi cuốn hấp dẫn học sinh và duy trì giờ học bằng một nhịp độ thích hợp
- Luôn để lớp "Bận rộn công việc, không dừng lại vì thiếu công việc” Cùng quan điểm với tác giả V.E.Gmurman, tác giả Bondar cũng cho rằng: Kỷ luật là trật tự cần thiết cho mỗi giờ học, mỗi hoạt động chung của học sinh trong và ngoài trường Để đảm bảo kỉ luật trong học tập, theo tác giả cần phải chú ý đến những đặc điểm sau:
- Học sinh nắm được mục đích của giờ học và trình tự công việc đã làm
- Tài liệu học tập, dụng cụ thí nghiệm cần được chuẩn bị sớm và chu đáo
- Giáo viên biết cách phối hợp nhiều cách thức dạy học
- Tất cả học sinh đều bị lôi quán vào công việc một cách tích cực
- Đưa ra yêu cầu rõ rang hợp lý đối với hành vi của học HS trong giờ học Đồng thời tác giả cũng đưa ra quan niệm của mình khi cho rằng những nguyên nhân dẫn đến học sinh vi phạm kỷ luật học tập là do giáo viên không khéo léo tổ chức công việc độc lập của học sinh trong giờ học và sự thiếu hiểu biết của các em đối với các yêu cầu kỷ luật
Cùng quan điểm với hai tác giả trên còn có tác giả : A.X.Macarenco cũng cho rằng, kỷ luật học tập của học sinh phụ thuộc vào việc tổ chức giờ học
và nộ dung công việc mà học sinh phải hoàn thành Theo tác giả,sở dĩ học sinh
vi phạm kỷ luật trong giờ học là do giáo viên không tính đến mức đọ mệt mỏi của các em và không chú ý đến thay đổi hình thức hoạt động trên lớp đẻ giảm bớt sự mệt mỏi của các em [3]
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/7
Tác giả Ân Thực Trước cũng cho rằng lớp học là môi trường chính yếu
đẻ giáo dục kỷ luật học tập cho học sinh Tác giả đã nêu ra một số phương pháp giáo duc kỷ luật học tập cho học sinh:
- Phải phát triển đầy đủ tính tư tưởng của bài giảng
- Cần giảng bài thật tố mới làm cho giờ học có sức hấp dẫn với học sinh
- Thường xuyên theo dõi hành vi của học sinh để kịp thời uốn nắn
- Tác giả cũng nêu lên sự cần thiết phải xây dựng một chế độ, một nội quy lớp học học tập thống nhất, trong đó phản ánh yêu cầu của việc giáo dục kỷ luật học tập cho học sinh [21]
Như vậy, những nghiên cứu của tác giả nước ngoài về điều kiện giáo dục
kỷ luật tự giác trong học tập cho học sinh đều có điểm chung khi tác giả đều nhấn mạnh đến vai trò của người giáo viên như là điều kiện tất yếu quyết định đến việc thực hiện kỷ luật học tập của học sinh và cho rằng nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm kỷ luật học tập của học sinh là do giáo viên chưa tổ chức hợp lý quá trình dạy học của mình Quan niêm đến mức tuyệt đối hóa vai tro của guiaos vien trong hình thứ tổ chức dạy học trên lớp đối với việc thực hiện kỷ luật học tập của học sinh như vậy chưa thật sự đầy đủ mà cần xem vai trò của người giáo viên như một yếu tố cơ bản ngoài ra còn cần những yếu tố khác
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật học tập ở Việt Nam
- Những nghiên cứu về tính kỷ luật và biện pháp giáo dục tính kỷ luật Nghiên cứu về biện pháp giáo dục tính kỷ luật đã được các tác giả trong nước đi sâu nghiên cứu, có thể kể đến những công trình sau: Luận án tiến sĩ
giáo dục học của tác giả Phạm Đình Hòe với đề tài: " Hệ thống biện pháp giáo
dục kỷ luật cho học viên văn hóa nghệ thuật quân đội” [10], Luận án tiến sĩ
giáo dục học: “Nghiên cứu quy trình tổ chức giáo dục kỷ luật cho học viên
trong nhà trường quân đội” của tác giả Vũ Quang Hải, [10] và „’Sử dụng tổng hợp các phương pháp giáo dục thói quen hành vi kỉ luật cho học viên sĩ quan ở các trường đại học quân sự”, luận án tiến sĩ giáo dục học của tác giả Phạm
Minh Thụ [20]
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/8
Những nghiên cứu về tính kỉ luật học tập và biện pháp giáo dục tính kỷ luật trong hoạt động học tập của học sinh phổ thông
Năm 1991 trên tạp chí "Nghiên cứu giáo dục” công bố bài viết của tác
giả Nghiêm Thị Phiến, "Hình thành tính kỉ luật trong hoạt động học tập của
học sinh cấp II” [18] và năm 1996 cũng trên tạp chí "Nghiên cứu giáo dục” tác
giả có bài viết: "Hình thành tính kỉ luậttrong hoạt động học tập cho học sinh
lớp 1” [16] Ở hai công trình này tác giả đã nêu lên đặc điểm và biểu hiện của
tính kỉ luật trong nhà trường và các biện pháp tác động để nâng cao tính kỉ luật trong nhà trường và các biện pháp tác động để nâng cao tính kỉ luật (tổ chức lớp, hang tuần cho học sinh đánh giá về thái độ chấp hành kỉ luật, đề ra yêu cầu đối với học sinh theo nhiều cách)
Theo tác giả Phạm Minh Hùng (Luận án tiến sĩ) những yếu tố tạo thành tính kỉ luật học tập gồm:
- Trước hết là thái độ đối với học tập tính kỉ luật học tập trên lớp của học sinh thể hiện ở sự nỗ lực cố gắng tiếp thu tri thức kỹ năng, kỹ xảo,thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tính kỉ luật trong hoạt động học tập có liên quan mật thiết với hứng thú học tập
- Tính kỉ luật học tập có liên quan mật thiết với hứng thú học tập
- Tính kỉ luật học tập có quan hệ chặt chẽ với tính tích cực độc lập của học sinh Nếu trong giờ học sinh luôn bận rộn với công việc học tập, luôn tham gia vào quá trình nhận thức thì các em ít vi phạm kỉ luật Nếu giáo viên khồng biết kích thích phát huy tích tích cực để hướng học sinh vào giải quyết các nhiệm vụ học tập thì sẽ dẫn tới vi phạm kỷ luật
- Tính kỷ luật học tập gắn với các phẩm chất ý chí cần thiết cho hoạt động học tập như (tính mục đích, tính vượt khó khăn, tính kiềm chế, tính
tự chủ… )
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/9
- Tính kỉ luật học tập là điều kiện để nâng cao kết quả học tập những sự thành công trong học tập của học sinh đều trở thành nguồn kích thích kỉ luật cho học sinh
Tóm lại trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về vấn đề giáo dục tính kỉ luật học tập trên thế giới và trong nước đã tạo cơ sở lý luận vững chắc cho
sự kế thừa phát triển và luận giải sáng tỏ quá trình và những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục tính kỉ luật học tập cho học sinh tiểu học Tác giả đã chọn địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình là khu vực có truyền thống học tập tốt, là nơi đông dân cư, nhiều trường tiểu học để nghiên cứu đề tài” Giáo dục tính kỉ luật học tập cho học sinh tiểu học huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình”
1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Tính kỉ luật
Khái niệm tính kỷ luật đã được định nghĩa trong các ngành khoa học chính trị quân sự và tâm lý- giáo dục trên thế giới và trong nước với các định nghĩa như sau:
Theo Từ điển Bách Khoa Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam do GS.TSKH Phạm Minh Hạc chủ biên đã định nghĩa về tính kỷ luật như sau: Kỷ luật là biểu hiện hành vi bên ngoài của cá nhân nhưng việc thực hiện nó như thế nào lại phụ thuộc vào phẩm chất tâm lí của mỗi cá nhân và tập thể - đó là tính kỉ luật
V.Đ.Culacôp coi tính kỉ luật là một trong những phẩm chất nhân cách của con người, gắn chặt với những phẩm chất khác của nhân cách, bản chất của
nó là khả năng điều chỉnh hành vi của mình, hoạt động của mình theo đúng yêu cầu của điều lệ quy định [25]
Như vậy, ở những quan niệm này, các tác giả đã xem xét tính kỉ luật như
là một phẩm chất của nhân cách, nhờ có phẩm chất này mà cá nhân luôn hành động tuân theo kỷ luật
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/10
A.X Macarencô có quan niệm về tính kỉ luật như sau: Chỉ có quyền gọi là người có tính kỷ luật với những ai luôn luôn trong bất kỳ điều kiện nào cũng chọn hành vi đúng đắn có lợi nhất cho xã hội mặc dù có gặp những khó khăn, trở ngại như thế nào đi nữa cũng khẳng định tiếp tục hành vi đó đến cùng [3]
Theo quan niện của Macarencô thì tính kỷ luật ở đây là hành vi của cá nhân mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và trong hành vi đó bao gồm cả ý chí kiên định thực hiện hành vi đó trong mọi hoàn cảnh Như vậy, trong quan niệm về tính kỉ luật Macarencô đã nêu lên một yêu cầu rất cơ bản đó là hành vi
kỷ luật của cá nhân phải gắn lợi ích của xã hội và những hành vi mang lợi ích cho xã hội đồng thời cũng là hành vi mang lợi ích cá nhân trong đó và chỉ có hành vi chứa đựng sự thống nhất giữa lợi ích tập thể với lợi ích cá nhân khi đó mới được gọi là tính kỷ luật
A.I.Êvemenco cho rằng: tính kỷ luật là sự thống nhất của sự hiểu biết về trật tự, điều lệ, quy tắc với niềm tin tính tất yếu phải thực hiện nghiêm ngặt và chính xác các đòi hỏi của kỉ luật cũng như với hành vi tích cực có sự thúc đẩy mang tính động cơ [24]
Như vậy theo A.I.Êvemenco sẽ chỉ được coi là tính kỉ luật khi có sự thống nhất cao giữa hiểu biết, niêm tin và hành vi có chứa đựng động cơ tích cực phải thực hiện nghiêm ngặt, chính xác các đòi hỏi của kỉ luật Nếu thiếu đi
sự thống nhất của ba yếu tố này thì sẽ không thể có tính kỉ luật
Cùng với quan niệm của A.I.EREvemenco là các quan niệm khác như: Gordin coi: Tính kỉ luật là một phẩm chất tự điều khiển, điều chỉnh của nhân cách Nhờ phẩm chất này mà con người có được hành vi có kỉ luật tức là chấp hành nghiêm kỉ luật của tổ chức và I.S.Dolinskaya cũng đưa ra quan niệm về tính kỉ luật với cấu trúc như là một hợp kim của thái độ, tri thức (sự hiểu biết), niềm tin, các kĩ năng, kĩ xảo, thói quen
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/11
Bác Hồ khi ngay từ những năm mới thành lập nước CHXHCNVN đã dạy Thiếu niên nhi đồng:
“Đoàn kết tốt
Kỷ luật tốt”
Tính kỷ luật mà Bác đề cập đến ở đây là ý thức tự giác, tính tự chủ và sự kiên định chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường và của lớp học đối với mỗi học sinh trong nhà trường tiểu học
Tác giả Phạm Đình Hòe đã đưa ra quan niệm về tính kỉ luật theo góc độ
về sự phát triển của tính kỉ luật ở người chiến sĩ quân đội từ thấp đến cao Theo
đo, ban đầu là sự chấp hành những quy định luật lệ có tính chất bắt buộc người chiến sĩ phải thực hiện, dần dần sự chấp hành đó được nâng lên thành năng lực chấp hành (nghiêm, tự giác)
Như vậy các quan niệm về tính kỉ luật tiếp cận ở góc độ tâm lý giáo dục hay khoa học chính trị thì đều có sự thống nhất chung về khái niệm tính kỉ luật
ở chỗ đã khẳng định tính kỉ luật là một phẩm chất nhân cách, có cấu trúc bao gồm( nhận thức về luật lệ, quy định, thái độ, hành vi chấp hành nghiêm túc tự giác những yêu cầu của luật lệ quy định)
Chúng tôi quan niệm tính kỷ luật là một phẩm chất nhân cách nó bao gồm nhận thức đúng, thái độ, hành vi và ý chí kiên định thực hiện hành vi theo những yêu cầu đã quy định
1.2.2 Kỷ luật học tập và tính kỉ luật học tập
1.2.2.1 Kỷ luật học tập
Tác giả Phạm Đình Hòe cho rằng kỉ luật học tập chính là sự chấp hành
về những quy định, điều lệ cụ thể nào đó được quy định trong nội quy điều lệ nhà trường [13]
Như vậy ở quan niệm này, tác giả Phạm Đình Hòe đã xem Kỉ luật học tập bao gồm cả hành vi chấp hành nội quy, quy định trong nhà trường
Trong khi đó tác giả Phạm Minh Hùng quan niệm: KLHT là những quy định đối với hành vi của học sinh đảm bảo cho các em học tập một cách thuận lợi và có kết quả [12]
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/12
Ở đây, tác giả Phạm Minh Hùng hiểu về KLHT chỉ là những quy định đối với hành vi của học sinh mà chưa xem xét đến yếu tố hành vi đó được thực hiện như thế nào?
Tuy nhiên xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạt động học tập trong nhà trường, để đạt được kết quả học tập của người học theo đúng mục tiêu đào tạo thì mọi hoạt động học tập của người học đều phải được cụ thể hóa thành những yêu câu quy địnhcó tính chất bắt buộc người học phải có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc, thống nhất ở tất cả mọi học sinh mà không có cá nhân nào có thể làm khác đi được Thông thường những quy định này được thể hiện trong những văn bản có tính chất thống nhất chung trong toàn trường như: điều lệ, nội quy, quy chế Như vậy, điều đó có nghĩa là: nội quy, quy định của mỗi nhà trường với hoạt động học của người học vốn tồn tại ở bên ngoài nhưng không phải tự dưng mà có Nó được xây dựng, đề ra trên cơ sở thực tiễn đòi hỏi khách quan của hoạt động học tập Chính sự chấp hành của người học về những quy định, nội quy, yêu cầu đó và hiện thực hóa những quy định, yêu cầu đó trong hoạt động học tập của người học đó là kỉ luật học tập
Như vậy, hiểu quan niệm về kỷ luật học tập theo tác giả Phạm Đình Hòe thì khái niệm kỷ luật học tập mang ý nghĩa hiện thực hóa hơn và quan niệm này gần gũi hơn với những quan niệm về kỷ luật trong các từ điển tâm lý- giáo dục
Mặt khác khi hiểu quan niệm về kỷ luật học tập chỉ là những quy định đối với hành vi của học sinh như tác giả Phạm Minh Hùng thì quan niệm này mang nhiều ý nghĩa như là những yếu tố đảm bảo cho việc học tập của học sinh đạt được kết quả
Từ những quan niệm về kỉ luật học tập của các tác giả khác nhau, tác giả
luận văn quan niệm:
Kỷ luật học tập là biểu hiện thái độ, hành vi chấp hành những quy định, yêu cầu trong hoạt động học tập
Vì vậy, những hành vi chấp hành đúng, đầy đủ của học sinh trong học tập sẽ được coi là có kỷ luật trong học tập
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/13
1.2.2.2 Tính kỷ luật học tập
Khái niệm tính kỷ luật học tập đã được một số tác giả quan niệm như sau: Tác giả Phạm Minh Hùng quan niệm: Tính KLHT là một phẩm chất nhân cách được hình thành trong quá trình học tập của người học Nó đặc trưng cho thái độ tự giác và thói quen tự điều khiển, điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu của giờ học [12]
Trong quá trình thực hiện KLHT, nhận thức, thái độ, động cơ và hành vi của người học hướng tới việc thực hiện một cách chính xác, nghiêm túc các quy đinh, quy tắc, điều lệ sẽ dẫn tới phẩm chất tâm lý - kỷ luật học tập của người học [20]
Như vậy các quan niệm trên cho rằng: Tính kỷ luật là một phẩm chất với
sự thống nhất của các thành tố: Nhận thức được sự tất yếu về KLHT, thái độ và hành vi chấp hành KLHT tự giác được thúc đẩy bằng một động cơ học tập đúng đắn
Thống nhất với quan niệm về kỷ luật của các tác giả trên, tác giả luận
văn xác định: Tính KLHT là một phẩm chất nhân cách của người học với
đặc trưng từ khả năng tự ý thức của người học thể hiện qua nhận thức, thái
độ nhiệt tình, tự giác, tích cực và hành vi, ý chí kiên định thực hiện các nội quy, yêu cầu của hoạt động học tập
i Mối liên hệ mật thiết của tính kỷ luật học tập với những thành tố của hoạt động học tập:
- Thái độ đối với hoạt động học tập thể hiện trách nhiệm đối với hoạt động học tập, thể hiện sự nỗ lực cố gắng của người học trong việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập Thiếu
đi sự nỗ lực cố gắng người học không thể hoàn thành được yêu cầu của hoạt động học tập
- Tính KLHT có liên quan mật thiết tới hứng thú học tập: Hứng thú học tập bên trong của người học là cơ sở của sự tự giác tích cực học tập Hứng thú
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/14
là nhân tố kích thích hoạt động học tập của người học, chiếm vị trí quan trọng trong số các động lực điều chỉnh hành vi thực hiện KLHT của người học Không có hứng thú học tập người học sẽ không có thái độ say mê học tập K.D Usinxki viết: một sự học tập nào mà không có hứng thú gì, chỉ biết hoạt động bằng sức mạnh, cưỡng bức thì sẽ giết chết lòng ham muốn học tập của người học [22] Nhờ có hứng thú học tập mà người học khắc phục được những khó khăn trở ngại trong học tập
- Tính KLHT có quan hệ chặt chẽ với tính tích cực học tập của học sinh Biểu hiện của mối quan hệ này thể hiện ở chỗ tích cực học biểu hiện ở cường độ học tập cao, thái độ tích cực với các môn học, bài học, có phương pháp học tập phù hợp Đồng thời, tính KLHT thể hiện ở việc chủ động trong việc xác định mục tiêu học tập trong từng năm học và nghiêm túc thực hiện mục tiêu đã đề ra
- Tính KLHT có mối quan hệ mật thiết với kết quả học tập của học sinh Tính KLHT là điều kiện để nâng cao kết quả học tập của học sinh Những kết quả thành công từ học tập là nguồn động viên kích thích tính KLHT của học sinh
ii Cấu trúc của tính kỷ luật học tập:
Đã có nhiều quan niệm khác nhau khi xác định tính KLHT như sau: Tác giả P.V.EExxipov nêu ra cấu trúc của tính KLHT gồm hai nhóm: Thành phần bên trong và thành phần bên ngoài Nhóm thành phần bên trong gồm các yếu tố đóng vai trò là động lực thúc đẩy hoạt động học tập với việc trả lời các câu hỏi học vì cái gì? Học mang lại lợi ích gì? Biểu hiện ở bên trong là các động cơ, mục đích, dự định và kế hoạch hành động và biểu hiện bên ngoài
là hành vi chấp hành KLHT [19]
E.F.Kharlamop cho rằng tính KLHT tự giác có những thành phần chủ yếu là: động cơ học tập, năng lực nhận thức, phẩm chất ý chí cần thiết cho hoạt động học tập [8]
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/15
Dựa trên quan niệm cho rằng tính KLHT là một phẩm chất đạo đức có thể xác định cấu trúc của tính KLHT gồm các thành phần sau đây: Nhận thức
về KLHT,thái độ đối với kỷ luật học tập và hành vi chấp hành KLHT
Cơ sở đầu tiên của tính KLHT là tri thức về những yêu cầu, chuẩn mực, quy định của hoạt động học tập đối với người học Trên cơ sở sự thấm nhuần sâu sắc những yêu cầu, quy định và nhận thức rõ trách nhiệm của mình về những quy định, luật lệ đó sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao
Trong tác phẩm “Giáo dục các chiến sĩ Xô viết” tác giả V.Đ.Culacốp viết:
“Kinh nghiệm cho thấy rằng những tri thức chỉ có ảnh hưởng tích cực đến việc rèn luyện tính kỉ luật khi nào những tri thức đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, được sử dụng để hoàn thiện hành vi của người đó” [25]
Yếu tố hợp thành trong cơ cấu của giáo dục tính KLHT nữa là lòng tin Mọi người đều biết rằng muốn trở thành người có tính kỷ luật mà chỉ có tri thức thôi thì không đủ mà cần phải có lòng tin được hình thành trên cơ sở của những tri thức khoa học được người học quán triệt để biến thành yêu cầu của chính bản thân mình Culacop cũng đã từng phân tích: Giáo dục một hành vi đẹp đẽ, một thói quen ổn định luôn luôn hoạt động theo đúng yêu cầu, điều lệ, mệnh lệnh việc này chỉ có thể làm được dựa trên cơ sở sự giác ngộ cao, sự tin tưởng sâu sắc của họ vào điều lệ ấy
Do đó, thông qua toàn bộ hệ thống giáo dục - giảng dạy người giáo dục phải làm sao cho những tri thức mà người học tiếp thu sẽ góp phần bồi dưỡng cho họ một thế giới quan, long tin đúng đắn và sẽ trở thành kim chỉ nan cho hành động thực tiễn của họ
Yếu tố hợp thành trọng yếu trong cơ cấu của tính kỷ luật là kỹ năng, tức những hành động được thực hiện một cách tự động - một bộ phận của hành
động tự giác "Kỹ năng hành vi có kỉ luật đó là một hành động mà đặc điểm là
sự thấm nhuần sâu sắc những yêu cầu của hoạt động học tập và những quy định của điều lệ nội quy nhà trường” [13] Kĩ năng sau khi dã trở thành một
nhu cầu bên trong vững chắc sẽ biến thành thói quen và thói quen cũng đóng vai trò to lớn trong quá trình rèn luyện tính kỉ luật
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/16
Tính kỷ luật gắn liền với động cơ hoạt động Động cơ là lực lượng bên trong thúc đẩy con người trong mọi trường hợp đều hành động một cách dứt khoát Như vậy, từ việc xác định được cơ cấu của tính kỷ luật như trên sẽ giúp cho hoạt động giáo dục tính KLHT đạt được mục đích
1.2.3 Tính kỷ luật học tập của học sinh tiểu học
1.2.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học
a Đặc điểm về thể chất
Học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi, ở lứa tuổi này hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập,
Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn
Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo
sự an toàn cho trẻ
Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy của các em
Chiều cao mỗi năm tăng thêm 4 cm; trọng lượng cơ thể mỗi năm tăng 2kg Nếu trẻ vào lớp 1 đúng 6 tuổi thì có chiều cao khoảng 106 cm (nam) 104
cm (nữ) cân nặng đạt 15,7 kg (nam) và 15,1 kg (nữ) Tuy nhiên, con số này chỉ
là trung bình, chiều cao của trẻ có thể xê dịch khoảng 4-5 cm, cân nặng có thể
xê dịch từ 1-2 kg Tim của trẻ đập nhanh khoảng 85 - 90 lần/ phút, mạch máu tương đối mở rộng, áp huyết động mạch thấp, hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/17
b Đặc điểm về tâm lý
Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ Nhìn chung việc hình thành nhân cách của học sinh tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể
và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng; nhân cách của các em lúc này còn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt, nếu có được tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển; và đặc biệt nhân cách của các em còn mang tính đang hình thành, việc hình thành nhân cách không thể diễn ra một sớm một chiều, với học sinh tiểu học còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt vì thế mà nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình
Tình cảm của học sinh tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh động, rực rỡ, Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười, rất hồn nhiên vô tư
Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay đổi (tuy vậy so với tuổi mầm non thì tình cảm của trẻ tiểu học đã "người lớn" hơn rất nhiều
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học, khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/18
1.2.3.2 Đặc điển hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học
Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi
Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này
bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạn này chú không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranh ảnh,trò chơi hoặc có
cô giáo xinh đẹp, dịu dàng, Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/19
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự nỗ lực
về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu
tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định
Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic Giai đoạn lớp 1,2 ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu
Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ được tăng cường Ghi nhớ có chủ định đã phát triển Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tích cực tập trung trí tuệ của các em, sức hấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lý tình cảm hay hứng thú của các em
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền, ) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn
Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét tính cách của các em Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời
1.2.3.3 Biểu hiện tính kỷ luật học tập của học sinh tiểu học
Nghiên cứu về những biểu hiện của sự tự giác trong học tập đã có một số tác giả nghiên cứu như sau: Tác giả Thái Duy Tuyên ở góc độ dạy học và giáo dục đã nêu ra những biểu hiện của tính tự giác, tích cực học tập của người học
có những dấu hiệu như sau:
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/20
- Những dấu hiệu bên ngoài của thái độ, hành vi học tập:
+ Có thời gian vui chơi, giải trí
+ Có thời gian tham gia các hoạt động xã hội
- Những dấu hiệu bên trong như sự căng thẳng về trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển tư duy, ý chí và cảm xúc
+ Có biểu hiện hứng thú, say mê, hoài bão học tập
+ Có ý chí vượt khó khăn trong học tập
+ Có sự phát triển về năng lực học tập và sự sáng tạo trong học tập
- Kết quả học tập
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Ghi nhớ tốt những điều đã học
+ Vận dụng được kiến thức vào thực tế
+ Kết quả học tập, thi, kiểm tra cao
Theo tác giả Nguyễn Minh Hùng tính KLHT của HS tiểu học có những biểu hiện như sau:
Về nhận thức: HS hiểu được bản chất của KLHT, ý nghĩa của nó, tính hợp lý và sự cần thiết của nó
Về thái độ, HS đồng tình, ủng hộ những hành vi KL, phê phán những hành vi vô KL
Vế hành vi: HS thực hiện tốt các yêu cầu hoạt động học tập
1.2.3.4 Cơ sở của tính kỷ luật học tập của học sinh tiểu học
Trong tác phẩm “Bàn về kỷ luật tự giác của học sinh”, Ân Thực Trước
đã nêu ra cơ sở phát sinh ra kỷ luật tự giác học tập là “Khi nhận thức về mọi vấn đề, chúng ta đều căn cứ vào thực tiễn khách quan Công tác giáo dục là
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/21
dùng chân lý thuyết phục con người, dạy dỗ con người, là dùng tư tưởng khoa học vũ trang trí óc cho con người Việc giáo dục học sinh không căn bản không cần thiết tới biện pháp cưỡng bức mà cần vận dụng đạo lý, kêu gọi tinh thần tự giác của học sinh, giúp họ phục tùng chân lý” [21]
Như vậy, theo Ân Thực Trước, cơ sở phát sinh ra kỷ luật tự giác của người học sinh bắt đầu từ sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải thực hiện KL trong học tập và tính tự giác học tập của học sinh được hình thành thông qua phương pháp giáo dục bằng sự thuyết phục để học sinh giác ngộ được tính tất yếu phải thực hiện KLHT Đồng thời, tác giả cũng phê phán cách giáo dục cưỡng bức vì sự cưỡng bức sẽ không tạo ra tinh thần tự giác cho học sinh
Cùng quan điểm trên trong tác phẩm “Kỷ luật không trừng phạt” Dick Gote cũng đã nêu ra cơ sở phát sinh ra tính tự giác của học sinh: Sự động viên, khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lòng tự trọng và tính trách nhiệm
sẽ giúp các em tự giác thực hiện nhiệm vụ chứ không phải là làm cho các em bị đớn đau mà phải thực hiện
1.3 Giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
1.3.1 Mục tiêu giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
1.3.1.1 Mục tiêu giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [5]
1.3.1.2 Mục tiêu giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
Mục tiêu giáo dục tính KLHT cho học sinh tiểu học nhằm hình thành phẩm chất kỉ luật học tập tự giác cho học sinh trong suốt quá trình đào tạo với đầy đủ các yếu tố nhận thức, tình cảm, niềm tin, thái độ, hành vi tự giác chấp hành kỷ luật học tập theo yêu cầu
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/22
1.3.2 Nhiệm vụ giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
Nhiệm vụ giáo dục tính kỉ luật học tập cho học sinh tiểu học được tiếp cận trên cơ cở của các thành phần của phẩm chất nhân cách thì có những nhiệm vụ sau:
- Một là, giúp học sinh có hiểu biết đầy đủ về tính kỉ luật học tập là điều kiện tất yếu để thực hiện có kết quả việc học tập của học sinh
- Hai là, hình thành thái độ đúng đắn với lao động học tập và kỷ luật học tập
- Ba là, rèn luyện thói quen, hành vi kỉ luật tự giác trong hoạt động học tập
1.3.3 Nội dung giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
Giáo dục tính KLHT cho học sinh là một bộ phận của nội dung giáo dục đạo đức, là một mặt cơ bản của quá trình xây dựng, củng cố, rèn luyện nhân cách người học sinh Vì vậy, giáo dục tính KLHT cho học sinh tiểu học ngoài việc làm cho họ có nhận thức đúng, còn nhằm hình thành thái độ, niềm tin, tình cảm đạo đức trong sáng, đúng đắn”
Phẩm chất kỉ luật - tính KL là một bộ phận cấu thành phẩm chất nhân cách người học sinh, nó vừa là cơ sở, vừa là điều kiện để hình thành phát triển các phẩm chất đạo đức nói chung của người học sinh cho nên giáo dục tính KLHT cho học sinh được coi là nhiệm vụ hàng đầu luôn gắn chặt với các mặt giáo dục khác được thể hiện trong hoạt động học tập của học sinh Dựa theo
cấu trúc của tính KLHT sẽ quy định những nội dung giáo dục tính KLHT cho
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/23
theo những yêu cầu về KLHT, trước tiên phải cung cấp cho họ những hiểu biết, tri thức về yêu cầu KLHT, từ sự nhận thức đó sẽ dẫn tới sự giác ngộ vào bên trong nhận thức của họ, thôi thúc HS phải hành động theo những yêu cầu, quy định đó để đạt tới mục đích học tập
Hai là, giáo dục cho HS niềm tin, thái độ tự giác học tập
Từ chính quá trình học tập trên cơ sở sự say mê, tích cực học tập những kiến thức đạo đức, học vấn được trau dồi đã hình thành nên ở người HS một niềm tin vững chắc, một tinh thần trách nhiệm cá nhân cao đối với việc làm tròn nghĩa vụ học tập và một nhu cầu bao giờ và bất cứ ở đâu cùng hành động đúng theo yêu cầu chuẩn mực đạo đức Đồng thời kết quả học tập và hoài bão học tập hướng sẽ tạo cho HS niềm tin học tập Niềm tin vào học tập chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động học tập của HS, kích thích trực tiếp HS nghiên cứu nắm vững mục tiêu, yêu cầu đào tạo, huy động nỗ lực tinh thần và thể chất tìm kiếm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề nghiệp tương lai Có niềm tin học tập vững chắc, HS sẽ tỏ thái độ đồng tình, say sưa, phấn khởi, thoái mái học tập
và tạo nên những xúc cảm tích cực trong học tập Biểu hiện cao nhất của thái
độ tự giác học tập là kết quả học tập tốt đẹp sẽ tìm được sự hưởng ứng và gây
ra nguyện vọng muốn trở nên tốt hơn, có thái độ tự giác hơn
Ba là, giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn
F.E Weinert và A Hemke đã chỉ ra rằng: Việc học tập chỉ diễn ra khi người học có động cơ… và tính hiệu quả (của học tập) hầu như phụ thuộc vào người học và sự khác biệt của cá nhân họ [22]
Như vậy, động cơ học tập của HS là yếu tố cơ bản nhất, liên quan chặt chẽ đến hình thành hành vi chấp hành KLHT của HS Tính tự giác học tập của
HS phụ thuộc vào hệ thống động cơ học tập của họ Khi HS có động cơ học tập đúng đắn, mạnh mẽ và thường xuyên họ sẽ tự giác, tích cực học tập tiếp thu tri thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người HS
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/24
Bốn là, giáo dục rèn luyện cho HS hệ thống kỹ năng, thói quen hành vi chấp hành KLHT nghiêm túc
Hệ thống những kĩ năng cần rèn luyện cho HS trong quá trình đào tạo là các kĩ năng chấp hành tự giác, vô điều kiện các qui định, điều lệ trong học tập như đảm bảo thời gian học trên lớp, đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ GV giao trên lớp và về nhà
Bên cạnh hệ thống những kỹ năng hành vi thói quen chấp hành nội quy, quy chế học tập trên, HS cần rèn cho mình thói quen thực hiện nghiêm quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vì thói quen hành vi nghiêm túc, tự giác trong thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học là một trong những biểu
hiện cao của tính KL học tập của HS
Tóm lại, nội dung giáo dục tính KLHT làm chuyển hóa nhận thức về
KLHT trên cơ sở tự giác mà HS chuyển hóa những yêu cầu, đòi hỏi của KL vốn khách quan, bắt buộc bên ngoài thành sự bắt buộc nội tâm, thành niềm tin đạo đức bên trong, thành ý thức, thái độ tự giác để luyện tập hình thành kĩ năng, kĩ xảo, hành vi KL đồng thời phải tập trung giáo dục động cơ học tập đúng đắn, Tuy nhiên, đây không phải là quá trình đơn giản, thuần túy mà là quá trình khó khăn, lâu dài, phức tạp
1.3.4 Các hình thức giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
a Giáo dục tính kỷ luật học tập cần được thực hiện thông qua việc tuyên truyền về ý thức chấp hành kỷ luật học tập ngay từ giai đoạn đầu tiên khi học sinh mới bắt đầu nhập trường
Trên cơ sở những điều kiện cần thiết để tiến hành giáo dục tính KLHT cho HS, nhà giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục tính KLHT phù hợp với đối tượng chung là HS và những nét đặc thù trong hoạt động học tập của HS ở từng lớp Trước hết, đối với HS lớp 1 mới bắt đầu vào trường giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết về quang cảnh nhà trường, các nội quy của nhà trường, những yêu cầu, nhiệm vụ học tập, những quy định chung về hoạt động giáo dục khác trong nhà trường…
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/25
Trên cơ sở những hiểu biết chung về KLHT GV chủ nhiệm cần xây dựng nội quy, yêu cầu chung trong các hoạt động của lớp với những yêu cầu cụ thể,
rõ ràng trong từng hoạt động học tập Ví dụ: yêu cầu đối với hoạt động học trên lớp như phải tham gia đầy đủ các buổi lên lớp, đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, xung phong phát biểu xây dựng bài, làm bài tập về nhà đầy đủ…
Tiếp theo cần xây dựng nề nếp chung của nhà trường, quy định về KLHT trong các hoạt động ngoại khóa Nề nếp chung của nhà trường là những nội quy, quy định chung cho tất cả HS trong toàn trường có tính thống nhất với nhau Ví dụ: quy định thời gian vào giờ học, buổi sáng tiết 1 bắt đầu từ mấy giờ? Thời gian nghỉ giữa giờ và thời gian kết thúc buổi học là mấy giờ? … Những hoạt động ngoại khóa của HS cũng phải được quy định thành những yêu cầu đối với KL về đảm bảo thời gian tham gia, thái độ trong khi tham gia tích cực, không được đến muộn, bỏ về sớm, phục tùng sự hướng dẫn của GV, của cán bộ phụ trách Muốn vậy, GV và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường phải cho HS hiểu tại sao
họ phải làm như thế, đồng thời cần có sự kiểm tra thực sự, bao quát vấn đề một cách nghiêm khắc Nếu ban đầu không nắm chắc những yêu cầu KLHT về sau sẽ dẫn đến tình trạng HS vi phạm KLHT
Để tất cả những quy định thành hiện thực hóa thì nhà giáo dục phải giải thích, huấn luyện cho HS thi hành nghiêm túc những quy định đó dần dần mới
có thể trở thành thói quen tuân theo KL Những nội quy, quy định được xây dựng trên cơ sở những đóng góp của HS và kèm theo là những cam kết thực hiện
nó, nội quy, quy định được treo ở những nơi trang trọng, dễ theo dõi để có thể thuận tiện cho việc HS thường xuyên điều chỉnh hành vi chấp hành KLHT của mình một cách tốt nhất
b Giáo dục kỷ luật học tập tự giác cho học sinh tiểu học
Nhà giáo dục Cômenxki đã từng nhấn mạnh đến vai trò của người GV để lại những xúc cảm, ấn tượng trong lòng người học trong quá trình giảng dạy, ông viết: “Những thất bại, khuyết điểm trong các bài lên lớp đầu tiên thường để
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/26
lại dấu vết khó tẩy rửa” Chính vì vậy, ngay trong hoạt động giảng dạy của GV
có thể giáo dục tính KLHT tự giác cho HS Trong đào tạo theo học chế TC, yêu cầu hoạt động giảng dạy của GV phải thực hiện triệt để triết lý “lấy người học làm trung tâm”, GV là người định hướng, hỗ trợ, huấn luyện cho HS, kiểm tra, đánh giá, GV là “điểm tựa” để HS phát huy tính tự giác, chủ động với việc học của mình và từ đó để phát huy thái độ, động cơ đúng đắn
Để giáo dục được tính kỷ luật học tập tự giác cho HS đòi hỏi người GV phải thực hiện nghiêm túc giáo án đã được nhà trường phê duyệt, phương pháp dạy học của GV tập trung vào hoạt động hướng dẫn HS tự học, cung cấp học liệu, tư liệu để HS nghiên cứu, nhấn mạnh đến vấn đề trọng tâm mà HS cần phải chú ý trong quá trình tự học, giải thích những vấn đề HS gặp khó khăn
Cụ thể, trong hoạt động dạy học trên lớp, mặc dù với thời lượng tiếp xúc giữa GV và HS trên lớp không nhiều tuy nhiên hoạt động dạy và hoạt động học diễn ra trên lớp lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với HS, các nhiệm vụ học tập và cách giải quyết nhiệm vụ học tập gồm cả tự học của môn học được GV thực hiện trong những giờ học trên lớp Vì vậy, để HS có hứng thú, có tự giác, tích cực với môn học hay không điều đó phụ thuộc nhiều vào công tác giảng dạy, hướng dẫn của GV trên lớp Thật vậy, nếu bài giảng của GV trên lớp hấp dẫn, sinh động, các nhiệm vụ học tập được hướng dẫn rõ ràng, tường minh sẽ thu hút được sự chú ý nghe, lớp học sẽ trật tự, HS sẽ háo hức với môn học để
có tâm thế chuẩn bị cho môn học Muốn vậy, đòi hỏi GV phải chuẩn bị bài cẩn thận, bám sát nội dung sách giáo khoa, có phương pháp giảng dạy sinh động điều đó là những yếu tố quan trọng để HS tự giác học tập
c Giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học trong hoạt động ngoại khóa
Với tính tổ chức, tính KLHT, hoạt động ngoại khóa về bản chất đã có ý nghĩa giáo dục kỷ luật nói chung và KLHT nói riêng Giáo dục tính KLHT cho
HS không chỉ thực hiện trong những giờ lên lớp hay những giờ học mà cần giáo dục tính KLHT cho HS những hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoài hoạt
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/27
động học khác Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp mới có học tập, tu dưỡng và tự cải tạo được Trong mọi hoạt động chúng ta đều phải học tập” Cho nên, trong nhà trường nếu buông lỏng việc lãnh đạo và tổ chức hoạt động ngoại khóa là nuôi hậu quả tai hại về giữ gìn KL Cần có những hoạt động ngoại khóa với mục đích cụ thể, trình tự tiến hành, có kế hoạch tổ chức chu đáo điều đó làm cho HS ham thích, sáng tạo không ngừng với những nội dung và phương thức hoạt động mới, điều
đó sẽ tăng cường tính đoàn kết trong HS và cũng thông qua các hoạt động ngoại khóa để biểu dương, khen ngợi khích lệ những cá nhân, tập thể tốt, gương mẫu trong chấp hành KLHT Bên cạnh đó, với những cá nhân còn có những vi phạm KL cần được uốn nắn, nhắc nhở kịp thời điều chỉnh
1.3.5 Phương pháp giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
a Sử dụng phương pháp thuyết phục nhằm tác động vào ý thức kỷ luật học tập của học sinh
Nhà giáo dục sử dụng phương pháp thuyết phục bằng hình thức giảng giải, chứng minh… giúp HS có những hiểu biết sâu sắc về những yêu cầu của KLHT, nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường và phân tích, nêu ra những dẫn chứng chứng minh sự cần thiết HS phải có KLHT tự giác trong quá trình học
b Thông qua các tấm gương để tác động vào ý thức kỷ luật học tập của học sinh: Đây là phương pháp mà nhà giáo dục sử dụng những tấm gương
điển hình mẫu mực trong chấp hành tốt KLHT và có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện để HS học tập và làm theo những tấm gương tốt đó Những tấm gương điển hình có thể ở trong lịch sử, trong văn học, trong đời sống và những tấm gương về những thầy, cô giáo mẫu mực hoặc những HS tiêu biểu của nhà trường ở những khóa trước
c Tổ chức thực hành rèn luyện tính kỷ luật học tập cho học sinh
Thực tế cho thấy, mỗi hành động, hành vi kỉ luật của con người được hình thành không phải là kết quả riêng lẻ, rời rạc, độc lập mà được thực hiện tổng hợp thông qua nhận thức, hình thành thái độ, niềm tin và trở thành thói
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/28
quen hành vi Vì vậy, việc tổ chức giáo dục tính KLHT cho HS phải được tổ chức hàng ngày trong các hoạt động học tập để trở thành nề nếp hàng ngày nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi HS, giúp cho việc tiếp thu nội dung giáo dục KL của HS được diễn ra một cách tự giác, đồng thời làm cho quá trình giáo dục tính KLHT trở thành quá trình tự giáo dục của mỗi HS
Thực hành rèn luyện thói quen hành vi thực hiện KLHT tự giác được thực hiện trong các hoạt động học tập của HS như:
Trong hoạt động học trên lớp: HS được rèn luyện thực hành thực nghiệm
túc những quy định đối với hoạt động học trên lớp: Đảm bảo thời gian đi học đúng giờ, nghe giảng, giữ trật tự trong lớp, không làm việc riêng,
Muốn thực hiện được những điều trên, việc tổ chức thực hành KLHT phải được bắt đầu từ việc lập kế hoạch rèn luyện, tập luyện Một kế hoạch tập luyện đảm bảo cho sự rèn luyện thành công phải là một kế hoạch có suy nghĩ
kỹ, có tính toán tất cả các mặt sẽ làm cho HS có kỷ luật, động viên họ thực hiện những nhiệm vụ đã đặt ra và ngược lại một kế hoạch không chu đáo sẽ làm cho
họ trở nên phân tán, hạ thấp ý nghĩa giáo dục
d Sử dụng những phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giáo dục
kỷ luật học tập tự giác cho học sinh
- Khen gợi và khích lệ luôn tạo nên những cảm xúc tích cực cho HS trong quá trình học tập
Trong hoạt động học tập, việc học được thúc đẩy bằng những động cơ học tập khác nhau ở từng HS Có những HS học tập với động cơ cá nhân, có những HS học tập với động cơ xã hội, có những HS học tập để được thừa nhận, được khẳng định, được khen ngợi thậm chí có những HS ban đầu chưa xác định được động cơ học tập nhưng khi được sự động viên, khích lệ sau một nhiệm vụ học tập đã hoàn thành theo yêu cầu của GV mà HS đã có xúc cảm tốt và bắt đầu có nhu cầu tiếp tục cố gắng để được tôn trọng, khen gợi Chính vì vậy, sự
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/29
công nhận, khích lệ, khẳng định và khen gợi hiệu quả sẽ để lại cảm giác vui vẻ cho người học Đặc biệt, với những hành vi tự giác, tích cực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập cần được GV động viên, khích lệ trước tập thể và đánh giá khách quan công bằng qua điểm số, kết quả học tập điều đó có tác dụng nuôi dưỡng những xúc cảm - tình cảm tích cực, tạo nên những nguồn động lực
để HS tiếp tục cố gắng học tập Đặc biệt, đối với những HS còn có ý thức tự giác học tập chưa cao, cần thông qua gặp gỡ riêng biệt để thuyết phục, giảng giải HS hiểu về sự cần thiết phải tự giác học tập đồng thời tạo điều kiện để HS được thực hiện những nhiệm vụ học tập, khi hoàn thành nhiệm vụ GV động viên, khích lệ họ tiếp tục cố gắng
- Các lực lực lượng giáo dục không nên dùng những lời châm biếm, mỉa
mai trước những lỗi vi phạm của HS
Những lời trách mắng, châm biếm, mỉa mai đều không được sử dụng với
HS trong quá trình GD tính KLHT cho họ vì những lời mắng, châm biếm, mỉa mai của GV với HS sẽ làm HS sợ hãi, mất tự tin, không muốn đến lớp và làm mối quan hệ giữa thầy, cô và HS trở nên căng thẳng Đặc biệt đối với những
HS có những vi phạm KLHT ở các mức độ khác nhau, sự nghiêm túc của GV trong việc để HS nhận ra khuyết điểm của mình và tạo cho họ những cơ hội sửa chữa bằng những hành động tích cực, phù hợp hơn với yêu cầu KLHT là điều cần thiết trong giáo dục tính KLHT tự giác của HS
1.3.6 Đánh giá kết quả giáo dục tính kỷ luật học tập cho học sinh tiểu học
1.3.6.1 Căn cứ đánh giá
- Căn cứ vào mục tiêu giáo dục kỉ luật học tập ở từng năm học, khóa học để đánh giá kĩ năng, kỹ xảo, thói quen hành vi KL theo đúng mục tiêu giáo dục đã xác định
- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp để tổ chức kiểm tra, đánh giá thông qua những tiêu chí đánh giá
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/30
1.3.6.2 Phân loại và tiêu chí đánh giá
- Phân loại và tiêu chí đánh giá nhận thức về KLHT của HS tiểu học
- Hiểu sâu sắc yêu cầu của KLHT, nhớ đầy đủ, vững chắc các qui định, nội quy của trường, của lớp
- Nhận thức được ý nghĩa của các hoạt động ngoại khóa
- Mục đích học tập chưa rõ ràng, học để có điểm số cao
- Hiểu được yêu cầu của KLHT nhưng chưa nhớ đầy đủ, chính xác các quy định, nội quy của trường, của lớp
- Chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa đúng mực
Yếu
- Không xác định được mục đích học tập để làm gì
- Chưa hiểu được yêu cầu của KLHT, nội quy của nhà trường, của lớp
- Hoàn toàn không biết ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa với đời sống hoc tập của mỗi HS
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/31
Tiêu chí đánh giá về thái độ kỷ luật học tập của học sinh tiểu hoc
Tốt
- Có thái độ chủ động xây dựng kế hoạch tập theo mục đích của bản thân
- Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tâp đã đề ra
- Thái độ tích cực, tự giác khi thực hiện yêu cầu kỷ luật học tập,
có mong muốn vươn lên trong học tập, tích cực dành nhiều thời gian tự học ở nhà
- Có tinh thần phản đối đối với những hành vi vi phạm kỷ luật học tập
- Tích cực tham gia các hoạt động ngoai khóa và hoạt động tập thể của trường , lớp
Khá
- Chủ động xây dựng kế hoạch học tập
- Cố gắng thực hiện đúng nhiệm vụ học tập của bản thân
- Thái độ tự giác có mong muốn vươn lên trong học tập
- Nhiệt tình trong các hoạt động ngoai khóa và hoạt động tập thể của trường lớp
Trung Bình
- Có lúc xây dựng kế hoạch học nhưng cũng có lúc chưa
- Khi chưa thực hiện tốt kỷ luật học tập thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, chưa cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Có tham gia các hoạt động tập thể nhưng không thường xuyên
Yếu
- Thường xuyên không chủ động lập kế hoạch học tập cho bản thân, ỷ lại trông chờ vào thầy cô bạn bè
- Có thái độ miễn cưỡng thực hiện nội quy học tập vì có sự quản
lý giám sát của giáo viên và phụ huynh Khi thấy bạn vi phạm
kỷ luật học tập thì không tỏ thái độ gì
- Không quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa và hoạt động tập thể
Kém
- Không có kế hoạch học tập cho bản thân
- Có thái độ đối phó trong việc thực hiện kỷ luật học tập
- Thờ ơ trước những hoạt động ngoại khóa của tập thể